Bóng Chuyền Chu Văn An
- Hồi Ký -
(Tư liệu CVA 1971)
[justify]Nói đến tuổi học trò là nói đến sự hăng say, tinh thần ganh đua và truyền thống ngôi trường mình đã bao tháng ngày mài đũng quần trên ghế. Truyền thống CVA bao gồm nhiều lãnh vực, tuy nhiên trong lãnh vực thể thao thì theo như tôi được biết, môn bóng chuyền đã từng đóng góp tiếng tăm cho trường và mang nhiều hãnh diện cho thầy cô.
Vào những năm đầu thập niên 1960, trường CVA gĩa từ cơ sở cũ mượn từ trường Pétrus-Ký, thầy trò bồng bế nhau đến một ngôi trường mới toanh tọa lạc trên đường Minh Mạng gần nhà thờ Ngã Sáu Chợ Lớn. Ba dãy nhà ngang chính cuả trường dường như đã chiếm hầu hết khu diện tích trường. Vì thế vấn đề sân bãi thể thao cho học sinh rất bị giới hạn. Sân bóng chuyền nằm khiêm nhường trong khu đất bao quanh bởi những dãy nhà tôn để xe đạp. Sân được tráng bằng xi măng (lớp mỏng!) nên trải qua thời gian dãi dầu mưa nắng, sân đã "trổ mã" với đầy những lỗ hổng nhỏ được trám lại một cách vá viú. Tuy nhiên dường như do cái gọi là "truyền thống CVA" như tôi đã đề cập ở trên, mặc dù sân bãi thiếu thốn, nhưng hầu như năm nào trường CVA cũng đoạt chức vô địch bóng chuyền học sinh thuộc thành phố Sài gòn. Những đội bóng chuyền học sinh Sài gòn giỏi phải kể đến đội bóng chuyền học sinh trường Pétrus-Ký, đội bóng trường Jean-Jaque-Rousseau đã từng thay phiên nhau đoạt cúp vàng bóng chuyền thủ đô.
[/justify]
Ngoài những buổi tập dượt ở trường, chúng tôi thường dợt banh tại sân vận động Phan Đình Phùng và tại trường Sư Phạm Sài gòn nằm trên đường Thành Thái vào cuối tuần. Nói là tập dợt chứ thật ra là giải trí và chơi đánh độ nước miá với các đàn anh CVA như Tản, Sở (Đại học Nông Nghiệp), Đức-Nicole (Đại học Y khoa, cũng là anh ruột cuả tôi), Sơn (Đại học Kỹ thuật Phú Thọ), và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết. Ngoài những chỉ dẫn cuả thày phụ trách TDTT, thầy Trương Bá Phẩm, chúng tôi thường hay rủ nhau đi xem những trận tranh giải bóng chuyền toàn quốc gồm các đội tuyển Quốc Gia, đội Cảnh Sát Quốc Gia, đội Cứu Hỏa, đội Cảng Sài Gòn, . . . được tổ chức ở sân vận động Phan Đình Phùng và phân tích những cú đánh như trời giáng của Phong (đội tuyển Quốc gia) cũng như những chiến lược và chiến thuật của các đội bóng (áp dụng vừa học vừa hành).
Những cầu thủ bóng chuyền CVA rồi cũng phải từ giã trường sau kỳ thi Tú tài 2 để mỗi người tứ tán khắp nơi trong thời ly loạn. Doanh đã lên đầu quân cho trường Võ Bị Đà Lạt. Long, Đức đen (tay nâng số một không hai), vào đội tuyển trường Đại học Vạn Hạnh. Đôn vào ĐH Quốc Gia Hành Chánh (sau này tôi gặp anh ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, Mã lai, và cùng tôi tập luyện bóng chuyền ở đây). Còn một số bạn nữa mà tôi đã quên tên đã vào đội bóng ĐH Khoa học và ĐH Phú Thọ. Riêng tôi thì đầu quân vào Đại học Nông Nghiệp và nơi đây tôi đã gặp Sở, đàn anh CVA vừa ra trường năm đó và được giữ ở lại trường làm giảng nghiệm viên ngành Thủy lâm. Theo tôi được kể lại thì trường ĐH Nông Nghiệp đã chiếm giải vô địch bóng chuyền sinh viên năm trước đó. Ôi thôi! tôi mừng quá, như cá gặp nước! Chúng tôi sau này đã cùng nhau tham gia những trận tranh tài bóng chuyền sinh viên. Vào năm 1973, trên toàn quốc có tổ chức giải Thể thao-Văn nghệ các Viện Đại học, thế là một lần nữa các cựu cầu thủ bóng chuyền CVA lại có dịp gặp nhau, nhưng nằm trong cương vị khác nhau. Chúng tôi hầu hết nằm trong các đội tuyển bóng chuyền Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức, Viện ĐH Sài gòn và Viện ĐH Vạn Hạnh.
Các khoá đàn em sau này có Đạm (sau này đầu quân vào ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật), và Minh heo (sau này qua Montréal vào đội bóng chuyền ở đây và đã chiếm giải vô địch bóng chuyền trong Đại Hội Thể Thao Bắc Mỹ đầu thập niên 1980).
Giờ đây các bạn cũ CVA đã tản mát khắp nơi trên Bắc Mỹ, Úc châu và Âu châu, một số còn vướng lại ở VN vì hoàn cảnh gia đình. Với niềm mơ ước ngày nào đó chúng ta sẽ có dịp ghé thăm trường cũ, cùng ngồi chung ở quán ăn bác Bí Tất với những diã bánh cuốn thơm ngon, uống những ly nước mía ngọt lịm trước cổng trường để nhớ lại những ngày đánh độ nước mía khi xưa, dưới ánh nắng chói chan của mùa hè Sài gòn năm ấy !!!
Thân tặng đội bóng chuyền CVA 1972
CVA PHẠM VĂN KHANG
Trích Đặc San CVA-TV Toronto, CANADA, 2002
Sân Vận Động Phan Đình Phùng, Saigon 1974
Ngoài những buổi tập dượt ở trường, chúng tôi thường dợt banh tại sân vận động Phan Đình Phùng và tại trường Sư Phạm Sài gòn nằm trên đường Thành Thái vào cuối tuần. Nói là tập dợt chứ thật ra là giải trí và chơi đánh độ nước miá với các đàn anh CVA như Tản, Sở (Đại học Nông Nghiệp), Đức-Nicole (Đại học Y khoa, cũng là anh ruột cuả tôi), Sơn (Đại học Kỹ thuật Phú Thọ), và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết. Ngoài những chỉ dẫn cuả thày phụ trách TDTT, thầy Trương Bá Phẩm, chúng tôi thường hay rủ nhau đi xem những trận tranh giải bóng chuyền toàn quốc gồm các đội tuyển Quốc Gia, đội Cảnh Sát Quốc Gia, đội Cứu Hỏa, đội Cảng Sài Gòn, . . . được tổ chức ở sân vận động Phan Đình Phùng và phân tích những cú đánh như trời giáng của Phong (đội tuyển Quốc gia) cũng như những chiến lược và chiến thuật của các đội bóng (áp dụng vừa học vừa hành).
Những cầu thủ bóng chuyền CVA rồi cũng phải từ giã trường sau kỳ thi Tú tài 2 để mỗi người tứ tán khắp nơi trong thời ly loạn. Doanh đã lên đầu quân cho trường Võ Bị Đà Lạt. Long, Đức đen (tay nâng số một không hai), vào đội tuyển trường Đại học Vạn Hạnh. Đôn vào ĐH Quốc Gia Hành Chánh (sau này tôi gặp anh ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, Mã lai, và cùng tôi tập luyện bóng chuyền ở đây). Còn một số bạn nữa mà tôi đã quên tên đã vào đội bóng ĐH Khoa học và ĐH Phú Thọ. Riêng tôi thì đầu quân vào Đại học Nông Nghiệp và nơi đây tôi đã gặp Sở, đàn anh CVA vừa ra trường năm đó và được giữ ở lại trường làm giảng nghiệm viên ngành Thủy lâm. Theo tôi được kể lại thì trường ĐH Nông Nghiệp đã chiếm giải vô địch bóng chuyền sinh viên năm trước đó. Ôi thôi! tôi mừng quá, như cá gặp nước! Chúng tôi sau này đã cùng nhau tham gia những trận tranh tài bóng chuyền sinh viên. Vào năm 1973, trên toàn quốc có tổ chức giải Thể thao-Văn nghệ các Viện Đại học, thế là một lần nữa các cựu cầu thủ bóng chuyền CVA lại có dịp gặp nhau, nhưng nằm trong cương vị khác nhau. Chúng tôi hầu hết nằm trong các đội tuyển bóng chuyền Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức, Viện ĐH Sài gòn và Viện ĐH Vạn Hạnh.
Các khoá đàn em sau này có Đạm (sau này đầu quân vào ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật), và Minh heo (sau này qua Montréal vào đội bóng chuyền ở đây và đã chiếm giải vô địch bóng chuyền trong Đại Hội Thể Thao Bắc Mỹ đầu thập niên 1980).
Giờ đây các bạn cũ CVA đã tản mát khắp nơi trên Bắc Mỹ, Úc châu và Âu châu, một số còn vướng lại ở VN vì hoàn cảnh gia đình. Với niềm mơ ước ngày nào đó chúng ta sẽ có dịp ghé thăm trường cũ, cùng ngồi chung ở quán ăn bác Bí Tất với những diã bánh cuốn thơm ngon, uống những ly nước mía ngọt lịm trước cổng trường để nhớ lại những ngày đánh độ nước mía khi xưa, dưới ánh nắng chói chan của mùa hè Sài gòn năm ấy !!!
Thân tặng đội bóng chuyền CVA 1972
CVA PHẠM VĂN KHANG
Trích Đặc San CVA-TV Toronto, CANADA, 2002