Vùng biển đầy những tảng băng khổng lồ, nơi chiếc tàu định mệnh Titanic bị đắm chìm, có một giàn khoan dầu từng được Tạp chí Times bình chọn là Kỳ quan xây dựng hiện đại do một Kỹ sư Trưởng Pháp, gốc Việt Nam, thiết kế.
Năm 1991, chính phủ Canada quyết định lập giàn khoan dầu tại vùng biển Hibernia, nơi được đánh giá có nhiều mỏ dầu lớn của thế giới, song địa hình cực kỳ hiểm trở, nhiều tảng băng khổng lồ nổi, và chìm, mà nếu bị va đập có thể tạo sức ép gấp 10 lần bom nguyên tử. Mặc dù vậy, khi được mời dự thầu, hàng loạt Tập đoàn xây dựng nổi tiếng thế giới đến từ Anh, Canada, Pháp, Mỹ... đăng tên tham gia. Cuối cùng, Doris Engineering (Pháp), đơn vị đứng đầu Tổ hợp Xây dựng Nodeco, nơi ông Phạm Ngọc Quỳ làm Kỹ sư Trưởng, đã thắng thầu, với giải pháp chống băng tảng, sóng lớn bằng kiến trúc giàn khoan hình tròn có 16 răng cưa, nhằm giảm sức công phá của các núi băng vùng biển Bắc cực. Tác giả của sáng chế này cũng chính là Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ. Đến năm 1996, dự án giàn khoan mang tên Hibernia được hoàn thành.
Sau gần 25 năm, bên ly trà trong căn nhà ấm cúng tại Paris, Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ không giấu niềm tự hào khi nhắc lại: “Đáy biển phía Đông Canada có nhiều mỏ dầu, song đây cũng là vùng biển hiểm trở, với độ sâu lên đến 80 m, những cơn sóng cao có khi trên 30 m, lại thường xuyên có bão, sương mù, thời tiết hầu như quanh năm đóng băng. Đây là vùng biển được đánh giá có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Năm 1912, tàu Titanic bị đắm sau khi đụng phải tảng băng lớn ở gần vùng này. Do đó, có thể nói việc xây dựng một giàn khoan tại đây cực kỳ khó khăn. Thậm chí, khi chúng tôi thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng: Dự án sẽ bất khả thi. Song cuối cùng chúng tôi đã thành công, và hiện giàn khoan này bơm được 150.000 thùng dầu mỗi ngày. Nếu so sánh với các giàn khoan dầu trên thế giới, đây là một giàn khoan dầu vĩ đại nhất, có thể chịu được sức va của tảng băng nặng đến 1,2 triệu tấn, trôi với tốc độ 2 m/giây” !
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ cho biết: Để giải quyết những điều kiện khắc nghiệt ở vùng biển này, ông tìm ra một giải pháp kỹ thuật xây đặc biệt, thiết kế một cấu trúc có hình dạng chưa từng có trong sách vở. “Cấu trúc này sẽ giảm áp lực sức phá của băng tảng đến 50%. Các bức tường giàn khoan được cấu tạo và xếp đặt thế nào để khi băng tảng đụng phải, sức mạnh đập vào vỏ ngoài phải lan khắp giàn khoan rồi đi xuống dưới đáy biển. Và như vậy, toàn giàn khoan được dùng để chống lại sức tàn phá của băng tảng, chứ không chỉ một phần nhiệm vụ khoan dầu của nó thôi đâu !”, Kỹ sư Quỳ nói.
Khi được hỏi điều gì để một Kỹ sư bình thường như ông có niềm tin mạnh mẽ vào dự án tầm cỡ như vậy, vào thời điểm đó, ông Quỳ mỉm cười đôn hậu: "Chúng tôi hiểu đây là công trình để đời cho sự nghiệp của mình, cho nhân loại, cho một quốc gia... Trong vai trò Kỹ sư Trưởng, tôi cùng hơn 100 Kỹ sư giỏi, và trên 300 nhân viên đồ họa khác thực hiện các chi tiết quan trọng để khai triển. Trước đó, tôi từng được thử thách nhiều qua các công trình lớn trên thế giới, như: Công trình chống sóng biển Ekofisk Protective Barrier nổi tiếng ở Na Uy (tổng đầu tư 400 triệu USD, tại thời điểm năm 1989), sửa cầu lớn Lestelle (Pháp), đê chống sóng bảo vệ cảng Monaco (Pháp)... trong vị trí Kỹ sư Trưởng nên càng tự tin hơn !"
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ năm nay đã ngoài 80 tuổi, đang sống khá giản dị trong căn nhà 3 phòng tại tòa nhà 30 tầng ngay thủ đô Paris. Ông bảo: Người Việt mình không thua kém ai đâu, nhưng quê hương mình còn khó khăn, chưa có cơ hội cho những cá nhân thực hiện những dự án Kiến trúc mang tầm vóc thời đại. "Tôi tin nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi và có đủ phương tiện, người Việt sẽ thành công vẻ vang trong bất cứ phương diện nào", ông bộc bạch trước khi chào tạm biệt.
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ quê ở Hà Nội.
1958: Tốt nghiệp kỹ sư công chánh Phú Thọ và vào làm tại khu nghiên cứu nha thương cảng Sài Gòn đến 1960.
1960 - 1963: Du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư cầu cống ĐH Ponts et Chaussées, Paris.
1963 - 1979: Làm việc tại các hãng Sacer, Foster Wheeler, Bouygues của Pháp, chuyên thi công các công trình đường, xa lộ, xưởng lọc dầu, cầu (trong đó có 2 cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Rhone của Pháp).
1980 - 2010: Làm việc tại Hãng Doris Engineering (Pháp). Lập dự án cho nhiều công trình ngoài biển, như giàn khoan bê tông Oseberg, Ekofisk Protective
Barrier (Na Uy), giàn khoan Hibernia (Canada), mở rộng hải cảng Monaco...
Tác giả bằng sáng chế “Gravity base of an offshore resisting to icebergs” ở Pháp, Mỹ và Canada, được sử dụng để xây giàn khoan Hibernia. Ông có kinh nghiệm 15 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng trên đất liền và 20 năm xây dựng trên biển.
Theo Thanh Niên
Kỳ quan Hibernia, ở vùng biển Hibernia, Canada, có chiều cao lên đến 224 m,
đường kính 106 m, và trọng lượng 1,2 triệu tấn, trị giá 7 tỉ USD, được ví như hòn đảo bê tông có mép răng
cưa bên ngoài, để chiến đấu với những tảng băng trôi. Đến bây giờ, đây vẫn là giàn khoan cao nhất thế giới
đường kính 106 m, và trọng lượng 1,2 triệu tấn, trị giá 7 tỉ USD, được ví như hòn đảo bê tông có mép răng
cưa bên ngoài, để chiến đấu với những tảng băng trôi. Đến bây giờ, đây vẫn là giàn khoan cao nhất thế giới
Năm 1991, chính phủ Canada quyết định lập giàn khoan dầu tại vùng biển Hibernia, nơi được đánh giá có nhiều mỏ dầu lớn của thế giới, song địa hình cực kỳ hiểm trở, nhiều tảng băng khổng lồ nổi, và chìm, mà nếu bị va đập có thể tạo sức ép gấp 10 lần bom nguyên tử. Mặc dù vậy, khi được mời dự thầu, hàng loạt Tập đoàn xây dựng nổi tiếng thế giới đến từ Anh, Canada, Pháp, Mỹ... đăng tên tham gia. Cuối cùng, Doris Engineering (Pháp), đơn vị đứng đầu Tổ hợp Xây dựng Nodeco, nơi ông Phạm Ngọc Quỳ làm Kỹ sư Trưởng, đã thắng thầu, với giải pháp chống băng tảng, sóng lớn bằng kiến trúc giàn khoan hình tròn có 16 răng cưa, nhằm giảm sức công phá của các núi băng vùng biển Bắc cực. Tác giả của sáng chế này cũng chính là Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ. Đến năm 1996, dự án giàn khoan mang tên Hibernia được hoàn thành.
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ (bìa trái) cùng cộng sự tại công trình giàn khoan Hibernia năm 1999
Sau gần 25 năm, bên ly trà trong căn nhà ấm cúng tại Paris, Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ không giấu niềm tự hào khi nhắc lại: “Đáy biển phía Đông Canada có nhiều mỏ dầu, song đây cũng là vùng biển hiểm trở, với độ sâu lên đến 80 m, những cơn sóng cao có khi trên 30 m, lại thường xuyên có bão, sương mù, thời tiết hầu như quanh năm đóng băng. Đây là vùng biển được đánh giá có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Năm 1912, tàu Titanic bị đắm sau khi đụng phải tảng băng lớn ở gần vùng này. Do đó, có thể nói việc xây dựng một giàn khoan tại đây cực kỳ khó khăn. Thậm chí, khi chúng tôi thực hiện, nhiều ý kiến cho rằng: Dự án sẽ bất khả thi. Song cuối cùng chúng tôi đã thành công, và hiện giàn khoan này bơm được 150.000 thùng dầu mỗi ngày. Nếu so sánh với các giàn khoan dầu trên thế giới, đây là một giàn khoan dầu vĩ đại nhất, có thể chịu được sức va của tảng băng nặng đến 1,2 triệu tấn, trôi với tốc độ 2 m/giây” !
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ cho biết: Để giải quyết những điều kiện khắc nghiệt ở vùng biển này, ông tìm ra một giải pháp kỹ thuật xây đặc biệt, thiết kế một cấu trúc có hình dạng chưa từng có trong sách vở. “Cấu trúc này sẽ giảm áp lực sức phá của băng tảng đến 50%. Các bức tường giàn khoan được cấu tạo và xếp đặt thế nào để khi băng tảng đụng phải, sức mạnh đập vào vỏ ngoài phải lan khắp giàn khoan rồi đi xuống dưới đáy biển. Và như vậy, toàn giàn khoan được dùng để chống lại sức tàn phá của băng tảng, chứ không chỉ một phần nhiệm vụ khoan dầu của nó thôi đâu !”, Kỹ sư Quỳ nói.
Khi được hỏi điều gì để một Kỹ sư bình thường như ông có niềm tin mạnh mẽ vào dự án tầm cỡ như vậy, vào thời điểm đó, ông Quỳ mỉm cười đôn hậu: "Chúng tôi hiểu đây là công trình để đời cho sự nghiệp của mình, cho nhân loại, cho một quốc gia... Trong vai trò Kỹ sư Trưởng, tôi cùng hơn 100 Kỹ sư giỏi, và trên 300 nhân viên đồ họa khác thực hiện các chi tiết quan trọng để khai triển. Trước đó, tôi từng được thử thách nhiều qua các công trình lớn trên thế giới, như: Công trình chống sóng biển Ekofisk Protective Barrier nổi tiếng ở Na Uy (tổng đầu tư 400 triệu USD, tại thời điểm năm 1989), sửa cầu lớn Lestelle (Pháp), đê chống sóng bảo vệ cảng Monaco (Pháp)... trong vị trí Kỹ sư Trưởng nên càng tự tin hơn !"
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ năm nay đã ngoài 80 tuổi, đang sống khá giản dị trong căn nhà 3 phòng tại tòa nhà 30 tầng ngay thủ đô Paris. Ông bảo: Người Việt mình không thua kém ai đâu, nhưng quê hương mình còn khó khăn, chưa có cơ hội cho những cá nhân thực hiện những dự án Kiến trúc mang tầm vóc thời đại. "Tôi tin nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi và có đủ phương tiện, người Việt sẽ thành công vẻ vang trong bất cứ phương diện nào", ông bộc bạch trước khi chào tạm biệt.
Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ quê ở Hà Nội.
1958: Tốt nghiệp kỹ sư công chánh Phú Thọ và vào làm tại khu nghiên cứu nha thương cảng Sài Gòn đến 1960.
1960 - 1963: Du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư cầu cống ĐH Ponts et Chaussées, Paris.
1963 - 1979: Làm việc tại các hãng Sacer, Foster Wheeler, Bouygues của Pháp, chuyên thi công các công trình đường, xa lộ, xưởng lọc dầu, cầu (trong đó có 2 cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Rhone của Pháp).
1980 - 2010: Làm việc tại Hãng Doris Engineering (Pháp). Lập dự án cho nhiều công trình ngoài biển, như giàn khoan bê tông Oseberg, Ekofisk Protective
Barrier (Na Uy), giàn khoan Hibernia (Canada), mở rộng hải cảng Monaco...
Tác giả bằng sáng chế “Gravity base of an offshore resisting to icebergs” ở Pháp, Mỹ và Canada, được sử dụng để xây giàn khoan Hibernia. Ông có kinh nghiệm 15 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng trên đất liền và 20 năm xây dựng trên biển.
Theo Thanh Niên