The House of the Rising Sun nguyên là một bản dân ca Mỹ kể về kiếp sống khốn cùng của một cô gái ở thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ. Thành phố này đã được ghi nhận là nơi ra đời của jazz, thể loại được nhiều người liệt vào hàng “âm nhạc nghệ thuật” (art music).
Qua lời hát trong ca khúc nguyên thủy (do Georgia Turner hát và Alan Lomax ghi lại), chúng ta được biết đây là lời tự thuật của một cô gái dại dột bỏ nhà đi theo gã tình nhân say sưa, cờ bạc tới New Orleans, rồi trở thành một cô gái buôn hương bán phấn trong một thanh lâu có tên là “The Rising Sun”. Cũng có một số người dựa vào mấy chữ “ball and chain” (xiềng xích tù tội” trong câu I’m going back to New Orleans to wear that ball and chain) để đi tới kết luận “The House of the Rising Sun” là một ngục thất.
Trước khi được nhạc sĩ Alan Price, trưởng ban nhạc The Animals, cải biên thành một bản rock hiện đại, The House of the Rising Sun đã được xem là bản dân ca vùng núi Appalachian (Appalachian folk) có nhiều giai thoại và huyền thoại nhất. Như chúng tôi đã viết trong một bài trước đây, vùng núi Appalachian Mountains, gồm các tiểu bang Kentucky, Tennessee, Virginia, Maryland, West Virginia, North Carolina, và một phần của các tiểu bang Georgia, South Carolina, Pennsylvania, và Ohio, nơi mà thành phần dân cư đa số là di dân gốc Anh, Ái-nhĩ-lan, Tô-cách-lan, được xem là cái nôi của nền dân ca Hoa Kỳ, thường được gọi là Appalachian folk.
Cũng như nhiều bài hát phổ biến trong dân gian, bản nhạc này khuyết danh tác giả do nguồn gốc không được ghi chép rõ ràng. Theo giới nghiên cứu âm nhạc, bài hát này bắt nguồn từ bản dân ca “The Unfortunate Rake” của người Anh, có từ vài thế kỷ trước.
Bản ghi âm lâu đời nhất là vào năm 1934 của Clarence Tom Ashley, nhưng vào lúc ấy bản nhạc vẫn còn mang tựa đề “The Rising Sun Blues”. Mãi tới gần một thập niên sau, vào năm 1941, lần đầu tiên bản nhạc này được đổi tên thành “The House of the Rising Sun” qua phiên bản ghi âm của ban nhạc Almanach Singers ở New York. Các nghệ sĩ nổi tiếng khác của làng nhạc folk như Joshua White, Lead Belly hay Woody Guthrie cũng có ghi âm lại bài này vào năm 1943 nhưng dưới tựa đề “In New Orleans”.
Sau khi ngự trị trên thị trường quốc tế, “The House of the Rising Sun” phiên bản năm 1964 của The Animals, du nhập vào Việt Nam và trở nên quen thuộc với giới yêu nhạc. Trong tiếng Việt, có ít nhất ba phiên bản của ba tác giả khác nhau. Tác giả đầu tiên đặt lời Việt cho bài này là nhạc sĩ Khánh Băng. Tựa đề bản nhạc của ông mang một hình ảnh rất Việt Nam là “Chiều Vàng Với Mái Nhà Tranh”.
Lời Việt thứ nhì là của tác giả Anh Tuấn, chú trọng vào nội dung nhiều hơn là ngữ điệu, cách đặt lời gần sát hơn về mặt ý tứ câu chữ, nhưng vẫn còn một số điểm bất cập khiếm khuyết : sáng tác có thể ‘‘thuận tay’’, nhưng nghe chưa được ‘‘xuôi tai’’. Lời Việt thứ ba là của nhạc sĩ Lê Xuân Trường, “The House of the Rising Sun” được tác giả chuyển thành “Căn Nhà Trong Ánh Bình Minh”, và hầu hết các phiên bản ghi âm tiếng Việt sau này đều chọn “Căn Nhà Trong Ánh Bình Minh” nhiều hơn là “Chiều Vàng Với Mái Nhà Tranh”, chẳng hạn như phiên bản đậm chất rock phiêu diêu của ca sĩ Ngọc Bích.
Trong tiếng Pháp, “The House of the Rising Sun” nổi tiếng nhờ phiên bản phóng tác của Johnny Hallyday đề tựa ‘‘Le Pénitencier’’ (có khi được ghi là ‘‘Les Portes du Pénitencier’’ - Cổng Nhà Tù). Bài này sau đó được nhiều ca sĩ Pháp ghi âm lại. Bản nhạc thành công nhờ cái tài phóng tác của nam ca sĩ Hugues Aufray và nữ tác giả Vline Buggy.
Qua lời hát trong ca khúc nguyên thủy (do Georgia Turner hát và Alan Lomax ghi lại), chúng ta được biết đây là lời tự thuật của một cô gái dại dột bỏ nhà đi theo gã tình nhân say sưa, cờ bạc tới New Orleans, rồi trở thành một cô gái buôn hương bán phấn trong một thanh lâu có tên là “The Rising Sun”. Cũng có một số người dựa vào mấy chữ “ball and chain” (xiềng xích tù tội” trong câu I’m going back to New Orleans to wear that ball and chain) để đi tới kết luận “The House of the Rising Sun” là một ngục thất.
Trước khi được nhạc sĩ Alan Price, trưởng ban nhạc The Animals, cải biên thành một bản rock hiện đại, The House of the Rising Sun đã được xem là bản dân ca vùng núi Appalachian (Appalachian folk) có nhiều giai thoại và huyền thoại nhất. Như chúng tôi đã viết trong một bài trước đây, vùng núi Appalachian Mountains, gồm các tiểu bang Kentucky, Tennessee, Virginia, Maryland, West Virginia, North Carolina, và một phần của các tiểu bang Georgia, South Carolina, Pennsylvania, và Ohio, nơi mà thành phần dân cư đa số là di dân gốc Anh, Ái-nhĩ-lan, Tô-cách-lan, được xem là cái nôi của nền dân ca Hoa Kỳ, thường được gọi là Appalachian folk.
Cũng như nhiều bài hát phổ biến trong dân gian, bản nhạc này khuyết danh tác giả do nguồn gốc không được ghi chép rõ ràng. Theo giới nghiên cứu âm nhạc, bài hát này bắt nguồn từ bản dân ca “The Unfortunate Rake” của người Anh, có từ vài thế kỷ trước.
Bản ghi âm lâu đời nhất là vào năm 1934 của Clarence Tom Ashley, nhưng vào lúc ấy bản nhạc vẫn còn mang tựa đề “The Rising Sun Blues”. Mãi tới gần một thập niên sau, vào năm 1941, lần đầu tiên bản nhạc này được đổi tên thành “The House of the Rising Sun” qua phiên bản ghi âm của ban nhạc Almanach Singers ở New York. Các nghệ sĩ nổi tiếng khác của làng nhạc folk như Joshua White, Lead Belly hay Woody Guthrie cũng có ghi âm lại bài này vào năm 1943 nhưng dưới tựa đề “In New Orleans”.
Sau khi ngự trị trên thị trường quốc tế, “The House of the Rising Sun” phiên bản năm 1964 của The Animals, du nhập vào Việt Nam và trở nên quen thuộc với giới yêu nhạc. Trong tiếng Việt, có ít nhất ba phiên bản của ba tác giả khác nhau. Tác giả đầu tiên đặt lời Việt cho bài này là nhạc sĩ Khánh Băng. Tựa đề bản nhạc của ông mang một hình ảnh rất Việt Nam là “Chiều Vàng Với Mái Nhà Tranh”.
Lời Việt thứ nhì là của tác giả Anh Tuấn, chú trọng vào nội dung nhiều hơn là ngữ điệu, cách đặt lời gần sát hơn về mặt ý tứ câu chữ, nhưng vẫn còn một số điểm bất cập khiếm khuyết : sáng tác có thể ‘‘thuận tay’’, nhưng nghe chưa được ‘‘xuôi tai’’. Lời Việt thứ ba là của nhạc sĩ Lê Xuân Trường, “The House of the Rising Sun” được tác giả chuyển thành “Căn Nhà Trong Ánh Bình Minh”, và hầu hết các phiên bản ghi âm tiếng Việt sau này đều chọn “Căn Nhà Trong Ánh Bình Minh” nhiều hơn là “Chiều Vàng Với Mái Nhà Tranh”, chẳng hạn như phiên bản đậm chất rock phiêu diêu của ca sĩ Ngọc Bích.
Trong tiếng Pháp, “The House of the Rising Sun” nổi tiếng nhờ phiên bản phóng tác của Johnny Hallyday đề tựa ‘‘Le Pénitencier’’ (có khi được ghi là ‘‘Les Portes du Pénitencier’’ - Cổng Nhà Tù). Bài này sau đó được nhiều ca sĩ Pháp ghi âm lại. Bản nhạc thành công nhờ cái tài phóng tác của nam ca sĩ Hugues Aufray và nữ tác giả Vline Buggy.