Announcement

Collapse
No announcement yet.

HẸN HÒ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • HẸN HÒ


    Trong một nhà dưỡng lão, bác A đã từ chối không ăn cả ngày hôm nay. Ngồi ở bàn ăn mà bác cứ hỏi: "Bác B đâu rồi?" Nét mặt thật u sầu xen lẫn lo lắng mà bác A đã dành cho bạn mình khiến T tự hỏi đây là tình yêu hay tình bạn ở tuổi 80?

    Chiều thứ bảy, không gian tại phòng ăn nơi chỗ T làm việc thật nhộn nhịp và ồn ào. Thử tưởng tượng phòng ăn có 12 bàn, mỗi bàn dành cho bốn bác và có chỗ cho bốn thân nhân hoặc y tá sẽ giúp các bác trong bữa ăn.

    Bên cạnh phòng ăn là phòng phòng giải trí. Từ phòng ăn T có thể nghe tiếng hát thanh thót, lập đi lập lại có một câu của bác C là "I love you...". Tiếng nói chuyện bằng tiếng Việt và cả Tây Ban Nha của các thân nhân hoặc những lời thăm hỏi các bác trong lúc chờ đợi thức ăn sẽ được mang tới cho từng bác từ nhà bếp. Tiếng yêu cầu cà phê hoặc đổi món ăn, nước uống của các cô /cậu y tá từ phòng ăn tới nhà bếp. Tiếng xe lăn do các y tá giúp di chuyển từ phòng các bác vào bàn ăn. Tiếng xe đẩy của xe chứa thức ăn từ nhà bếp di chuyển ra ngoài 4 dẫy phòng cho các bác muốn được ăn tại phòng riêng của mình. Tiếng cãi nhau vô tư của các bác với hàng xóm ngồi bên cạnh hoặc khác bàn với mình.

    Cuối cùng thì các bác đều có thức ăn và đã bắt đầu được ăn, nhiệm vụ của T xem như xong. Trên đường đi ra thì T chợt nhìn thấy một cánh tay giơ lên từ một bàn ở xa, mãi tận góc trái của phòng ăn. Thật lạ lùng, đây đâu có phải là lớp học và sao lại có bác lịch sự quá như vậy? T vội chạy đến xem bác ấy cần gì và cảm động muốn khóc khi đến gần. Bác B thì chắc tay đã mỏi nên cánh tay vừa tựa vào xe đẩy vừa run. Bác A có vẻ khỏe hơn, nam nhi đàn ông mà, dùng cà hai bàn tay của mình để phụ nâng cánh tay của bác B lên. Bây giờ hai bác đều nhìn T, sau khi phụ để tay của cả hai bác trở về vị trí bình thường, T nhẹ nhàng hỏi: "Bác cần gì?". Bác B nói bác cần đi tiểu.

    Kể từ sau bữa ăn chiều thứ bảy hôm đó bác A và bác B luôn luôn được xếp ngồi gần nhau trong các bữa ăn. Từ chỗ làm việc T có thể cảm nhận được nỗi buồn của hai bác khi phải chia tay sau bữa ăn. Lúc đó cô y tá sẽ đẩy xe lăn của bác A về dẫy phòng 100 bên tay trái còn bác B thì về dẫy phòng 200 bên tay phải. Niềm vui của hai bác khi còn tay trong tay tại bàn ăn phải tạm gián đoạn.

    T tối nay tự nguyện đến giúp các bác trong bữa ăn và cho biết là bác B cần vào bịnh viện một vài ngày. Bác A phải ăn uống một mình nhưng bác chỉ uống sữa thôi và lúc nào cũng mong đợi người về.

    Thật ra, mình cứ nghĩ ở tuổi 80 thì người ta nhớ rồi lại quên nhưng trường hợp bác A và bác B lại cho T thấy là tuổi 80 cũng vui ấy chứ, phải không ạ. “Hẹn chiều nay mà sao không thấy em.”

    T
    Đình Hương

  • #2
    :coffee:Tác giả ơi! Tui đề nghị nên thêm chữ CHUYỆN vào cái title...

    Comment


    • #3
      Đọc đoạn mở đầu với bác A, bác B, và T,... thì thầm đoán tác giả của bài viết. Coi lại người post thì đúng là ĐH. Có lẽ ĐH đã giữ được trademark trên diễn đàn qua nhiều bài viết với lối hành văn này.

      Qua câu chuyện thấy các bác A, B này ở tuổi U80 vẫn còn tình ghê, không ngại như những người lớn tuổi ở Vietnam. Nhớ lại thuở còn trẻ trong một dịp về thăm quê ngày xưa, tình cờ nghe ông Ngoại vừa khen bà Ngoại một câu đơn giản “hôm nay bà nói chuyện có duyên ghê” khi hai ông bà đang nói chuyện cùng gia đình, thì bà đã cho ông một cái nhìn sắt bén cùng câu: “già rồi nghe ông” .

      Trong danh sách các bác A, B, C, có người nào gốc Việt không? Và họ có tình tứ tự nhiên như người bản xứ không? Tuổi U80 bây giờ ở thế hệ cha mẹ Việt chắc có lẽ họ ngại ngâm nga bản nhạc nổi tiếng ‘Chuyện Hẹn Hò’. Khi mình đến tuổi U80 (nếu may mắn sống đến đó) chắc có lẽ chỉ ngồi chờ thôi, “Em cứ hẹn …” , chờ mãi, để sau cùng khi gọi cell phone hỏi nàng tại sao không đến, thì tin rằng sẽ nghe câu trả lời như trong câu chuyện vui tình già trên net: … Má em không cho em đi !! .

      Tình thân,

      4


      Best wishes,

      Comment

      Working...
      X