Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xóm chà bị cách ly

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xóm chà bị cách ly

    Ngày 1:
    8 giờ sáng ngày 19/03, người dân khu Dương Bá Trạc quận 8 cũng như dân hẻm 157 Dương Bá Trạc (còn gọi là Hẻm Xe Ngựa vì ngày xưa đầu hẻm có bến xe ngựa đi Hóc Môn) cũng đang có những hoạt động chuẩn bị một ngày làm việc mới. Đột ngột xe cứu thương hú còi chạy vào hẻm cùng rất nhiều công an, dân phòng, viên chức nhà nước đồng loạt tiến vào. Ai cũng đeo khẩu trang. Toàn bộ hẻm 157 bị phong tỏa, ai muốn có thể vào, nhưng không ra được! Rào kẽm gai được chở đến đặt tại các ngã 3, ngã 4 trong hẻm, tiếng máy xịt thuốc khử trùng vang lên.

    Phường 1, quận 8 có một cộng đồng Hồi giáo với khoảng 300 hộ được dân địa phương gọi là Xóm Chà (xóm của những người Chà Và-JAVA, một đảo lớn của Indonesia), với trung tâm là chùa Chà (thánh đường Hồi giáo-Mosque), và cộng đồng này nằm trong hẻm 157. Xe cứu thương chạy vào hẻm mấy lần với mục đích chở toàn bộ 7 người dân xóm Chà đã đi Mã Lai đến trung tâm điều trị tập trung vì 2 trong số họ được phát hiện dương tính với virus Wuhan.


    Click image for larger version  Name:	l3.png Views:	0 Size:	574.9 KB ID:	19919



    Click image for larger version  Name:	image_603.jpg Views:	0 Size:	6.0 KB ID:	19930


    Trước đó, 7 người xóm này là đại biểu cho cộng đồng qua Mã Lai dự một sự kiện Hồi giáo, và sự kiện này đã được lên kế hoạch trước đó rất lâu. Có thể họ bị lây nhiễm khi tham dự sự kiện và điều rắc rối là 7 người này đã trở về nhà riêng của họ một thời gian dài! Việc tìm, chở đi những người nhiễm, và nghi nhiễm virus tiến hành đến 11 giờ, sau đó lệnh phong tỏa được gỡ bỏ. Một vùng cách ly, gần như toàn bộ xóm Chà, được hình thành mà trung tâm là thánh đường Jamiul Anwar.

    Hàng rào kẽm chắn ngang lối đi, mỗi ngã 3, ngã 4 vào xóm có vài anh dân phòng và công an trực gác 24/7 suốt thời gian cách ly 14 ngày. Một trong những lối vào xóm Chà là con hẻm trước nhà tôi, tại ngã 3 cuối hẻm (cách nhà tôi 15m) một chốt Công An, dân phòng được lập, bảng “KHU VỰC CÁCH LY” được treo lên. Người dân trong xóm được lập danh sách để nhân viên y tế vấn an: “Có ai bị sốt, bị ho, đau cổ…” sau khi đã đo thân nhiệt. Khi lập danh sách, kiểm tra sơ bộ toàn thể người dân trong xóm thì đã trưa, một số thùng mì ăn liền được phân phối.
    Khi lệnh phong tỏa hẻm 157 thi hành gia đình tôi chưa đi chợ, lúc gỡ bỏ phong tỏa đã 11 giờ nên buổi sáng ngày 19/3 phải ăn kham khổ: cơm với trứng vịt và đậu bắp luộc. Buổi chiều tôi đi mua nửa cái giò heo nướng lá mắc mật về ăn, để bù cho buổi sáng kham khổ! Giò heo nướng lá mắc mật quá ngon (ngon hơn thịt giò kiểu kebab của Thổ) nên tôi điện thoại cho em họ, cháu qua nhà cùng ăn nhậu. Chúng nó sợ “mắc dịch” nên không đứa nào dám qua dù tôi hết lời mời chào: “Giò heo nướng mắc mật ngon hơn giò kebab Thổ Nhĩ Kỳ, bia đã ướp lạnh sẵn, đừng lo cảnh sát giao thông thổi đo nồng độ cồn vì ai cũng đeo khẩu trang sùm sụp, để xe trước nhà có Công An-dân phòng giữ, khỏi lo mất…”
    Gia đình tôi, và một số người miền Nam khác, vẫn gọi người dân cộng đồng này là người Chà Châu Giang. Người Chà Châu Giang đầu tiên tôi thấy (lúc còn nhỏ) là một phụ nữ đầu trùm khăn hijab, dưới quấn xà rông, tay ôm khoảng chục xấp vải mỹ a đen (các bà, các mẹ vẫn mua vải mỹ a về may quần đen) đứng bán ở ngã 3 Cần Thơ, gần chợ trên, Vĩnh Long. Tên gọi người Chà Châu Giang, theo tôi chính xác hơn tên gọi CHĂM được dùng chính thức hiện nay vì tên gọi này nói được nguồn gốc, nơi sinh sống đầu tiên của họ ở nước ta: từ đảo JAVA (một đảo lớn của Indonesia và người Việt gọi là CHÀ VÀ) theo đường biển đến nước ta sinh sống đầu tiên ở vùng CHÂU Đốc, Kiên GIANG. Không hiểu sao lại gọi chung “Người Chăm” cho cả 2 nhóm sắc tộc, trong khi dân tộc Chăm (hay Chàm) sống nhiều ở vùng Phan Rang vốn theo Ấn Độ giáo (Hindu), có văn hóa rất khác, và có tên gọi này từ lâu.

    Kể từ 8 giờ sáng ngày 19/3, từ khi xóm Chà bị cách ly, tôi được yên tĩnh. Không bị tiếng karaoke tra tấn, không phải nghe tiếng trẻ em đùa giởn ồn ào, tiếng nẹt bô xe nhức nhối của mấy cậu choai choai, không phải nghe từ loa phóng thanh từ chùa Chà vang lên tiếng đọc kinh Koral đầu mỗi buổi cầu kinh, những 5 lần mỗi ngày, từ 4g30 sáng đến 20g30, không nhìn thấy hàng dài 5 – 7 người đàn ông mặc đồ kiểu Ả Rập đi bộ chầm chậm ghé nhà những người Hồi giáo trước lễ chiều 17g30, hay nhóm những người phụ nữ mặc đồ đen, trùm khăn đen chỉ chừa đôi mắt để thấy đường đi(!) (Lần tôi nhận ra anh thanh niên nhà bán tạp hóa gần chùa Chà đi theo hàng người ra cách xa chùa, nghĩa là đi theo hướng đường vòng ngược lại. Tôi đem thắc mắc này hỏi anh phụ huynh học sinh của tôi trước đây [anh này có giáo phẩm cao trong cộng đồng] thì được biết “cộng đồng khuyến khích người có điều kiện mặc đồ truyền thống đi vòng trong xóm nhắc nhỡ giáo dân đến thánh đường hành lễ”), không sợ hít phải mùi khét lẹt của cần sa, cỏ Mỹ bởi đám thanh niên đến tụ tập hút hít ở đường hẻm bên hông nhà.

    Ngày 2:
    Xóm Chà bị cách ly đã làm cho một số quán cà phê trong xóm bị ế vì mất khách, còn quán ăn không ảnh hưởng. Người Hồi giáo chỉ ăn thức ăn Halal hoàn toàn không có thịt heo, mỡ heo… Thức ăn halal của người Hồi giáo không có gì là ghê gớm. Với người Hồi giáo, heo và chó là 2 con vật ô uế, không ăn thịt cũng không được nuôi. Họ chỉ ăn thịt những con vật vẫn còn sống cho đến lúc bị giết lấy thịt và đã được một chức sắc tôn giáo đọc bài kinh (siêu thoát?) trước lúc giết. Thức ăn halal còn có nghĩa thức ăn được đun, nấu, chứa, múc… bởi những dụng cụ nhà bếp chưa từng nấu thịt heo. Nếu đã qua sử dụng với thịt heo sẽ bị xem là không tinh khiết, nên người Hồi giáo chỉ dùng dụng cụ nhà bếp của riêng họ. Ngoài thùng mì ăn liền được cung cấp trong ngày đầu tiên, người trong khu cách ly phải tự lo nấu ăn. Không có tình trạng giấy vệ sinh “cháy hàng” vì người Hồi giáo đã phân công cho 2 bàn tay rất rõ: Bàn tay trái dành riêng cho mỗi việc… ấy, vì thế giao tiếp với người Hồi giáo nhớ dùng tay phải, và chỉ tay phải. Dùng tay trái khi tiếp xúc hay trao một vật gì đó cho họ là xúc phạm. Dĩ nhiên phải trừ trường hợp vật ấy quá nặng, phải dùng 2 tay.

    Click image for larger version  Name:	anh6_kecf.jpg Views:	0 Size:	101.5 KB ID:	19914






    Click image for larger version  Name:	anh5_aony.jpg Views:	0 Size:	78.1 KB ID:	19915





    Click image for larger version  Name:	anh8_lzja.jpg Views:	0 Size:	95.9 KB ID:	19916






    Sau khi đã mang khẩu trang che mũi, mang kính che mắt mình đến hàng rào chốt dân phòng gần nhà nhìn vào xóm Chà: Trong xóm vắng hoe, nghe nói nhiều người đã nhanh chóng rời khỏi khu vực cách ly từ hôm trước và từ sáng sớm (trước 8 giờ ngày 19/3) để về quê hương Châu Đốc của họ. Lại thêm ưu tư cho Châu Đốc khi thành phố này còn gần biên giới Việt-Miên mà hàng rào biên giới, theo mình biết, chưa khép kín. Nhiều khả năng Châu Đốc trở thành ổ dịch tiếp theo!
    Có vài người đã điện thoại nhờ người thân bên ngoài khu cách ly mua giúp cho họ thực phẩm vì phải tự túc ăn uống. Thực phẩm này sẽ được trao qua 4 cổng có dân phòng gác. Sài Gòn những ngày này rất nóng nhưng người dân ít than vì họ nghe lập luận Việt Nam ít nhiễm virus Vũ Hán, và có nhiễm bệnh thì ít chết, do nhiệt độ cao làm giảm khả năng gây hại của con virus. Cũng mong như vậy, nhưng tội cho các em trực chốt. Chốt gần nhà mình được mái hiên nhà dân che, đường hẻm khang trang nên các em có thể bắt ghế ngồi, tối thay phiên nhau bật ghế fauteuil ngủ. Cũng đỡ. Tiếp tục được yên tĩnh, vào chiều tối chỉ có tiếng của máy xịt thuốc khử trùng. Nghe nói có nơi đề nghị nâng thời gian cách ly lên 28 ngày vì Wuhan coronavirus có thời gian tiềm ẩn (ủ bệnh) 14 ngày!
    Ngày 4:
    Sau 4 ngày cách ly tâm lý người dân xóm Chà căng thẳng. Họ sẵn sàng gây sự với nhau vì 1 việc rất nhỏ, gây hấn cả với nhân viên công lực tại chốt. Nhân sự lại phải tăng cường.
    16 giờ, xe cứu thương chạy vào hẻm 157 để chở 1 phụ nữ đến khu vực điều trị tập trung. Người này cũng đã đi Mã Lai về và đang mang thai.
    What will be, will be? Mình hoang mang quá. Chỉ biết trông cậy vào cái khẩu trang che mũi, miệng và chai dung dịch tiệt trùng rửa tay! 20 giờ 30 tiếng chân Công an, dân phòng rầm rập, tiếng kéo rào kẽm gai rào rào, mọi người phải vào nhà. Tiếp tục chở thêm người dân xóm Chà đến khu cách ly tập trung ở huyện Cần Giờ. Phải lập trung tâm cách ly và điều trị riêng cho người Hồi giáo nhằm tiện cung cấp thức ăn halal và để họ tụ tập lại cầu kinh. Từ 16 người ban đầu giờ trung tâm này chắc phải chứa hằng trăm người, chủ yếu là nam giới vì đã tập trung ở chánh điện cầu nguyện, còn nữ giới ít nhiễm vì theo luật Hồi giáo họ phải mặc quần áo kín mít chỉ chừa đôi mắt, và chỉ được hành lễ ngoài chánh điện vốn không đông người.
    Xóm Chà giờ chỉ còn phụ nữ và trẻ em. Hy vọng khu cách ly xóm Chà sẽ không phình to thêm.

    Ngày 5:
    Cách ly đã 5 ngày. Hôm nay không có sự kiện gì mới. Với những người dân còn lại trong xóm Chà 4 cửa vào vẫn bị chốt, vẫn phải tự lo ăn uống bằng cách điện thoại nhờ người quen bên ngoài mua gửi vào, mỗi ngày mỗi người tại nhà 5 lần hướng về thánh địa Mecca (hướng Đông) cầu nguyện. “Chùa Chà” Jamiul Anwar được xây theo hướng Đông-Tây, giống như tất cả các thánh đường Hồi giáo khác. Trong “Chùa”, khác với tưởng tượng của nhiều người ngoại đạo, không có tượng Allah hay của tiên tri Muhammad..., vì họ cho rằng chưa ai gặp Allah, mà chưa gặp làm sao biết để vẽ hình, nắn tượng? Chỉ có kệ chứa kinh Koral, trên tường treo những trích dẫn kinh Koral thêu tay, quà lưu niệm của giáo dân trong xóm khi hành hương về thánh địa Mecca (nay thuộc Saudi Arabia), một nơi người Hồi giáo phải đến, tối thiểu 1 lần trong đời. Một việc khó thực hiện với nhiều giáo dân trong xóm!
    Ngày 8
    Không có việc gì mới, hy vọng người dân xóm Chà sẽ qua được 14 ngày cách ly một cách an toàn.
    Hy vọng 14 ngày này chỉ là 2 tuần trong cuộc đời của họ.
    Attached Files
    Last edited by BinhDo; 03-26-2020, 09:59 AM.

  • #2
    " Bàn tay trái dành riêng cho mỗi việc… ấy, vì thế giao tiếp với người Hồi giáo nhớ dùng tay phải, và chỉ tay phải. Dùng tay trái khi tiếp xúc hay trao một vật gì đó cho họ là xúc phạm. " .

    Cám ơn anh Long ! Ở Úc cộng đồng hồi giáo rất đông nhưng hôm nay đọc bài của anh , bạn bè mới để ý đến chi tiết quan trọng này .

    Tham khảo thêm tại :



    Chúc anh Long và các bạn đọc vui khỏe .
    Last edited by ThienToan; 03-26-2020, 05:55 PM.

    Comment


    • LongNguyen
      LongNguyen commented
      Editing a comment
      Sống cạnh người Chà cũng có cái lợi: Họ rất trung thực, không nhiều chuyện đâm thọc, xóm làng ít ồn ào. Ngày trước người ta thích thuê người Chà làm gardien, ngày nay đức tính trung thực không còn rõ nét ở giới trẻ, nhưng nhiều em làm bảo vệ có lẽ do văn hóa thấp, không chuyên môn. Riêng nghề gia truyền "Chà bán vải" vẫn còn rõ nét, rất nhiều người hiện nay đang sống bằng nghề bán vải lưu động tại các chợ nhỏ vùng xa.
      Nếu cần ăn gà, vịt cắt thành mảnh, sang xóm Chà mua sẽ bảo đãm mua được thịt tươi vì họ không làm thịt con vật đã chết.
      Ở Việt Nam, theo mình thấy có 2 khuynh hướng nấu cà ri là cà ri Ấn và cà ri Chà.
      Cà ri Án nấu nước loảng và nhiều, với đặc trưng là trái cà tím cắt đôi. Mình thích cà ri Chà vì nước
      đặc, do nấu bằng nước cốt dừa và sữa tươi với củ hành tím và tỏi xay nhuyễn, cục thịt bò/dê cắt hình khối lập phương mỗi cạnh 6 - 7cm nên phải nấu thật lâu, cục thịt thấm nước sốt ăn rất ngon.
Working...
X