Announcement

Collapse
No announcement yet.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


    Con người là sản phẩm cao quý nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở thành một thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Khi con người bắt đầu có ý thức và khả năng tìm hiểu về thế giới xung quanh thì đồng thời cũng bắt đầu tạo ra những công cụ, sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách là một vật thể sống, một yếu tố của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái.

    “Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho biết, hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt xa mức tái tạo băng 22,6 kilômét khối một năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên cứu và dự đoán thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu việc thay đổi khí hậu không được kiểm soát.

    Những kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2006 cho thấy, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Chính điều này đã gây nên hiện tượng Trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây.

    Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng thêm 1oC do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí (như N2O, HFCs, PFCs, SF6) - sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn khác.Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu được gọi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu như mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.”

    Là thế hệ đang được lớn lên trong thời đại thông tin toàn cầu, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam thông thạo với công nghệ, ngoại ngữ và tri thức hiện đại. Tuy nhiên, lực lượng dân số đông đảo này đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về thiếu hiểu biết về sinh thái và môi trường, trong khi đất nước ta đang tập trung vào các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Chính Thanh niên Việt Nam là đối tượng đang ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, đặc biệt muốn tìm hiểu những tác động của Biến đổi khí hậu và vai trò của mình trong bức tranh ấy.

    Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.

    - CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra

    từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.

    - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.

    - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.

    - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.

    - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.

    - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê (Mg).

    Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tan ( từ hơi thở của động vật và có một ít Cl- ( từ nước biển) và có độ pH dưới 5.Là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng, hơi nước…

    Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn

    có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4, acid Sunfur, acid Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các acid này đã làm cho nước mưa có tính acid.

    Một vài quặng kim loại như đồng (Cu) chẳng hạn, có chứa lưu huỳnh (S) và khí SO2 được tạo thành khi người ta tìm cách khai thác chúng.

    Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động thường tung vào khí quyển H2S và SO2.

    Ngoài ra, khí SO2 cũng có thể được thải từ sự mục nát của các loài thực vật đã chết từ lâu.

    Khí SO2 có nguồn tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10) so với nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao thông...). Bên cạnh đó, các nhà máy điện khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện cũng đã thải vào không khí một lượng lớn NOx. Ở một số nước, lượng khí thải này do các nhà máy nhiệt điện chiếm 40%, còn 60% là do các hoạt động giao thông vận tải.

    Nguyen nhân chu yeu vãn la tu cac hoat dong cua con nguoi nhu chat pha rung bua bai, dot rac, phun thuoc tru sâu. Ước tính khoảng 80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nitơ, 1/3 là do hoạt động của các máy năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động của đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau.

    El Niño (phát âm là "eo ni-nhô" hoặc "en ni-nô") là hiện tượng trái ngược với La Niña, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El Niño xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn.

    El Niño trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "cậu bé", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng. Cứ trung bình 3-10 năm[1], ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niño để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.

    Trong khí tượng học, đôi khi người ta còn gọi hiện tượng El Niño là Dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Niño có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Niño dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.

    Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Niño. Lý do là dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Hậu quả là các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, có khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày. Điều bất ngờ là những cơn gió ở Thái Bình Dương tự dưng đổi hướng vào thời điểm có El Niño. Chúng thổi ngược về phía đông thay vì phía tây như thời tiết mỗi năm. Những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận România, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Niño khống chế. Năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ El Niño gây ra. Ngược lại, hiện tượng khô hạn lại xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu. Do mây tập trung vào một khu vực có mật độ quá cao, do đó, phần còn lại của thế giới phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng. Các nước thường xuyên chịu ảnh hưởng khô hạn do El Niño gây ra có thể kể: Úc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm hàng triệu con kangaroo, cừu, bò... chết vì khát. Bang New South Wales suốt chín tháng không có mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt. Tại Thái Lan, hơn một triệu gia đình bị thiếu nước trầm trọng. Tại Việt Nam, một vùng rộng lớn bị mặn xâm nhập, đặc biệt là tại Nam Bộ, gây khô hạn, thiếu nước ngọt và thời tiết khô nóng, không mưa kéo dài.

    El Niño không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Vì sao lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Niño? Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Niño là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.

    Không phải El Niño lúc nào cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng này mới được ngư dân Peru phát hiện thì El Niño đồng nghĩa với "tin mừng". Vì nước biển lúc ấy tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển. Chúng là thức ăn cho cá biển. Nhờ thế nền đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh. Nếu năm nào mà hiện tượng El Niño không làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên quá cao thì năm đó sẽ có mùa cá bội thu.

    Ngoài ra, El Niño còn làm cho một số hoang mạc khô cằn nhất thế giới như Antacama (Nam Mỹ) có những cơn mưa lớn giúp cho thực vật tại nơi đây phát triển đáng kinh ngạc. Tiêu biểu là vào năm 2015, hoa đã nở rộ khắp Hoang mạc Antacama.

    Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

    Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi...

    Bão là xoáy thuận quy mô synop (500–1000 km) không có front, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.

    Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.[1]

    Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.

    Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ ba điều kiện: nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

    Trên biển Tây Bắc Thái Bình Dương, dải vĩ độ 5−20 hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26−27 °C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành, lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy.

    Đới gió cơ bản vùng nhiệt đới mà trong đó bão hình thành cần phải có độ đứt thẳng đứng nhỏ, vì độ đứt thẳng đứng của gió ngăn cản sự phát triển của xoáy thuận. Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, khi đới gió tây trên cao bao trùm lên trên đới tín phong (có hướng đông bắc) thì bão khó hình thành. Trái lại, bên trên tín phong có gió đông dày, thường tới 6 km, thì bão dễ hình thành và phát triển. Đới gió đông càng dày thì bão càng dễ hình thành và phát triển.

    Bão thường phát triển lên từ một vùng áp thấp nhỏ ban đầu. Trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, các vùng áp thấp thường hình thành trên ITCZ (dải hội tụ nhiệt đới), rãnh xích đạo hay từ các nhiễu động ở rìa đới tín phong như sóng đông hay sóng xích đạo.

    Giai đoạn phát triển:

    Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp bề mặt vùng bão tiếp tục giảm và tốc độ giảm áp ngày càng tăng, trung bình 15−20 hPa/ngày, cá biệt lên tới 97 hPa/ngày và 51 hPa/8 giờ (cơn bão Irma năm 1971 trên Tây Bắc Thái Bình Dương), cho đến khi đạt giá trị khí áp thấp nhất. Gió bão cũng càng ngày càng mạnh thêm một cách nhanh chóng với vùng gió mạnh nhất được hình thành và thu hẹp lại trong vách bão với bán kính chỉ chừng 100 km trở lại. Tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão thường xuất hiện vào cuối giai đoạn này.[1]

    Giai đoạn chín muồi:

    Giai đoạn này bắt đầu khi sự phát triển của bão đã hoàn tất, khí áp trung tâm bão không tiếp tục giảm thêm và tốc độ gió cực đại ở vùng gần trung tâm bão cũng không tăng thêm nữa. Nhưng ở giai đoạn này phạm vi bão và vùng gió mạnh ở gần trung tâm bão thường mở rộng hơn. Đặc biệt bán kính vùng gió mạnh từ khoảng trong 100 km có thể mở rộng tới 200 km hoặc hơn nữa. Giai đoạn này thường kéo dài vài ba ngày, có khi tới cả tuần lễ ở trên đại dương.[1]

    Giai đoạn tan rã:

    Khi bão đi vào đất liền, do ảnh hưởng của địa hình và đặc biệt là do không được cung cấp đầy đủ hơi ẩm nên bão bị mất tiềm nhiệt ngưng kết-năng lượng để tồn tại, kích thước thu hẹp, khí áp đầy lên nên nó bị suy yếu và tan rã sau 1−2 ngày. Bão cũng có thể suy yếu và tan rã trên biển khi gặp những điều kiện bất lợi như: đi vào vùng nước lạnh, bị không khí lạnh xâm nhập vào, kết cấu hoàn lưu trên cao không thuận lợi,

    Bão được gọi bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng khu vực hình thành trên Trái Đất. Bão có tên Hy Lạp là “Typhoon”, tên Arập là “Tufans”, tên Trung Quốc là “Taifung” gần giống các từ Hylạp và Arập. Ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông gọi là Typhoon. Vùng Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương gọi là Tropical Cyclone. Khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương gọi là Hurricane.

    Để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão vì các cơn bão có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có 2, 3 cơn bão, thậm chí có thể nhiều hơn, người ta đặt tên cho các cơn bão.

    Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải quân Mỹ đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão.

    Các cơn bão ở Đông Bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới.

    Ở vùng Bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới bắt đầu được đặt tên từ tháng 9 năm 2004 [4]

    Ở vùng Australia và nam Thái Bình Dương, bão bắt đầu được đặt tên (theo tên phụ nữ) từ năm 1964, đến năm 1973 thì sử dụng cả tên nam giới.

    Từ ngày 1/1/2000 các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới và rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên của khu vực Châu Á, được lấy từ 14 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của ủy ban bão thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing
Working...
X