Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bông hồng đỏ hạnh phúc - A. Gordon

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bông hồng đỏ hạnh phúc - A. Gordon


    Đó là một mùa xuân, cứ sau giờ học hàng ngày và vào ngày chủ nhật, tôi đều đến quán bán hoa của Cha Orson để phụ giúp ông bán hoa. Mặc dù chỉ có ba đô la mỗi tuần, nhưng đối với một đứa trẻ mới có mười mấy tuổi như tôi, số tiền ấy đã là một món không nhỏ. Điều gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức của tôi là, cứ vào lúc 8 giờ mỗi tối chủ nhật, bất kể thời tiết xấu đến thế nào, tôi đều phải mang tới cho tiểu thư Caroline Weierfu một bông hồng đỏ.

    Bông hoa hồng đỏ ấy luôn luôn là bông đẹp nhất trong quán bán hoa. Mỗi lần như thế, Cha Orson nhẹ nhàng dùng giấy vải màu lục và lá dương xỉ bó thành một bó hoa rất đẹp rồi bỏ vào trong hộp. Sau đó, tôi mang chiếc hộp đạp xe đạp thục mạng trên đường phố yên tĩnh, đến trao tận tay tiểu thư Caroline.

    Tuy nhiên, việc này cho thấy có chút lạ lùng, điều mà tôi cảm thấy ngay từ lúc bắt đầu đi đưa bông hoa hồng. Vào buổi tối đầu tiên tôi mang hoa hồng đến cho tiểu thư Carolin, Cha Orson thậm chí còn quên đưa cho tôi danh thiếp của người tặng hoa. Lúc nhắc ông, ông nhìn chằm chằm vào tôi qua đôi kính như một “lão yêu quái” và nói:

    “Ồ, không có danh thiếp đâu, James ạ.” Ông không bao giờ gọi tôi Jimmy cả. “Với lại, người tặng hoa đã yêu cầu giữ bí mật, vì vậy con đừng làm ầm lên thế!”

    Tôi rất vui vì có ai đó gửi tặng hoa cho tiểu thư Caroline, bởi vì cô ấy là người xui xẻo nhất trên đời, đó là cô ấy đã bị phụ tình.

    Caroline Weierfu và Jeffrey Panniman đã đính hôn nhiều năm rồi. Panniman là một thanh niên còn độc thân sống trong một thị trấn nhỏ. Cô ấy đã chờ đợi Panniman học xong đại học y khoa, kể cả khi chú ấy là bác sĩ thực tập trong một bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập, bác sĩ Panniman đã đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp, trẻ trung và đã kết hôn với cô ta.

    “Đó chỉ đơn giản là một vụ xì căng đan.” Mẹ tôi nói. “Tất cả những người đàn ông đều là súc vật, nên phải dùng roi da mà quất Jeffrey Panniman một trận.” Bố tôi thì ngược lại, ông nói: “Mỗi người đàn ông đều có quyền kết hôn với bạn gái xinh đẹp nhất của anh ta.”

    Panniman kết hôn với cô gái tên là Christine Marlowe, cô ấy chẳng những rất xinh đẹp, mà còn là người từ thành phố lớn tới nữa. Tất nhiên, cô ấy sống ở thị trấn này trong tình trạng rất bối rối, thậm chí có thể nói là rất tồi tệ, bởi vì tất cả phụ nữ trong thị trấn nhỏ này đều khinh thường và nói xấu cô ta.

    Còn như tiểu thư Caroline, cô đã bị việc này làm gục ngã, cô dường như đã cố ý làm cho mình biến thành một bà cô già lẩm cẩm. Sáu tháng liên tiếp, cô gần như không ra khỏi nhà, từ bỏ tất cả các hoạt động xã hội, hoặc thậm chí cũng không chơi đàn cho nhà thờ nữa.

    Cái đêm mà tôi đã chuyển bông hoa hồng đỏ đầu tiên ấy, tôi thấy cô bơ phờ, mái tóc rối bù, giống như một con ma. “Hừ, Jimmy,” cô nói như hụt hơi, như không có chút sinh khí nào. Khi tôi đưa chiếc hộp cho cô, vẻ mặt cô đầy ngạc nhiên. “Cháu mang cho cô ư?”

    Thứ Bảy tuần sau đó, cũng vào giờ ấy, tôi lại chuyển bông hoa hồng cho tiểu thư Caroline. Rồi thứ Bảy tuần thứ ba, cũng vào thời gian ấy tôi lại chuyển một bông hồng. Vào lúc 8 giờ tối ngày thứ Bảy tuần thứ tư, cô ra mở cửa rất nhanh, chắc chắn là cô đang chờ đợi tôi. Đôi má của cô ửng hồng, mái tóc không còn rối bù nữa.

    Tôi lại đưa cho cô bông hoa hồng thứ năm, sáng hôm sau, tiểu thư Caroline đã đến nhà thờ chơi đàn. Cô ngẩng cao đầu và ưỡn ngực, trên váy có gài bông hoa hồng đỏ mà tối qua cô được tặng. Bác sĩ Panniman và người vợ của mình ngồi trên hàng ghế mà có nhìn cũng khó thấy.

    “Dũng cảm biết bao,” mẹ tôi nói, “Có khí khái biết bao!”

    Những ngày cuối tuần tiếp theo, tôi thường xuyên đưa bông hoa hồng tới. Tiểu thư Caroline dần dần trở lại cuộc sống bình thường. Bây giờ cô đã có một chút tự hào, gần như là lại có vẻ mặt tự tin, mặc dù có những thất bại trong lòng nhưng bề ngoài vẫn thấy rõ thái độ của một người con gái được mọi người trân trọng, thương yêu.

    Đó là lần cuối cùng tôi chuyển hoa cho tiểu thư Carolin. Tôi đưa hộp đựng hoa cho cô và nói: “Thưa cô Caroline, tuần tới, nhà cháu phải chuyển nhà đến nơi khác, cháu không thể tiếp tục mang cho cô những bông hoa nữa. Tuy nhiên, ông Orson nói rằng, ông sẽ tiếp tục gửi hoa tới.”

    Cô do dự một lát rồi nói: “Jimmy, cháu hãy lại đây!”

    Tôi theo tiểu thư Carolin vào trong một phòng khách được bày biện gọn gàng, ngăn nắp, cô cầm một chiếc mô hình thuyền buồm rất tinh xảo từ trên bệ lò sưởi. “Đây là chiếc thuyền buồm của ông nội cô,” cô nói, “Cô muốn tặng cho cháu. Cháu và những bông hồng đỏ đã mang lại cho cô niềm hạnh phúc tuyệt vời, Jimmy ạ!”

    Cô mở hộp, khẽ chạm vào những cánh hoa mềm mại. “Mặc dù những cánh hoa này im lặng, nhưng nó đã nói với cô rất nhiều điều. Những cánh hoa này đã nói với cô về tối thứ Bảy, những tối thứ Bảy hạnh phúc, nói với cô rằng nó cũng cô đơn…”

    “Bây giờ cháu nên đi về thôi, Jimmy ạ, đi về thôi!”

    Cô cắn môi, có vẻ như cô cảm thấy mình nói quá nhiều.

    Tôi cầm chiếc mô hình thuyền buồm, chạy đến chỗ để xe đạp. Sau khi trở về quán bán hoa, tôi đã làm một việc mà tôi chưa bao giờ dám làm, tôi lục tìm trong mớ giấy tờ xếp lộn xộn của Cha Orson. May mắn thay, tôi tìm thấy những tờ giấy chi chép, trước mặt tôi là nét chữ viết láu rất khó đọc của Cha Orson: “Panniman, 52 bông hoa hồng Mỹ, mỗi bông giá 0,25 đô la, tổng cộng là 13 đô la. Toàn bộ đã được thanh toán.”

    Thì ra là như vậy! Thì ra là như vậy!

    Nhiều năm đã trôi qua. Một ngày nọ, tôi lại đến quán bán hoa của Cha Orson. Tất cả mọi thứ vẫn như cũ. Cha Orson cũng vẫn như thường lệ, ông làm một bó hoa dành dành.

    Tôi đã nói chuyện với ông một lúc lâu, sau đó tôi mới hỏi: “Tiểu thư Caroline bây giờ như thế nào rồi ạ? Người mà cứ vào 8 giờ tối thứ Bảy hàng tuần lại nhận được một bông hoa hồng ấy!”

    “Tiểu thư Carolin?” Ông gật đầu, “Đương nhiên là nhớ rồi. Cô ta kết hôn với ông George Halsey, chủ hiệu thuốc. George là người tốt, họ đã có hai đứa con sinh đôi rồi.”

    “Ồ!” Tôi reo lên có chút ngạc nhiên. Nhưng tôi vẫn muốn Cha Orson nói cho biết năm đó tôi lanh lợi như thế nào. “Cha đoán xem,” tôi nói, “Cô Panniman liệu có biết chồng cô ấy tặng hoa hồng cho tiểu thư Carolin không?” Cha Orson thở dài: “Con từ trước đến giờ tỏ ra không mấy thông minh, James ạ. Ai nói người gửi hoa là Jeffrey Panniman, anh ta thậm chí còn không biết về chuyện này nữa kia.”

    “Vậy thì ai đã gửi những bông hoa ấy?” Tôi nhìn chằm chằm vào Cha Orson.

    “Một người phụ nữ quý phái, con ạ!” Cha Orson vừa nói vừa cẩn thận đặt bông hoa dành dành vào hộp, “Người phụ nữ quý phái ấy nói rằng cô ta không đành ngồi yên nhìn tiểu thư Caroline chỉ vì Jeffrey Panniman mà hủy hoại cả đời mình. Người tặng hoa là Christine Panniman.”

    Cuối cùng ông đậy nắp hộp và nói: “Đấy mới là một người phụ nữ có khí khái.”

    Phạm Thanh Cải chuyển ngữ


  • #2
    Thượng Đế quả là bất công, người như ông bác sĩ lại được ban tặng báu vật!

    Hay Thượng Đế làm như vậy để có người bên cạnh sửa chữa sai lầm của ông bác sĩ? Nếu có việc nầy chắc mình phải làm đơn gửi Thượng Đế gấp.

    Comment


    • #3



      Vợ chồng bác sĩ Jeffrey Panniman đã bỏ lại những lợi nhuận, thú vui nơi chốn phồn hoa đô thị để trở về phục vụ cho con người nơi một cái thôn nhỏ bé (trong thời nào cũng vậy bs hành nghề ở nơi nào cũng dễ dàng, vì vậy tại những thị trấn nhỏ bé những bs phục vụ tại đó họ đã có tâm "lương y như từ mẫu" rồi).

      Sáu tháng ròng họ phải sống trong bối rối bởi những suy nghĩ của người khác đặt lên họ với những điều không hay trong lúc người ta không biết rõ lý do bởi vì đâu. Biết đâu chừng việc Jeffrey chia tay với Carolin cũng chỉ là vô tình như nhà thơ Puskin đã có những giòng tâm sự

      ..........

      ...............

      Vô tình nói một câu

      Thế là anh hờn dỗi

      Vô tình em không nói

      nên đôi mình xa nhau

      Chẳng ai hiểu vì đâu

      đường đời chia hai ngả

      chẳng ai có lỗi cả

      chỉ vô tình mà thôi

      Vô tình suốt cuộc đời

      Ai buồn đau mải miết

      Vô tình ai không biết

      Hay vô tình quên đi.


      Vợ chồng bs mỗi chủ nhật đến nhà thờ thường chỉ "ngồi trên hàng ghế mà có nhìn cũng khó thấy" chỉ vài hành động đó thôi cũng nói lên được bản chất khiêm tốn của gđ bs Jeffrey Panniman.

      Christine Panniman thật xứng đáng với tên gọi "người phụ nữ qúi phái" hiểu chồng, quan tâm đến người khác, đai lượng với người, yêu người như chính bản thân mình, rất thông minh biết trao tặng cái mà người khác cần một cách âm thầm khôn khéo, món qùa nhỏ đầy ý nghĩa không khó nhưng chỉ cần sự kiên trì, 52 bông hồng trong 52 tuần và còn tiếp nữa....? không phải là một thời gian qúa ngắn "thi ân bất cầu báo" để mong đem lại cho người khác cũng yêu cuộc sống này.

      Carolin sáu tháng ròng sống trong buồn đau mải miết, trong giờ phút sinh tử ấy bất thần cô nhận được một tình yêu từ đâu đó, một bông hồng như nó đang nói hộ cho Christine: "Corolin hỡi! tôi yêu bạn nhiều lắm". Một tia hy vọng đã chợt đến dù chỉ mong manh, rồi cứ tiếp tục tiếp tục bông hồng đến mỗi tuần Corolin đã có một niềm tin, và cô tiểu thư đã có một cuộc sống hạnh phúc.

      Chỉ dành một chút thời gian và sư quan tâm thì sẽ cứu được một người sống tiếp, có lúc chỉ một cử chỉ nhỏ thôi sẽ gíup người khác vui vẻ rất lâu. Một chút thời gian và một chút quan tâm đến nàng tiểu thư của Chiristin Panniman đã được đền bù bằng bông hoa Dành Dành trắng trong tinh khiết và duyên dáng, Bông hoa Dành Dành nói với bông hoa Hồng đỏ: "Bạn hỡi! trong tim tôi luôn có bạn". Một tình yêu biết ơn, trong sáng.

      St Mother Teresa of Calculta có một câu nói : "Tình yêu là hoa trái trong mọi mùa và nằm trong tầm tay mỗi người"

      Tình yêu là hoa trái trong mọi mùa

      Tình yêu là trái chín trong tầm tay

      Hãy thu gom mùa yêu, trong cuộc sống mỗi ngày

      Hãy thu gom mùa yêu, để cuộc sống trĩu ngọt thương yêu.

      (Lm Mộng Huỳnh)

      Các bạn mến, KD có vài suy nghĩ khi đọc truyện , KD chia sẻ với các bạn.

      Thân ái

      KimDung

      Comment

      Working...
      X