BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT & HOÀI NIỆM
[justify]Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Phần này xin để các cô giáo Khoa Kỹ Thuật Nữ Công (KTGD) của trường góp ý và giới thiệu thêm.
[/justify]
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời, là dương dành cho cha. Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng "Phồn Thực”, nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền Nam. Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế, trong nồi bánh tết luôn luôn có 2 loại, vừa bánh chưng vừa bánh tét. Về thành phần và hình thức của bánh Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống nhau, như lá, nếp, đậu xanh, thịt lợn… Bánh chưng miền Bắc có nhiều nhân và lớn. Còn bánh chưng miền Trung thì ít nhân, nhỏ hơn và thường cột một cái xấp một cái ngửa với nhau thành cặp. Các thành phần của bánh tét truyền thống căn bản vẫn giống bánh chưng. Nhưng về sau có nhiều biến đổi, như có thêm bánh tét ngũ sắc, bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân dừa, bánh tét có nhân tôm khô và lạp xưởng… hay có khi là bánh tét không nhân gì cả Tập quán và sự kiêng kỵ đối với món bánh ngày tết.
Năm nào chả thế, sau Tết Nguyên đán là Tết Nguyên Tiêu, người ta lại có cớ để bày biện, dở món, rủ rê bát đĩa. Bánh chưng rán thường là món bánh chưng sau những ngày trời lạnh, bánh đã rắn lại, nói chính xác là bị “lại gạo”, phải đem rán. Ngay cả khi trời không lạnh mà ấm, nồm, thì bánh chưng cũng dễ thiu, dễ hỏng, do vậy món bánh chưng rán càng đến sớm hơn. Sau những ngày Tết chán chê thịt thà, bánh kẹo, dầu mỡ, đồ nếp… món bánh chưng rán nóng và mềm, có vỏ cháy vàng, giòn, ít ngấm dầu mỡ, có mùi thơm lại trở thành khoái khẩu, ăn nhiều cũng không ngán.
Bóc hết đi lớp lá dong bắt đầu ngả màu, dấp dính, có thể xắt miếng hoặc để nguyên cả chiếc cho vào chảo dầu. Ai thích ăn nhiều “vỏ”, có thể dùng muỗng đánh cho dẹt xuống, vỡ ra đám nhân thịt, đậu xanh, đợi cho vàng giòn lớp vỏ rồi lật bánh. Bánh chưng đánh càng dẹt, lớp vỏ giòn càng nhiều. “Hay ăn thì lăn vào bếp”, vừa rán vừa tranh thủ gắp vài miếng bùi bùi, thú lắm. Ngửi những mùi thơm bánh chưng rán từ bếp bay ra cũng thấy Tết nhất làm sao.
Ngày trước, thời còn đi học, những năm giữa thập niên 1960 tháng Giêng, bọn trẻ chúng tôi thường xao nhãng hơn chuyện học hành. Sáng đến lớp thường mặc quần áo mới may đã mặc trong Tết, khoe nhau nhận được bao nhiêu tiền mừng tuổi. Rồi mang pháo tép, pháo quả thừa từ Tết đến trường, thỉnh thoảng dấm dúi đốt nổ đì đọp, mặc lệnh cấm của thầy hiệu trưởng. Lại còn mang theo cả bánh, mứt, hạt hướng dương thừa từ nhà đến lớp, chia nhau rồi kể chuyện Tết nhà tao, xóm tao, phố tao thế này thế kia chí chóe cả một góc cầu thang…
Và trong những hồn nhiên ấy, hẳn không thể thiếu chuyện chúng tôi sẽ khoe khoang với nhau: nhà tao còn xyz cái bánh chưng, rồi hỏi xem nhà mày, nhà nó còn bao nhiêu chiếc. Rồi khi tan lớp, chúng tôi thường rủ nhau về nhà một đứa nào đấy xem hoa đào nở, xem cái lọ lục bình cắm mấy cành hoa nở muộn. Sau những trò mải chơi thì lại chạy quáng quàng về nhà, đòi mẹ bóc rán bánh chưng lên ăn.
Bây giờ ít nhà gói nhiều bánh chưng, phong trào gói bánh cũng không còn rầm rộ như trước nữa, nhiều nhà cũng chỉ mua 1 – 2 chiếc cho có. Người ta cũng ngại cả bắc bếp lên rán bánh chưng, rất cách rách. Trẻ con lúc nào cũng vui như thế, ngay cả trước Tết và sau Tết, nhưng chúng có quá nhiều thứ để thích, để chơi, để ăn. Chẳng biết có còn đứa bé nào, trong những buổi sáng sớm trời còn lạnh, ngồi cạnh mẹ trong bếp ấm chờ rán bánh chưng chén xong rồi mới đến trường… Giờ ra chơi chạy nhảy, vị bánh chưng còn ợ lên nóng hết cả cổ. Tan học cũng muốn mau về nhà, vì biết chắc chắn mẹ vẫn còn phần cả một miếng bánh to trong góc chạn, để chỉ kịp quăng cặp sách, là mở ra “xực” liền.
Dư vị Tết nhất sẽ còn lại đến sau rằm. Khi món bánh chưng rán ngót đi rồi, nhà sẽ phá mứt, phá mâm ngũ quả, những chai rượu Tết, rượu màu, phá đi những hộp bánh hộp kẹo trên bàn thờ. Bọn trẻ con bao giờ cũng chờ mong những ngày này. Cứ đi học về là nhìn bàn thờ, thỉnh thoảng nhón xuống vài quả quất, rồi mong mỏi không biết đến khi nào thì những người lớn trong nhà “hạ lệnh”, để sẵn sàng chia chác. Những chiếc bánh kẹo, mứt xanh đỏ, những chiếc vỏ hộp rất đẹp ngày Tết bao giờ cũng có sức hấp dẫn với trẻ thơ.
Món bánh chưng rán dành cho những ngày sau Tết, như là tiếc nuối những ngày Nguyên đán đã thật xa rồi. Với tôi, khi ăn đến miếng bánh chưng rán trong nhà nghĩa là đã báo hiệu những ngày hết Tết, lại một năm mới biền biệt chờ đón. Cả Tết không động đến miếng bánh chưng, giờ sắp đi mới lại gắp lên miếng bánh để thấy ngậm ngùi. Thấy bao công lao của mẹ mình. Từ ngâm gạo, rửa lá, đãi đỗ, chẻ lạt, gói bánh đến luộc bánh, rồi chiều nay lại hì hụi vào bếp rán bánh chưng. Thấy sao mà thương thế. Thương cả người làm bánh, đến những chiếc bánh Tết nhất trong nhà mấy người ăn, còn lay lắt mãi… Mà bây giờ thì chẳng thể nào ngồi bên mẹ mỗi sáng sớm, chờ ăn miếng bánh nóng ròn, rồi vù đi học, để 3 – 4 tiết học sau lại chạy ù về, lao vào mở chạn bát, hỏi mẹ ơi nhà còn bánh chưng rán không !
Bao nhiều cái Tết tuổi thơ đã qua. Tôi đã rời “quê” ra “phố”, mỗi khi cơn lạnh chiều đông tràn về nhìn khói nhang bàn thờ Tết quê người, tôi lại nôn nao nhớ Tết xưa! Người ở xa thường nhớ Tết “quê”, nhưng có về “quê” mới thấy Tết “quê” không còn như xưa ! Tết “quê” đấy, nhưng không phải là Tết “quê” trong hoài niệm. Đôi khi tôi tự hỏi, đâu rồi cái Tết ngày xưa?
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời, là dương dành cho cha. Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng "Phồn Thực”, nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền Nam. Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế, trong nồi bánh tết luôn luôn có 2 loại, vừa bánh chưng vừa bánh tét. Về thành phần và hình thức của bánh Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống nhau, như lá, nếp, đậu xanh, thịt lợn… Bánh chưng miền Bắc có nhiều nhân và lớn. Còn bánh chưng miền Trung thì ít nhân, nhỏ hơn và thường cột một cái xấp một cái ngửa với nhau thành cặp. Các thành phần của bánh tét truyền thống căn bản vẫn giống bánh chưng. Nhưng về sau có nhiều biến đổi, như có thêm bánh tét ngũ sắc, bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân dừa, bánh tét có nhân tôm khô và lạp xưởng… hay có khi là bánh tét không nhân gì cả Tập quán và sự kiêng kỵ đối với món bánh ngày tết.
Năm nào chả thế, sau Tết Nguyên đán là Tết Nguyên Tiêu, người ta lại có cớ để bày biện, dở món, rủ rê bát đĩa. Bánh chưng rán thường là món bánh chưng sau những ngày trời lạnh, bánh đã rắn lại, nói chính xác là bị “lại gạo”, phải đem rán. Ngay cả khi trời không lạnh mà ấm, nồm, thì bánh chưng cũng dễ thiu, dễ hỏng, do vậy món bánh chưng rán càng đến sớm hơn. Sau những ngày Tết chán chê thịt thà, bánh kẹo, dầu mỡ, đồ nếp… món bánh chưng rán nóng và mềm, có vỏ cháy vàng, giòn, ít ngấm dầu mỡ, có mùi thơm lại trở thành khoái khẩu, ăn nhiều cũng không ngán.
Bóc hết đi lớp lá dong bắt đầu ngả màu, dấp dính, có thể xắt miếng hoặc để nguyên cả chiếc cho vào chảo dầu. Ai thích ăn nhiều “vỏ”, có thể dùng muỗng đánh cho dẹt xuống, vỡ ra đám nhân thịt, đậu xanh, đợi cho vàng giòn lớp vỏ rồi lật bánh. Bánh chưng đánh càng dẹt, lớp vỏ giòn càng nhiều. “Hay ăn thì lăn vào bếp”, vừa rán vừa tranh thủ gắp vài miếng bùi bùi, thú lắm. Ngửi những mùi thơm bánh chưng rán từ bếp bay ra cũng thấy Tết nhất làm sao.
Ngày trước, thời còn đi học, những năm giữa thập niên 1960 tháng Giêng, bọn trẻ chúng tôi thường xao nhãng hơn chuyện học hành. Sáng đến lớp thường mặc quần áo mới may đã mặc trong Tết, khoe nhau nhận được bao nhiêu tiền mừng tuổi. Rồi mang pháo tép, pháo quả thừa từ Tết đến trường, thỉnh thoảng dấm dúi đốt nổ đì đọp, mặc lệnh cấm của thầy hiệu trưởng. Lại còn mang theo cả bánh, mứt, hạt hướng dương thừa từ nhà đến lớp, chia nhau rồi kể chuyện Tết nhà tao, xóm tao, phố tao thế này thế kia chí chóe cả một góc cầu thang…
Và trong những hồn nhiên ấy, hẳn không thể thiếu chuyện chúng tôi sẽ khoe khoang với nhau: nhà tao còn xyz cái bánh chưng, rồi hỏi xem nhà mày, nhà nó còn bao nhiêu chiếc. Rồi khi tan lớp, chúng tôi thường rủ nhau về nhà một đứa nào đấy xem hoa đào nở, xem cái lọ lục bình cắm mấy cành hoa nở muộn. Sau những trò mải chơi thì lại chạy quáng quàng về nhà, đòi mẹ bóc rán bánh chưng lên ăn.
Bây giờ ít nhà gói nhiều bánh chưng, phong trào gói bánh cũng không còn rầm rộ như trước nữa, nhiều nhà cũng chỉ mua 1 – 2 chiếc cho có. Người ta cũng ngại cả bắc bếp lên rán bánh chưng, rất cách rách. Trẻ con lúc nào cũng vui như thế, ngay cả trước Tết và sau Tết, nhưng chúng có quá nhiều thứ để thích, để chơi, để ăn. Chẳng biết có còn đứa bé nào, trong những buổi sáng sớm trời còn lạnh, ngồi cạnh mẹ trong bếp ấm chờ rán bánh chưng chén xong rồi mới đến trường… Giờ ra chơi chạy nhảy, vị bánh chưng còn ợ lên nóng hết cả cổ. Tan học cũng muốn mau về nhà, vì biết chắc chắn mẹ vẫn còn phần cả một miếng bánh to trong góc chạn, để chỉ kịp quăng cặp sách, là mở ra “xực” liền.
Dư vị Tết nhất sẽ còn lại đến sau rằm. Khi món bánh chưng rán ngót đi rồi, nhà sẽ phá mứt, phá mâm ngũ quả, những chai rượu Tết, rượu màu, phá đi những hộp bánh hộp kẹo trên bàn thờ. Bọn trẻ con bao giờ cũng chờ mong những ngày này. Cứ đi học về là nhìn bàn thờ, thỉnh thoảng nhón xuống vài quả quất, rồi mong mỏi không biết đến khi nào thì những người lớn trong nhà “hạ lệnh”, để sẵn sàng chia chác. Những chiếc bánh kẹo, mứt xanh đỏ, những chiếc vỏ hộp rất đẹp ngày Tết bao giờ cũng có sức hấp dẫn với trẻ thơ.
Món bánh chưng rán dành cho những ngày sau Tết, như là tiếc nuối những ngày Nguyên đán đã thật xa rồi. Với tôi, khi ăn đến miếng bánh chưng rán trong nhà nghĩa là đã báo hiệu những ngày hết Tết, lại một năm mới biền biệt chờ đón. Cả Tết không động đến miếng bánh chưng, giờ sắp đi mới lại gắp lên miếng bánh để thấy ngậm ngùi. Thấy bao công lao của mẹ mình. Từ ngâm gạo, rửa lá, đãi đỗ, chẻ lạt, gói bánh đến luộc bánh, rồi chiều nay lại hì hụi vào bếp rán bánh chưng. Thấy sao mà thương thế. Thương cả người làm bánh, đến những chiếc bánh Tết nhất trong nhà mấy người ăn, còn lay lắt mãi… Mà bây giờ thì chẳng thể nào ngồi bên mẹ mỗi sáng sớm, chờ ăn miếng bánh nóng ròn, rồi vù đi học, để 3 – 4 tiết học sau lại chạy ù về, lao vào mở chạn bát, hỏi mẹ ơi nhà còn bánh chưng rán không !
Bao nhiều cái Tết tuổi thơ đã qua. Tôi đã rời “quê” ra “phố”, mỗi khi cơn lạnh chiều đông tràn về nhìn khói nhang bàn thờ Tết quê người, tôi lại nôn nao nhớ Tết xưa! Người ở xa thường nhớ Tết “quê”, nhưng có về “quê” mới thấy Tết “quê” không còn như xưa ! Tết “quê” đấy, nhưng không phải là Tết “quê” trong hoài niệm. Đôi khi tôi tự hỏi, đâu rồi cái Tết ngày xưa?
Bây giờ ngồi nhớ tết xưa
Bây giờ đang tết như chưa xuân về
Tết ngày xưa lắm bộn bề
Bánh chưng bánh tét thơ đề đối câu
Trời cao vốn sẵn công bình
Người trong gian khổ chút tình bay xa
Ngày nay xuân đến xuân qua
Cũng thường thôi giống như là ngày trôi
Hôm nay xuân đã về rồi
Mà sao thoáng chút bồi hồi cũng không !
Này em, em có chạnh lòng !
Còn anh ước được ta còn xuân xưa.
(L.V.T.)
Bây giờ đang tết như chưa xuân về
Tết ngày xưa lắm bộn bề
Bánh chưng bánh tét thơ đề đối câu
Trời cao vốn sẵn công bình
Người trong gian khổ chút tình bay xa
Ngày nay xuân đến xuân qua
Cũng thường thôi giống như là ngày trôi
Hôm nay xuân đã về rồi
Mà sao thoáng chút bồi hồi cũng không !
Này em, em có chạnh lòng !
Còn anh ước được ta còn xuân xưa.
(L.V.T.)
oOo
:caphe: Mời các bạn vào xem bài viết dưới đây, nói lên nỗi lòng nhớ Tết xưa của một người con gái xứ Huế kinh kỳ, hiện ở Vancouver, Canada.
LINKS: Nhớ Những Ngày Tết Xưa (Trần Thị Mai Hương)
Comment