Announcement

Collapse
No announcement yet.

Làm con ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm con ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng?

    Làm con ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng?




    Từ trước đến giờ có nhiều bài viết, nhiều người bình luận, nhiều nhận xét và so sánh về nền giáo dục ở Mỹ và Việt Nam nhưng ít người nói đến sự khác nhau trong việc dạy dỗ, cách giáo dục cũng như lối ứng xử của cha mẹ đối với con cái ở xã hội Mỹ và xã hội Việt Nam như thế nào.

    Cali Today News - Hầu hết con cái được sinh trưởng và lớn lên ở Mỹ, từ lúc nhỏ khi bập bẹ biết nói đã được biết đến quyền tự do của mình, lớn lên một chút thì biết tự lập, tự lo cho cuộc sống của riêng mình. Bố mẹ chỉ nuôi đến hết học cấp 3 là con cái phải tự lo, nếu muốn học đại học thì tự kiếm tiền để đi học còn học phí thì sẽ phải vay nợ chính phủ, khi nào đi làm thì trả nợ dần. Khi đủ 18 tuổi, hầu hết thanh thiếu niên ở Mỹ đều có ý chí tự lập, không muốn phụ thuộc vào gia đình, vào cha me nên quyết định đi học tiếp hay đi kiếm việc làm là quyết định của riêng con cái. Ở đây, Con cái muốn học gì, chọn nghề gì là quyền tự do cá nhân của chúng, bố mẹ tôn trọng con cái nên ít khi bắt ép con tuân thủ theo ý kiến của mình. Ra trường rồi thì tự đi xin việc, tự kiếm tiền, tự mua xe, tự thuê nhà, tự lo cưới xin, tự mua nhà cửa nếu muốn. Chính vì vậy mà con cái sinh trưởng và lớn lên ở xã hội Mỹ đều mang trong mình trách nhiệm và tính tự lập, độc lập trong mọi việc từ quyết định cuộc sống tương lai cũng như tài chính, vật chất, việc làm nhưng rất hiếm khi thấy con cái ở Mỹ oán than bố mẹ mình vì những khó khăn trong cuộc sống cũng như trách nhiệm công dân mà mình phải gánh chịu.

    Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Ở Việt Nam, con cái lúc nào cũng được bố mẹ lo lắng từ lúc sinh ra đến khi học xong đại học, tốt nghiệp đại học rồi được bố mẹ chạy đầu này đầu kia lo xin một công việc lương cao ổn định, lo xin việc cho con xong lại lo mua con cái xe, cái nhà, có xe có nhà rồi lại bắt đầu dành dụm tiền bạc lo cho con một cái đám cưới làm nở mày nở mặt bà con họ hàng, bạn bè xung quanh, để cho người khác thấy con cái mình cũng không thua kém ai cả. Bố mẹ lo lấy vợ cho con trai, gả chồng cho con gái xong thì bắt đầu lại lo trông cháu nội cháu ngoại. Đến khi tuổi già sức yếu, lại lo gom của cải để dành bao năm qua để lo chia phần làm của cho con. Vậy mà trong nhiều gia đình thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở Việt Nam, vẫn có những người mang thân phận con cái oán trách, giận dỗi, vùng vằng với bố mẹ vì mình không có xe xịn, nhà cao cửa rộng như người khác, Rồi lúc bố mẹ qua đời, lại than trách mình chẳng được chia gia tài, thừa hưởng của cải vật chất gì.

    Hầu như cha mẹ nào ở Việt Nam cũng dạy dỗ con bằng roi vọt, quát mắng con, ép buộc con, thậm chí chửi rủa con ở mọi lứa tuổi, từ lúc còn con nít đến khi đã trưởng thành. Theo truyền thống gia đình ở xã hội Việt Nam, dạy con là chuyện riêng của mỗi gia đình, người khác không có quyền can thiệp, muốn dạy con nên người là phải đánh, phải dung bạo lực, phải bắt ép con cái theo khuôn khổ ý kiến của cha mẹ. Thầy cô giáo nhiều khi còn được phụ huynh nhờ đánh cho cháu nên người. Bởi vậy phận làm con ở Việt Nam chẳng biết sướng hay khổ khi được bố mẹ lo lắng mọi chuyện trong cuộc sống nhưng cũng chịu không ít bạo lực, la mắng từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành.

    Đó là chưa kể nhiều cha mẹ mê tín, khi sanh con ra đi nhờ thầy bói xem mạng đứa con có hạp tuổi không, để biết đẻ nó ra cha mẹ làm ăn phát tài hay điêu đứng rồi đặng mà còn lo chuyện kiêng kỵ trong gia đình nào là: con không được mặc quần áo màu cấm kỵ, con phải được nhận làm con nuôi của người khác... Chẳng may bà mẹ nào đau bụng đẻ đúng giờ “xấu”, giờ khắc thì ôi thôi đứa trẻ đành ngậm đắng nuốt cay trở thành nạn nhân của thầy bói chỉ vì bố mẹ quá mê tín.

    Lớn thêm một chút, khi bắt đầu đi học mẫu giáo thì con cái bị ép ăn, nhồi ăn, phải ăn cho mau lớn, cho khỏe mạnh, cho cao to bằng bạn bè. Chỉ vì một bữa ăn của con mà cả nhà thành đám xiếc: ba đánh trống thổi kèn, bà ngoại múa hát, con chạy nhảy từ trong nhà ra ngoài cửa, con đi đến đâu mẹ đuổi theo đến đó. Con ăn hết khẩu phần bữa ăn thì không nói, con không ăn hết thì lại bị la mắng, bị đòn roi, có lúc phải vừa khóc vừa ăn cho thỏa lòng mẹ cha.

    Lớn nữa thì bị ép học, nhồi sọ, học từ lúc tờ mờ sáng đến tối mịt. Học chính quy rồi lại học thêm. Học kiến thức rồi học thể thao, học đánh cờ, học năng khiếu. cha mẹ lúc nào cũng lo cho con, mong muốn con giỏi toàn diện, không thua kém bạn bè, sớm trở thành thần đồng nên cứ ép học. Đến khi chuẩn bị vào đại học thì con cái phải chọn nghề theo ý cha mẹ. Cha mẹ muốn con học y để trở thành bác sĩ thì dù con thích ngành hội họa, ước mơ trở thành nhà thiết kế nhưng vẫn phải thi vào trường y. Cãi lại thì bị cha quát mắng, mẹ oán than, gia đình nội ngoại hai bên chì chiết. Phận làm con ở Việt Nam có khổ không khi nhận được bao nhiêu sự quan tâm lo lắng của gia đình thì cũng nhận lại bao nhiêu sức ép, trách nhiệm.

    Ngẫm lại nhiều khi thấy phận làm con ở Mỹ mà thấy thích, không chịu sức ép từ cha mẹ nhiều nhưng bù lại chịu áp lực từ cuộc sống tự lập, tự thân tự lo, để vươn lên trong cuộc sống. Làm con ở Việt Nam có khi cả đời bao nhiêu ước nguyện riêng tư không làm được vì phải chiều lòng cha mẹ, nếu không thì bị mang tội bất hiếu, mang cái nghiệp chướng cho gia đình, còn nếu chiều lòng cha mẹ, khi trả xong “món nợ” cho cha mẹ, nhìn lại đời sống cá nhân thì đã già mất rồi. Con cái được lo lắng từ nhỏ đến khi trưởng thành nhưng chẳng được sống vì chính mình. Vậy thực sự mọi người thấy làm con ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng?

    Long Vi

    (Theo baocalitoday)



  • #2
    Đứa trẻ VN có cha mẹ Người VN sống ở Mỹ và. Đứa trẻ VN có cha mẹ người VN sống ở VN thì đương nhiên là đứa làm con sống ở Mỹ sướng thích hơn là đứa sống ở VN. Ở Mỹ nhà có nghèo cũng đở hơn ở VN. .

    Comment


    • #3

      Nội dung bài viết cho thấy trẻ em ở Mỹ có được nhiều tự do nhưng ít được chăm sóc kỹ như trẻ em Việt Nam. Người ta thường có khuynh hướng xem thường những gì đang có và ước muốn những điều không ở trong tầm tay. Rất có thể nhiều trẻ em Mỹ đang thèm muốn những trợ giúp lớn hơn từ phía gia đình và nhiều trẻ em Việt Nam lại mong có được nhiều hơn những quyết định của chính mình trong cuộc sống riêng tư. Với một tầm nhìn rộng lớn hơn, thật khó xác định mô hình giáo dục nào là tốt hơn cho tương lai của trẻ. Một số cuộc khảo sát đã cho thấy với sự 'can thiệp' của gia đình, nhiều trẻ em Á châu đã thành đạt hơn trên con đường học vấn và với những khái niệm tự lập từ khi còn bé, những học sinh Âu Mỹ nào đã thành công đều có thể tiến rất xa trên con đường học tập và nghiên cứu trong lãnh vực chuyên môn của họ.

      Ai sướng hơn ai có lẽ chỉ là một phạm trù so sánh rất mơ hồ vì lúc nào người ta cũng phải quay trở lại với định nghĩa 'sướng hơn là gì'. Cám ơn Yến Thu đã luôn chọn những bài viết rất ư là ... 'controversial' !!!
      :P

      Comment


      • #4
        Các bạn mến .

        Tất cả những tương quan trong gia đình , ngoài xã hội mỗi vấn đề phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố: -môi trường-thời gian - văn hóa- xã hội -kinh tế........

        Chẳng hạn con cuả KD đang sống tại Úc. cha mẹ vẫn luôn luôn tôn trọng tự do lựa chọn nghề nghiệp cuả chúng , nhưng chúng vẫn rất cần kinh nghiệm và sự hướng dẫn của cha mẹ , ấy là chưa nói đến khiá cạnh tài chánh.

        Thân ái

        KimDung

        Comment

        Working...
        X