Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tết - Xuân Canh Tý 2020 - Năm Tý Nói Chuyện Chuột

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tết - Xuân Canh Tý 2020 - Năm Tý Nói Chuyện Chuột



    Xuân Canh Tý 2020 - Năm Tý Nói Chuyện Chuột.


    Sưu Tập



    (Photo by Hồng Bùi)

    NĂM TÝ NÓI CHUYỆN CHUỘT

    NGUYỄN PHÚ THỨ





    Năm Tý tức Chuột cũng là Thử, cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan, xin trích dẫn như sau :

     

    Tý là con Chuột đứng hạng thứ 1 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi, vì nhỏ con và lanh lợi nên được đứng đầu.

     

    Giờ Tý là giờ từ 23 gìờ khuya đến đúng 01 giờ sáng hôm sau.

     

    Tháng Tý là tháng Mười Một của năm âm lịch.

     

    Đối với người Pháp, khi nói đến tuổi Tý thì họ tưởng là con Chuột Cống nên dùng chữ Le Rat thay vì dùng chữ La Souris.

     


    Ngoài ra, còn có những Ca Dao, Tục Ngữ và Thành Ngữ, xin trích dẫn như sau :

     

    Chuột kêu chút chít trong rương,

    Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay.

     

    Chuột chù chê Khỉ rằng hôi,

    Khỉ lại trả lời:cả họ mầy thơm?

     

    Cần chi cá Lốc, cà Trê,

    Thịt Chuột, thịt Rắn nhậu mê hơn nhiều.

     

    Chuột chê xó bếp chẳng ăn,

    Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre.     ..v.v (ca dao)

     

    Chuột chạy cùng sào.  

    Chuột đi vỏ trứng.  

    Chuột sa hũ Nếp.

    Chuột sa chĩnh Gạo.

    Chuột sa lọ mỡ.

    Ném Chuột bể, (vỡ) đồ.

    Ném Chuột còn chê củi bát.

    Nhi nhắt như Chuột ngày.

    Mắt Dơi tai, (mày) Chuột.

    Chuột gậm chân Mèo.

    Mặt như Chuột kẹp.

    Nhăn nhó như Chuột.

    Lù rù như Chuột Chù phải khói.

    Cháy nhà ra mặt Chuột.

    Đầu Voi đuôi Chuột.

    Uớt như Chuột lột 
     ....v.v (tục & thành ngữ)

     

    Để tìm hiểu loài Chuột như thế nào? Chúng ta có thể quả quyết rằng: Loài Chuột có lông nhiều dày rậm, lỗ tai nhỏ, mỏ và đuôi dài. Chuột lại là loài gặm nhấm, nhưng còn sanh sản rất nhanh và nhiều, cho nên chúng nó cắn phá khủng khiếp, không chừa nơi nào, ở trong nhà thì đào hang, khoét vách, cắn phá gạo nếp, thức ăn thức uống khi quên đậy, kể cả giấy má .v.v. rồi làm ổ đẻ liên tục và ở ngoài đồng thì cắn phá hột giống, mùa màng cũng như các nông phẩm của nông dân như : lúa, bắp, khoai .v.v. Vì thế họ hàng nhà Chuột đi đến đâu, thì mọi người điều sợ sự phá hoại của Chuột, nếu ghe tàu nào bị Chuột đến ở, thì cũng khốn khổ không ích.

     

    Ngoài ra,loài Chuột cũng tạo nên bịnh dịch hạch làm cho sự chết chốc lên đến hàng trăm ngàn người tại nhiều nước trên thế giới, ví như tại Athène (Hy Lạp) vào năm 429 trước Công Nguyên, hoặc các nước khác như Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Ý Đại Lợi, Pháp.v.v.  cũng bị sát hại vì bịnh dịch này, người ta đã thống kê chỉ 7 năm, kể từ năm 1346 đến năm 1353 số người bị chết trên thế giới như sau : Âu Châu gần 25 triệu người và Á Châu cũng gần 23 triệu người và được người đời xem như là một thiên tai.

     

    Vì Chuột thường đem tai họa đến cho loài người như vậy, nên người thường kiếm đủ cách để loại trừ Chuột ví như : Thuốc Chuột, đặt bẫy Chuột, dậm cù Chuột .v.v.

     

    Đặc biệt, khi bắt được Chuột con sống, người ta may lỗ đít nó lại, rồi thả nó trong nhà, nó bị bí ỉa cho nên nó lập tức cắn đuổi đồng bọn nó chạy khỏi nhà và cắn chết luôn mấy con Chuột con, sau đó nó cũng chết theo luôn.

     

    Tuy vậy Chuột là con vật ranh mảnh khôn ngoan, khó lòng bị tiêu diệt hết. Người ta thường kể, Chuột muốn tha một cái trứng gà to về ổ mà không bị bể, Chuột đã biết để một con nằm ngửa ôm trứng, miệng ngâm đuôi con khác để con này kéo về ổ... (Bđd Viên Giác 91, trang 29 do Cụ Phan Hưng Nhơn viết)

     

    Do vậy, Trời sanh Chuột thì phải sanh Mèo hay Rắn để trừ diệt Chuột, nếu không loài người khó sống nỗi với Chuột, bởi tai họa về Chuột tạo nên. Tuy nhiên, loài Chuột cũng có giúp ích cho nhân loại. Bởi vì, bắt loài Chuột để làm cuộc thí nghiệm y khoa, ngõ hầu tìm được các loại thuốc trị bịnh cứu sống chúng ta và riêng thịt Chuột là một đặc sản thực phẩm đáng kể nữa, nếu ai đã từng về : Long Xuyên, Châu Đốc, Cần-Thơ, Ô-Môn, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng ...thuộc miền Hậu Giang, vào mùa bắt Chuột, thì thấy Chuột được bày bán trắng phiếu, vì đã thui và lột da xong, người mua đem về chế biến 7 món ăn về Chuột như chơi, nào là: Chuột nướng, Chuột chiên tươi hay muối với sả ớt, Chuột xào hành, Chuột bầm xào Lá Cách hay Lá Lốt hoặc Chuột bầm rồi ướp gia vị để làm nhưn bánh Xèo v.v.

     

    Nhân nói về món ăn bằng thịt Chuột, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Chuột, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh bên Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.

     

    Đó là món Sâm Thử tức là con Chuột được nuôi bằng sâm

     

    Trong quyển Món Ăn Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau : Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để sanh ra một lớp Chuột mới, nhưng lớp Chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, Chuột mới thực là "thập toàn đại bổ", người ta mới lấy những con Chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế thực là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống Chuột, cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sanh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất. ...

     

    Nguyên đại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái dĩa con bằng ngọc trong đó có một con Chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hỏn hảy còn cựa quậy, nghĩa là một con Chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi, bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì ... nhất định phải ...trả lại hết những món gì đã ăn trước đó. Mọi người nhìn nhau? Bà Từ Hi Thái Hậu cầm nĩa xúc con Chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con Chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra ... Hoàng Đế Trung Hoa thông thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói : "Mời Chư Vị". Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ ngồi đơ ra mà nhìn. Bà Từ Hi Thái Hậu bèn cười mà nói đùa : " Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các Ngài, nhưng riêng vế cái ăn thì tôi thấy quả các Ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon là bổ. Về món đó, các Ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Đông". Không một ông nào trả lời, vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn Chuột bao tử như thế là văn minh hay dã man. Tuy nhiên, người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ... Chính ông đại sứ Tây Ban Nha phải nhắm mắt lại thử ăn, nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy Chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài nhả ra và một tháng sau còn sợ. Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy, quả là "châm biếm" và mấy ông già còn cho biết thêm rằng Chuột thường nuôi bằng sâm bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống Chuột Chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa ... (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).

     

    Trong loài Chuột, không những có các tên ở vừa kể ở trên kia, mà còn có các tên khác, xin trích dẫn như sau :

     

    Chuột Lắt : Đây là loài Chuột nhỏ con bằng ngón tay cái hoặc lớn hơn một chút, nó thường sống ở trong nhà, rất lanh lợi, sanh sản rất nhiều và thường cắn phá khủng khiếp.

     

    Trong dân gian, thấy đứa con nào hoặc người nào có thân hình nhỏ con thường phá phách gia đình hay xóm làng, thì cũng được gọi là Chuột Lắt.

     

    Chuột Xạ cũng thường gọi Chuột Chù, cũng có thân hình nhỏ con, mỏ dài và nhọn, đuôi rất ngắn. Đặc biệt,nó có mùi hôi xạ khó ngửi cho nên có cái tên là Chuột Xạ và Mèo cũng sợ mùi xạ hương này, nên cũng lánh xa. Chuột Xạ không cắn phá và lanh lợi hơn Chuột Lắc, nó thường ở hộc tủ, gầm giường hay trong hang và đi sát đất, rất chậm lụt, thường kêu chít chít như Chuôt rúc vậy. Trong dân gian thường quan niệm điềm may mắn hay phát tài là:

     

    Thứ nhứt đơm đóm vào nhà,

    Thứ nhì Chuột rúc,

    Thứ ba hoa đèn.


     

    - Chuột Dừa : là loại Chuột thường sanh sống ở trên cây dừa, ít xuống đất, nó chỉ cắn phá cây dừa và ăn cơm dừa, uống nước dừa mà sống, thân hình nó lớn bằng cườm tay. Vì thế, nó mới có tên là Chuột Dừa, loại Chuột này thường thấy những tỉnh trồng nhiều dừa như ở Bến Tre, thịt nó thơm ngon đặc biệt, bởi vì nó ăn uống bằng trái dừa rất tinh khiết.

     

    Ngoài ra, những loại Chuột hoang đã đơn cử ở trên, chúng ta còn thấy loại Chuột người nuôi để làm cảnh. Đó là:

     

    - Chuột Bạch: là loại Chuột nhỏ con, có lông màu trắng và thường thấy ở bên Tàu, cho nên nó có tên là Chuột Tàu. Người nuôi Chuột Bạch hay Chuột Tàu này phải tốn tiền mua Chuột, mua lồng Chuột đặc biệt, dể nó biểu diển và tốn thức ăn chớ không phải như các loại Chuột hoang khỏi săn sóc gì cả. Nhưng bù lại, người nuôi Chuột này được xem những trò biểu diển của nó và làm cảnh cho vui cửa vui nhà.

     

    Kể các họ hàng loài Chuột không thể hết được, và loài Chuột cũng có nhiều đặc tính của chúng nó, cho nên người đời thường nhân cách hóa và đưa vào văn học nhân gian, nhân đây xin trích dẫn như sau :

     

    Chuyện kể rằng : Có một hôm Chuột Bạch, góa chồng nhưng nhứt định không tái giá, ở vậy nuôi con thờ chồng. Ngày nọ Chuôt Bạch bị Chó rượt, chạy lạc vào một hang Chuột khác. Nhân lúc Chuột cái đi vắng, Chuột đực ve vãn, ép duyên nhưng Chuột Bạch một mực chối từ. Sau cùng, Chuột đực buộc lòng phải để Chuột Bạch rời hang. Kịp đến, khi Chuột cái vừa về đến nhà, bắt gặp chồng tiễn đưa Chuột Bạch ngay cửa hang, bèn nổi cơn ghen, mắng mỏ chồng, rồi sang nhà Chuột Bạch đánh ghen. Khi Chuột Bạch trần tình sự việc với Chuột cái, thì Mèo chạy đến. Chuột cái hoảng sợ, chạy té xuống giếng. May thay có một nho sinh tên Hồ Sinh vớt lên và giảng đạo lý với Chuột Cái, Hồ Sinh khuyên làm đàn bà phải giữ lòng trinh như Chuột Bạch.

     

    Gặp cơn nhầm chốn xa vời,

    Chẳng tham chiêu đãi, nghe lời bướm ong.

     Nào ai cợt giễu thử lòng,

    Gần vàng chẳng chuyển, chẳng long chút nào.


     

    Làm vợ không nên ghen tương mà tan nát cửa nhà:

     

    Người xưa câu ví còn gương,

    Đàn bà cả tiếng tan hoang cửa nhà.


     

    Làm chồng không nên háo sắc như Chuột đực:

     

    Như lòng Chuột đực khá chê,

    Toan đường quyến rũ đã mê đạo lành.


     

    Đó là, truyện Trinh Thử thuc ngụ ngôn nói về Chuột nhằm khuyên bảo nhân gian ăn ở phải đạo.

     

    Nhân đây, xin liệt kê một số truyện liên quan đến Chuột như sau :

     

    - Chuột Chù bị nạn.

     

    - Đám cưới Chuột.

     

    - Nghĩa Thử.

     

    - Chuột Cống.

     

    - Sự tích Chuột và Mèo.

     

    - Chuột và Rùa.

     

    - Chuột Đồng và Chuột Thành.

     

    - Chuột Lắt và Sử Tử. ..v.v.

     

    Trở lại, năm Mậu Tý, thuộc Dương, có hành Hỏa, cho nên chúng ta có thể nói nhanh gọn là năm "Mậu Tý là Dương Hỏa".Năm này có can là Mậu thuc Dương, có hành Thổ, cho nên có thể nói rút gọn lại là: "can Mậu là Dương Thổ".

     

    Còn Chi là Tý thuộc Dương, có hành Thủy, cho nên cũng nói vắn tắt là: "chi Tý là Dương Thủy". Hơn nữa, chi Tý là con Chuột đứng đầu của Thập Nhị Điạ Chi là: Tý Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi và nó cũng đứng đầu lục chi dương là : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất.

     

    Tuy vậy, nó cũng như các chi khác, bắt đầu từ chi Tý tính tới chi Hợi. Bởi vì, trong Thập Nhị Địa Chi không có chi nào quan trọng hơn chi nào.

     

    Do vậy, có người nói : "Những người tuổi Tý thuộc nam mạng, có can Giáp hoặc Nhâm, thì sẽ làm lớn sau này". Với lý luận như sau : Bởi vì,

     

    - Người có tuổi Giáp Tý rất tốt, vì tuổi này có Can và Chi đứng đầu trong Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi, cho nên xem như tuổi này sẽ có tương lai tốt đẹp tột đỉnh sau này.

     

    - Người có tuổi Nhâm Tý cũng tốt, vì tuổi này có Can là Nhâm, quả đúng với câu : Nam Nhâm, Nữ Quý và có Chi là Tý đứng đầu Thập Nhị Địa Chi, cho nên xem như tuổi này sẽ có tương lai tốt đẹp tuyệt hảo hơn người.

     

    Tôi thấy sự suy đoán đó không có khách quan và chính xác một cách khoa học. Nhân đây, chúng ta thử phân tách, xem coi tuổi Giáp Tý và Nhâm Tý ảnh hưởng như thế nào? Ví như :

     

    * Tuổi Giáp Tý (1984) : thuộc mạng Hải Trung Kim (Vàng dưới biển), thuộc Dương, có hành Kim, có Can là Giáp thuc Mộc và có Chi là Tý thuộc Thủy. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này "Chi sanh Can" tức Đất sanh Trời. Bởi vì :"Mạng Thủy = Tý sanh mạng Mộc = Giáp" (mạng Thủy tức Đất bị sanh xuất, mạng Mộc tức Trời được sanh nhập). Do vậy, người có tuổi này thường được may mắn và nhờ cơ hội đưa đến hơn là thực tài, vì thế nói người có tuổi này không được tốt hoàn toàn, để tự mình lo cho sự nghiệp tương lai.

     

    * Tuổi Nhâm Tý (1912 - 1972) : thuộc mạng Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu tằm ăn), thuộc Dương, có hành Mộc, có Can là Nhâm thuộc Thủy và có Chi là Tý thuộc Thủy. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì tuổi này "Can Chi tương hoà" tức Trời và Đất thuận hoà đắc ý nhau.

     

    Do vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, người có tuổi Giáp Tý hay Nhâm Tý không thể là người có tuổi đó sẽ làm lớn trong tương lai.

     

    Bởi vì, hai tuổi này không bằng tuổi Canh Tý, vì nó có can là Kim và chi là Thủy tức là"Can = Kim sanh Chi = Thủy"mới thật tốt, xin trích dẫn như sau :

     

    * Tuổi Canh Tý : là những người sanh vào các năm 1900 - 1960... tuổi này thuộc Bích Thượng Thổ hay nói gọn là mạng Thổ, nó có Can là Canh thuộc Kim và Chi là Tý thuộc Thủy, nếu căn cứ theo luật thuận khắc của ngũ hành, thì Kim sinh Thủy tức Can sinh Chi hay nói khác đi Trời sinh Đất, cho nên người có tuổi Canh Tý này rất tốt trong hàng tuổi Tý, bởi vì Trời ban cho khả năng và đức tính để tiến đến thành công dễ dàng trọng mọi mặt của cuộc đời.

     

    Hơn nữa, khi thẩm định một lá số thì phải biết : giờ, ngày, tháng, năm sanh .v.v. mới có thể thẩm định đúng một lá số. Ngoài ra, chúng ta đã thấy có người sanh cùng : giờ, ngày, tháng, năm lại sống cùng làng, nhưng tương lai lại khác nhau như đã dẫn ở quyển thượng, nơi trang 187 .

     

    Trước khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm những năm con Chuột vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con đồng hương nhàn lãm hoặc xem mình có phải sanh đúng năm Tý hay không như dưới đây:

     

    Tên Năm Thời Gian Hành Gì?

     

    Nhâm Tý 18-02-1912 đến 05-02-1913 Mộc

     

    Giáp Tý 05-02-1924 đến 24-01-1925 Kim

     

    Bính Tý 24-01-1936 đến 10-02-1937 Thủy

     

    Mậu Tý 10-02-1948 đến 28-01-1949 Hỏa

     

    Canh Tý 28-01-1960 đến 14-02-1961 Thổ

     

    Nhâm Tý 15-02-1972 đến 02-02-1973 Mộc

     

    Giáp Tý 02-02-1984 đến 19-02-1985 Kim

     

    Bính Tý 19-02-1996 đến 06-02-1997 Thủy

     

    Mậu Tý 07-02-2008 đến 25-01-2009 Hỏa

     

    Canh Tý 25-01-2020 đến năm 2021(*) Thổ

     

     

    (Nguồn: tvvn.org)



  • #2


    Năm Tý nói chuyện Chuột

    Jos. Vĩnh SA


    Nguồn gốc loài chuột:

    Không ai biết được nguồn gốc của chuột phát sinh từ đâu mà ra. Tất cả thế giới đều cho đó là hiện tượng do thiên nhiên tạo dựng nên các sinh vật trên trái đất, giống như chuyện trong kinh thánh nói về việc tạo dựng nên vũ trụ và con người phát xuất từ đất bùn, Chúa nặn lên tổ tiên của loài người là Adam và Eva.

    Có một câu hỏi đặt ra, mà cho đến ngày nay vẫn chưa có câu giải đáp. Tại sao tổ tiên của chúng ta lại chọn loài chuột đứng đầu cho 12 con giáp? Mà lại không chọn con vật khác?? Chưa có câu trả lời chính xác.

    Nhưng có giả thuyết cho rằng: Sở dĩ chuột được đứng đầu trong 12 con giáp, vì theo các khoa học gia cho biết vào giờ Tý khoảng từ 23 giờ khuya đến 02 giờ sáng là giờ chuột hoạt động rất mạnh, đi cắn phá và kiếm ăn. Giờ đó chúng rất tỉnh táo và bén nhậy. Lồng trong thời điểm đó, đa số các cặp vợ chồng chọn là giờ để ân ái, giao hợp với nhau. Giờ này yên tịnh, những người thân hoặc con cái trong gia đình đang yên giấc ngủ. Lợi dụng giờ giấc này, các cặp vợ chồng thức dậy, khều nhau cùng diễn trò mây, mưa, “trùm mền múa lân”. Nên phụ nữ thường hay cấn thai vào giờ Tý. Do đó mới có sự phát sinh ra nhân loại lan tràn trên trái đất. Vì vậy chuột được coi là con vật làm chuẩn đứng đầu 12 con giáp. Đây chỉ là một giả thuyết thôi, không có sự xác minh chính thức.

    Đã có sự thống nhất ở một số quốc gia Á châu, trong đó có người Việt Nam. Cha ông chúng ta đã chọn 12 con vật tiểu biểu cho 12 con giáp. Có 7 con vật là loại chăn nuôi: Trâu, mèo, ngựa, dê, gà, chó, heo.

    Còn 4 con vật khác thuộc loại hoang dã: Chuột, hổ, rắn, khỉ và 1 con vật coi như là thần linh, đó là Rồng.

    Các loại chuột và họ nhà chuột:

    Chuột sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, có nhiều loại khác nhau, riêng chuột (Rattus) có tới 570 loại giống, đó là một số lượng giống vật nhiều loại nhất, so với bất cứ loại động vật có vú nào. Chuột nhắt (Mus) cũng có khoảng 370 loại. Cũng theo ước tính của các nhà khoa học thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 4 tỉ con chuột, nghĩa là bằng khoảng 2/3 dân số loài người trên thế giới..

    Chuột đàn rất mắn đẻ, sau khi giao cấu, chuột cái có bầu từ 19 đến 22 ngày, khoảng 3 tuần là đẻ. Chúng đẻ rất nhiều, mỗi năm chuột cái sinh sản từ 5 đến 7 lứa và mỗi lứa đẻ từ 6 đến 10 con. Chuột cái con (female), lớn chừng 3 tháng tuổi là có thể giao cấu, thụ thai và sanh con. Cứ 3 tháng chuột cái lại sanh một lần. Tuổi thọ của chuột sống tối đa khoảng từ 3 đến 4 năm.

    Theo thống kê cho biết: Chuột cái, nếu cứ mỗi lần sanh sản “mẹ tròn, con vuông” thì khoảng sau 3 năm, nó sẽ có đến 5 đời: Con, cháu, chắt, chút, chít có thể lên đến hàng triệu con. Nếu không có loài người và những sinh vật sát hại chúng như: Mèo, chó, rắn, diều hâu, chồn, cáo. .vv.. Giết và ăn thịt chuột, thì chẳng bao lâu chuột sẽ sinh nở kín trái đất.

    Chuột thuộc loại gặm nhấm và sinh sản nhiều, cho nên chúng được xếp vào loại động vật có quân số đông nhất trên địa cầu. Chuột có nhiều loại:

    -Chuột Bạch -Chuột Cống (hay chuột Na Uy) -Chuột Chù -Chuột Đại thử (hay còn gọi chuột Kangaroo) -Chuột Đồng -Chuột Giunea pig -Chuột Nhà -Chuột Nước -Chuột Nhảy -Chuột Sạ -Chuột Sao -Chuột Sóc -Chuột Túi -Chuột Vòng..v.v.. Chuột vòng và chuột bạch nuôi làm cảnh trong nhà.

    Chuột cũng biết ghen:

    Theo các nhà nghiên cứu cho biết: Khi chuột nhà gặp một con chuột lạ xuất hiện, trưởng bày chuột sẽ xua đuổi hoặc chiến đấu với tên chuột lạ cho tới khi chuột lạ biến mất, hoặc tiêu diệt tên đó. Chuột tiết ra một mùi riêng để chúng dễ nhận diện ra bà con. Trong trường hợp chuột chồng phải đi xa kiếm ăn, hoặc vắng nhà. Chuột vợ ở nhà cho chồng mọc sừng. Hoặc có tên chuột đực nào gian manh đến tán tỉnh, tằng tịu với chuột cái, chuột chồng về, sẽ trừng trị chuột cái cho đến khi cái mùi của tên chuột đực dê xồm được gió cuốn bay đi hết khỏi lông của chuột vợ, thì chuột vợ mới được chồng tha…

    Thực phẩm của chuột:

    Chuột ăn được các loại thực phẩm mà con người, hay bất cứ sinh vật nào trên trái đất có thể ăn được. Chúng ăn, gặm nhấm và phá hoại mùa màng, lương thực của dân gian khoảng 42.5 triệu tấn trong một năm, từ ngoài cánh đồng vào đến các kho dự trữ. Số lượng lương thực này được Hội Lương Nông Quốc Tế LHQ ước tính bằng tổng sản lượng lương thực của 25 nước nghèo trên thế giới cộng lại. (trong đó có VN).

    Cứ mỗi vụ mùa, một con chuột tha về hang, ổ khoảng từ 3 đến 5 kílô thóc gạo. Chuột ăn một ngày khoảng 100gr thức ăn, bằng 50 hay 80% trọng lượng toàn thân của nó. Các nông gia ước tính, cứ mỗi hecta ruộng, rẫy, có khoảng 20 hang chuột.

    Qua một cuộc nghiên cứu và thí nghiệm, trong phòng Lab. Người ta bắt một con chuột nhắt thả vào trong một hũ gạo. Kết quả ghi nhận được như sau: Chuột nhắt ăn một năm hết 18.2kg gạo và bài tiết ra 25,000 cục phân, tổng cộng nặng 1.8kg và xả ra khoảng 4,640cm khối nước tiểu. Lượng gạo bị nhiễm bẩn, hư hại không dùng được, nhiều gấp 10 lần số gạo chuột đã ăn.

    Thịt chuột:

    Thịt chuột là món đặc sản của người dân miền Tây Việt Nam. Ai về miệt dưới, hướng Rạch Giá, Long Xuyên Châu Đốc, đi qua hai đầu cầu bắc, bến phà Vàm Cống đều nhìn thấy những quán cơm bán thịt đồng quê, nơi đây có những quán bán thịt chuột đã lột da, được xếp trong những cái khay, hoặc xiên thành từng vỉ, treo lủng lẳng trước quán để cho khách lựa chọn. Khách chỉ cần mua về, chặt thịt ra từng mảnh, ướp gia vị, nướng rôti hay kho sả ớt, ăn cũng rất thú vị. Trước khi làm món thịt chuột, người ta bắt chuột còn sống, cầm cái đuôi, dốc đầu chuột xuống, quay vài vòng cho chuột chóng mặt, rồi đập đầu chuột vào vật cứng như gỗ, đá hay đất cho chết. Chặt bỏ đầu, chân, đuôi và lột da vất đi. Mổ bụng, bỏ ruột, chỉ lấy độc nhất cái thân mà thôi. Rửa thịt cho sạch, sau đó chặt ra làm 4 hay 6 miếng tùy theo món chế biến, ướp gia vị với hành, tỏi, sả, ớt cho thơm…đem xào, chiên hay kho cũng ngon.

    Bắt chuột miền quê: Năm 1954 di cư vào Nam, chúng tôi thấy những người dân miền Nam bắt rắn, bắt chuột về ăn thịt. Lúc đầu chúng tôi nhìn thấy họ làm thịt rắn và chuột. Nghĩ tới lúc ăn, sao tôi thấy ơn ớn. Nhưng về sau được những người bạn miền Nam cho ăn thử, thấy ngon và có lý, nên chúng tôi cũng học theo, đi săn bắt chuột và rắn về mần thịt.

    Khởi đầu dân Bắc Kỳ di cư vào Nam được chính phủ Ngô Đình Diệm đưa đi định cư nơi vùng dinh điền Cái Sắn, nằm giữa liên tỉnh lộ Long Xuyên - Rạch Giá.

    Cái Sắn là một cánh đồng hoang vu ngập nước từ tháng 5 đến tháng 12, cỏ dại mọc cao khoảng từ 2 tới 3 mét, đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Đến mùa khô, chính phủ gửi một đội quân máy cày, có Mã Lực mạnh, kéo loại giàn cày 3 chảo, khoảng vài chục chiếc xuống dinh điền Cái Sắn, giúp dân chúng phá hoang lập ấp. Đội máy cày, kéo giàn cày chạy trước, chúng tôi dẫn chó chạy theo sau, để săn bắt những con chuột đồng bụ bẫm và những chú rắn hổ hành bự, trông rất dự tợn. Bày chó giúp chúng tôi bắt chuột, rắn và rùa rất nhanh chóng, gọn gàng và hữu hiệu. Chó rượt theo chuột, cạp ngang lưng con chuột hay đuôi rắn kéo về, chúng tôi chỉ cần lấy cây đập đầu rắn hoặc tóm cổ chuột, bỏ vào bao hay rọ là xong ngay.

    Chúng tôi thường đem theo những cái bao bố (empty bags) đã được Cơ Quan Viện Trợ Mỹ dùng để đựng gạo và bột mì phát cho dân chúng, để nhốt chuột và rắn. Chúng tôi dẫn chó theo đoàn máy cày chừng vài tiếng đồng hồ là có một vài bao chuột, rùa và rắn đem về mần thịt.

    Ở miền Tây vào mùa nước lớn chúng tôi dẫn chó theo lên xuồng, chống sào vào các bụi tre hay các bụi rậm, lấy đòng đâm chuột, nhiều chú chuột bị động, sợ nhẩy xuống nước trốn, chó rượt theo bắt lại. Vào mùa khô chúng tôi dẫn chó ra cánh đồng, thấy hang, ổ nào nghi là có chuột, chúng tôi đốt nùi rơm, hun khói thổi vào trong hang, chuột, rắn bị ngộp chui ra, phóng chạy, chó thoải mái rượt theo, cạp lưng chuột mang về giao cho chúng tôi. Ở miền Tây, người ta thường ra đồng bắt chuột đem về làm mồi nhậu với rượu đế, nấu gạo nếp than Bắc kỳ, nhậu tuyệt cú mèo, xỉn vút cần câu.

    Trước 1975 ở Cần Thơ có quán Bảy Rùa nằm kế Bến Xe Mới gần Lộ 20. Quán này chuyên nấu các món nhậu thịt đồng quê như: Rùa, rắn, cua đinh, cua đơ và thịt chuột khá ngon. Dân nhậu Miệt Vườn thường hay ghé vào quán Bảy Rùa để lai rai thưởng thức các món thịt hoang dã đồng quê. Cần Thơ còn có thêm quán Vĩnh Ký và vài quán nữa cũng nấu các món đồng quê thuộc loại số dách.

    Bây giờ hồi tưởng lại qúa khứ, vẫn còn thấy thèm “Món Nhậu Đồng Quê”. Ông bạn miệt vườn của tôi ở Cái Răng có treo trên tường 4 câu thơ:

    Bao giờ bạn đến thăm nhà

    Thưởng thức đặc sản đậm đà tình quê

    Mùa đông tôi đón bạn về

    Ăn món thịt Chuột hương quê tự hào…



    Nhậu thịt Chuột 7 Món:

    1. Chuột luộc ướp lá chanh. Thịt chuột luộc, ép với lá chanh. Sau khi luộc vớt thịt ra, lấy 2 cái kẹp bằng tre, ép cho ra hết nước, rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, bày ra đĩa, rắc lá chanh thái chỉ và hành ngò lên trên, ăn ngon như thịt gà…

    2. Chuột xào. Thịt chuột chặt thành miếng cỡ bằng 3 ngón tay, cho vào chảo xào chín với nước sốt. Đậu phộng giã nhỏ, rau thơm, hành, ngò, lá răm thái nhỏ, rắc lên trên, món này ăn với bún hết xẩy.

    3. Chuột chiên dòn, rắc ngò gai, ngò ôm, ớt thái mỏng trộn với chanh trên dĩa thịt, chấm với nước mắm pha lạt, dầm với củ kiệu, cà rốt thái mỏng, món này nhậu bí tỷ. Ngoài ra còn có mục:

    4. Thịt Chuột nấu đông

    5. Thịt Chuột giả cầy

    6. Thịt Chuột xào chua ngọt

    7. Thịt Chuột sốt cà chua


    Nghe đồn, ở miền Bắc có 2 tỉnh nổi tiếng về chợ bán thịt chuột và nấu món ăn thịt chuột là tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Nhất là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh có quán thịt chuột 7 món. Giá thịt chuột vào những ngày gần Tết ở vùng này khoảng từ 12,000 đến 15,000 đồng VN/ kg.

    (Phỏng theo hành trình văn hóa VTV4)

    Theo khách du lịch kể lại, bên Trung Quốc ở tỉnh Vũ Hán có một khách sạn lớn, chuyên nhận chiêu đãi du khách đặc sản thịt chuột 10 món. Những món thịnh soạn này được các chú Ba biến chế từ 100 con chuột đồng. Món Fillet chuột được nhiều thực khách ưa chuộng. Chợ tỉnh Quảng Tây bán chuột sống, chợ Quảng Đông bán thịt chuột đóng hộp. Dân Phúc kiến cho rằng, thịt chuột có cái lườn là ngon nhất.

    Trung Quốc cũng còn món thịt chuột độc đáo nữa là thịt “Chuột Bao Tử”. Món này được chế biến từ loại chuột đồng baby, được bắt đem về nuôi từ lúc còn nhỏ, cho chúng ăn bằng gạo trộn lẫn với trứng gà và các vị thuốc bắc, uống nước sâm và nước ép trái lê. Khi chuột đủ lớn, thụ thai vừa sanh con, chuột con còn sống được cột chặt, cho vào làm nhân bánh, như nhân bánh bao. Khi người ăn đưa bánh vào miệng cắn ăn, sẽ nghe tiếng kêu của chuột nhí còn sống bên trong. Đây là một trong 7 món đặc biệt mà Từ Hy Thái Hậu đã chiêu đãi các sư thần vào đêm giao thừa khoảng năm 1877 Tân Tý.

    (Trích theo hội thi chuyên gia nấu ăn Trung Quốc)

    Thịt Chuột là một món ăn thú vị nhất của Mèo.

    Tôn Giáo Chuột:

    Bên Ấn Độ có một tôn giáo thờ Chuột. Trong một đêm khuya, tôi tình cờ mở TV coi đài số 2 ABC, chương trình Thế Giới chung quanh chúng ta, tường thuật thời sự bên Ấn Độ có đạo thờ chuột. Nguyên một làng thờ chuột, tôi không nhớ rõ tên làng này. Đạo Trưởng cấm các tín đồ không được nuôi những gia súc sát hại chuột, vì chuột là thần thánh, mọi người phải nuôi chuột và cho chúng ăn. Tôi nhìn thấy chúng sống và chạy nhầy luẩn quẩn chung với người. Hàng hàng, lớp lớp chuột chạy khắp mọi nơi trong nhà ngoài ngõ, nhìn thấy mà nổi da gà. Có lẽ đây là một tôn giáo có tín ngưỡng hơi quái đản.

    Chuột Trong Kinh Thánh (trích theo các sách)

    Lê Vi - Chương 11 -29 Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: Chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn,

    Samuel I - Chương 6 -4 Người Phi-li-tinh hỏi: “Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì?” Họ đáp: “Năm cái khối u bằng vàng và năm con chuột bằng vàng, tính theo số các vương hầu người Phi-li-tinh, vì cũng một tai hoạ đã giáng xuống trên tất cả anh em và trên các vương hầu của anh em”.

    Samuel I - Chương 6 -5 Anh em hãy làm những hình ảnh các khối u của anh em, và hình ảnh các con chuột đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa Ít-ra-en. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, với các thần của anh em và xứ sở anh em.

    Samuel I - Chương 6 -11 Chúng đặt hòm bia Đức Chúa lên xe, cùng với cái tráp đựng các con chuột bằng vàng và hình ảnh các khối u của chúng.

    Samuel I - Chương 6 -18 Ngoài ra còn có các con chuột bằng vàng, tính theo số tất cả các thành người Phi-li-tinh thuộc về năm vương hầu, từ thành kiên cố cho đến làng bỏ ngỏ. Tảng đá lớn trên đó người ta đã đặt hòm bia Đức Chúa là bằng chứng cho đến ngày hôm nay, trong cánh đồng ông Giơ-hô-su-a người Bết Se-mét.

    Isaia - Chương 2 -20 Ngày đó, con người sẽ ném cho chuột chù, cho dơi những tà thần bằng bạc, tà thần bằng vàng của họ mà họ đã làm ra để thờ.

    Isaia - Chương 66 -17 Những kẻ tự thánh hiến và tự thanh tẩy để vào các khu vườn sau một người đứng ở giữa, những kẻ ăn thịt heo, thịt các thú vật kinh tởm và thịt chuột, đều sẽ chết cả lũ.

    -Sấm ngôn của Đức Chúa.

    Như vậy lược sơ qua các bộ kinh thánh, chúng ta chỉ tìm thấy có Chuột được nói đến trong kinh thánh Cựu Ước. Còn kinh thánh Tân Ước thì không hề đá động gì đến loài chuột cả.

    Văn nghệ chuột:

    Hồi còn nhỏ, học ở bậc tiểu học, thầy cô giáo bắt chúng tôi phải tập dợt văn nghệ để trình diễn vào cuối niên học:

    Bọn tôi không có máu văn nghệ, nên chẳng biết phải nghĩ ra tiết mục gì để mà trình diễn. Thầy cô ra điều kiện, nếu đội nào không có tiết mục trình diễn văn nghệ, sẽ phải đi làm vệ sinh và công tác dọn dẹp trường lớp. Sợ phải làm công tác, nên thằng bạn tôi đề nghị chúng mình chế ra bản nhạc “Chuột chết thúi để hát.” Vì hôm qua, Ba nó phát giác ra, dưới gầm giường có một con chuột chết thúi, mùi rất hôi, nó ớn quá. Thế là hắn chế ra bài hát, bắt cả 3 thằng chúng tôi tập để lên sân khấu trình diễn. Tôi lấy cây chổi làm microphone, Thiện lấy cái mẹt của bà nó cột thêm khúc tre chế ra cây đàn, Hiển lấy cái nồi làm trống. Tôi bắt đầu hát:

    Chuột chết nuỗn, nuồn, nuồn, nuồn, a! á ! à !!

    Thằng Thiện bạn tôi nó đánh đàn phụ họa ngay:

    Tưng, tưng..Pùng píng, pung pang! pang! pang!


    Thằng Hiển đứng kế bên tôi lấy mồm gõ vào cái nồi làm trống kêu: Tùng! Tùng !!! thế là cả hội trường cùng vỗ tay cười. Chúng tôi không ngờ màn trình diễn “Con chuột chết thúi” của chúng tôi lại được khán giả hâm mộ như vậy.

    Trước năm 1975 Nhà tôi ở kế bên chợ, nên thường nghe các người quảng cáo bán thuốc Sơn Đông, họ biểu diễn võ thuật, để rao bán các thứ thuốc, kể cả thuốc diệt chuột. Họ rao bằng những vần thơ rất hay sau đây:



    Thuốc chuột đây! Thuốc chuột đây!

    Chuột ăn chuột chết

    Rết ăn, rết què

    Đánh đổ đầu hè

    Kiến ăn, kiến chết


    Nghe cũng vui tai và có nhiều khách hàng đến mua

    Tục Ngữ Chuột

    Chuột sa hũ gạo.

    Mèo vờn chuột.

    Loắt choắt như chuột nhắt.

    Hôi như chuột chù.

    Lù đù như chuột cống.

    Thúi như chuột chết.

    Lấm lép như chuột ngày.


    Film Hoạt Họa Mickey Mouse

    Film hoạt họa Mickey Mouse được sáng chế năm 1928 do hoạ sĩ Ub Iwerks (Ubbe Ert Iwwerks) người Đức, ông di dân sang Mỹ năm 1869 và làm việc cho công ty sản xuất film Walt Disney, chuyên vẽ film hoạt họa cho hãng film này. Sau một thời gian những film hoạt họa loại “Oswald the Lucky Rabbit” do ông vẽ, không còn được khán giả hâm mộ nữa. Nên nhà sản xuất Walt Disney đã đề nghị ông vẽ film hoạt hoạ mới, thay thế các film cũ không ăn khách. Ub Iwerks đã thử vẽ film hoạt hoạ về Ếch, Chó, Mèo, nhưng đã bị nhà sản xuất Walt Disney loại bỏ, không vừa ý. Mãi đến năm 1925 một hoạ sĩ khác tên Hug Harman vẽ những chú chuột chung quanh tấm hình của Walt Disney. Từ đó Ub Iwerks có ý tưởng vẽ film hoạt họa về Chuột, và ông đã khởi sự vẽ loại film này. Film hoạt họa Mickey Mouse đầu tiên ra đời là Film “Plane Crazy” được trình chiếu ngày 15 tháng 5 năm 1928 Pilot là một chú chuột ra khỏi máy bay rồi nhảy dù. Nhưng film này đã không gợi lên được hết những ý tưởng thiết thực cho khán giả. Walt Disney đã mau mắn cho sản xuất film thứ 2 do U. Iwerks vẽ tên là “The Gallopin Gaucho”. Những film loại này hoàn toàn ghép giọng nói của Walt Disney vào film, diễn xuất trong vai Chuột. Dự tính của Walt Disney khi cho trình chiếu film Mickey Mouse sẽ thu lợi nhuận khoảng US $75 dollars một tuần, nhưng nó đã thành công vượt mức. Kết quả mỗi tuần thu được US $150 dollars, gấp đôi lợi nhuận dự tính. Film Mickey Mouse được lưu truyền đến ngày nay và được hàng tỷ khán giả nhi đồng mến mộ. Ở các trung tâm giải trí Disney World, Florida và Disney Land, California hàng ngày đều có các diễn xuất về Mickey Mouse cho các du khách thưởng lãm, rất ăn khách.

    Nghệ thuật chuột: Bên VN, vào những ngày Tết, người ta hay bày bán những bức tranh Đồng Hồ vẽ cảnh “Đám Cưới Chuột” “Mèo Vờn Chuột”.vv.

    Tại làng Mái, tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc, nổi tiếng về nghệ thuật sáng tác tranh Đông Hồ, đặc biệt là Bức tranh dân gian “Đám Cưới Chuột” toàn cảnh bức tranh diễn tả một chú Rể chuột thi đỗ làm quan, vinh quy bái tổ về quê cưới vợ “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau” Chuột xếp thành 2 hàng đi rước Dâu. Chú Rể chuột bảnh chọe, oai phong, đội mũ cánh chuồn, trông ra dáng vẻ quan tước, cưỡi ngựa đi trước đoàn rước Dâu, đang ngoảnh mặt lại, nhìn cô Dâu chuột ngồi trong cỗ kiệu hoa, cùng đi với bầu đoàn thê tử nhà chuột, có che lọng vàng, tán hoa.

    Hàng rước thứ 2 của đoàn chuột kế bên phía trong tranh là đại diện cho gia tộc nhà chuột với những thanh nam và nữ tú chuột, ăn mặc chỉnh tề, đang xếp hàng đi đến trước mặt chú Mèo ngồi bệ vệ chặn đường. Hai họ nhà chuột khúm núm đến lễ Mèo, đút lót, hối lộ. Kẻ thì bưng chim gáy, người thì xách cá. Theo sau là một ban kèn chuột đang hòa tấu khúc nhạc, ca tụng mèo. Chú Mèo ngồi chễm chệ chặn đường, phùng má, trợn mắt, vênh râu, múa vuốt ra oai, hù dọa đám rước Dâu chuột.

    Nhìn kỹ bức tranh có ghi câu đối:

    “Thử bối đệ ngư: Chí! Chí! Chí!”

    “Miêu nhi thủ lễ: Mưu! Mưu!Mưu!”

    Hai câu đối này có nghĩa là:

    “Bày Chuột dâng cá kêu: Chí! Chí! Chí!”

    “Chú Mèo giữ lễ kêu: Meo! Meo! Meo!”


    Thêm mấy hàng chữ nhỏ góc trên, phía bên trái: “Tác Lạc” nghĩa là: “Mua vui” với câu:

    “Khôn khôn đá co dễ. Đỗ cao cưới vợ tiếng rằng hời”

    Theo các cụ ngày xưa cho biết: Thì bức tranh này gợi ý qua câu chuyện ngụ ngôn “Đám Cưới Chuột”. Nội dung câu chuyện được kể như sau: Một hôm giòng họ nhà Chuột quyết định làm đám cưới cho hai con. Chuột mẹ tất tưởi lo mọi công việc chuẩn bị cho đám cưới, kể cả việc đi coi tuổi cho cô Dâu, chú Rể, rồi định ngày lành tháng tốt để cưới hỏi. Có một việc quan trọng, cả họ phải lo, là lỡi ngãi hối lộ quan bác Mèo Già để tránh bị phiền hà, Mong sao quan Mèo làm ngơ cho đám cưới được diễn tiến tốt đẹp. Đến ngày cưới, họ hàng nhà chuột, quần áo chỉnh tề, trong nghi thức cổ truyền dân tộc đầy hân hoan rạng rỡ. Hôn lễ cử hành trong nghi thức đơn giản, không rườm rà, đã được quan bác Mèo thông cảm cho hoàn tất êm đẹp. Thế nhưng một bi kịch đã không xảy ra trong ngày đám cưới chuột, mà lại xảy ra vào ngày vợ chuột sinh con đầu lòng. Vợ chuột vừa qua cơn đau đẻ “Vượt biển một mình” cứ tưởng sẽ được “Mẹ tròn, con vuông”. Nào ngờ đâu, bất chợt quan Mèo già xuất hiện, bắt trọn ổ cả nhà chuột đem đi hành hình xơi tái, kết liễu tang thương một gia đình trẻ nhà chuột.

    Thơ Đám Cưới Chuột

    Trạng Chuột ơn vua cưới vợ làng

    Kiệu sơn lộng lẫy, lọng hoa vàng

    Nàng Dâu xứ Chuột đi chân đất

    Ngón nhỏ, bùn đen vẫn dính chân

    Có con Mèo mướp ngồi trên trốc

    Chồm hổm, vênh râu, đợi để dâng

    Chú chuột thổi kèn, chân rúm lại

    Con Chép đồng quê, vẩy ngấn vàng

    Không biết quan Mèo có chịu yên,

    Có đòi lễ vật phải nhiều thêm?

    Mà bao năm tháng, trên tranh Tết

    Tiếng trống vinh qui vẫn rộn ràng

    Ngựa hồn, quan trạng giong cương bước

    Chuột vợ chưa hay mình đã quan

    Một bước lên bà là thế đấy,

    Khối cô Chuột khác, nghĩ mà thèm!

    Chao ôi! Chuyện học xưa nay thế!

    Đời trước, đời sau vẫn ước mơ,

    Hoa tay dân giã, người không vẽ

    Vẽ Chuột nhung nhăng đến tận giờ!


    (Văn Phú)

    Chuột và Khoa Học Y Khoa

    Công dụng của chuột: Chuột hầu hết được các nhà khoa học sử dụng trong các phòng thí nghiệm để theo dõi các dịch vụ thử nghiệm y tế như: Thử nghiệm y dược, để biết công hiệu của từng loại dược phẩm trước khi áp dụng chữa trị cứu sống con người.

    Chuột truyền dịch hạch:

    Chuột cống là loại chuột nguy hiểm nhất. Chúng truyền dịch bệnh sang người qua các ký sinh trùng bám trên lông của chúng. Các loại bọ chuột này là những vi trùng: Dịch hạch, đậu lào, sốt ban nóng. Chuột còn tiềm ẩn 5 hay 6 loại giun ký sinh trùng, dễ lây lan sang loài người. Cần phải phòng ngừa và tiêu diệt chúng.

    Diệt chuột trên đảo Pulau Bidong

    Năm 1979 chúng tôi vượt biển đến trại tỵ nạn Pulau Bidong, vào thời điểm này dân số tỵ nạn của trại lên đến 50,000 người. Thực phẩm được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho tàu chở tới tấp sang đảo tiếp tế. Đây cũng là dịp cho các bày chuột phát triển sinh sôi nảy nở. Chúng xâm nhập vào các nơi để đồ ăn của dân tỵ nạn, thừa hưởng các thức ăn, rác rến dư thừa do dân tỵ nạn thải bừa bãi xuống gềnh núi, lạch suối chung quanh trại, nên chẳng bao lâu chuột đã sinh sản tràn lan, hằng hà sa số khắp mọi nơi trên đảo. Cao Ủy LHQ và Ban Điều Hành trại phải phát động phong trào vệ sinh phòng dịch bằng cách khuyến khích và cổ động dân chúng diệt chuột thường xuyên.

    Khi nghệ sĩ Hùng Cường vượt biên đến đảo Bidong, anh gia nhập khối thông tin văn nghệ và đã sáng tác ra bản nhạc Diệt Chuột. Cứ vài tiếng đồng hồ thì Ban Thông Tin trại lại cho phát thanh bản nhạc Diệt Chuột do Hùng Cường hát, mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ:

    Bắt con chuột đó! Bắt con chuột đó!

    Không bắt được, nó sẽ chui vô hang,

    gây mầm bệnh giết hại chúng ta

    Sau đó Ban Điều Hành trại phát cạm bẫy và thuốc diệt chuột cho từng gia đình trong trại. Mỗi sáng Ban Vệ Sinh thu gom xác chuột bị chết hoặc mắc cạm, dồn vào bao cho xuống xà lan rác, kéo ra giữa biển ngâm tôm, cho cá ăn. Có nhiều bà con tỵ nạn, ban đêm đang ngủ ngon giấc thì bị những chú chuột lén vô gặm, cạp chân, đau chết cha, chết mẹ.

    Phương pháp diệt chuột tự nhiên:

    Có một nông gia đề nghị ra một phương pháp diệt chuột bằng cách “Lấy độc trị độc” không tốn tiền.

    Bắt sống một vài tên chuột bự, rồi lấy chỉ khâu chặt đít chuột lại, đem ghìm chặt đuôi của chúng xuống đất hay cột chân chúng vào cọc với một sợi dây dài, nơi khu vực nào có nhiều bọn chuột xuất hiện. Hãy cho mấy tên chuột bị khâu đít, ăn thật no. Mấy ngày sau khi bị khâu đít, chuột không “ị” được, khó chịu, sẽ bực tức đuổi theo bất cứ tên chuột nào đến gần, cắn xé đến chết cho bõ ghét. Như vậy các tên chuột đang tự do ở ngoài sẽ sợ, không dám đến gần.

    Những đội quân sát thủ, giết chuột phải kể đến: Mèo, chồn, cầy hương, diều hâu, cú, chim lợn, rắn.

    Ngày nay người ta còn chế ra nhiều phương cách bắt chuột và diệt chuột. Quốc gia nào cũng có các cơ xưởng sản xuất cạm, bẫy bắt chuột, hoặc chế tạo thuốc diệt chuột. Một phát minh mới, là một loại Keo để trên điã. Chuột bước vào đĩa kiếm mồi ăn, chân đạp lên keo, sẽ bị keo dính chặt, giữ lại. Chủ nhà chỉ việc bắt, rồi đập chết hoặc đem đi thiêu hay cho mèo ăn, khỏi phải mất công đi tìm những con chuột chết thúi đâu đó, vì bị ăn trúng bả thuốc.

    Ngoài miền Bắc Việt Nam trước kia, những làng quê toạ lạc bên bờ sông Lam, tỉnh Nghệ Tĩnh thường tổ chức ngày Lễ Hội Xuất Quân Diệt Chuột vào đầu năm, với một chương trình văn nghệ đặc sắc, diễn các hoạt cảnh bắt chuột, diệt chuột, để dân chúng trong các làng noi gương, thi đua diệt chuột bảo vệ mùa màng..

    Viết về chuột thì còn vô số chuyện, không sao kể hết..

    Nhân dịp năm hết, Tết đến, xin kính chúc:

    Quí Độc Giả Vietcatholic.net một năm mới:

    May mắn, Khang An, Thịnh vượng và Hạnh Phúc.

    Thành công về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất

    Jos. Vĩnh


    Comment


    • #3


      Năm Chuột Dạy Đời – Kha Tiệm Ly


      1. Chuột dưới mắt người

      Tên mười hai con giáp và các con vật “cầm tinh” tương ứng, trẻ em cũng rành sáu câu, thiết tưởng không nên nhắc cho dài dòng.

      Lại không ít người thắc mắc tại sao con chuột nếu xét về hình vóc thì nhỏ xiú, còn về “võ công” thì chẳng là cái đinh gì so với 11 con giáp khác (gặp mèo, gặp rắn là chạy té khói), thế mà không biết lý do gì nó lại được đứng đầu sổ trên 11 con kia?

      Về việc nầy cũng có hàng lô lời giải thich; người thích lời giải thích nầy, kẻ thích lời giải thích kia, chưa ai chịu thua ai, nên lại thiết tưởng không cần liệt kê cho thêm rườm rà!

      Điều chúng tôi muốn nói là con chuột trong mắt con người và trong văn chương bình dân.

      Dưới mắt con người, chuột là con vật bé nhỏ, hôi hám, xấu xí, dơ bẩn, phá hoại, hèn hạ, bậc nhất, nếu không thì sao: “hình thù như con chuột nhắt” (nhỏ); “hôi như chuột”; “dơ như chuột”; “phá như chuột”; và theo tướng số, nếu bị mắng là “đồ mặt chuột” thì ngầm hiểu rằng đó là người nhỏ nhen, hèn hạ! (xin lỗi, chúng tôi chỉ nói theo sách vở chớ không theo quan điểm của mình)

      Với loài có vú thì chuột là nhà vô địch về sinh đẻ: Khoảng 3 tháng tuổi, chuột cái có thể đẻ lứa đầu tiên; đẻ một lứa từ 5 đên 10 con; và cứ sau chưa đầy 1 tháng thì lại đẻ lứa khác! Người ta tính, một vợ chồng chuột sau một năm sẽ cho ra đời cháu chít là 15 ngàn (còn tồn tại bao nhiêu là chuyện khác)! Bởi vậy cũng đừng lấy làm lạ khi biết rằng số “chuột khẩu” lại tương đương với số nhân khẩu trên trái đất nầy!

      Ngoài ra, mỗi ngày chuột cần một lượng thức ăn thật khủng khiếp là tương đương phân nửa thể trọng chúng! Người ta lại ước lượng số lương thực trên thế giới mỗi năm có thể mất đi hơn 10% phần trăm vì chuột!



      2. Loài gây tai hại bậc nhất


      Chuột còn là tác nhân gây bệnh dịch hạch, căn bịnh đã cướp di sinh mạng con người một cách khủng khiếp, gấp nhiều lần thiên tai, nhân họa:

      “CÁI CHẾT ĐEN là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở Châu Á và Châu Âu trong thế kỷ XIV mà đỉnh điểm là ở Châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. Cái Chết Đen được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400. Quan điểm truyền thống cho rằng nguyên nhân của đại dịch này là sự bùng phát của bệnh dịch hạch.” (Wiki)

      Chuột còn có đặc tính đáng ghét nữa là hay cắn phá vật dụng trong nhà: từ bàn ghế, ống nước, sách vở, quần áo, hay bất cứ thứ gì nằm trong “tầm ngắm” của nó. Sở dĩ chuột có thói quen “cạp” các vật dụng chẳng qua là chúng muốn mài mòn các răng cửa của chúng vốn luôn mọc dài ra suốt đời không ngừng nghỉ. Nếu chúng không mài (đồng nghĩa với “cắn phá”), thì một ngày nào đó, răng cửa chúng mãi dài ra, sẽ đâm vào hai hàm. Chúng sẽ chết!

      Những người đi sông đi biển, họ rất sợ chuột có mặt trên tàu ghe của mình, vì nó cạp lủng ghe tàu lúc nào không hay; cho nên dưới ghe họ có lập bàn thờ, thờ ÔNG TÝ!

      Phá hoại mà không hề làm lợi ích gì, nên người ta thường ví những kẻ đục khoét tài sản nhà nước là “lũ chuột người”!

      Vì những đặc tính khó ưa trên nên con người luôn tìm chuột để diệt cho bằng được. Tuy vậy, chuột cũng có ưu điểm thiên phú để tồn tại là trí thông minh: Tùy theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học mà chuột được xếp từ hạng 3 đến hạng 9 trong 10 loài vật thông minh nhất. Vì chuột có tên trong “bảng phong thần”, nên không ít người đã thổi phồng sự “thông minh” của nó lên, nghe “y như thật”!

      Thứ nhất là chuột biết nghe tiếng người cho nên khi muốn gài bẩy chuột trong nhà thì lặng lẽ mà gài, không nên đánh tiếng trước, chuột nó nghe và không dại gì vào bẫy!

      Thứ hai là chuột thích ăn mỡ; nếu mở đựng trong chai thì chuột ta cho đuôi vào chai cho mỡ thấm vào đuôi rồi rút đuôi ta liếm, từ từ thưởng thức! (chớ không thèm làm ngã chai cho mờ đổ ra!)

      Thứ ba là chuột không thể gặm quả trứng, nên phải rủ chuột vợ ôm quả trứng, còn chuột chồng thì gặm đuôi vợ kéo về!

      Dóc tổ!

      3. Văn chương bình dân và chuột

      Có lẽ vì vậy mà trong văn chương bình dân chuột được “ưu ái” nhắc tới nhiều nhất chăng?

      Ta hãy nghe câu chuyện vui “NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI” sau đây:

      “Đời nầy đen trắng khó phân, nhưng mình cảnh giác mọi việc thì đỡ gây tổn thương cho mình chừng nào hay chừng nấy. Hãy dè chừng với những ai “Mặt dơi, tai chuột”. “Mắt dơi mày chuột”. “Mặt như chuột kẹp”, bởi cổ nhân có câu: “Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi / Trai thời gian xảo, gái thời đong đưa”!

      Thiên hạ thì “bách nhân bách bụng, bách bao tử”. chẳng ai giống ai. Kẻ thì quân tử Tàu, hay làm ơn cho nhưng kẻ gian ác có thể hại mình, chẳng khác gì “Chuột cắn dây buộc mèo”; lại có kẻ hợm mình, học làm sang bằng cách làm chuyên khác đời, lập dị, như “Chuột chê xó bếp chẳng ăn. Chó chê nhà dột sang nằm bụi tre” (“Vịt chê lúa lép không ăn. Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre”).

      Lại có kẻ không biết phận mình, không chịu “gối rơm theo phận gối rơm”; mà như “Chim chích mà đậu cành sồi. Chuột chù trong cống đòi soi gương Tàu”, hay kiểu “Chuột chù đeo đạc (mõ)!” dốt trất mà nghênh ngang dạy đời!

      Lại có kẻ “Hôi như chuột chù” mà không biết phận, lại chê người khác “Chuột chù chê khỉ rằng hôi”, Tất nhiên sẽ bị người khác quật lại liền :“Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm? Có kẻ dốt nát mà lại làm như mình thông thái kiểu “Chuột chù nếm dấm” hoặc như “Chuột đội vỏ trứng”. để che đậy bản chất xấu xa cùa mình bằng vỏ bọc bề ngoài .

      Có kẻ lù đù, hiểu chậm, làm chậm như “Chuột chù phải khói” Bộ dạng “Ướt như chuột lột”, rụt rè “Len lén như chuột ngày”, gặp nguy nan thì “Trốn như chuột:, vậy mà liều lĩnh dám làm chuyện nguy hiểm không kể tính mạng, khác nào “Chuột gặm chân mèo”.

      Cũng chớ tự cho mình giỏi, vì núi nầy cao, có núi cao hơn! “Chuột khôn có mèo hay” mà! Sự thành công trên đời này có khi chỉ nhờ vận may! Nếu may mắn như “chuột sa hũ nếp” thì chớ vội vui mừng, bởi biết đâu có ngay bí lối cùng đường như “Chuột chạy cùng sào”, lạng quạng sẽ như “ Chuột sa cũi mèo” thì tiêu sinh mạng!

      Chớ bắt chước bọn”Làm dơi làm chuột”, làm không cái gì ra cái gì mà thường tụ năm tụ bảy“nói dơi nói chuột”, hay làm việc gì cũng “đầu voi đuôi chuột” thì thiên hạ cười cho; cũng không nên nạnh sức, nạnh công để rồi công việc không đâu vào đâu cả, đừng rơi vào tình trạng“Chuột bầy làm chẳng nên hang”, giống như “ nhiều sãi ko ai đóng cửa chùa” vậy! Chớ khờ dại mà “Bày đường chuột chạy”; cũng chớ tin kẻ đạo đức giả, vì mấy đời “Mèo già khóc chuột” bao giờ; hãy đợi xem ngày nào đó, khi “Cháy nhà ra mặt chuột”, rôi sẽ thấy “chuột chạy hở đuôi”*: thì mặt nạ hèn hạ sẽ lòi ra! Tuy nhiên, ở đời không phải lúc nào mình cũng làm theo ý mình được. Dẫu biết rằng “Giết một con mèo, cứu vạn con chuột”, nhưng vì trăm lý do đành phải kiêng dè“Ném chuột sợ vỡ bình” là vậy!

      Ai cũng có sở trường riêng của mình, dù sở trường nầy chỉ mình tự khen mình mà thôi! “Mèo hay khen mèo dài đuôi. Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo” là thói thường.; nhưng khoe là một chuyện nhưng có thực tài hay không thì còn hỏi lại; bởi có khi “Mèo già lại thua gan chuột nhắt”, hay chỉ là “Mèo mẹ bắt chuột con” mà thôi!

      Cũng không trách chuyện “chuột giỡn mặt mèo”, bởi có những kẻ yếu thế nhưng lắm mưu mẹo, có… “vũ khí hiện đại” thì đối phương dù mạnh hơn cũng phải chạy dài; câu “Sắc nanh chuột dễ cắn cổ mèo” là bằng chứng! Lại nữa, mọi việc đều có số phần, có kẻ đi năm non bảy núi vẫn bình an, mà khi về quê, bị sụp lỗ chân trâu đành toi mạng! Thì cũng có người “Đi cùng bốn bể chín chu. Trở về xó bếp chuột chù gặm chân”. (Câu nầy nói trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh khi thất thế phải về quê nhà ở Nghệ An nương náu, bèn bị phường vô lại hè nhau bắt nộp cho vua Lê)…”



      4. Những thành ngữ, ca dao về chuột khác:


      Khói như hun chuột/ Mèo nhỏ bắt chuột lớn/ Chuột chù lại có xạ hương./ Rắn rồng bắt chuột mái rui. Em đừng than tới thở lui anh buồn/ Giàu chi anh gạo đổ vô ve. Chuột ăn không được mà khoe rằng giàu/ Chuột khôn cũng thể chuột nhà. Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em/ Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo. Cầm sào thọc chuột cho mèo nẫu ăn!/ Chuột kêu chút chít trong rương. Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay/ Chị là hòn đá tảng trên trời. Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay/ Chuột chù rút, nhà phát tài (có khách); chuột cống rút, nhà có việc….

      Ca dao thành ngữ về chuột chắc chắn còn nhiều lắm; nhưng người viết hiểu biết có hạn!

      Dừng tại đây, quý bạn sẽ thắc mắc: “Sao thấy nói con chuột toàn việc xấu xa, dơ bẩn, tai hại; chẳng lẽ nó chẳng có điều gì lợi ích cho con người à?” – “Xin thưa, có! Thịt của nó không những là loại thực phẩm “hẩu xực”cho cả dân miền Tây, mà còn là món mồi “hết xẩy” cho mấy ông đưa cay sau những buổi nông nhàn”.

      Kha Tiêm Ly

      (*) “chuột chạy hở đuôi”: câu nầy còn ám chỉ thửa ruộng có lúa cằn cỗi, xơ xác, còi cọc.

      (Nguồn: tvvn.org)


      Comment


      • #4
        Tản Mạn về Xuân-

        Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Thư




        * Xuân Tha Hương

        Xuân tha hương, nhấp giọt tiên-tửu sầu, nhớ vòm trời đất nước !

        Tết xứ người, hớp ngụm cà-phê đắng, thương mảnh đất quê nhà!


        Hơn 3 triệu người Việt tha hương hẳn đều phần nào mang cái tâm trạng man mác buồn (như một nhà thơ ẩn danh đã tả trên đây) mỗi khi cùng nhau Đón Tết Vui Xuân. Thật ra, dù thời gian có qua đi, không gian có ngăn cách, con dân Hồng Lạc tại hải ngoại vẫn mãi mãi ráng duy trì, bảo vệ những lễ nghi, phong tục, những tập quán cổ truyền của ngày Tết Nguyên Đán vào đầu mùa Xuân, trong tâm tình tưởng nhớ về nơi quê cha đất tổ bên kia đại dương.

        Những ngày mới định cư ở đất lạ, có người đã tưởng như không còn biết Xuân, biết Tết là gì. Bài hát Xuân Tha Hương của Phạm đình Chương có lời ca “Chiều nay lê bước phiêu du, thầm nhớ Xuân về làng cũ, tình quê chan chứa trong lòng, chua xót thay sầu tha hương” đã làm bao người muốn khóc. Còn nhạc sĩ Nhật Ngân thì viết “Lại một xuân buồn xa xứ, nghe nhớ thương vây kín trong hồn, từ những mùa xuân qua lạnh lùng, nghe lòng bâng khuâng... ”. Nhưng chỉ sau vài năm ráng vươn lên và vất vả hội nhập, làm quen với nếp sống mới, văn hóa mới, người Việt đã tạo lại được truyền thống đón Tết, mừng Xuân trên quê người. Họ đã tái lập quân bình cho cuộc sống, đồng thời làm cho dân bản xứ thán phục không ít.

        Có người đã nói: Đón mừng Tết là một cái truyền thống quý giá của người mình, mà đi chợ Tết lại càng thêm hào hứng, hấp dẫn. Bà con mình có dịp gặp nhau ở những hội chợ Tết, rồi chúc cho nhau những gì đẹp tốt nhất cho một năm đang tới, như những dịp đón Xuân tại quê hương. Dĩ nhiên trong mỗi gia đình, vẫn còn lai rai những nghi thức chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lì xì cho con cháu, sau khi ra thăm mộ tổ tiên tại nghĩa trang, cùng lúc với việc lập bàn thờ gia tiên với mâm ngũ quả. Rồi đốt pháo, múa lân, xông đất ngày Tết, dựng cây nêu, cúng Táo Quân, tảo mộ, đi lễ đầu năm tại nhà thờ hay chùa, cầu Chúa khấn Phật cho được may lành suốt năm mới.

        Cỗ Tết phải có bánh chưng, giò thủ, thịt đông, dưa hành, như ngày tại quê nhà. Đi các khu phố Việt Nam tại những tiểu bang đông người Việt như California, Texas… sắm Tết thứ gì cũng có. Thiên hạ cũng thích tìm mua những chậu hoa, cây cảnh về chưng tại nhà cho được lấy hên năm mới. Bà con còn thích lai rai với mục vui Xuân qua những màn Bầu Cua Tôm Cá hay xổ số cầu may.

        Bà con mình cũng hay sốt sắng tham gia những cuộc lạc quyên tiền bạc, mong gửi về giúp những tổ chức bác ái từ thiện tại quê nhà, như một nghĩa cử chia sẻ niềm vui năm mới cho đồng bào nghèo khổ xấu số. Mừng Xuân Hưởng Tết như thế vẫn có tác động rất nhiều về tình quê hương, giúp liên kết nhau trong cộng đồng, cũng như gây phấn khởi và ý nghĩa cho cuộc sống tha hương xứ người.

        Tết đến không quên nguồn tông tổ

        Xuân về tưởng nhớ gốc quê hương.


        Bạn cảm thấy mình “Lạc Mất Mùa Xuân” ư ? Hãy chung tay với láng giềng Việt Nam mừng Xuân. Bạn nhâm nhi bài hát “Tôi Chưa Có Mùa Xuân” ư ? Hãy tham dự hội chợ Tết. Bạn sẽ tìm lại được mùa Xuân đẹp tươi thực sự.

        * Xuân yêu thương

        Khí Xuân dịu dàng phải gợi lên nét dịu dàng thực sự trong tâm hồn bà con mình. Hoa Xuân tươi thắm cũng đòi ai nấy nở những nụ cười thắm tươi vào dịp năm mới. Đón Xuân năm nay, bạn cùng tôi hãy giang tay rước Xuân vào nhà. Hãy thật vui với bạn bè đón năm mới, để rồi chia sẻ niềm vui này với mọi người, để rồi mình đem mùa Xuân cho những ai còn thấy buồn chán lẻ loi…

        Năm cũ tạo nhiều éo le trái khoáy ư ? Không sao. Ta cùng chôn nó vào dĩ vãng. Hãy tin tưởng chúng ta có khả năng rước cái may vào nhà, và vào chính đời mình, bắt đầu từ Mùng Một Tết năm nay.

        Niềm tin tưởng và lạc quan đó cho phép bạn và tôi dẹp tan những giận hờn ghét ghen năm ngoái. Ai cũng mong cùng chúng ta bỏ qua những chuyện buồn, cũng mong hòa giải nối lại tình thân, cùng mong cùng chung tay tạo dựng lại niềm tin yêu chân tình.

        Xa quê nhớ nhà ư ? Thiếu vắng thân bằng quyến thuộc ư ? Không sao ! Các cụ dạy ta “Bán anh em mua láng giềng gần” mà ! Rất nhiều người đang mong được kết thân với ta đấy. Đừng bi quan mà tìm đọc lớn câu thơ của thi sĩ Chế Lan Viên “Ta có chờ đâu có đợi đâu. Mang chi Xuân lại chỉ thêm sầu !”.

        Thế là chúng ta cần mở rộng tâm tư, chào đón bè bạn xa gần, kể cả những bạn chưa quen, để rồi cùng mừng Xuân đón Tết trong tình đồng hương chân thành.

        (hết trích)

        Trích bài viết của Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Thư

        Nguon quinhon11.com


        Comment


        • #5
          Năm con chuột kể chuyện chuột: Những con chuột biết báo ân.

          Quỳnh Chi





          Năm 2020 là năm Canh Tý, Canh thuộc Kim - kim loại màu trắng, Tý là Chuột, nên Canh Tý là năm Chuột Bạch. Vào năm con chuột ta hãy bàn luận đôi lời về con vật “đa diện” này: nó có thể là một con chuột linh thiêng, chuột ăn cắp, chuột tinh ranh, chuột chính nghĩa, chuột tốt hay thậm chí một con chuột biết báo ân.

          Chuột báo ân

          Mặc dù chuột là động vật gây hại, khi chuột băng qua đường, mọi người đều la hét và đuổi đánh, nhưng trong những tiểu thuyết của các nhà văn thời xưa, cũng có kể đến những con chuột tốt và biết báo ân.

          Trong cuốn tiểu thuyết Tử Bất Ngữ của nhà văn Viên Mai, đại thi nhân thời nhà Thanh, có ghi chép:

          Vào năm Càn Long thứ 9, Quan huyện Phồn Xương là Hoàng Công, và tôi (chỉ tác giả Viên Mai) đã cùng nhau thẩm duyệt các bài thi của cuộc thi Hương tại Giang Nam. Hoàng Công đọc một bài thi có tên hiệu là "Triệu", thấy không hợp ý mình, bèn bỏ vào cái hộp đựng bài thi không đạt. Sáng sớm hôm sau xem lại, thấy bài thi tên “Triệu” kia vẫn nằm ở trên bàn, Hoàng Công cứ nghĩ mình quên, lại lần nữa bỏ vào hộp bài thi không đạt.

          Sáng ngày kế tiếp, ông lại thấy bài thi kia lần nữa ở trên bàn, thấy vô cùng kỳ lạ, nghi ngờ có ai đó đã lén lấy nó ra khỏi hộp. Thế là đêm hôm đó, Hoàng Công thắp đèn cầy, giả vờ ngủ say để âm thầm theo dõi.

          Đến khoảng nửa đêm, ông nhìn thấy có ba con chuột lẳng lặng bò vào hộp, rồi tha bài thi tên “Triệu” kia đặt lên bàn.

          Hoàng Công nghĩ thầm, người này chắc là có âm đức nên được ông Trời soi xét và phái ba con chuột đến để tương trợ. Cuối cùng, ông đành miễn cưỡng cho bài thi này được chọn.



          Đến khoảng nửa đêm, ông nhìn thấy có ba con chuột lẳng lặng bò vào hộp, rồi tha bài thi tên Triệu” kia đặt lên bàn. (Ảnh: Shutterstock)

          Sau khi công bố danh sách, mới biết thí sinh này họ Mẫn. Khi gặp anh ta, Hoàng Công kể về những điều kỳ lạ đã xảy ra và hỏi: "Gia đình anh đã từng làm những việc thiện gì?”.

          Họ Mẫn trả lời: "Gia cảnh của tiểu nhân bần cùng, không có việc thiện để làm, chỉ là ba đời không nuôi mèo mà thôi”.

          Từ đây có thể thấy rằng, con chuột cũng có linh tính, chúng biết ơn gia đình họ Mẫn ba đời không nuôi mèo, bèn đến giúp anh ta thi đỗ cử nhân.

          Chuột tốt

          Có nhiều ghi chép về những con chuột giúp đỡ người nghèo. Trong cuốn Nhĩ thực lục vào triều đại nhà Thanh có một ví dụ như vậy:

          Ở huyện Kim Khê tỉnh Giang Tô có một người phụ nữ ăn xin họ Chu khoảng năm mươi tuổi, chồng đã qua đời mà không có con trai, bà sống một mình trong một ngôi nhà đổ nát.

          Một ngày nọ, bà bỗng nghe có tiếng nói của ai đó thì thầm bên tai: "Ngươi thật đáng thương, ta sẽ giúp ngươi, đừng sợ. Ở đầu giường có 200 quan tiền, ngươi hãy lấy mua gạo để nấu cơm, không cần phải bỏ nhà đi xin ăn”.

          Bà Chu sờ đầu giường, quả nhiên lấy được tiền. Bà kinh ngạc không biết là Thần tiên nơi nào, thì có tiếng đáp lại: “Ta là sứ giả trông giữ phương Đông”.



          Từ đó trở đi, tiền, gạo hoặc đồ ăn đều được chuyển đến nhà bà Chu mỗi ngày, mỗi lần chuyển đến cũng không nhiều, chỉ có thể dùng trong một hoặc hai ngày, dùng hết lại được đem đến, không lúc nào thiếu, thỉnh thoảng còn có một ít quần áo. (Ảnh: Pexels)

          Một thời gian sau, bà Chu nghe nói nhà hàng xóm ở phía đông hay bị mất đồ mà không biết nguyên do, nhà hàng xóm ở phía tây cũng vậy. Bà Chu mới biết rằng ‘vị sứ giả’ kia đã ăn cắp đồ của hàng xóm để giúp mình. Hơn nữa láng giềng có việc lành dữ ra sao đều báo cho bà biết trước, còn dặn bà không được tiết lộ. Bà Chu sau khi kiểm chứng lại, thấy quả nhiên đều không sai, cứ như vậy đã vài năm nay.

          Hàng xóm không còn thấy bà Chu ra ngoài ăn xin nữa nên cảm thấy thắc mắc và kỳ lạ, bèn nhìn trộm vào nhà bà, phát hiện mọi thứ mà nhà mình từng mất trộm đều có hết ở đây. Mọi người tức giận và muốn đuổi đánh, bắt trói bà. Đột nhiên có tiếng nói từ không trung vọng xuống: "Bà ấy có tội gì? Đều là ta làm. Mất như vậy có nhiều nhặn gì, lại còn muốn làm hại người ta sao? Các ngươi nếu không tha cho bà ấy, thì sẽ không tốt cho các ngươi!”.

          Những người hàng xóm kinh hãi bèn nhanh chóng rời đi. Người dân trong làng hôm ấy được một phen kỳ quái.

          Sau đó, một người hàng xóm lặng lẽ đến nhờ một vị đạo sĩ viết hộ một lá bùa. Người này cầm lá bùa đi thẳng vào phòng ngủ của bà Chu rồi dán lên tường. Bà Chu tức giận với tay định xe tấm bùa thì bất ngờ có một tiếng sấm rền vang, trong phút chốc chỉ thấy một con chuột khổng lồ nằm chết trên đầu giường, hang chuột ở bên cạnh to như một cái cửa sổ vậy.

          Kể từ đó, bà Chu lại trở về nghèo đói như trước, ngày ngày phải ra ngoài đi xin ăn.

          Trong ghi chép này, con chuột là vì xuất phát từ hảo tâm mà muốn giúp đỡ người nghèo đói. Nhưng chuột không làm ra được của cải gì, vì vậy ngay cả khi mong muốn giúp đỡ người khác, nó cũng phải dựa vào việc đi ăn cắp. Như vậy, kết cục đương nhiên là không mấy tốt đẹp. Ý định ban đầu của nó chắc chắn là tốt, chỉ là không biết giúp đỡ như thế nào mà thôi.

          Năm Chuột kể chuyện chuột, càng khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn rằng: Hình như vạn vật đều có linh!

          Quỳnh Chi (biên dịch)

          Theo ntdtv.com

          Tham khảo: “Tử bất ngữ”, “Dị uyển”, “Nhĩ thưc lục”.


          Comment


          • #6


            Chú chuột kiếm tiền giỏi, từng có ảnh hưởng đến quân sự Hoa Kỳ

            by TDO



            Ra đời vào năm 1928, đến nay, trải qua hơn 9 thập kỷ tồn tại và phát triển, Mickey vẫn được xem là một trong những nhân vật hoạt hình có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất mọi thời đại.

            Mickey là chú chuột màn ảnh nổi tiếng, gắn bó với thời thơ ấu của nhiều thế hệ khán giả. Hơn 9 thập kỷ trước, không ai nghĩ rằng từ một bản vẽ sơ khai, Disney có thể tạo ra một nhân vật hoạt hình có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó, quan trọng nhất là quân sự, văn hóa và kinh tế.

            Nguồn gốc ra đời

            Hơn 90 năm về trước, Mickey mới chỉ là một hình ảnh phác thảo sơ khai nhưng chú chuột này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt. Qua một thời gian dài, diện mạo của Mickey dần được hoàn thiện nhưng vẫn giữ được nét thân quen, gần gũi, ngộ nghĩnh và lém lỉnh.

            Chuột Mickey lần đầu ra mắt công chúng vào ngày 18/11/1928 trong bộ phim hoạt hình Steamboat Willie tại nhà hát Colony thuộc thành phố New York (Mỹ). Họa sĩ Ubbe Iwerks là “cha đẻ” của chú chuột đáng yêu này. Khi lên màn ảnh, Mickey được chính ông chủ hãng phim – Walt Disney – lồng tiếng. Sau này, chú chuột với nét đặc trưng là đôi tai lớn, đeo găng tay trắng trở thành linh vật của hãng Disney.


            Mickey lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình Steamboat Willie.

            Steamboat Willie là tác phẩm hoạt hình lồng tiếng đầu tiên của Disney. Sau khi công chiếu, bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi không chỉ vì cho ra đời một nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới mà còn bởi sự đột phá trong kỹ thuật hoạt họa.

            Ban đầu, nhân vật Mickey mà Disney tạo ra trông giống một con chuột và gầy hơn, đôi chân có móng vuốt. Mickey cũng thực hiện những hành vi thô lỗ, hư hỏng như hút thuốc, uống rượu. Trong phim ngắn thứ hai Gallopin’ Gaucho, Mickey còn đến quán bar – nơi Minnie là một người phục vụ.

            Trong vòng 2 thập kỷ đầu tiên, Walt Disney liên tục thay đổi để hình ảnh chú chuột ngày càng trở nên dễ thương hơn. Ông điều chỉnh khuôn mặt và cơ thể Mickey trở nên tròn trịa và trẻ con hơn, mắt của nó trở nên to và tròn hơn.


            Ngoại hình của Mickey được biến đổi dần để trở nên đáng yêu hơn.

            Bên cạnh đó, cá tính của Mickey cũng được sửa đổi để phù hợp hơn với trẻ em. Nhân vật này có tính cách nhẹ nhàng và sở hữu đầy đủ đặc điểm của người thuộc tầng lớp trung lưu là sở hữu một ngôi nhà, một người bạn gái cùng một chiếc xe hơi. Disney tìm cách lôi kéo sự chú ý của khán giả thông qua tính cách trẻ con kỳ quặc của chuột Mickey.

            Trải qua hơn 90 năm tồn tại và phát triển, chuột Mickey dần phổ biến trên toàn thế giới. Nhân vật này xuất hiện trong hàng trăm bộ phim hoạt hình. Tại Nhật, chú được gọi là Miki Kuchi, ở Italy là Toponio, còn ở các nước Mỹ Latin thì chú lại có cái tên là Raton Miquelio.

            Chuột Mickey là nhân vật hư cấu đầu tiên được viết tên trên Đại lộ Danh vọng vào dịp sinh nhật lần thứ 50, năm 1978 và là một trong những nhân vật hoạt hình đáng yêu nhất mọi thời đại do khán giả bình chọn.

            Ý nghĩa biểu tượng của chuột Mickey

            Mickey là một hình tượng đa nghĩa. Nó có thể tượng trưng cho những mâu thuẫn mơ hồ, niềm vui và nỗi đau, quá khứ và hiện tại. Mickey cũng có thể là một định nghĩa cho những điều không tưởng, đẹp đẽ, hoàn hảo. Trải qua những thăng trầm của thời đại, chú chuột này còn được xem là một “liều thuốc tinh thần” xoa dịu nỗi lòng, khiến con người yên tâm hơn trước một thế giới dường như đang trượt dài trong sự hỗn loạn và suy tàn.

            Khán giả có thể thấy rõ vai trò xoa dịu tâm hồn của chuột Mickey trong thời kỳ chiến tranh. Chú chuột này là công cụ hoàn hảo giúp Disney khơi sâu vào nỗi tiếc nhớ quá khứ cùng khao khát có được một quãng thời gian bình yên và vô tư của con người. Quá trình này bắt đầu từ Thế chiến II. Những người lính ra trận đã trưởng thành cùng với Mickey. Nó khiến họ cảm thấy yên tâm.


            Hình ảnh Mickey gắn bó mật thiết với Thế chiến II.

            Năm 1939, Disney nhận yêu cầu của một phi đội không quân Mỹ, thực hiện một bộ phim hoạt hình lấy bối cảnh trên máy bay để vực dậy tinh thần của những người lính. Kể từ đó, Disney luôn tìm cách đảm bảo rằng chuột Mickey cùng các nhân vật khác gắn bó với quá trình chuẩn bị cho chiến tranh.

            Các công nhân thuộc nhà máy vũ khí khoác lên mình những chiếc áo đơm cúc hình Mickey. Kho bạc Mỹ in hình Mickey lên trái phiếu trong thời gian cho vay trong chiến tranh. Trên một tấm áp phích, Mickey mặc đồng phục của Dịch vụ Cảnh báo Máy bay (Aircraft Warning Service) – một tổ chức dân sự tình nguyện được thành lập nhằm bắt sóng tín hiệu cảnh báo cuộc tấn công của kẻ thù.

            Nhân vật hoạt hình này gắn bó mật thiết với chiến tranh đến mức cụm từ “Mickey Mouse” trở thành mật khẩu cho cuộc họp quan trọng diễn ra khoảng 1 tuần trước khi quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy (D-day). Trong chiến tranh, Disney không gắn Mickey với một cốt truyện hay tính cách cụ thể mà thay vào đó, biến chú chuột thành một biểu tượng trừu tượng.

            Cách tiếp cận ấy đã đưa đến kết quả rằng mọi người có thể gán hình ảnh Mickey với mong muốn cá nhân của riêng họ, biến chú chuột này trở thành biểu tượng cho bất cứ điều gì họ muốn. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, người dân châu Âu xem Mickey là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản. Cụm “chuột Mickey” đôi khi còn được sử dụng như từ lóng, ám chỉ một thứ gì đó tầm thường, vô giá trị, chẳng hạn như “tổ chức Mickey Mouse” hay “tấm bằng Mickey Mouse”.

            Tuy nhiên, ở những nơi mà “cha đẻ” của hãng phim – Walt Disney – nắm quyền kiểm soát câu chuyện, ông cố gắng gắn hình ảnh Mickey với tuổi thơ, lòng tốt và hy vọng. Disney muốn nhân vật của mình được biết đến rộng rãi và được yêu mến. Bởi vậy, hãng rất thận trọng trong việc kiểm soát hình ảnh chú chuột khi cấp phép kinh doanh Mickey cho các thương hiệu. Disney tỏ ra nhạy cảm trước những mô tả tiêu cực về nhân vật hoạt hình nổi tiếng trên.


            Disney kiểm soát gắt gao việc các thương hiệu hợp tác khai thác hình ảnh chuột Mickey để bảo vệ ý nghĩa biểu tượng của nhân vật này.

            Disney muốn đẩy mạnh ý nghĩa biểu tượng cho sự tích cực và ngây thơ của chuột Mickey. Đây có lẽ là lý do vì sao người lớn thường bị thu hút bởi nhân vật này trong thời kỳ bế tắc, khủng hoảng. Trong Thế chiến thứ II, người ta thường xem Mickey như một liều thuốc xoa dịu tâm hồn để đối phó với những điều kinh hoàng xảy ra trước mắt.

            Ngày nay, nếu con người lo lắng về viễn cảnh chiến tranh hạt nhân hoặc ngày tận thế vì biến đổi khí hậu, họ có thể mua một chiếc chăn có hình Mickey khổ lớn, được thiết kế bởi các bác sĩ để có được giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.

            Sức ảnh hưởng không chỉ trên màn ảnh

            Chú chuột nổi tiếng không chỉ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa, quân sự mà còn tác động tích cực đến kinh tế. Disney đã mất nhiều công sức để biến Mickey trở thành một thương hiệu toàn cầu. Chỉ trong vòng 5 năm đầu kể từ khi ra mắt, nhân vật hoạt hình này đã đem về 1 triệu USD/năm doanh thu từ các mặt hàng ăn theo.

            Theo Garry Apgar – nhà sử học nghệ thuật dành nhiều năm để nghiên cứu biểu tượng văn hóa chuột Mickey, ban đầu những sản phẩm trên chủ yếu nhắm vào trẻ em, bao gồm thú nhồi bông, tàu hỏa và giấy dán tường. Nhưng sau này, đối tượng bán hàng không chỉ là các em nhỏ mà còn mở rộng ra người lớn.


            Những mặt hàng gắn liền với hình ảnh Mickey thường bán chạy, mang lại doanh thu khổng lồ cho Disney cùng các thương hiệu được cấp phép sử dụng hình ảnh chú chuột nổi tiếng.

            Mọi thứ thay đổi sau Thế chiến II. Vào thời điểm đó, nhu cầu về các mặt hàng mang khuôn mặt Mickey từ nhóm người trưởng thành tăng vọt. Khi ấy, Mickey đã tồn tại gần 20 năm. Điều đó có nghĩa là lứa khán giả đầu tiên của nhân vật hoạt hình này đã ở độ tuổi 30 và 40.

            Để kích thích sức mua, Disney đã biến Mickey từ biểu tượng của sự ngây thơ thành biểu tượng của nước Mỹ trong và sau chiến tranh, khi người dân đang tuyệt vọng và cần một thứ gì đó có thể khiến họ yên tâm. Không uổng công Disney vạch ra một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo, các sản phẩm in hình nhân vật hoạt hình của hãng phim đã mang lại doanh thu 100 triệu USD, theo một bài báo đăng tải trên New York Times vào năm 1947.

            Tại thời điểm đó, Disney đã sáng tạo thêm các nhân vật như Bạch Tuyết, Pinocchio, Dumbo và Bambi, nhưng tờ New York Times nhận định rằng Mickey là “nhân viên bán hàng” tốt nhất trong số chúng. Hàng trăm mặt hàng liên quan đến chú chuột đáng yêu này đã được bán ra cho nhóm khách hàng trẻ em và người trưởng thành. Với sức ảnh hưởng đáng nể trên lĩnh vực kinh tế, Mickey đã lọt vào danh sách “tỷ phú hư cấu” do Forbes bình chọn năm 2004.

            Cho đến tận bây giờ, khi năm 2020 – năm con chuột theo lịch phương Đông, hình ảnh Mickey vẫn được bán tràn lan dưới nhiều hình thức. Mickey vẫn được yêu thích sau 9 thập niên ra đời.

            Theo tredeponline.com




            Comment


            • #7
              Những sản phẩm hình chuột "ăn khách" trước thềm Tết Canh Tý 2020


              VOV.VN - Trước thềm Tết Canh Tý 2020, hoạt động buôn bán đồ trang trí đón năm mới đã bắt đầu sầm uất, sôi động. Đặc biệt, các sản phẩm hình chuột rất "ăn khách".

















              Các sản phẩm ngày Tết Canh Tý 2020
















              Comment

              Working...
              X