TRIẾT LÝ CỦA SỰ IM LẶNG
Philosophie du Silence
Philosophie du Silence
:caphe: Đọc & Suy ngẫm :caphe:
[justify]Im lặng là một phạm trù tâm lý trong triết học nói lên một hành động của con người trước một hoàn cảnh nào đó gặp phải. Im lặng cũng là một vũ khí tâm linh được xử dụng khôn khéo giúp động vật thượng đẳng thích ứng được trong việc xử thể ngoài đời.
Chúng ta vẫn hiểu rằng ngôn từ có một tầm quan trọng không thể thay thế trong đời sống xã hội, trong tình cảm, và cả trong tư duy của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngôn từ không thể phát huy được sức mạnh của nó. Thậm chí, nếu bạn cố chấp để phát ngôn thì có khi kết quả còn đi ngược lại với mong muốn của bạn.
Im lặng là một ngôn ngữ. Im lặng có thể trả lời một vài câu hỏi tế nhị. Tuy nhiên đối phương vẫn sẽ cảm thấy hài lòng vì ngôn ngữ hình thể sẽ thể hiện câu trả lời đối phương cần. Đó là khi hai đối tượng được gặp nhau. Nhưng nếu như sự im lặng cộng với khoảng cách và thời gian, đối phương sẽ không coi sự im lặng là vàng nữa mà đó sẽ là sự tra tấn, trừ phi đối phương giải mã được sự im lặng ấy.
[/justify]
Người ta thường nói: Im lặng là vàng. Nhưng liệu im lặng có là vàng khi im lặng chính là một thứ vũ khí có thể hủy hoại nhiều mối quan hệ. Im lặng có thể là một sự đáng sợ.
Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ!
Bạn biết đấy, khi một người im lặng, người còn lại sẽ phải đoán xem tại sao người kia im lặng. Khi đoán về sự im lặng của nhau, có rất nhiều sự lầm tưởng. Không phải lúc nào đối phương cũng tinh tế hiểu được sự im lặng của bạn là khách quan (bận việc, hết pin, sóng yếu, ngoài vùng phủ sóng…). Đôi khi, ngay cả với những bạn có thừa sự tinh tế cần thiết, sự im lặng của người kia vẫn khiến họ mất tập trung vào công việc.
Bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của sự im lặng?
Im lặng là trạng thái không muốn giao lưu tiếp xúc với ai
Chúng ta, ai cũng đều có những lúc tâm trạng không vui. Tâm trạng ấy đến từ nhiều áp lực trong cuộc sống. Khi chúng ta thất tình, chúng ta cũng thường hay rơi vào trạng thái im lặng hàng giờ, hàng ngày vì nỗi buồn chất chứa trong tim quá nhiều. Và chúng ta không muốn nói chuyện hay giãi bày với ai. Chúng ta muốn được yên thân một mình tự gặm nhấm nỗi buồn. Đây có lẽ là trường hợp phổ biến nhất. Bạn nên nhớ, bạn không thể không tiếp xúc ai đó cả đời được.
Im lặng là một trạng thái của sự im lặng, chiến tranh lạnh trong tình yêu
Trước khi bước vào một cuộc chiến tranh lạnh như thế này, hẳn một trong hai người yêu nhau đã thể hiện rất nhiều quan điểm. Những quan điểm ấy có thể bằng lời nói hoặc hành động ẩn ý một cách khéo léo về những điều họ không hài lòng ở đối phương; và đối phương không tỏ ra tiếp thu. Nếu sự giao tiếp chỉ là ẩn ý và đối phương không hiểu, chúng ta cần phải có những cuộc nói chuyện đi thẳng vào vấn đề trước khi một cuộc chiến tranh lạnh thật sự xảy ra.
Tuy nhiên, một khi cặp đôi không thể tìm được tiếng nói chung, chiến tranh lạnh của sự im lặng dai dẳng chính là dấu hiệu chuẩn bị kết thúc một cuộc tình. Nếu điều đó thật sự xảy ra, phải chăng tình yêu đó thật sự không dành cho bạn? Tình yêu là một mối quan hệ cần sự giao tiếp, cần sự cởi mở và cần sự thông hiểu.
Công việc cũng vậy, mọi sự im lặng không giao tiếp chân thành sẽ khiến mọi việc chỉ trở nên rắc rối.
Im lặng không phải là một cảm xúc tích cực.
Im lặng vì bị bức xúc đến cùng cực. Im lặng là sự chán nản
Dạng thứ ba của im lặng chính là khi bạn bức xúc đến cùng cực. Khi bạn bức xúc ở mức độ vừa phải, bạn sẽ cất tiếng nói để trải lòng hết tâm tư, sử dụng tất cả lý lẽ và sự thật cần thiết với mong muốn được người nghe thấu hiểu, đón nhận và đồng cảm. Nhưng nếu người nghe không thể hiện thái độ họ thật sự muốn lắng nghe, tức họ nghe cho có nhưng không nhập tâm và không muốn hiểu điều bạn đang muốn truyền đạt, thì mức độ bức xúc thông thường ấy sẽ chuyển thành cùng cực. Có thể họ kém cỏi không hiểu thật, mà có thể đối phương cố tình không muốn hiểu. Họ không thèm hiểu và đoái hoài đến cảm xúc và cảm nghĩ của bạn có lẽ vì họ không còn muốn quan tâm tới bạn nữa trên mọi phương diện, hoặc có thể họ không có lý do cần phải quan tâm và đề cao điều bạn muốn nói. Trong trường hợp này bạn có thể chuyển biến sang tâm trạng không thèm nói nữa, bạn chán nản vì có nói nữa cũng chẳng giải quyết được gì.
Bạn im lặng khi bạn đã nói quá đủ.
Im lặng là sự từ chối
Sau khi đi phỏng vấn về, bạn chờ mãi chờ hoài nhưng không có kết quả phản hồi từ nhà tuyển dụng: bạn đã bị từ chối. Khi bạn đề xuất một ý tưởng với ai đó và không được họ hưởng ứng, thường họ sẽ im lặng hoặc lái câu chuyện sang một chủ đề khác. Trường hợp khác, khi bạn nhắn tin cho một ai đó với mục đích tán tỉnh mà không được họ hồi âm, tức bạn nên hiểu họ không có hứng thú với bạn và thật sự không muốn bị phiền phức: đó cũng là một sự từ chối.
Im lặng đôi khi là thái độ tiếp thu và lắng nghe
Vâng, đây chính là sự im lặng đáng giá ngàn vàng. Khi bạn sai, hoặc cảm thấy mình sai, sự im lặng lắng nghe mọi sự chỉ dẫn, mọi sự mắng mỏ từ người bạn đã phạm lỗi hoặc từ người chỉ ra điểm sai lầm của bạn là điều cần thiết. Đây chính là lúc phát huy thế mạnh của sự im lặng là vàng, kết hợp một vài ngôn ngữ hình thể và nét mặt chứng tỏ bạn cũng cảm thấy ân hận.
Đôi khi để lắng nghe đến chăm chú một thông tin bổ ích nào đó, sự im lặng trong trường hợp này thể hiện sự tập trung của bạn. Bạn biết đấy, khi nói chuyện với nhau, một trong hai người phải im lặng lắng nghe người kia nói. Và khi bạn im lặng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra cơ hội và điều kiện cho mình tiếp nhận thật nhiều thông tin hữu ích thông qua các cơ quan thính giác và thị giác.
Điều này rất đúng trong học tập trong giáo dục. Theo Telegraph, nhiều trường học ở Anh đã đưa một số tiết học thiền vào thời khóa biểu của học sinh. Ông Kevin Hogston - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sheringdale (London) vừa yêu cầu thực hiện một phút im lặng trong cuộc họp học sinh toàn trường diễn ra 2 lần một tuần. Trong các cuộc họp này, học sinh được dạy các kỹ thuật thở và được khuyến khích suy ngẫm. Hoạt động này được tiến hành theo sau đợt thử nghiệm thành công ở trường tiểu học Latchmere, nơi ông Hogston từng làm việc.
Trường Latchmere đã thành lập một phòng đặc biệt trong đó học sinh có thể trải qua một giờ/tuần học thiền và các kỹ thuật nghỉ ngơi. Ông Hogston chia sẻ: “Trước đó, học sinh trường cũ khó ngủ do nhiều nguyên nhân, như thiếu tập thể dục, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử nhiều, nên đến trường trong trạng thái mệt mỏi, không tập trung. Sau khi được dạy các kỹ thuật nghỉ ngơi và thiền cơ bản, học sinh cải thiện được sự chú ý, làm bài kiểm tốt hơn và cảm thấy tỉnh táo hơn khi ở trường
Im lặng phải chăng là để tìm cách giải quyết vấn đề?
Im lặng để tìm cách giải quyết vấn đề.
Không phải ai cũng nhạy trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng và tế nhị. Có câu “nói trước bước không qua” nên không phải việc gì cũng cần phải nói ra hoặc phải giải trình với một ai đó. Sự im lặng trong khoảng thời gian cần thiết có thể cho ta không gian để suy nghĩ, để trải nghiệm, để đánh giá tình huống, để chuẩn bị tâm thế, và để tìm ra hướng giải quyết.
Im lặng là khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu.
Khi không có kiến thức về vấn đề người khác đang bàn luận, tốt nhất hãy im lặng. Im lặng để “dựa cột mà nghe”, vì nếu bạn bốc khoét về một vấn đề khi bạn không có kiến thức thì chỉ làm cho người khác nhận ra sự kém mọn của bạn mà thôi. Hãy khiêm nhường lắng nghe để thu về cho mình những kiến thức mới trong đại dương kiến thức trên đời.
Chung quy lại, ý nghĩa của sự im lặng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề, từng thời điểm. Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng, vì vậy hãy biết cách im lặng. Bởi im lặng là một nghệ thuật sống.
Bạn có thể chọn im lặng để giải quyết một số vấn đề, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy nhu cầu bạn muốn đối phương sẽ suy nghĩ như thế nào về bạn hay bạn muốn đối phương sẽ phản ứng ra sao đối với bạn. Nếu bạn muốn đối phương ghét bạn: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương hiểu bạn đang lắng nghe: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương tránh không làm phiền bạn: hãy im lặng. Tuy nhiên suy cho cùng, im lặng không phải là cách hay nhất để giải quyết mọi vấn đề.
Im lặng để hành động. Đối diện với sự xúc phạm, sự ngờ vực, sự chỉ trích…, người ta có nhiều cách để phản ứng lại. Nhưng với tôi thì, cách tốt nhất để đáp trả những điều đó không phải là phát ngôn, mà là im lặng. Nhưng không phải im lặng để chịu đựng mà phải là ngậm miệng lại, nhưng tâm trí mở ra. Không dồn sức vào lời nói, nhưng dồn hết công lực cho một hành động mạnh mẽ để thể hiện năng lực của mình. Cây ngay không sợ chết đứng. Quân tử không tranh luận nhiều lời. Trí tuệ nằm ở việc bạn biết khi nào mình nên phát ngôn để lời lẽ của bạn có giá trị.
Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ nguyên nhân – kết quả, nhìn rõ những gì bản thân làm chưa tốt. Im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện, khiến sự xao động trở nên bình tĩnh, khiến những cảm xúc tiêu cực chợt mất hút chẳng còn.
Nhà hiền triết Socrates từng thừa nhận rằng: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Ấy là vì tri thức tựa như biển rộng, còn những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương.
Sẽ có lúc bạn cần phải nói thật nhiều. Nhưng cũng có lúc im lặng quan trọng hơn như thế. Biết im lặng đúng lúc và nói khi cần. Đó mới là người biết sống.
Hi vọng bạn đã hiểu sự huyền diệu của sự lặng im ?
Người ta thường nói: Im lặng là vàng. Nhưng liệu im lặng có là vàng khi im lặng chính là một thứ vũ khí có thể hủy hoại nhiều mối quan hệ. Im lặng có thể là một sự đáng sợ.
Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ!
Bạn biết đấy, khi một người im lặng, người còn lại sẽ phải đoán xem tại sao người kia im lặng. Khi đoán về sự im lặng của nhau, có rất nhiều sự lầm tưởng. Không phải lúc nào đối phương cũng tinh tế hiểu được sự im lặng của bạn là khách quan (bận việc, hết pin, sóng yếu, ngoài vùng phủ sóng…). Đôi khi, ngay cả với những bạn có thừa sự tinh tế cần thiết, sự im lặng của người kia vẫn khiến họ mất tập trung vào công việc.
Bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của sự im lặng?
Im lặng là trạng thái không muốn giao lưu tiếp xúc với ai
Chúng ta, ai cũng đều có những lúc tâm trạng không vui. Tâm trạng ấy đến từ nhiều áp lực trong cuộc sống. Khi chúng ta thất tình, chúng ta cũng thường hay rơi vào trạng thái im lặng hàng giờ, hàng ngày vì nỗi buồn chất chứa trong tim quá nhiều. Và chúng ta không muốn nói chuyện hay giãi bày với ai. Chúng ta muốn được yên thân một mình tự gặm nhấm nỗi buồn. Đây có lẽ là trường hợp phổ biến nhất. Bạn nên nhớ, bạn không thể không tiếp xúc ai đó cả đời được.
Im lặng là một trạng thái của sự im lặng, chiến tranh lạnh trong tình yêu
Trước khi bước vào một cuộc chiến tranh lạnh như thế này, hẳn một trong hai người yêu nhau đã thể hiện rất nhiều quan điểm. Những quan điểm ấy có thể bằng lời nói hoặc hành động ẩn ý một cách khéo léo về những điều họ không hài lòng ở đối phương; và đối phương không tỏ ra tiếp thu. Nếu sự giao tiếp chỉ là ẩn ý và đối phương không hiểu, chúng ta cần phải có những cuộc nói chuyện đi thẳng vào vấn đề trước khi một cuộc chiến tranh lạnh thật sự xảy ra.
Tuy nhiên, một khi cặp đôi không thể tìm được tiếng nói chung, chiến tranh lạnh của sự im lặng dai dẳng chính là dấu hiệu chuẩn bị kết thúc một cuộc tình. Nếu điều đó thật sự xảy ra, phải chăng tình yêu đó thật sự không dành cho bạn? Tình yêu là một mối quan hệ cần sự giao tiếp, cần sự cởi mở và cần sự thông hiểu.
Công việc cũng vậy, mọi sự im lặng không giao tiếp chân thành sẽ khiến mọi việc chỉ trở nên rắc rối.
Im lặng không phải là một cảm xúc tích cực.
Im lặng vì bị bức xúc đến cùng cực. Im lặng là sự chán nản
Dạng thứ ba của im lặng chính là khi bạn bức xúc đến cùng cực. Khi bạn bức xúc ở mức độ vừa phải, bạn sẽ cất tiếng nói để trải lòng hết tâm tư, sử dụng tất cả lý lẽ và sự thật cần thiết với mong muốn được người nghe thấu hiểu, đón nhận và đồng cảm. Nhưng nếu người nghe không thể hiện thái độ họ thật sự muốn lắng nghe, tức họ nghe cho có nhưng không nhập tâm và không muốn hiểu điều bạn đang muốn truyền đạt, thì mức độ bức xúc thông thường ấy sẽ chuyển thành cùng cực. Có thể họ kém cỏi không hiểu thật, mà có thể đối phương cố tình không muốn hiểu. Họ không thèm hiểu và đoái hoài đến cảm xúc và cảm nghĩ của bạn có lẽ vì họ không còn muốn quan tâm tới bạn nữa trên mọi phương diện, hoặc có thể họ không có lý do cần phải quan tâm và đề cao điều bạn muốn nói. Trong trường hợp này bạn có thể chuyển biến sang tâm trạng không thèm nói nữa, bạn chán nản vì có nói nữa cũng chẳng giải quyết được gì.
Bạn im lặng khi bạn đã nói quá đủ.
Im lặng là sự từ chối
Sau khi đi phỏng vấn về, bạn chờ mãi chờ hoài nhưng không có kết quả phản hồi từ nhà tuyển dụng: bạn đã bị từ chối. Khi bạn đề xuất một ý tưởng với ai đó và không được họ hưởng ứng, thường họ sẽ im lặng hoặc lái câu chuyện sang một chủ đề khác. Trường hợp khác, khi bạn nhắn tin cho một ai đó với mục đích tán tỉnh mà không được họ hồi âm, tức bạn nên hiểu họ không có hứng thú với bạn và thật sự không muốn bị phiền phức: đó cũng là một sự từ chối.
Im lặng đôi khi là thái độ tiếp thu và lắng nghe
Vâng, đây chính là sự im lặng đáng giá ngàn vàng. Khi bạn sai, hoặc cảm thấy mình sai, sự im lặng lắng nghe mọi sự chỉ dẫn, mọi sự mắng mỏ từ người bạn đã phạm lỗi hoặc từ người chỉ ra điểm sai lầm của bạn là điều cần thiết. Đây chính là lúc phát huy thế mạnh của sự im lặng là vàng, kết hợp một vài ngôn ngữ hình thể và nét mặt chứng tỏ bạn cũng cảm thấy ân hận.
Đôi khi để lắng nghe đến chăm chú một thông tin bổ ích nào đó, sự im lặng trong trường hợp này thể hiện sự tập trung của bạn. Bạn biết đấy, khi nói chuyện với nhau, một trong hai người phải im lặng lắng nghe người kia nói. Và khi bạn im lặng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra cơ hội và điều kiện cho mình tiếp nhận thật nhiều thông tin hữu ích thông qua các cơ quan thính giác và thị giác.
Điều này rất đúng trong học tập trong giáo dục. Theo Telegraph, nhiều trường học ở Anh đã đưa một số tiết học thiền vào thời khóa biểu của học sinh. Ông Kevin Hogston - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sheringdale (London) vừa yêu cầu thực hiện một phút im lặng trong cuộc họp học sinh toàn trường diễn ra 2 lần một tuần. Trong các cuộc họp này, học sinh được dạy các kỹ thuật thở và được khuyến khích suy ngẫm. Hoạt động này được tiến hành theo sau đợt thử nghiệm thành công ở trường tiểu học Latchmere, nơi ông Hogston từng làm việc.
Trường Latchmere đã thành lập một phòng đặc biệt trong đó học sinh có thể trải qua một giờ/tuần học thiền và các kỹ thuật nghỉ ngơi. Ông Hogston chia sẻ: “Trước đó, học sinh trường cũ khó ngủ do nhiều nguyên nhân, như thiếu tập thể dục, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử nhiều, nên đến trường trong trạng thái mệt mỏi, không tập trung. Sau khi được dạy các kỹ thuật nghỉ ngơi và thiền cơ bản, học sinh cải thiện được sự chú ý, làm bài kiểm tốt hơn và cảm thấy tỉnh táo hơn khi ở trường
Im lặng phải chăng là để tìm cách giải quyết vấn đề?
Im lặng để tìm cách giải quyết vấn đề.
Không phải ai cũng nhạy trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng và tế nhị. Có câu “nói trước bước không qua” nên không phải việc gì cũng cần phải nói ra hoặc phải giải trình với một ai đó. Sự im lặng trong khoảng thời gian cần thiết có thể cho ta không gian để suy nghĩ, để trải nghiệm, để đánh giá tình huống, để chuẩn bị tâm thế, và để tìm ra hướng giải quyết.
Im lặng là khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu.
Khi không có kiến thức về vấn đề người khác đang bàn luận, tốt nhất hãy im lặng. Im lặng để “dựa cột mà nghe”, vì nếu bạn bốc khoét về một vấn đề khi bạn không có kiến thức thì chỉ làm cho người khác nhận ra sự kém mọn của bạn mà thôi. Hãy khiêm nhường lắng nghe để thu về cho mình những kiến thức mới trong đại dương kiến thức trên đời.
Trên đỉnh núi Fansipan, Vietnam
Chung quy lại, ý nghĩa của sự im lặng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề, từng thời điểm. Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng, vì vậy hãy biết cách im lặng. Bởi im lặng là một nghệ thuật sống.
Bạn có thể chọn im lặng để giải quyết một số vấn đề, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy nhu cầu bạn muốn đối phương sẽ suy nghĩ như thế nào về bạn hay bạn muốn đối phương sẽ phản ứng ra sao đối với bạn. Nếu bạn muốn đối phương ghét bạn: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương hiểu bạn đang lắng nghe: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương tránh không làm phiền bạn: hãy im lặng. Tuy nhiên suy cho cùng, im lặng không phải là cách hay nhất để giải quyết mọi vấn đề.
Im lặng để hành động. Đối diện với sự xúc phạm, sự ngờ vực, sự chỉ trích…, người ta có nhiều cách để phản ứng lại. Nhưng với tôi thì, cách tốt nhất để đáp trả những điều đó không phải là phát ngôn, mà là im lặng. Nhưng không phải im lặng để chịu đựng mà phải là ngậm miệng lại, nhưng tâm trí mở ra. Không dồn sức vào lời nói, nhưng dồn hết công lực cho một hành động mạnh mẽ để thể hiện năng lực của mình. Cây ngay không sợ chết đứng. Quân tử không tranh luận nhiều lời. Trí tuệ nằm ở việc bạn biết khi nào mình nên phát ngôn để lời lẽ của bạn có giá trị.
Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ nguyên nhân – kết quả, nhìn rõ những gì bản thân làm chưa tốt. Im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện, khiến sự xao động trở nên bình tĩnh, khiến những cảm xúc tiêu cực chợt mất hút chẳng còn.
Nhà hiền triết Socrates từng thừa nhận rằng: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Ấy là vì tri thức tựa như biển rộng, còn những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương.
Sẽ có lúc bạn cần phải nói thật nhiều. Nhưng cũng có lúc im lặng quan trọng hơn như thế. Biết im lặng đúng lúc và nói khi cần. Đó mới là người biết sống.
Hi vọng bạn đã hiểu sự huyền diệu của sự lặng im ?
oOo
Tham Khảo
1. Bài viết của ELLE Team
Xuất bản: 22/08/2015 07:00:08 | Chỉnh sửa: 26/09/2017 21:04:07
2. http://tinhhoa.net/im-lang-suc-manh-...lanh-lung.html
3. https://www.ernweb.com/educational-r...e-in-teaching/
4. Silence-as-a-pedagogical-tool.
https://www.timeshighereducation.com...006621.article
Comment