Với vỏ xe thông thường, khi áp lực bên trong giảm nhanh do cán phải vật nhọn hay bị nổ vì một lý do nào đó, điều này có thể gây nên những nguy hiểm khôn lường cho người lái nếu xe đang di chuyển với tốc độ cao, ngoài những phiền toái do nhiều người không biết cách thay thế để dùng tạm bánh xe dự phòng (spare tire). Đây là chính lý do ra đời của các loại vỏ NPT (Non-Pneumatic Tire hay Airless Tire) là ‘vỏ xe không hơi’ và RFT (Run-Flat Tire) là ‘vỏ xe nghèo hơi’ (có thể sử dụng tạm thời sau khi mất hơi).
• NPT - Vào năm 2005, hãng sản xuất vỏ xe danh tiếng Michelin đã đưa ra thị trường loại vỏ không cần bơm hơi gọi là Tweel, tổng hợp của hai chữ Tire và Wheel. Niền xe gồm ba phần, phần trong cùng giống như một niền xe thông thường, phần kế đó có ‘căm’ (spokes) làm bằng polyurethane (PUR - hợp chất cao phân tử có độ bền và tính năng đàn hồi cao) và phần ngoài cùng trông giống như vỏ xe là một viền cao su tổng hợp (shear band). Độ đàn hồi tổng hợp của viền cao su này và của giàn căm có đặc tính đàn hồi (resilient) tương tự như phần chứa hơi của loại vỏ xe thông thường.
Ưu điểm của loại vỏ này là không bao giờ bị xẹp bánh, lực cản lăn thấp đưa đến ít hao tốn nhiên liệu và khi vỏ cũ chỉ cần cắt lại bề mặt tiếp xúc (retread) bị mòn mà không cần phải thay mới, khả năng này đóng góp nhiều cho việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trong thực tế các loại vỏ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ngoại trừ các xe quân sự nhờ khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp. Một số nhược điểm tồn tại như khả năng thoát nhiệt thấp, gây tiếng ồn do các 'căm' xe cắt vào không khí khi quay ở tốc độ cao, độ đàn hồi kém và xe bị rung ở tốc độ cao. Quan trọng hơn cả có lẽ do hình dáng thiết kế của loại vỏ này không xứng hợp với kiểu dáng mỹ thuật của loại xe du lịch.
Giá thành của một vỏ xe hay đúng hơn là bánh xe NPT hiện ở mức trên US $500, tuy nhiên với tốc độ phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật, hy vọng có thể rẻ hơn trong tương lai gần.
• RFT - Trong khi đó loại RFT bên ngoài trông rất giống vỏ xe thông dụng nhưng được thiết kế đặc biệt để khi xẹp bánh vẫn có thể tiếp tục chạy đến một nơi an toàn với tốc độ khoảng 55 mph (90 km/h) trên đoạn đường dài khoảng 200 mi (320 Km). Trong quá trình sử dụng, hệ thống TPMS (Tire Pressure Monitoring System) sẽ báo hiệu ngay khi áp suất vỏ xe bị giảm, giúp cho người lái có thể điều chỉnh tốc độ sao cho thích hợp.
Loại vỏ này có hai dạng thiết kế thông dụng là vỏ xe được gia cố (self-supporting) và niền xe được gia cố (support ring) để có thể chịu được trọng lương toàn bộ của xe khi vỏ mất hơi.
Dù có nhiều ưu điểm, vỏ xe RFT vẫn chưa được sử dụng rộng rãi (chỉ vào khoảng 12% trên các xe đời mới) vì mau mòn (quãng đường sử dụng ngắn hơn loại vỏ thông thường khoảng 6000 miles), độ đàn hồi kém, hao nhiên liệu do có trọng lượng lớn và điều này cũng khiến cho tay lái nặng hơn. Các hãng xe sử dụng loại vỏ này cho rằng việc loại bỏ bánh xe dự phòng và con đội (thường dùng cho việc thay bánh xe) cùng với việc cải tiến hệ thống giảm chấn sẽ hạn chế được một số nhược điểm nêu trên.
Để phân biệt, vỏ xe RFT thường có các ký hiệu như: RFT, RSC (Runflat System Component), SSR (Self Supporting Runflat), DSST (Dunlop Self-Supporting Technology), ZP (Zero Pressure) như Potenza RFT hay Pilot Sport 2 ZP ... Giá một vỏ xe thông dụng loại tốt khoảng US $125, trong khi đó vỏ xe RFT tương tự sẽ có giá lên đến khoảng US $175.
Nói tóm lại, loại vỏ truyền thống bơm hơi vẫn sẽ duy trì vị trí độc tôn của nó trong một thời gian dài nữa. Dù sao những phát minh mới để hoàn thiện tính năng của loại phương tiện giao thông phổ biến nhất hành tinh này là điều luôn đáng được trân trọng.
References:
http://www.edmunds.com/driving-tips/...-a-primer.html
http://www.bridgestonetire.com/tread...run-flat-tires
http://www.airless-tire.com/polaris-...eumatic-tires/
Notes:
- Bài này được viết theo gợi ý của anh Tư Nguyễn (NC).
- Chân thành cám ơn thầy Mã Tường An đã gởi cho DD bài "Bánh Xe Không Bao Giờ Xẹp" của tác giả Lê Sáng. Các bạn có thể vào xem bài này ở trang web sau:
http://khuonmatvannghe.com/banh-xe-khong-bao-gio-xep/
• NPT - Vào năm 2005, hãng sản xuất vỏ xe danh tiếng Michelin đã đưa ra thị trường loại vỏ không cần bơm hơi gọi là Tweel, tổng hợp của hai chữ Tire và Wheel. Niền xe gồm ba phần, phần trong cùng giống như một niền xe thông thường, phần kế đó có ‘căm’ (spokes) làm bằng polyurethane (PUR - hợp chất cao phân tử có độ bền và tính năng đàn hồi cao) và phần ngoài cùng trông giống như vỏ xe là một viền cao su tổng hợp (shear band). Độ đàn hồi tổng hợp của viền cao su này và của giàn căm có đặc tính đàn hồi (resilient) tương tự như phần chứa hơi của loại vỏ xe thông thường.
Ưu điểm của loại vỏ này là không bao giờ bị xẹp bánh, lực cản lăn thấp đưa đến ít hao tốn nhiên liệu và khi vỏ cũ chỉ cần cắt lại bề mặt tiếp xúc (retread) bị mòn mà không cần phải thay mới, khả năng này đóng góp nhiều cho việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trong thực tế các loại vỏ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ngoại trừ các xe quân sự nhờ khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp. Một số nhược điểm tồn tại như khả năng thoát nhiệt thấp, gây tiếng ồn do các 'căm' xe cắt vào không khí khi quay ở tốc độ cao, độ đàn hồi kém và xe bị rung ở tốc độ cao. Quan trọng hơn cả có lẽ do hình dáng thiết kế của loại vỏ này không xứng hợp với kiểu dáng mỹ thuật của loại xe du lịch.
Giá thành của một vỏ xe hay đúng hơn là bánh xe NPT hiện ở mức trên US $500, tuy nhiên với tốc độ phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật, hy vọng có thể rẻ hơn trong tương lai gần.
• RFT - Trong khi đó loại RFT bên ngoài trông rất giống vỏ xe thông dụng nhưng được thiết kế đặc biệt để khi xẹp bánh vẫn có thể tiếp tục chạy đến một nơi an toàn với tốc độ khoảng 55 mph (90 km/h) trên đoạn đường dài khoảng 200 mi (320 Km). Trong quá trình sử dụng, hệ thống TPMS (Tire Pressure Monitoring System) sẽ báo hiệu ngay khi áp suất vỏ xe bị giảm, giúp cho người lái có thể điều chỉnh tốc độ sao cho thích hợp.
Loại vỏ này có hai dạng thiết kế thông dụng là vỏ xe được gia cố (self-supporting) và niền xe được gia cố (support ring) để có thể chịu được trọng lương toàn bộ của xe khi vỏ mất hơi.
Vỏ xe được gia cố
Niền xe được gia cố
Dù có nhiều ưu điểm, vỏ xe RFT vẫn chưa được sử dụng rộng rãi (chỉ vào khoảng 12% trên các xe đời mới) vì mau mòn (quãng đường sử dụng ngắn hơn loại vỏ thông thường khoảng 6000 miles), độ đàn hồi kém, hao nhiên liệu do có trọng lượng lớn và điều này cũng khiến cho tay lái nặng hơn. Các hãng xe sử dụng loại vỏ này cho rằng việc loại bỏ bánh xe dự phòng và con đội (thường dùng cho việc thay bánh xe) cùng với việc cải tiến hệ thống giảm chấn sẽ hạn chế được một số nhược điểm nêu trên.
Để phân biệt, vỏ xe RFT thường có các ký hiệu như: RFT, RSC (Runflat System Component), SSR (Self Supporting Runflat), DSST (Dunlop Self-Supporting Technology), ZP (Zero Pressure) như Potenza RFT hay Pilot Sport 2 ZP ... Giá một vỏ xe thông dụng loại tốt khoảng US $125, trong khi đó vỏ xe RFT tương tự sẽ có giá lên đến khoảng US $175.
Nói tóm lại, loại vỏ truyền thống bơm hơi vẫn sẽ duy trì vị trí độc tôn của nó trong một thời gian dài nữa. Dù sao những phát minh mới để hoàn thiện tính năng của loại phương tiện giao thông phổ biến nhất hành tinh này là điều luôn đáng được trân trọng.
References:
http://www.edmunds.com/driving-tips/...-a-primer.html
http://www.bridgestonetire.com/tread...run-flat-tires
http://www.airless-tire.com/polaris-...eumatic-tires/
Notes:
- Bài này được viết theo gợi ý của anh Tư Nguyễn (NC).
- Chân thành cám ơn thầy Mã Tường An đã gởi cho DD bài "Bánh Xe Không Bao Giờ Xẹp" của tác giả Lê Sáng. Các bạn có thể vào xem bài này ở trang web sau:
http://khuonmatvannghe.com/banh-xe-khong-bao-gio-xep/
Comment