Announcement

Collapse
No announcement yet.

Con Trâu and Nền Văn Minh Lúa Nước

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Các bạn mến , Ấn độ là một nước nông nghiệp như nước Việt mình , cũng dùng trâu để cày bừa nên khi đức Phật còn tại thế ngài thường hay dùng công việc chăn trâu để giảng pháp , sau đó các vị Thiền sư cũng thường hay dùng hình ảnh thân quen này để lưu lại hậu thế nhiều lời dạy quý giá nhằm mục đích thuần hóa con trâu tâm ý của chúng sinh , vua Trần nhân Tôn là Thiền sư , Ngài cũng có bài thơ liên quan tới trâu để diễn tả sự thư thái khi nhìn thấy cảnh mục đồng đưa trâu về sau một ngày vất vả trên đồng

    Trước xóm sau thôn khói mờ trông

    Bóng chiều man mác có dường không

    Mục đồng sáo vắng trâu về hết

    Cò trắng từng đôi lượn xuống đồng

    Trong chuyện cổ phật giáo có một câu chuyện về trâu mà P rất thích , chuyện kể rằng , có một bác nông phu và con trâu làm việc với nhau trên một cánh đồng , làm ròng rả nửa ngày , bác và trâu đều mệt , bèn kiếm chỗ nghỉ ngơi , bác kiếm gốc cây để ngủ , trong lúc đó có một con cọp từ trong rừng nhìn thấy mon men đi ra tính làm cỗ bác nông dân

    Con trâu thấy cọp , bèn chạy lại nằm kế bên bác để che chở , cọp thấy trâu to lớn nên sợ bỏ đi , vài giây sau bác nông dân thức giấc , thấy trâu nằm kế bên bèn lấy roi quất , trâu sợ chạy ra chỗ khác , cọp nhìn thấy hết , nên nghĩ rằng trâu bị đòn rồi sẽ không đến gần chủ nữa , bèn mon men trở lại , trâu thấy cọp quên đau đớn , liền chạy đến đứng kế bên chủ che chở lần nữa , bất ngờ bác nông dân tỉnh dạy , thấy trâu trở lại nên tức quá đuổi trâu đi lần thứ hai , Phật đi ngang qua thấy thế liền ra nói , ông hãy nhìn dấu chân cọp xung quanh đi , con trâu đang bảo vệ ông đó , thế là bác nông dân liền tỉnh mộng

    Từ câu chuyện trên , P nghĩ rằng trâu đại diện cho tâm an lạc ( trâu tâm ) của mình , còn cọp đại diện cho tâm buồn vui , hai tâm này luôn hiện hữu trong thân chúng ta mà chúng ta không biết , giống như bác nông dân khi được đức Phật chỉ cho thấy dấu chân cọp , bác mới thấy được lòng tốt của con trâu

    Các bạn thân mến , nói về tâm trâu tức là nói về việc tìm cách sửa đổi vọng tâm thì cả năm chưa hết , càng tìm hiểu càng thấy mình giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông , bên cạnh đó , học cũng phải đi đôi với hành mà mỗi người có kinh nghiệm khác nhau nên kết quả cũng khác , thiên duyên nhỏ nhoi P xin chia sẻ một chút câu chuyện trên với các bạn cũng mong được học hỏi thêm và chúc tất cả chúng ta ai cũng tìm được cách để thấy được chân tâm an lạc cho chính mình

    Thân mến

    PL


    Comment


    • #17
      Các bạn đồng môn thân mến,

      [justify]Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không thời nào giống với thời nào, không nơi nào giống với nơi nào.

      Trong sách có câu:

      "Tâm buồn cảnh được vui sao".

      "Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an".



      Nghĩa là: Cùng một cảnh vật như vậy, nếu có tâm sự buồn phiền áo não, chúng ta không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là chúng ta? Cùng một câu nói như vậy, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cũng cho là: nói đúng nói phải, nói sao cũng được, nói ngược cũng xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cũng cho là: nói sai nói bậy, nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, nói hành nói tỏi, nói quấy nói quá.

      Đối với người thân thương yêu, tâm ý của mình tốt, mặc dù chưa chắc lúc nào cũng tốt được y như vậy. Còn như đối với kẻ thù người oán, tâm ý mình không tốt, sẵn sàng gây phiền não khổ đau cho họ. Họ càng khổ đau nhiều chừng nào, mình càng khoái chừng đó! Vậy, hãy thử nghĩ xem, chúng ta là người: có tâm thực tốt, hay tâm không tốt? Chẳng hạn như là: nếu chúng ta đang cần sự giúp đỡ khẩn cấp, khi gặp tai biến, thì viên cảnh sát chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta đang vi phạm luật pháp, làm chuyện mờ ám, làm ăn phi pháp, thì bóng dáng viên cảnh sát thực chẳng đáng ưa chút xíu nào cả. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích thì cho là đúng, ngược lại không ưa liền cho là sai. Cái tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi bất thường như vậy, thực không phải là chúng ta.

      Con Trâu - tâm an lạc và con Hổ - tâm buồn vui , tượng trưng cho hai trạng thái TĨNH và ĐỘNG, luôn luôn hiện hữu trong đầu chúng ta. Đến với Trâu và xa lánh Hổ - phải chăng là điều mong muốn trong mỗi chúng ta !

      [/justify]
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #18
        Rất tâm đắc với những gì anh Khang đã viết trên đây:

        "Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả."

        Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. (Kiều)

        Có người hỏi phải chăng Thiên Đường là nơi có phong cảnh đẹp đẽ và có đời sống an nhàn hạnh phúc. Phải chăng Địa Ngục là nơi tăm tối và là nơi chen chúc của những kiếp sống đọa đày.

        Sự thật có lẽ không phải như thế vì hình thái và cảm xúc trước những sự vật đều đến từ "vọng tâm", một túp lều tranh tả tơi dột nát cũng có thể là Thiên Đường với người này và một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ cũng có thể là Địa Ngục với kẻ khác.

        Trong một trường hợp khác, chỗ này lúc này là Thiên Đàng nhưng cũng chỗ này lúc khác lại có thể trở thành Địa Ngục và ngược lại. Từ đó có thể nhận thấy Thiên Đàng hay Địa Ngục đều có tính cách tương đối và không có những cảnh quan nhất định để chúng ta có thể hình dung ra được một cách cụ thể.

        Và có lẽ những người đang miệt mài tu tập đã không cố gắng để trở thành Tiên, thành Phật mà chỉ để kiểm soát được "tâm giới", để vượt qua được những khái niệm phổ quát của cõi nhân gian về "sướng, khổ", để cảm nhận được Thiên Đường là ở khắp mọi nơi, mọi lúc trong cõi đời này hay cõi sau nếu có.

        Không biết từ lúc nào "con trâu" của anh Khang đã dưa chúng ta đi quá xa đến tận ... cửa Thiền?

        Comment


        • #19
          Các bạn mến,

          Mỗi lần nghe đến chữ “thiền” là H tưởng tượng đến hình ảnh của một người đang ngồi trên chiếu với đôi mắt lim dim. Tự hỏi không biết lúc ấy bắp thịt mặt thì cần như thế nào, đầu óc cần tưởng tượng hay nghĩ về những gì không , miệng có được mỉm cười không?HiHi

          Muốn được hiểu về từ "thiền”lắm, rất mong các bạn giải thìch dùm thiền là gì, cửa thiền là gì nha.

          Thân ái

          Hiền


          Comment


          • #20
            Vào google với câu hỏi "Thiền là gì", sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin để trả lời câu hỏi của Hiền. Có những bài viết đơn giản, có bài phức tạp, có bài nhuốm đậm màu đạo giáo, có bài lại mang sắc thái pháp thuật huyền bí, ... Theo ý riêng, trang web sau đây tương đối rõ ràng và dễ cảm nhận, có thể giúp nhiều cho bạn.

            "Tính chất độc đáo của thiền chính là nằm ở sự rèn luyện tâm thức để có thể trực nhận ý nghĩa sâu xa của đời sống ngay trong những gì vô cùng đơn giản. Với sự phát triển của thiền, những điều bí ẩn nhất cũng không còn là bí ẩn nữa. Thiền biểu hiện ngay trong cuộc sống rất bình thường và vô vị, nhưng nó dạy cho ta mở rộng nhận thức để có thể thấy được điều tuyệt vời ngay trong những cuộc sống tầm thường. Những điều kỳ bí nhất được nhận ra ngay trong cuộc sống diễn ra hằng ngày, hằng giờ."

            Ref:

            Xem và tải phần Thiền là gì trong TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN Sách được thực hiện hoàn toàn phi thương mại, nhằm mục đích phụng sự cộng đồng.



            Comment


            • #21
              [justify]Thiền là gì?

              Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm nhưng không mấy ai có thể giải thích rõ. Bởi “Thiền” nói chung là một khái niệm quá rộng lớn, nội hàm của nó tùy thuộc vào việc người lý giải đang đứng trên góc độ nào: tôn giáo, triết học, Yoga, v.v.

              Người Việt biết thiền qua các dòng tu Phật Đại Thừa và Thiền Tông Trung Hoa. Vì vậy Kitô hữu Việt thường ái ngại khi nói đến thiền vì tin rằng đó là một sản phẩm Phật giáo. Thực ra thiền bắt nguồn từ nền minh triết Ấn Độ và đã có trước khi Phật Thích Ca ra đời. Vào thế kỷ III thiền được phổ biến qua Seria và Jordan. Thế kỷ X thiền truyền qua Nhật bản, Âu Châu và đại lục Sôviết. Đến thế kỷ XVIII hầu hết các nước trên thế giới đều biết đến thiền. Qua những giao thoa văn hóa, thiền biến thái thành nhiều môn phái.

              [/justify]

              Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta. Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.

              Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Chân lý. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm.Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó. Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật…giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý. Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào. Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo.


              Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều (creed) của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhận trạng thái thăng hoa (sublimation) của nhận thức (awareness).





              :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe:

              :caphe::caphe::caphe::caphe:

              :caphe::caphe:

              Mong trả lời được phần nào suy nghĩ của Hiền.

              Thân mến,


              https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

              Comment

              Working...
              X