LỤC BÌNH
(Eichhornia crassipes)
[justify]Mùa lục bình nở hoa, cả một sắc tím biếc mênh mang bao trùm mặt nước những ao hồ, kênh rạch, dòng sông... Hoa lục bình mang vẻ đẹp riêng rất bình dị, thân thương như những thiếu nữ "chân quê" nền nã thủa nảo nào...
Đầu hè, cái nắng chói chang như muốn nung khô mọi vật. Ai cũng chỉ muốn tìm một chỗ man mát mà tránh nắng,tránh nóng. Ấy vậy mà dường như chỉ chờ cho cái nắng thật gắt, bông lục bình mới bắt đầu bung nở, trưng ra vẻ đẹp riêng nổi bật trong khung cảnh mây trời lồng bóng nước...Và khi đó, không gian như dịu lại bởi sắc tím của hoa vươn lên trên nền lá xanh mướt mát...
Thiên hạ thường chê thứ lục bình
Phận hèn bèo giạt sống linh đinh
Sông hồ bể cả trôi thân mọn
Bãi cát ghềnh hoang gửi kiếp xình ...
Đêm đến chờ trăng soi dáng nguyệt
Ngày qua đợi sáng đón bình minh
Theo mây tận hưởng đời phiêu bạt
Lướt sóng an nhàn số nhục vinh .
(Trần Đại)
[/justify]
Phận hèn bèo giạt sống linh đinh
Sông hồ bể cả trôi thân mọn
Bãi cát ghềnh hoang gửi kiếp xình ...
Đêm đến chờ trăng soi dáng nguyệt
Ngày qua đợi sáng đón bình minh
Theo mây tận hưởng đời phiêu bạt
Lướt sóng an nhàn số nhục vinh .
(Trần Đại)
[/justify]
Bèo tây (danh pháp hai phần: Eichhornia crassipes) còn được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về:
Bộ (ordo): Thài lài (Commelinales).
Họ (familia): Bèo tây (Pontederiaceae).
Chi (genus): Lục bình (Eichhornia).
Loài (species ): Lục bình - Eichhornia crassipes
Đây là một Họ nhỏ chứa các loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi hay cắm rễ xuống bùn, rễ chùm, có hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tia là chủ yếu, nhưng có loài đối xứng hai bên. Điểm đặc biệt là hoa dị kiểu (hay dị nhụy), sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Charles Darwin đã từng có sự quan tâm tới dạng đặc biệt của hoa dị kiểu được tìm thấy trong họ này, được gọi là hoa ba kiểu. Tất nhiên không phải loài nào trong họ cũng là dạng hoa dị kiểu. Thân sinh dưỡng ngắn hay bò lan, mập. Lá mọc thành dạng giống như nơ hay phân bố dọc theo thân, xếp thành 2 dãy. Họ này theo APG chứa khoảng 33 loài.
Loài được biết đến nhiều nhất có lẽ là lục bình hay bèo tây (Eichhornia crassipes), một loài thực vật xâm hại tại nhiều vùng nước. Loài biến đổi cao Hydrothrix gardneri là thực vật thủy sinh với hoa giả (đầu hoa) gồm 2 hoa.
Cây bèo tây xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù bình vì nó nổi trên mặt nước.
Cây bèo tây mọc cao khoảng 30 cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài,hẹp. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m.
Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Có 6 nhuỵ gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn, quả nang. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá.
Cây bèo tây sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần. Sống ở cả trên cạn và dưới nước.
Lục Bình có hoa là dạng chùm với một phát hoa dài khoảng 15cm mọc từ trên thân thật. Hoa không đều có 3 lá đài giống như 3 cánh hoa, màu của đài và tràng hoa đều là các màu xanh nhạt hoặc tím, điểm chấm màu lam nhẹ nhàng.
Có lẽ khắp vùng sông nước Nam bộ là xứ sở của hoa lục bình. Hầu như lục bình nở hoa suốt bốn mùa. Kể cả mùa lũ, nước dâng tràn đồng đất, phù sa đục ngầu, lục bình vẫn vươn xanh và nở hoa. Nhưng vào kỳ cuối đông và mùa xuân là mùa hoa lục bình nở rộ. Nhìn hoa nở, bỗng gợi trong tâm tưởng du khách câu ca: Lục bình hoa tím lung linh Đời theo con nước lênh đênh sớm chiều... Mấy năm gần đây, mỗi khi thấy hoa lục bình rộ nở, người dân vùng sông nước Nam bộ lại khấp khởi mừng, vì thiên nhiên lại ban tặng cho họ nguồn nguyên liệu để làm ăn. Người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long không còn coi lục bình là cây hoang dại nữa, mà đã trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cọng lục bình. Nghề này đang "phất", vừa tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm khi nông nhàn, vừa góp phần giải quyết vấn nạn môi trường ở vùng sông nước. Từ lâu, dù cây lục bình dễ sinh sôi, phát triển, ở đâu cũng có, hoa đẹp đến thế, nhưng vẫn bị coi là thứ "bèo dạt mây trôi", ít được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Nhiều nơi còn coi lục bình là "họa môi trường", gây tắc vướng cho giao thông đường thủy, cản trở dòng chảy trên kênh rạch, vớt lên chất thành đống chẳng biết làm gì, thêm ô nhiễm môi trường. Ấy vậy mà từ năm 2000 đến nay, đã 7 năm rồi, các sản phẩm được đan lát từ cọng lục bình lại trở thành hàng xuất khẩu có giá trị, được thị trường nhiều nước ưa chuộng.
Một tài liệu của ngành nghiên cứu thực vật tại trường Đại học Cần Thơ chỉ ra rằng: Lục bình, tên khoa học là Eichlornia crasspes (Ponterediaceae). Loại này ở miền Bắc và miền Trung gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, nhưng không tươi tốt, cọng không dài và cứng bằng lục bình vùng sông nước Nam bộ. Loài cỏ thủy sinh tưởng như chỉ là thứ bỏ đi ấy, nay trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người, lại thu nhiều lợi nhuận qua xuất khẩu. Các thứ phẩm như gốc, rễ, lá cây lục bình đem lại nhiều lợi nhuận, có chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao cho nghề sản xuất nấm rơm và làm phân bón hữu cơ.
Lục bình bông tím, điên điển bông vàng
Điên điển mọc ở đất lành, lục bình trôi nổi như chàng hát rong.
Điên điển mọc ở đất lành, lục bình trôi nổi như chàng hát rong.
Có mấy ai nghĩ rằng loài cây thủy sinh hoang dại, trôi nổi như cây lục bình lại mang vẻ đẹp hiền hòa như thế. Loài bèo dạt hoa trôi ấy cứ lặng lẽ trôi theo con nước vơi đầy và rồi âm thầm đơm hoa giúp ít cho đời, dẫu cho sóng dập dìu, lục bình vẫn trôi vẫn vương lên và tiếp tục sinh sôi nẩy nở.
Cây lục bình sinh trưởng rất nhanh, chúng có mặt khắp vùng sông nước đồng bằng sông Cữu Long. Hể còn chút thân chút rể là lại sinh thêm cây con, những bụi lục bình gắn kết nhau bằng 1 đoạn rể, cứ thế chúng sinh sôi thành đám lớn. Ngày xưa chủ yếu người dân đi lại bằng xuồng ghe, nhưng với lượng lục bình dày đặc, đôi lúc gây cản trở việc đi lại. Bởi thế 1 thời lục bình được xem như loài thủy sinh hoang dại.
Từ xa xưa khi chưa biết hết công dụng của lục bình, người dân chủ yếu dùng nó đắp gốc cho vườn cây ăn trái, hoặc những loài cây lâu năm lúc nắng hạn, vì rể lục bình có thể làm mát giữ ẩm, về sau khi phát hiện lục bình mục có lượng phân hữu cơ bổ sung cho cây trồng lại không tốn tiền mua nên người dân bắt đầu sử dụng chúng nhiều hơn.Cũng có thể dùng lục bình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Lục bình có tính mát nên giúp vật nuôi dễ tiêu hóa mau lớn hơn.
Khi biết ngó non của lục bình có thể dùng để chế biến nhiều món ăn đa dạng, hương vị không kém các loại rau đồng khác mà lại dễ tìm vì không mất tiền mua. Tranh thủ làm vườn xong cha tôi cắm sẳng mấy cái cần câu ngoài ruộng. Những năm nước nổi lâu rút càng dễ kiếm cá hơn.
Còn mẹ tôi thì cũng tranh thủ lúc con nước lớn mang theo những bụi lục bình non đó mẹ bơi xuồng theo để hứng lục bình vào, tướt 1 hồi cả rổ lục bình xanh ngon ơi là ngon, tôi đoán mẹ sẽ làm món canh chua cho cả nhà. Tôi cũng đi theo mẹ hái lục bình nhưng không phải để ăn mà để lát đem về chơi bán bánh mì với nhỏ bạn. Đối với tụi con nít là những ổ bánh mì, là những cây lạp xưởng để bày hàng ra bán, bánh mì lục bình cũng có nhân, đoạn nối các bụi lục bình tôi gọi đó là lạp xưởng và chúng được dồn vào ổ bánh mì. Tuy chúng tôi không ăn nhưng nhìn cũng bắt mắt lắm.
Thấy mẹ hái lục bình, tôi biết thế nào chiều nay tôi cũng ăn cơm sẽ no căng cái bụng cho mà xem. Lục bình mẹ nấu món canh chua với cơm mẻ, kho thêm mẻ cá kho khô nữa là đủ cho bữa cơm chiều. những người dân quê tôi thì bữa cơm chỉ giản dị thế là đủ, mà ấm cúng tình cảm gia đình biết bao.
Mỗi khi gió bất về trẻ con là hay ho hen nhất, khi ấy có thể áp dụng bài thuốc dân gian đơn giản hữu hiệu mà ông bà đã truyền lại cho lớp sau. Bài thuốc bông lục bình chưng với đường phèn. Thiên nhiên khắc nghiệt thì cũng bù đắp cho con người, mùa gió bất về cũng là mùa trổ bông. Dẫu chỉ bị xem như loài cây thủy sinh hoang dại, lục bình vẫn từng ngày sinh sôi nẩy nở, bao bọc những con kênh, vẫn ở bên cạnh người dân quê chân chất hiền lành.
Thân em như đám lục bình
Lênh đênh theo những dòng tình ngược xuôi.
Lênh đênh theo những dòng tình ngược xuôi.
Kiếp sống lênh đênh theo con nước lớn ròng, đời lục bình trôi dạt biết về đâu. Có lẽ vì thế hình ảnh lục bình được nhắc nhiều tới trong những bài ca dao xưa, nhất là những câu ca dao than thân trách phận, mỗi khi cuộc sống không bằng phẳng, tình duyên không trọn vẹn.
Trời mưa ướt cánh lục bình
Dòng sông định mệnh xưa mình theo ai ?
Thương em bến nước mười hai
Trong nhờ đục chịu trách ai thay lòng.
Trời mua bong bóng bập bồng
Em đi lấy chồng mưa hết trên anh.
Dòng sông định mệnh xưa mình theo ai ?
Thương em bến nước mười hai
Trong nhờ đục chịu trách ai thay lòng.
Trời mua bong bóng bập bồng
Em đi lấy chồng mưa hết trên anh.
Bao đời bèo dạt hoa trôi, nay lục bình đã có bến đỗ cho riêng mình nhờ những hữu ích không ngờ tới của nó. Trồng lục bình không cần vốn, không mất nhiều công cũng chẳng cần phải bón phân, chỉ cần có bến sông dùng cây rào chắn, không cho lục bình trôi đi là được. Người trồng lục bình có thu nhập ổn định, người đi cắt lục bình thuê cũng kiếm được từ 120-150 ngàn/ buổi. Ngoài công việc đồng án, cũng có thể tranh thủ đi cắt lục bình tươi bán cũng kiếm thêm thu nhập trang trãi trong ngoài lo cho gia đình, con cái học hành.
Lục bình đem phơi sẽ có giá cao hơn lục bình tươi vì có thể chế biến sản phẩm ngay. Phơi lục bình cũng không mất nhiều thời gian, chỉ việc trãi chúng ra rồi để đó khi nào khô đúng độ có thể dùng được thì bó lại cân cho xí nghiệp.Đặc tính của cây lục bình già khi phơi khô sẽ rất dai vì thế người ta dùng nó để đan vật dụng trong gia đình.
Ban đầu chỉ đan những vật dụng bình thường như : rổ, giỏ xách lớn, những cái sịa đựng đồ. Về sau những ý tưởng sáng tạo ngày càng nhiều người ta có thể thiết kế làm bàn, ghế và cả những đồ trang trí nội thất cao cấp như các bộ salon đắt tiền, những tủ đựng quần áo sang trọng và những túi xách thời trang cho các chị em phụ nữ. những sản phẩm làm từ lục bình còn được trưng bày ở các hội chợ lớn, có loại sản phẩm từ loài cây dân dã này có thương hiệu nổi tiếng và được người dân ưa chuộng. Đặc biệt là những du khách nước ngoài. Họ rất thích thú trước sự khéo léo với bàn tay lành nghề của bà con nông dân Việt Nam.
Mùa lục bình dày đặc cũng là dấu hiệu thông báo cho ngư dân sống dọc sông La Ngà mùa bắt cá bống sông bắt đầu. Những con cá bống đũa, bống cát, bống vồ… vàng ươm dính vào tấm lưới hay chiếc vợt khiến nhiều người thích thú khi kéo lên. “Đây là đặc sản của con sông này. Chỉ tháng 3 mới có cá bống, đặc biệt là bống đũa, con nào con nấy béo tròn. Nước sông mát, lại được kiếm mồi dưới những tán lục bình nên cá bống nhanh lớn lắm”.
Lục bình hoa tím thường được trồng trang trí ao hồ trong công viên, khu sinh thái… Hoặc trồng trong chậu kiểng trang trí nội thất.
Từ lâu, màu tím của hoa lục bình vẫn luôn được các thi nhân đưa vào những bài thơ, bài nhạc và gợi đến hình ảnh của người con gái với tình duyên không trọn vẹn hoặc cuộc đời trôi nổi, dạt phương như chính loài hoa đó vậy. Nhưng, cũng không ít những bài thơ về hoa lục bình chỉ nói về vẻ đẹp của loài hoa này, vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát mà bình dị.
Lục Bình một kiếp lênh đênh
Thẫn thờ trôi mãi trôi quên đường về
Chập chùng sóng vỗ bốn bề
Hết sông đến biển chẳng nề thân hoa
(Dung Nguyên)
Lục bình ai thả trôi sông
Mà sao tím cả mấy dòng sông quê
Xa nhà xa mấy triền đê
Mà nghe thương nhớ lối về mênh mông
Ai về tìm lại khoảng sông
Có hoa tim tím hương đồng ngày xưa
Sông kia giờ vắng đò đưa
Hoa kia giờ đã lưa thưa không còn
Mẹ già giờ đã mỏi mòn
Sớm trưa mong đợi tin con xa vời
Lục bình ơi, lục bình ơi
Cho ta về lại khoảng trời yêu thương.
(Cẩm Thúy)
Thẫn thờ trôi mãi trôi quên đường về
Chập chùng sóng vỗ bốn bề
Hết sông đến biển chẳng nề thân hoa
(Dung Nguyên)
Lục bình ai thả trôi sông
Mà sao tím cả mấy dòng sông quê
Xa nhà xa mấy triền đê
Mà nghe thương nhớ lối về mênh mông
Ai về tìm lại khoảng sông
Có hoa tim tím hương đồng ngày xưa
Sông kia giờ vắng đò đưa
Hoa kia giờ đã lưa thưa không còn
Mẹ già giờ đã mỏi mòn
Sớm trưa mong đợi tin con xa vời
Lục bình ơi, lục bình ơi
Cho ta về lại khoảng trời yêu thương.
(Cẩm Thúy)
Sắc đẹp dường như bao giờ cũng đi liền với sự mong manh, hoa lục bình cũng vậy. Cánh hoa mỏng như lụa, hễ bị chạm tay vào là có thể bị dập nát ngay.Tuổi đời của hoa rất ngắn, từ lúc nở bung cho đến khi những cánh hoa rũ xuống vẻn vẹn chỉ trong một ngày. Bởi cánh, đài và cuống hoa chứa nhiều nước, nên chỉ cần ngắt bông hoa khỏi thân một lúc hoa đã héo, màu tím cũng dần phai nhạt. Yêu hoa lắm nhưng người ta cũng chỉ dám đứng nhìn, không nỡ hái hoa ... !
:caphe::caphe::caphe::caphe:
THAM KHẢO:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A8o_t%C3%A2y
2. Báo Tài Hoa Trẻ, số 159; và phụ san Báo Khoa Học Phổ Thông bài "Vị thuốc trên sông" của đông y Thái Thanh Nguyên
3. Cây thuốc và vị thuốc thường dùng của Đỗ Tất Lợi
Comment