Người ngoại quốc mừng Tết Việt
Friday, 15 February 2013 14:42
Lê Bình
Friday, 15 February 2013 14:42
Lê Bình
Vào ngày đầu năm, Tết Nguyên Đán, người Việt, người Tàu vui mừng đốt pháo múa lân, trang phục áo dài khăn đống đi hội tết, bận xường xám… tham gia diễn hành là chuyện tất nhiên; nhưng, người ngoại quốc…Ấn, Phi, Mỹ, Âu…mừng Tết Việt mới là chuyện đáng nói.
Tại Sunnyvale vào ngày thứ Sáu 8/2/2013, nhằm ngày 28 Tết, trường tiểu học Rainbow Montessori School, 790 E. Duane Ave., đã tưng bừng tổ chức diễn hành cho học sinh để mừng New Year of the Snake-Xuân Quý Tỵ. Trước lối đi vào sân trường có treo hàng chữ Chúc Mừng Năm Mới-Cung Hay Phat Choi-Happy New Year.
Buổi sáng hơi lạnh, có sương mù nhưng các học sinh, cô giáo, nhân viên của trường và cha mẹ đã được thông báo sẽ có cuộc diễn hành đón mừng năm mới sẽ diễn ra lúc 9:30am. Gần đến giờ bắt đầu, thời tiết hơi xấu đi, có những hạt mưa rơi xuống sân trường, các học sinh nhìn ra cửa sổ hồi họp…nhất là các học sinh Việt Nam, Trung Hoa và các cô giáoViệt.
Trời không phụ lòng người, đến giờ khai diễn trời không mưa nhưng thời tiết lạnh cho nên sân khấu và ca nhạc nhảy múa sẽ không có, và cuộc diễn hành vẫn tiếp tục đi dọc theo các hành lang của trường. Tiếng nhạc mừng xuân nổi lên từ chiếc loa nhỏ đặt ở góc sân trường, và từ các lớp học tuần tự các học sinh đổ ra theo thứ tự từng lớp; bên ngoài cha mẹ đã sẵn sàng máy quay phim, chụp hình. Các em học sinh nam nữ, được các cô giáo làm cho một chiếc khăn đóng bằng giấy màu đội lên đầu, y phục tự chọn. Ngoài các bộ áo quần đẹp bận thường ngày, các áo đẹp cho ngày hội…v.v., có nhiều em mặc chiếc áo dài vàng, đỏ, có chữ thọ, trên đầu còn đội chiếc khăn đống, khăn vành rây Việt Nam, hoặc áo xường xám của Trung Hoa, có cô giáo bận áo bà ba, đội nón lá…các em trai còn có múa lân, ông địa tham dự buổi diễn. Cha mẹ nhìn các em học sinh vui vẻ nắm tay nhau đi thành hàng vòng quanh các dảy phòng, qua các hành lang, sân trường….đã nở nụ cười, và chụp hình kỷ niệm.
Một cô giáo người Sal Sanvador, cô Carolina Olson, nói “Cung Chuc Tan Xuan” và cho biết “Mỗi một quốc gia đều có một cách khác nhau để mừng năm mới, nhưng ngày đó xảy ra vào tháng 12, không giống như các nước Á châu, năm mới diễn ra vào tháng 2. Tôi được biết đến Tet Viet Nam qua các đồng nghiệp, và một nơi tôi đến để mua sắm và làm quen là Little Saigon. Ở đó tôi thấy có nhiều hàng, quán, nhiều món ăn và rất nhiều đồ dùng. Tôi mua chiếc “non la” nầy ở đó. Tôi cũng thường hay đến đó để mua những đồ dùng trang trí cho lớp học của tôi. Thật là tuyệt vời khi tôi biết thêm được một nền văn hóa khác với nơi tôi sinh ra. Toi sẽ trở lại đó để thưởng thức các món ăn tuyệt vời của quê hương bạn. Chuc Mung Nam Moi.”
Ngoài cô giáo Olson, chúng tôi còn gặp nhiều cô giáo ngoại quốc trang trí lớp học với những hình ảnh Việt Nam như cành mai vàng, đào hồng, cúc vạn thọ, và cảnh con cháu chúc tết ông bà của người Việt. Một cô giáo nói “Trước đây chúng tôi gọi ngày này là Chinese New Year, nhưng sau nầy tôi biết đó cũng là ngày Tet Viet Nam.”
Ngày Tết Nguyên Đán đã đi vào sinh hoạt của dòng chính, đã đi vào trường học từ cấp mẫu giáo, tiểu học…đến các trường đại học. Có thể nói nơi nào có bóng dáng người Việt nơi đó có Tet Việt, và xa hơn nữa Văn Hóa Việt đã đi vào nếp sống của người bản xứ.
Lê Bình
(Theo baocalitoday)
Comment