Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhạc tiền chiến và những tác phẩm bất hủ của nhóm TRICE(39)A

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhạc tiền chiến và những tác phẩm bất hủ của nhóm TRICE(39)A

    Thân chào các Anh chị,

    Lần này, để chia sẻ với các Anh chị những tác phẩm bất hủ trong rừng nhạc Tiền chiến cả Việt nam trước năm 1945, Tuan Ton đã phải ráng đợi cả ba kỳ phát sóng ở SBS để đem đến trọn vẹn những tác phẩm có thể nói là kinh điển của nhạc Tiền chiến (nói chung) và của nhóm nhạc Tricea với ba nhạc sĩ tài danh gồm Văn Chung (nhạc phẩm Bóng ai qua thềm), Dzoãn Mẫn (nhạc phẩm Biệt Ly) và Lê Yên (nhạc phẩm Xuân nghệ sĩ hành khúc) để khi nghe cả ba phần này thì dòng suy tưởng và mạch cảm xúc của các Anh chị mới được liên tục và trọn vẹn.

    Do thời lượng của chương trình không dài nên cũng rất khó khăn khi phải biên tập chương trình cho cô đọng và tương đối đầy đủ để nhường thời lượng cho các chương trình phát sóng khác ...

    Nghe bản Bóng ai qua thềm chúng ta sẽ khắc khoải theo hình ảnh nâng chiếc áo len đan dỡ lên tim của người cô phụ theo tiếng gió Đông xào xạc thổi bên thềm. Tuan Ton nghĩ rằng đây có thể nói là bản Tango đầu tay và cũng là bản Tango hay nhất của kho tàng âm nhạc Vietnam viết trong thời kỳ này.

    Không biết cuộc đời của chúng ta đã và còn sẽ đi qua bao nhiêu lần đón đưa và tiễn biệt nữa nhưng Tuan Ton đoan chắc rằng nhưng buồn vui sẽ theo chúng ta để "về sau và nhiều lần sau nữa" chúng ta sẽ cất vào một ngăn kéo có tên là "Hoài niệm".

    Năm 75,Tuan Ton có đọc được một bài thơ có tên "Những bóng người trên sân ga " của nhà thơ Nguyễn Bính (Viết năm 1937 tại ga Hàng cỏ HN) và đã thổn thức với những câu thơ này :

    "Những chiếc khăn màu thổn thức bay

    Những bàn tay vẫy những bàn tay

    Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt

    Buồn ở đâu hơn những chốn này

    Tôi đã từng chờ những chuyến xe

    Đã từng đưa đón kẻ đi về

    Sao nhà ga ấy,sân ga ấy

    Chỉ để cho lòng dấu biệt ly ?"


    Dzoãn Mẫn, với "Biệt ly" dường như cũng chỉ là diễn dịch hình ảnh và ngôn ngữ trong bài thơ này của Nguyễn Bính bằng sự pha trộn giai điệu âm nhạc với kỹ thuật bán cổ điển của âm nhạc tây phương mà thôi.

    Tất cả sự pha trộn này đưa người nghe rơi vào trạng thái "vô thức " hoặc "mụ mị" của môt ngày tiễn biệt, trong tiếng còi tàu cất lên "như xé đôi lòng " để mặc cho "mây trôi, nước trôi cùng lướt trôi". Chúng ta bắt gặp ở đây một sự cọng hưởng cảm xúc của thi ca và âm nhạc giữa hai nhân vật tài hoa Nguyễn Bính và Dzoãn Mẫn.

    Ỏ "Xuân nghệ sĩ hành khúc " chỉ trong bảy câu đầu, câu nào cũng có một từ Xuân và rồi cả mùa Xuân đã ùa về, bừng nở để rồi thổn thức với cảm xúc mất mát, tiếc nuối vì "Ngày vui xưa nay đã mất qua bao lần" bằng cách viết đảo phách tài hoa của nhạc sĩ Lê Yên với cung bậc cảm xúc dạt dào qua nhịp điệu Pasodoble sôi động và dìu dặt.

    Có phải vậy chăng để nhà thơ Vũ đình Liên đã phải thổn thức trong những câu kết của bài thơ "Ông đồ già" (viết năm 1936) rằng :

    "Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ ? "



    Những ngày cuối năm nhớ nhớ quên quên, thèm một chút hơi ấm của ngày xưa đâu mất...

    Tuan Ton



    Nhạc sĩ Văn Chung, người được xem như là linh hồn của nhóm TRICÉA và tác phẩm Bóng ai qua thềm của ông sáng tác trong thời gian sinh hoạt nhóm TRICÉA.


    Biệt Ly được xem như một trong những ca khúc bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Nếu Biệt Ly mang nặng tâm tư của những cuộc chia ly không hẹn ngày về thì Hương Cố Nhân lại đầy nhớ nhung vương vấn mong đợi người xưa quay trở lại….


    Nhạc sĩ Lê Yên, người nhạc sĩ cuối cùng trong nhóm TRICÉA với ba sáng tác Bẽ Bàng, Ngựa Phi Đường Xa, và Xuân Nghệ Sĩ Hành Khúc trong chương trình Nhạc Việt Xưa & Nay với chủ đề Nhạc Tiền Chiến do Mai Hoa phụ trách với khách mời là anh Tuấn Tôn xin được giới thiệu với quý vị .


  • #2
    Chương trình giới thiệu âm nhạc tiền chiến của Viêt Nam do Mai Hoa và Tuấn tôn thực hiện đã được biên soạn công phu và trình bày rất sống động trên làn sóng điện của SBS Radio Úc châu. Những kiến thức nhạc sử này là những nhắc nhớ cần thiết cho những người đã có lòng yêu mến những giá trị văn học nghệ thuật của "nước non ngàn dặm". Sau đây là một tổng kết ngắn gọn những điểm chủ yếu mà chương trình đã đem đến cho chúng ta.

    Cá nhân mình cũng rất ''kết'' hai đoạn thơ trong bài ''Những bóng người trên sân ga'' của thi sĩ Nguyễn Bính như Tuấn. Xin chân thành cảm tạ hai bạn thân quí (chữ dùng của Tuấn Tôn) của diễn đàn ĐHSPKT-TĐ.


    Nhóm Myosotis

    Myosotis có nghĩa là hoa lưu ly, nhóm nhạc này gồm các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Phạm Văn Nhượng, Trần Dư, Vũ Khánh... trong đó hai thành viên quan trọng nhất là Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước. Hai xu hướng chính của nhóm là:

    Sáng tác nhạc mới nhưng có âm hưởng nhạc dân tộc do Thẩm Oánh chủ trương.

    Sáng tác hoàn toàn theo nhạc ngữ Tây phương do Dương Thiệu Tước chủ trương.

    Từ 1938 cho tới 1942, nhóm Myosotis với hai nhạc sĩ chính Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đã để lại nhiều nhạc phẩm giá trị, phần lớn theo phong cách trữ tình lãng mạn.

    Nhóm Tricéa

    Nhóm Tricéa gồm ba thành viên Văn Chung, Lê Yên và Doãn Mẫn. Tên nhóm Tricéa có nghĩa: 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ tiếng Pháp: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés: "Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam".

    Những năm khoảng 1939, nhiều ca khúc của nhóm được quần chúng yêu thích như: Ca khúc ban chiều, Trên thuyền hoa, Bóng ai qua thềm của Văn Chung; Biệt ly, Sao hoa chóng tàn, Tiếng hát đêm thu của Doãn Mẫn; Bẽ bàng, Xuân nghệ sĩ hành khúc, Ngựa phi đường xa, Vườn xuân của Lê Yên. Cả ba nhạc sĩ của Tricéa đều thành công, trong đó hơn cả là Doãn Mẫn. Họ đã để lại nhiều nhạc phẩm giá trị, một số trong đó được đánh giá vượt thời gian

    Nhóm Đồng Vọng

    Nhóm Đồng Vọng được thành lập năm 1939 bởi nhạc sĩ Hoàng Quý, xuất phát từ những tráng sinh biết âm nhạc của phong trào Hướng đạo. Xuất hiện ngay từ những năm đầu, gồm nhiều nhạc sĩ tên tuổi Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân và Hoàng Phú (tức Tô Vũ), Đồng Vọng mở ra dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam.

    Ngoài những bản hùng ca viết cho thanh niên, phong trào khỏe và hướng đạo, nhóm Đồng Vọng còn để lại nhiều bản tình ca khác. Cùng với nhóm Nhóm Tổng Hội Sinh Viên của Lưu Hữu Phước, Đồng Vọng đã có những ảnh hướng lớn tới tân nhạc Việt Nam.

    Nhóm Tổng Hội Sinh Viên

    Tổng Hội Sinh Viên được thành lập bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Cùng với nhóm Đồng Vọng, Tổng Hội Sinh Viên mở ra dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam, nhưng so với Đồng Vọng thì Tổng Hội Sinh Viên manh tính chính trị nhiều hơn.

    Tổng Hội Sinh Viên được khởi đầu trong nhóm sinh viên ở Hà Nội trong đó nhiều sinh viên miền Nam tỏ ra có khả năng văn nghệ. Tổng Hội Sinh Viên chú trọng đặc biệt đến việc dùng Tân nhạc trong việc đấu tranh chính trị chống Pháp và Nhật. Lưu Hữu Phước cùng với nhóm sinh viên trong Tổng Hội đã tung ra nhiều ca khúc giá trị khơi dậy lòng yêu nước trong dân chúng, đặc biệt là những học sinh, sinh viên. Những ca khúc như Tiếng gọi sinh viên, Hồn tử sĩ, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Hờn Sông Gianh... đã để lại dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam.

    Wikipedia

    Comment

    Working...
    X