Announcement

Collapse
No announcement yet.

VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ


    VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ

    International Rice Research Institute (IRRI)

    Đến với đồng bằng sông Cửu Long, chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai không thấy những cánh đồng lúa vàng trải dài tận chân trời. Được thiên nhiên ban tặng, mảnh đất phi nhiêu này đã được bồi đắp hàng triệu năm bởi dòng Mekong nước ấm bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. LUÁ và GẠO là hai từ rất thân quen với chúng ta:

    "Ai ơi bưng bát cơm đầy,

    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần"


    Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

    Kỳ này xin giới thiệu đến các bạn một nơi từng gọi là Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế (International Rice Research Institute) - một trung tâm nghiên cứu, tồn trữ và lai (breeding) các giống lúa trên toàn thế giới.




    Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế IRRI (The International Rice Research Institute) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào ngày 09 tháng 12 năm 1959 bởi sự hổ trợ của Tập đoàn Ford và Quỷ Rockefeller, sau khi xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị nhân sự, IRRI chính thức hoạt động từ năm 1960.Trụ sở và trang trại của IRRI rộng 252 ha, nằm trong khuôn viên trang trại của trường Đại học Philippines, tọa lạc tại vùng ngoại ô Thành phố Los Baños thuộc tỉnh Laguna của Philippines, cách thủ đô Manilia khoảng 60 km về phía Nam.

    Người khởi xướng thành lập IRRI là Tiến sĩ J.George Harrar của Tập đoàn Rockefeller và chính ông là Tổng giám đốc đầu tiên của IRRI. Tổng giám đốc đương nhiệm hiện nay của IRRI là Tiến sĩ Robert S.Zeigler. Hiện nay IRRI có lực lượng gồm 1.030 cán bộ, công chức và công nhân kỹ thuật, trong đó 85% là người Philippines. Riêng cán bộ khoa học đầu đàn đẳng cấp quốc tế gồm 135 vị Tiến sĩ, phân nửa trong số Tiến sĩ làm việc tại IRRI thuộc các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Thailand, Indonesia, Trung Quốc, Sri Lanka, India, Cambodia, Malaysia và Philippines. Số còn lại thuộc các nước đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và Bắc Mỹ.


    VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ


    Mục tiêu của IRRI là nghiên cứu lại tạo các giống lúa và hệ thống canh tác nhằm làm cho nông dân trồng lúa tăng hiệu quả kinh tế và chất lượng hạt gạo cao và an toàn cho người tiêu dùng. Khẩu hiệu của IRRI là: “Khoa học lúa gạo đối với một thế giới tốt hơn”. Ngoài công tác nghiên cứu, IRRI còn là cơ quan đào tạo cán bộ khoa học liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh thái nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển. Trong 50 năm qua IRRI đã đào tạo trên 1.000 khóa học quốc tế với trên 10.000 cán bộ khoa học tốt nghiệp hoặc chuyên tu tại IRRI với các học vị Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ ở 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á ,Châu Phi và Châu Mỹ Latin.

    Hiện nay IRRI vẩn là một tổ chức phi chính phủ, tuy nhiên nguồn tài trợ được mở rộng hơn nhờ vào sự tài trợ của 24 quốc gia, trong đó tài trợ chính là Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Nguồn tài trợ thông qua Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế CGIAR (the Consultative Group on International Agricultural Research). Hàng năm IRRI nhận kinh phí từ nguồn này khoảng 33-35 triệu USD. IRRI đang kêu gọi các nguồn tài trợ mới từ các tổ chức từ thiện và đang được nguồn tài trợ của Bill and Melinda Gates Foudation.

    Hoạt động nổi bật của IRRI trong 50 năm qua là xây dựng Ngân Hàng Di Tử (Gene) Lúa Quốc Tế khổng lồ với hơn 109.000 giống lúa khác nhau kể cả các giống lúa hoang dại, các giống lúa địa phương thu thập ở khắp các Châu lục và những giống lúa có chất lượng cao và dể thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau do chính IRRI lai tạo ra. Có trên 90% sản lượng lúa thế giới đang dùng nguồn gene từ IRRI.

    Hiện nay IRRI đã thành lập văn phòng đại diện ở 14 quốc gia thuộc Châu Á và Châu Phi, dự kiến tiếp tục mở rộng ở Châu Mỹ Latin. Nhiệm vụ mới của IRRI là góp phần lo cho an ninh lương thực toàn cầu trong điều kiện biến đổi khí hậu vô cùng phức tạp, trong đó có 154 triệu ha lúa nước cung cấp lương thực chính và phụ cho khoảng 3 tỷ người. Cuộc cách mạng xanh của IRRI khởi đầu từ giống lúa IR 8 cho đến hiện nay còn phải tiếp tục trên phạm vị toàn cầu, đặc biệt với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin.

    Thành tựu 50 năm hoạt động của IRRI đáng được trân trọng, nó giúp cho nông dân các nước đang phát triển xóa đói giảm nghèo, đủ gạo ăn và tiến tới khá giàu nhờ kỹ thuật trồng lúa cải tiến do IRRI lai tạo, tạo ra chuyển biến của cuộc cách mạng xanh rất lý thú trên đồng ruộng. Nông dân Việt Nam rất mang ơn các nhà khoa học IRRI.


    Từ năm 1963, Việt Nam và IRRI đă trải qua một lịch sử dài của sự hợp tác có hiệu quả, bắt đầu với việc ra đời của giống lúa IR8 (Thần Nông) trên các vùng trồng lúa ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Năm 1978, một nhóm nghiên cứu của IRRI do Tổng Giám đốc N.C. Brady đă đến thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam. Một biên bản ghi nhớ thỏa thuận (MOA) giữa Bộ và IRRI đă đặt nền móng cho công việc cho những thập kỷ thành công.

    Thông qua quan hệ đối tác IRRI và Việt Nam, nông dân Việt Nam hiện nay có thể phát huy tối đa tiềm năng đầy đủ của các giống lúa năng suất cao được trồng ở vùng đồng bằng sông Mekong và sông Hồng. Việt Nam đánh giá cao về sự hợp tác của họ với IRRI. Từ giai đoạn ban đầu của sự hợp tác, Việt Nam và IRRI đang mở rộng quan hệ đối tác bao gồm sản xuất lúa ở các hệ sinh thái vùng cao, các vấn đề môi trường và chất lượng hạt.

    Năm 1992, IRRI thành lập văn phòng tại Hà Nội để hỗ trợ sự hợp tác thêm phần hữu hiệu. Đóng góp của IRRI cho những thành tựu của Việt Nam đã được công nhận thông qua Class Huân chương Hữu nghị đầu tiên của Việt Nam, đã được trao cho IRRI trong Đại hội Lúa Gạo Quốc Tế được tổ chức trong năm 2010.

    Năm 2011, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đánh giá tác động kinh tế và giá trị của những đóng góp của IRRI tại Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2009. Kết quả cho thấy, nông dân trồng lúa ở miền nam Việt Nam đạt trung bình sản lượng hàng năm tăng 9,8%, hoặc một US$ 127 thêm mỗi ha.



    Lịch sử phát triển giống lúa cải tiến ở Miền Nam

    (còn tiếp)


    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing
Working...
X