Cái "Tật" Lưỡng Lự Mãi !
Nhà tôi thường nói: "Làm cái gì thì quyết định đi! Việc gì phải tính tới tính lui hoài". Được "mắng yêu" như thế là tôi biết mình đã có "đèn xanh" ưu tiên "tới luôn bác tài".
Còn chuyện “lưỡng lự” trong đời sống thì nhiều lắm, chúng ta hay do dự "tính tới tình lui" trước một việc nào đó, sợ chịu trách nhiệm hay sợ thất bại "tính quá đâm ra bù". Hậu quả của sự lưỡng lự đó chắc chắn là không ít lần chúng ta phải hối tiếc vì mình đã để cơ hội vụt khỏi tầm tay. Biết bao nhiêu dịp nhưng hắn ta vẫn không thể thốt lời tỏ tình với cô nàng, đến lúc xa nàng thì hắn tiềc nuối hùi hụi. Chờ đợi tính lui tính tới, stock trong ngày tụt dốc hắn thua phá sản. Muốn bán nhà nhưng cứ chờ cho thị trường lên thêm một chút, đùng một phát kinh tế xuống dốc, bán nhà bị lỗ. Muốn đi họp mặt nhưng sợ cửa hàng không ai trông coi, lúc đi thì lo lắng gọi điện thoại về liên tục, nhưng khi đi chơi về cửa hàng vẫn còn nguyên vẹn không sứt mẻ, v.v... Còn nhiều chuyện khác nữa !
Lưỡng lự thường xảy ra khi chúng ta gặp phải vấn đề khá nan giải, nhiều sự lựa chọn ảnh hưởng đến lợi ích khác nhau, nhiều con đường quyền lợi giải quyết vấn đề, hay chưa có hứng thú hay lòng tin trong công việc, chưa nắm vững sáng suốt mục đích của công việc, hay chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện, hoặc khi muốn làm việc này nhưng việc kia lại chưa sẵn sàng. Mức độ lưỡng lự tùy thuộc vào cá tính và kinh nghiệm sống của mỗi người khác nhau như thiếu tự tin, mặc cảm tự ti, cẩn thận tỷ mỉ, tự cao háo thắng, ỷ lại vào người khác, thiếu kinh nghiệm, hay quá lão làng, v.v...
Lưỡng lự không phải là hoàn toàn xấu, đôi lúc giúp chúng ta suy nghĩ và quyết định chính chắn. Nếu nhìn lại những chặng đường đã đi qua, chúng ta sẽ thấy mình bản lĩnh, chính chắn và kinh nghiệm hơn. Song chúng ta cần nhớ, "tật" thì khó chữa, “lưỡng lự” có thể lại tái phát. Những cách sau đây sẽ giúp chúng ta “overcome” tánh lưỡng lự của mình!
• Hãy quyết định nếu bạn thật sự muốn làm một việc nào đó. Bạn hãy nổ lực "làm", "chấp nhận" và "học hỏi" từ kết quả công việc.
• Bạn hãy tự quyết định khi muốn làm một việc nào đó. Hãy lên một kế hoạch cụ thể cho từng công việc.
• Khi bạn gặp phải một vấn đề khá nan giải. Hãy chia công việc thành từng phần từng bước một để dễ thực hiện. Nên bắt đầu từ việc nhẹ nhàng nhất hoặc nhờ đến sự trợ giúp ở phần việc khó nhất. Đừng để tự ti trấn áp làm bạn lưỡng lự.
• Hãy gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp người có liên quan đến công việc. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để bạn giải quyết công việc, thay vì chỉ ngồi phỏng đoán hoặc mất thời gian tự tìm kiếm những câu trả lời không chính xác.
• Khi công việc hoàn tất, bạn nên dành thời gian kiểm nghiệm kết quả công việc, giúp bạn nhìn lại và rút tỉa kinh nghiệm. Hãy nhờ đến người có kinh nghiệm chỉ vẽ thêm về lĩnh vực công việc bạn đã làm.
• Bạn luôn giữ tinh thần làm việc thật thoải mái thư giãn như hoạt động thể dục thể thao, ăn món mình thích, v.v... để tránh đi ảnh hưởng xấu của lưỡng lự.
Nhà tôi thường nói: "Làm cái gì thì quyết định đi! Việc gì phải tính tới tính lui hoài". Được "mắng yêu" như thế là tôi biết mình đã có "đèn xanh" ưu tiên "tới luôn bác tài".
Còn chuyện “lưỡng lự” trong đời sống thì nhiều lắm, chúng ta hay do dự "tính tới tình lui" trước một việc nào đó, sợ chịu trách nhiệm hay sợ thất bại "tính quá đâm ra bù". Hậu quả của sự lưỡng lự đó chắc chắn là không ít lần chúng ta phải hối tiếc vì mình đã để cơ hội vụt khỏi tầm tay. Biết bao nhiêu dịp nhưng hắn ta vẫn không thể thốt lời tỏ tình với cô nàng, đến lúc xa nàng thì hắn tiềc nuối hùi hụi. Chờ đợi tính lui tính tới, stock trong ngày tụt dốc hắn thua phá sản. Muốn bán nhà nhưng cứ chờ cho thị trường lên thêm một chút, đùng một phát kinh tế xuống dốc, bán nhà bị lỗ. Muốn đi họp mặt nhưng sợ cửa hàng không ai trông coi, lúc đi thì lo lắng gọi điện thoại về liên tục, nhưng khi đi chơi về cửa hàng vẫn còn nguyên vẹn không sứt mẻ, v.v... Còn nhiều chuyện khác nữa !
Lưỡng lự thường xảy ra khi chúng ta gặp phải vấn đề khá nan giải, nhiều sự lựa chọn ảnh hưởng đến lợi ích khác nhau, nhiều con đường quyền lợi giải quyết vấn đề, hay chưa có hứng thú hay lòng tin trong công việc, chưa nắm vững sáng suốt mục đích của công việc, hay chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện, hoặc khi muốn làm việc này nhưng việc kia lại chưa sẵn sàng. Mức độ lưỡng lự tùy thuộc vào cá tính và kinh nghiệm sống của mỗi người khác nhau như thiếu tự tin, mặc cảm tự ti, cẩn thận tỷ mỉ, tự cao háo thắng, ỷ lại vào người khác, thiếu kinh nghiệm, hay quá lão làng, v.v...
Lưỡng lự không phải là hoàn toàn xấu, đôi lúc giúp chúng ta suy nghĩ và quyết định chính chắn. Nếu nhìn lại những chặng đường đã đi qua, chúng ta sẽ thấy mình bản lĩnh, chính chắn và kinh nghiệm hơn. Song chúng ta cần nhớ, "tật" thì khó chữa, “lưỡng lự” có thể lại tái phát. Những cách sau đây sẽ giúp chúng ta “overcome” tánh lưỡng lự của mình!
• Hãy quyết định nếu bạn thật sự muốn làm một việc nào đó. Bạn hãy nổ lực "làm", "chấp nhận" và "học hỏi" từ kết quả công việc.
• Bạn hãy tự quyết định khi muốn làm một việc nào đó. Hãy lên một kế hoạch cụ thể cho từng công việc.
• Khi bạn gặp phải một vấn đề khá nan giải. Hãy chia công việc thành từng phần từng bước một để dễ thực hiện. Nên bắt đầu từ việc nhẹ nhàng nhất hoặc nhờ đến sự trợ giúp ở phần việc khó nhất. Đừng để tự ti trấn áp làm bạn lưỡng lự.
• Hãy gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp người có liên quan đến công việc. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để bạn giải quyết công việc, thay vì chỉ ngồi phỏng đoán hoặc mất thời gian tự tìm kiếm những câu trả lời không chính xác.
• Khi công việc hoàn tất, bạn nên dành thời gian kiểm nghiệm kết quả công việc, giúp bạn nhìn lại và rút tỉa kinh nghiệm. Hãy nhờ đến người có kinh nghiệm chỉ vẽ thêm về lĩnh vực công việc bạn đã làm.
• Bạn luôn giữ tinh thần làm việc thật thoải mái thư giãn như hoạt động thể dục thể thao, ăn món mình thích, v.v... để tránh đi ảnh hưởng xấu của lưỡng lự.