[justify]
:caphe:----------------------
References
1. Journal of Biobehavioral Medicine. URL Link.
2. Psychoneuroendocrinology. URL Link.
3. Cognitive Therapy and Research. URL Link.
4. NeuroImage. URL Link.
5. Consciousness and Cognition. URL Link.
6. HHS Author Manuscripts. URL Link.
7. General Hospital Psychiatry. URL Link.
THIỀN VÀ NÃO BỘ[/justify]
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra. Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần được sáng tỏ.
Thiền là quá trình hạ thấp sóng não và giảm chuyển hoá
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo. Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não. Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta. Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. Sóng alpha (khoảng 8 đến 13c/s) là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp, tâm lý thoải mái và tinh thần minh mẩn. Sự gia tăng biên độ sóng alpha ứng với tình trạng êm dịu thần kinh. Sóng theta (khoảng 4c/s) thường xuất hiện liền trước lúc ngủ. Khi ngồi thiền, sóng theta sinh ra nhưng con người vẫn tỉnh táo, sóng theta ứng với quá trình nhập tĩnh của hành giả. Ở những người nhập tĩnh sâu, điện não đồ có thể xuất hiện sóng gamma (từ 1 đến 2c/s).
Nói chung, sinh hoạt hàng ngày luôn làm cho thần kinh con người ở trong tình trạng căng thẳng, kích thích ở những mức độ khác nhau dễ gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn hoạt động nội tiết và hoạt động miễn nhiễm. Ngược lại, quá trình hạ thấp sóng não, giảm chuyển hoá và giảm tiêu hao năng lượng của thiền là quá trình chủ động làm cho bộ não được nghỉ ngơi, phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, qua đó cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể và nâng cao khả năng chống lại những sự quấy nhiễu của môi trường bên ngoài.
Thiền tạo ra sự khác biệt cụ thể trên não bộ, phát triển trí não và làm chậm sự lão hoá. Các nhà thần kinh học cho rằng não bộ có thể nhận biết, thích ứng và tự điều chỉnh các phân tử và các tế bào trên cơ sở kinh nghiệm và sự luyện tập. Ông Kosslyn, một nhà tâm thần học nói “Nếu bạn làm một điều gì đó, bất cứ cái gì, ngay cả chơi bóng bàn, trong 20 năm, mỗi ngày 8 tiếng thì trong não bộ của bạn sẽ có một sự khác biệt so với những người không làm việc đó. Điều nầy là tất yếu”. Gần đây, một báo cáo của 2 nhà khoa học Arthur F. Kramer và Mc. Auley trường Đại học Illinois được phổ biến trong tập san chuyên về lão khoa số tháng 9/2006 của Hội Khoa học Mỹ đã xác nhận những người già thường xuyên tập thể dục có thể phát triển vùng não tương ứng và cải thiện trí nhớ. Người tham gia thí nghiệm là những người có cuộc sống tĩnh tại, tuổi từ 60 đến 79 tuổi. Họ được tập trung mỗi tuần 3 lần để tập những bài tập aerobic nhẹ -tương tự như một loại thiền động- Sau 6 tháng, đối chiếu, so sánh bộ não của những người nầy qua những hình ảnh được chụp bằng máy cộng hưởng từ đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể khối lượng não giữa trước và sau đợt thí nghiệm. Đối với thiền tĩnh, kết quả càng khả quan hơn. Bà Sara W. Lazar, Giáo sư trường Đại học Harvard, là người đồng nghiên cứu với Tiến sĩ Benson tại Bệnh viện Massachusettes General Hospital (MGH). Bà cho biết thiền giúp gia tăng chức năng của bộ não, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng và cải thiện lão hoá. Đặc biệt, thiền làm gia tăng độ dày của phần vỏ não phía trước trán. Điều nầy tương phản với quá trình thoái hoá não ở người già. Nghiên cứu nầy dựa trên những người từ 25 đến 50 tuổi, ngồi thiền 40 phút mỗi ngày. Bà Lazar nói “Ảnh hưởng của thiền định có thể đảo ngược tiến trình lão hoá”.
Thiền là liệu pháp đối trị các bệnh tâm thể
Từ lâu, khoa học đã phân biệt được mỗi khu vực não có liên quan đến những cảm xúc hoặc những khả năng khác nhau của con người. Ngày nay, với sự hổ trợ của các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được rằng quá trình ngồi thiền đã hoạt hoá được vùng não trước trán bên trái, nơi có những tế bào thần kinh cho ta cảm giác phấn khởi, an lạc. Chính điều nầy đã giúp cho các vị thiền sư dễ an định nội tâm, khó bị kích động bởi những cảm giác hận thù, sợ hải, lo âu. Do đó, thiền cũng là biện pháp đối trị hữu hiệu đối với các chứng bệnh do căng thẳng tâm lý gây ra. Giáo sư Herbert Benson cho rằng phần lớn các bệnh nhân đến các phòng mạch đều có liên quan đến stress. Những ca bệnh nầy đáp ứng rất kém đối với thuốc và phẫu thuật nhưng lại rất tốt đối với các liệu pháp tiếp cận tâm thể. Đối với các bệnh có nguồn gốc tâm lý, liệu pháp thiền là cách chữa tận gốc. Những nghiên cứu về thiền đều cho thấy thiền làm giảm sự căng cơ, giúp giải toả sự lo âu, bất an, đặc biệt là làm giảm họat hoá các nội tiết tố stress. Hiện nay có một phương pháp thiền đã được chính thức đưa vào giảng dạy và thực hành lâm sàng tại nhiều trường Đại học và Bệnh viện ở phương Tây, kể cả một số trường lớn ở Mỹ như Umass, Stanford, Duke, Virginia, San Francisco,… Đó là MBSR.
MBSR là chữ viết tắt của thuật ngữ “Mindfullness Based Stress Reduction”, tạm dịch là “Giảm Stress dựa trên sự tỉnh giác”. MBSR được xem là một liệu pháp bổ sung giúp điều chỉnh tinh thần, cảm xúc và cải thiện sức khoẻ. Đây là một kỹ thụât phát triển chánh niệm, tức khả năng nhận biết điều gì xảy ra nơi thân và tâm, qua đó có thể làm chủ bản thân và điều hoà cảm xúc. MBSR đã được Giáo sư Jon Kabat-Zinn khởi xướng đưa vào thực hành lâm sàng từ đầu những năm 1970. Cho đến nay, hàng chục ngàn người đã được hưởng lợi từ chương trình huấn luyện và điều trị nầy. Kết quả cho thấy MBSR giúp điều trị những bệnh về tim mạch, các chứng đau nhức mãn tính, rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột, chứng đau nửa đầu, cao huyết áp, mất ngủ, lo âu, hoảng loạn... Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 200 bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thực hành điều trị bằng MBSR.
Khi đề cập đến thiền, đến yoga, người ta thường nói đến sự hoà hợp hay hợp nhất (unity). Hợp nhất giữa thân và tâm, giữa con người và bối cảnh chung quanh và cuối cùng là sự hợp nhất hay tính vô phân biệt giữa cái tôi hữu hạn và cái vô cùng của vũ trụ vạn hữu.
Phương pháp Thiền đúng là phương pháp tạo ra sự hài hòa (harmony) trong thân, tâm, giữa thân và tâm, và giúp phát huy trí tuệ tâm linh. Khi thân tâm được hài hòa, thì sức khỏe thể xác lẫn tâm thần đều tốt. Nếu đang bị bệnh như bệnh tim mạch, áp huyết rối loạn, bị bệnh tâm thần như lo âu sợ sệt, trầm cảm, thì thiền sẽ giúp ta bớt bệnh hay hết bệnh. Ngày nay nhiều người tâm lý gia và bác sĩ tâm thần dùng thư giãn và thiền để chữa bệnh tâm thần. Khi thiền đúng, thì trí tuệ tâm linh bật ra, ta có nhiều trực giác hiểu được những điều mới mà trước kia ta chưa bao giờ biết tới. Mặt khác, tâm ta lúc nào cũng an vui, tự tại, thanh thản, sống giữa cuộc đời mà không dính mắc với cuộc đời.
Biết về não bộ giúp chúng ta biết được mình tập thiền sai hay đúng. Nhờ đó, ta thiền thành công hơn và đạt được kết quả nhanh chóng hơn. Ví dụ ta biết là khi thiền đúng, hệ thống đối giao cảm thần kinh làm việc, tiết ra những chất sinh hóa học giúp cho thân thể hài hòa khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng, an vui, ký ức hồi phục. Nếu ta thiền một thời gian, mà thấy tính tình mình nóng nảy, bệnh tật mình không giảm thì ta biết là thiền sai.
Tóm lại, dù thiền ngắn hạn hay dài hạn, ảnh hưởng của thiền đối với việc cải thiện các điều kiện tâm lý hoặc thể chất là điều rất rõ ràng. Và nếu ...
Nắng tắt, hết ngày lại đến đêm.
Đã tối, đường đời càng tối thêm.
Nhà mình đèn có mà không thắp,
Lại nhờ ánh sáng của nhà bên.
Sau núi mặt trời chưa kịp lặn.
Bên hồ trăng sáng đã nhô lên.
Sống chết luân hoàn, đời đã vậy,
Sao không niệm Phật, sớm quy thiền?
~ vua Trần Nhân Tông ~
Đã tối, đường đời càng tối thêm.
Nhà mình đèn có mà không thắp,
Lại nhờ ánh sáng của nhà bên.
Sau núi mặt trời chưa kịp lặn.
Bên hồ trăng sáng đã nhô lên.
Sống chết luân hoàn, đời đã vậy,
Sao không niệm Phật, sớm quy thiền?
~ vua Trần Nhân Tông ~
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra. Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần được sáng tỏ.
Thiền là quá trình hạ thấp sóng não và giảm chuyển hoá
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo. Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não. Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta. Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. Sóng alpha (khoảng 8 đến 13c/s) là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp, tâm lý thoải mái và tinh thần minh mẩn. Sự gia tăng biên độ sóng alpha ứng với tình trạng êm dịu thần kinh. Sóng theta (khoảng 4c/s) thường xuất hiện liền trước lúc ngủ. Khi ngồi thiền, sóng theta sinh ra nhưng con người vẫn tỉnh táo, sóng theta ứng với quá trình nhập tĩnh của hành giả. Ở những người nhập tĩnh sâu, điện não đồ có thể xuất hiện sóng gamma (từ 1 đến 2c/s).
Nói chung, sinh hoạt hàng ngày luôn làm cho thần kinh con người ở trong tình trạng căng thẳng, kích thích ở những mức độ khác nhau dễ gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn hoạt động nội tiết và hoạt động miễn nhiễm. Ngược lại, quá trình hạ thấp sóng não, giảm chuyển hoá và giảm tiêu hao năng lượng của thiền là quá trình chủ động làm cho bộ não được nghỉ ngơi, phục hồi khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, qua đó cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể và nâng cao khả năng chống lại những sự quấy nhiễu của môi trường bên ngoài.
Thiền tạo ra sự khác biệt cụ thể trên não bộ, phát triển trí não và làm chậm sự lão hoá. Các nhà thần kinh học cho rằng não bộ có thể nhận biết, thích ứng và tự điều chỉnh các phân tử và các tế bào trên cơ sở kinh nghiệm và sự luyện tập. Ông Kosslyn, một nhà tâm thần học nói “Nếu bạn làm một điều gì đó, bất cứ cái gì, ngay cả chơi bóng bàn, trong 20 năm, mỗi ngày 8 tiếng thì trong não bộ của bạn sẽ có một sự khác biệt so với những người không làm việc đó. Điều nầy là tất yếu”. Gần đây, một báo cáo của 2 nhà khoa học Arthur F. Kramer và Mc. Auley trường Đại học Illinois được phổ biến trong tập san chuyên về lão khoa số tháng 9/2006 của Hội Khoa học Mỹ đã xác nhận những người già thường xuyên tập thể dục có thể phát triển vùng não tương ứng và cải thiện trí nhớ. Người tham gia thí nghiệm là những người có cuộc sống tĩnh tại, tuổi từ 60 đến 79 tuổi. Họ được tập trung mỗi tuần 3 lần để tập những bài tập aerobic nhẹ -tương tự như một loại thiền động- Sau 6 tháng, đối chiếu, so sánh bộ não của những người nầy qua những hình ảnh được chụp bằng máy cộng hưởng từ đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể khối lượng não giữa trước và sau đợt thí nghiệm. Đối với thiền tĩnh, kết quả càng khả quan hơn. Bà Sara W. Lazar, Giáo sư trường Đại học Harvard, là người đồng nghiên cứu với Tiến sĩ Benson tại Bệnh viện Massachusettes General Hospital (MGH). Bà cho biết thiền giúp gia tăng chức năng của bộ não, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng và cải thiện lão hoá. Đặc biệt, thiền làm gia tăng độ dày của phần vỏ não phía trước trán. Điều nầy tương phản với quá trình thoái hoá não ở người già. Nghiên cứu nầy dựa trên những người từ 25 đến 50 tuổi, ngồi thiền 40 phút mỗi ngày. Bà Lazar nói “Ảnh hưởng của thiền định có thể đảo ngược tiến trình lão hoá”.
Thiền là liệu pháp đối trị các bệnh tâm thể
Từ lâu, khoa học đã phân biệt được mỗi khu vực não có liên quan đến những cảm xúc hoặc những khả năng khác nhau của con người. Ngày nay, với sự hổ trợ của các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được rằng quá trình ngồi thiền đã hoạt hoá được vùng não trước trán bên trái, nơi có những tế bào thần kinh cho ta cảm giác phấn khởi, an lạc. Chính điều nầy đã giúp cho các vị thiền sư dễ an định nội tâm, khó bị kích động bởi những cảm giác hận thù, sợ hải, lo âu. Do đó, thiền cũng là biện pháp đối trị hữu hiệu đối với các chứng bệnh do căng thẳng tâm lý gây ra. Giáo sư Herbert Benson cho rằng phần lớn các bệnh nhân đến các phòng mạch đều có liên quan đến stress. Những ca bệnh nầy đáp ứng rất kém đối với thuốc và phẫu thuật nhưng lại rất tốt đối với các liệu pháp tiếp cận tâm thể. Đối với các bệnh có nguồn gốc tâm lý, liệu pháp thiền là cách chữa tận gốc. Những nghiên cứu về thiền đều cho thấy thiền làm giảm sự căng cơ, giúp giải toả sự lo âu, bất an, đặc biệt là làm giảm họat hoá các nội tiết tố stress. Hiện nay có một phương pháp thiền đã được chính thức đưa vào giảng dạy và thực hành lâm sàng tại nhiều trường Đại học và Bệnh viện ở phương Tây, kể cả một số trường lớn ở Mỹ như Umass, Stanford, Duke, Virginia, San Francisco,… Đó là MBSR.
MBSR là chữ viết tắt của thuật ngữ “Mindfullness Based Stress Reduction”, tạm dịch là “Giảm Stress dựa trên sự tỉnh giác”. MBSR được xem là một liệu pháp bổ sung giúp điều chỉnh tinh thần, cảm xúc và cải thiện sức khoẻ. Đây là một kỹ thụât phát triển chánh niệm, tức khả năng nhận biết điều gì xảy ra nơi thân và tâm, qua đó có thể làm chủ bản thân và điều hoà cảm xúc. MBSR đã được Giáo sư Jon Kabat-Zinn khởi xướng đưa vào thực hành lâm sàng từ đầu những năm 1970. Cho đến nay, hàng chục ngàn người đã được hưởng lợi từ chương trình huấn luyện và điều trị nầy. Kết quả cho thấy MBSR giúp điều trị những bệnh về tim mạch, các chứng đau nhức mãn tính, rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột, chứng đau nửa đầu, cao huyết áp, mất ngủ, lo âu, hoảng loạn... Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 200 bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thực hành điều trị bằng MBSR.
Khi đề cập đến thiền, đến yoga, người ta thường nói đến sự hoà hợp hay hợp nhất (unity). Hợp nhất giữa thân và tâm, giữa con người và bối cảnh chung quanh và cuối cùng là sự hợp nhất hay tính vô phân biệt giữa cái tôi hữu hạn và cái vô cùng của vũ trụ vạn hữu.
Phương pháp Thiền đúng là phương pháp tạo ra sự hài hòa (harmony) trong thân, tâm, giữa thân và tâm, và giúp phát huy trí tuệ tâm linh. Khi thân tâm được hài hòa, thì sức khỏe thể xác lẫn tâm thần đều tốt. Nếu đang bị bệnh như bệnh tim mạch, áp huyết rối loạn, bị bệnh tâm thần như lo âu sợ sệt, trầm cảm, thì thiền sẽ giúp ta bớt bệnh hay hết bệnh. Ngày nay nhiều người tâm lý gia và bác sĩ tâm thần dùng thư giãn và thiền để chữa bệnh tâm thần. Khi thiền đúng, thì trí tuệ tâm linh bật ra, ta có nhiều trực giác hiểu được những điều mới mà trước kia ta chưa bao giờ biết tới. Mặt khác, tâm ta lúc nào cũng an vui, tự tại, thanh thản, sống giữa cuộc đời mà không dính mắc với cuộc đời.
Biết về não bộ giúp chúng ta biết được mình tập thiền sai hay đúng. Nhờ đó, ta thiền thành công hơn và đạt được kết quả nhanh chóng hơn. Ví dụ ta biết là khi thiền đúng, hệ thống đối giao cảm thần kinh làm việc, tiết ra những chất sinh hóa học giúp cho thân thể hài hòa khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng, an vui, ký ức hồi phục. Nếu ta thiền một thời gian, mà thấy tính tình mình nóng nảy, bệnh tật mình không giảm thì ta biết là thiền sai.
Tóm lại, dù thiền ngắn hạn hay dài hạn, ảnh hưởng của thiền đối với việc cải thiện các điều kiện tâm lý hoặc thể chất là điều rất rõ ràng. Và nếu ...
Nếu bạn tự có tâm an,
Ở đâu cũng thấy như đang ở nhà ...:caphe:
Ở đâu cũng thấy như đang ở nhà ...:caphe:
Thu tàn rồi lại đông sang ...
Bước chân lữ khách dặm ngàn tha hương
Phút giây chợt thấu vô thường !
Cúi đầu sụp lạy dặm trường đã qua. (T.B.)
Bước chân lữ khách dặm ngàn tha hương
Phút giây chợt thấu vô thường !
Cúi đầu sụp lạy dặm trường đã qua. (T.B.)
:caphe:----------------------
References
1. Journal of Biobehavioral Medicine. URL Link.
2. Psychoneuroendocrinology. URL Link.
3. Cognitive Therapy and Research. URL Link.
4. NeuroImage. URL Link.
5. Consciousness and Cognition. URL Link.
6. HHS Author Manuscripts. URL Link.
7. General Hospital Psychiatry. URL Link.