Announcement

Collapse
No announcement yet.

Có thờ, có thiêng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Có thờ, có thiêng

    Nhờ đệ tử thân tín là Lý Kim Hán, sinh viên năm 2, giỏi tiếng Hoa, có nhiều kiến thức về đạo giáo và văn hóa dân tộc Hán, cũng do Covid19 em không đến trường được, thế là tôi đi cùng em đến các cơ sở tôn giáo của đồng bào Hoa ở thành phố để tìm hiểu thêm. Có em, tôi có thể khắc phục tình trạng “chữ hổng biết tui!”
    Người miền Nam hay gọi các cơ sở tôn giáo là “chùa.” Đền thờ Thiên Hậu ở Bình Dương gọi là “chùa Bà”, đền thờ Quan Công ở Vĩnh Long gọi là “chùa Ông”, thánh đường Hồi giáo ở quận 8 gọi là “chùa Chà”, miếu thờ ông Địa gọi là chùa Ông Bổn… Điện Ngọc Hoàng, nơi người dân đến chiêm bái Ngọc Hoàng Đại Đế, ông vua của những vị vua, cũng không tránh khỏi thành “Chùa” Ngọc Hoàng (còn có tên Chùa Phước Hải), nhưng nếu cần được sự giúp đỡ của người dân, chữ “chùa” lại rất hiệu quả. Bản thân tôi đã kinh nghiệm điều này khi đi tìm Điện Ngọc Hoàng. Tại đầu cầu Thị Nghè, 1 anh honda ôm, 1 người sửa xe lề đường, 1 thanh niên nhà bán tạp hóa gần đó đã phải hội ý nhau khi tôi nhờ chỉ đường đến “Điện Ngọc Hoàng”. Cả 3 người đều lúng túng khi nghe tên đó, sau cùng một người nhớ gần đó có “chùa” Ngọc Hoàng. Tôi mừng quá gật đầu “đúng, đúng.” Cả 3 nhiệt tình chỉ cho tôi đường đến “chùa” (vì tôi chạy xe mang bảng số 60 của tỉnh Đồng Nai), và tiễn tôi đi bằng câu: “Phải chi nói chùa Ngọc Hoàng thì ai cũng biết, còn nói ‘điện Ngọc… ‘ thì hổng ai biết đâu!”
    Vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, trừ Điện Ngọc Hoàng (“thờ” Ngọc Hoàng) và Khánh Vân Nam Viện là đạo viện, các cơ sở tôn giáo khác của đồng bào gốc Hoa thường mang tên Hội Quán: Hội Quán Ôn Lăng, Hội Quán Hà Chương, Hội Quán Tuệ Thành... Với ý nghĩ CHÙA là nơi thờ Phật, trong chùa phải có tăng hay ni tụng kinh niệm Phật, công quả sáng chiều thì cả vùng Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ tìm ra được một ngôi chùa đúng nghĩa của đồng bào Hoa, đó là chùa Nam Phổ Đà ở quận 6. Theo chỗ tôi biết, đồng bào gốc Hoa sinh sống khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn đông nhất là người gốc Quảng Đông nên công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng bởi người dân Quảng Đông khá nhiều, người gốc Phúc Kiến không đông nhưng công trình tôn giáo được xây dựng bởi người Phúc Kiến lại rất nhiều, rất to, rất hoành tráng, kể cả chùa Nam Phổ Đà.
    Điểm đặc biệt ở những cơ sở tín ngưỡng đồng bào Hoa là trước điện, đền, miếu… đều có đào (xây) một hay nhiều hồ chứa nước, trong hồ thường nuôi rùa, con vật tượng trưng cho sự trường thọ và vài loài cá có sức sống mạnh, thường là cá trê (chưa tìm ra tài liệu giải thích về giống cá được nuôi!). Việc xây hồ nước là thực hiện Minh Thủy Tụ Đường, một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thủy nhằm giúp người đến chiêm bái, người tu tập trong cơ sở đó được ẩm, mát, dễ chịu hơn. Theo thời gian và đà xã hội hóa của thành phố, cùng với nhu cầu giao thông, đi lại của người dân đã phóng những con đường xuyên ngang, cắt rời hồ nước và hội quán! Thế là hồ nước nhằm mục đích phong thủy trở thành hồ cá phóng sinh! Dễ thấy nhất là hồ nước của Hội quán Tuệ Thành tại địa chỉ 702 Nguyễn Trãi. Vì bị đường Nguyễn Trãi chen vào giữa nên hiện nay người dân đi trên đường Nguyễn Trãi ngang hội quán sẽ thấy bên tay phải có một hồ nước được hàng rào sắt cao 3 mét vây quanh. Cửa rào chỉ được mở vào những dịp lễ cho người dân vào phóng sanh rùa, cá… Sở dĩ phải rào cao như vậy vì sợ mấy chú nhỏ vào tắm rồi đuối nước, người dân đi ngang tiện tay ném rác vào, và nhất là nạn lấn chiếm đất… chùa!
    Hội quán Ôn Lăng cũng cùng chung số phận khi hồ nước được thiết kế hình bán nguyệt thật đẹp, có đường kính khoảng 20 mét nhưng lại cách hội quán khoảng 50 mét nên bị đường Lão Tử cắt ngang. Lại hàng rào sắt cao, cửa rào khóa im ỉm nhưng cũng may đất rộng nên nhiều băng đá được đặt để người dân ngồi ... xem cá.


    Click image for larger version  Name:	117329241_591911291521393_8730462234379296343_n (1).jpg Views:	0 Size:	57.1 KB ID:	22547








    Thầy trò tôi đến Điện Ngọc Hoàng chiều thứ sáu 24/7. Sân trước điện khá rộng, trên đường vào điện phải đi ngang hồ nước nuôi hàng chục cá trê khá to (vài kí lô/con) đen có, trắng có. Gần sát Điện, phía bên phải có hồ nước nuôi mấy chục con rùa, nhiều con có chiều dài 40cm. Điện Ngọc Hoàng xây năm 1900, như vậy là đã 120 năm, với tường dầy 40cm và chỉ 1 lầu nên tạo cảm giác kiên cố, chắc chắn nhưng cũng tạo cảm giác chật hẹp cho các gian phòng và lối đi ở tầng trệt.
    Sau khi vào lễ Ngọc Hoàng, được chiêm ngưỡng dung nhan vua của các vị vua cùng các cận thần của ngài, thầy trò tôi lần lượt đi viếng các gian của điện. Đến 1 gian khá rộng tôi thấy 1 cháu gái đang quỳ mọp trên thảm cầu nguyện với tờ giấy để ngay trước mặt. Tôi chỉ đọc được 2 chữ “CẦU DUYÊN” to nhất trên tờ giấy vì để quên mắt kiếng lão trong cốp xe. Thế là tôi đi xuống tầng trệt đến gặp cô phụ trách quan hệ quần chúng (PR) để hỏi thì được biết lúc này là mùa cầu siêu và cầu duyên. Bây giờ tôi mới hiểu rõ quyền năng vô cùng to lớn của Ngọc Hoàng. Đến điện của ngài người ta có thể cầu xin rất nhiều thứ trong cuộc sống phàm tục của cõi đời này, kể cả tình yêu, hôn nhân!
    Tôi mượn cô PR một tờ cầu duyên đến chỗ có ánh sáng mạnh để đọc (bù cho thị giác yếu kém). Khi trả lại cô tờ giấy tôi chợt nhớ đến cô con gái cao số của mình nên nói cô PR làm thủ tục cho tôi... cầu duyên! Mặt cô sáng lên vẻ tinh nghịch, miệng nói: “Chú đóng lệ phí 70.000đ.” rồi đưa cho tôi cặp đèn cầy màu đỏ, to bằng ngón tay, dài khoảng 15cm, và chỉ tôi đến chỗ lấy chai dầu (khoảng 1 xị) để rót vào đèn Thất Tinh (không phải thất tình đâu nhé! Gọi như vậy vì đèn có 7 ngọn, mô phỏng chòm Thất Tinh Bắc Đẩu.) Thắp xong cặp đèn cầy, rót xong chai dầu vào 1 trong 7 ngọn của đèn 7 sao, tôi lầm thầm... cầu duyên cho con. Tờ sớ cầu duyên được soạn theo kiểu all in one, mỗi người chỉ cần thêm vài ba chữ là sớ hợp lệ để xin Ngọc Hoàng. Chiều 24/7 trời mưa lâm râm nhưng vẫn có khoảng 30-40 khách viếng chùa, đa phần là trẻ 18-20 tuổi, đi một mình, đi một đôi hay đi theo gia đình, và chủ yếu là cầu duyên. Khách đến rót dầu vào đèn nườm nượp nhưng không lo dầu tràn ra ngoài vì đèn đặt trên khay có lỗ cho dầu chảy vào ống siphon dẫn vào thùng chứa. (rồi lại chiếc ra chai, lại rót vào đèn... cứ thế tiếp diễn!)
    Thắp 4 cặp đèn cầy, rót 4 chai dầu phọng vào các đèn 7 tinh, 2 lần trước Ngọc Hoàng cầu xin là hoàn thành thủ tục. Tôi nhận túi lộc xong là thầy-trò tôi thơ thới ra sân ngắm cá trê. Muỗi chích ngứa chân thế là chúng tôi phải vào điện tìm chỗ vắng vừa ngồi vừa trú mưa (lâm râm) vừa trò chuyện. Chỗ chúng tôi ngồi gần hồ nuôi rùa. Một cặp nam thanh, nữ tú đi ngang. Thấy cô gái có lộc là trái táo đỏ rực, tôi mở túi nhìn lộc thánh của tôi: trái lê. Rồi không cần con rắn xui khiến chàng thanh niên cầm trái táo lên cắn, trao cho cô gái cắn. Cứ thế, họ cắn, cắn... trái táo. Mấy chú cupidon đâu rồi? Tối thiểu tôi phải có 1 quyền trợ giúp chứ! Hay Ngọc Hoàng giáng chỉ cho tôi qua lộc là trái lê: “Ráng lê đi con. Đừng nghĩ đến chuyện bom táo... cứ thẳng đường lê bước. Chậm mà chắc, khỏi sợ té!”
    Click image for larger version  Name:	116066744_211570116857983_4084755188871664279_n.jpg Views:	0 Size:	34.5 KB ID:	22548


    Click image for larger version  Name:	115521656_691063271741604_6526376998644821617_n.jpg Views:	0 Size:	148.1 KB ID:	22549







    Viếng Hội Quán Ôn Lăng
    Tôi đến Hội quán Ôn Lăng vào buổi xế nên khí trời khá oi bức. “Mình nên đến đó sớm vì có nhiều điều hay, cần xem lắm thầy,” cậu học trò thân tín khuyên tôi.
    Đến cổng, thầy trò tôi dừng lại đọc tên cơ sở. Thấy 4 chữ Hán to, tôi hỏi ý nghĩa. Học trò cho biết đó là những chữ “Hội Quán Ôn Lăng”. Thế còn trên cỗng ghi “Chùa Ôn Lăng”, thấp hơn tí ghi “Chùa Quan Âm!” Thế là sao? Ai là “chủ nhà?”
    Click image for larger version  Name:	117618761_683897165809888_7343260041899905355_n.jpg Views:	0 Size:	52.0 KB ID:	22550






    Chánh điện khang trang, vào “chùa” thấy liền, là nơi ngự trị của Ngọc Hoàng Đại Đế. “Đúng ra phải gọi đây là điện Ngọc Hoàng chứ em!” tôi nói. Em học trò trả lời, “Không phải thầy ơi. Vì Ngọc Hoàng là vua của các vua, nên là VIP của mọi cơ sở tôn giáo. Nơi nào có điều kiện phải dành gian quan trọng, dễ thấy nhất, vào gặp liền để thờ Ngọc Hoàng, bằng không, trong các sự kiện chính phải làm kiệu cao hơn mọi gian thờ cho Ngọc Hoàng ngự trị chứng giám. Thầy vào trong sẽ thấy gian phía sau gian thờ Ngọc Hoàng là gian thờ bà Thiên Hậu với không gian rất rộng và rất nhiều hoạt động chiêm, bái, cúng, tế xảy ra ở đó!”
    Đúng như lời em nói, gian thờ Bà tấp nập các hoạt động cúng tế, cầu an, cầu tai qua, nạn khỏi, cầu phúc, cầu cho con cháu mạnh khỏe, học hành tiến bộ…
    Lúc vừa vào hội quán, tôi có thấy 2 bên vách có tượng Phật Quan Âm, bên trong hội quán cũng có đặt một số tượng Phật khác. Do đồng bào Hoa chủ trương thờ cúng kiểu “Tam Giáo Đồng Nguyên” (Đạo giáo-Khổng giáo-Phật giáo; Taoism-Confucianism-Buddhism), trong cơ sở tôn giáo nào cũng có thờ Phật [dù không có tăng ni] nên người Việt ngộ nhận đây là … “chùa”.
    Tập gấp giới thiệu hội quán xác định cơ sở này được đồng bào Hoa gốc người Phúc Kiến chung tay xây dựng để thờ Thiên Hậu, sau này thờ thêm Phật Quan Âm. Còn nếu nói theo kiểu nôm na dễ hiểu, “người trần, mắt thịt’ của tôi là: Do bà Thiên Hậu đã có quá nhiều cơ sở nên Hội quán Ôn Lăng phải nhờ bà Quan Âm đứng tên. Còn Ngọc Hoàng là VIP nên ở đâu cũng phải dành cho ổng gian thờ trang trọng nhất.
    Tôi thuộc loại con cầu, con khẩn. Không biết thầy bà nào coi nói tôi khắc tuổi má thế là tôi được “bán khoán” cho dì, chị kế của má. Thế là tôi gọi dì là má, gọi mẹ ruột gọi là vú, xưng là em. Tôi được dạy để xin má tôi một điều gì thì phải nói: “Chị vú cho em…” Dù được chuẩn bị, nuôi kỹ như thế nhưng lúc nhỏ tôi ốm và nhỏ con so với các bạn cùng trang lứa. Thấy tôi như vậy ba má lo lắm. Họ dẫn tôi đi khám sức khỏe, đo điện tim, chụp hình phổi, đến bác sĩ quen để được “khám cho kỹ!” Tây y không phát hiện được gì thế là họ dẫn tôi đến Đông y sĩ, và tôi phải ăn hàng keo thuốc tể. Cũng không khá hơn được, thế là má tìm cách trị cho tôi theo dân gian: Cho ăn cháo cóc, lể mắc tam tích…, rồi một hôm không biết nghe lời ai chỉ bảo má dẫn tôi tìm đến nhà có nuôi khỉ xin cho tôi được bồng con khỉ chơi một lúc, “để cho con khỉ hút phong (độc) trong người cho khỏe mạnh.” Lúc đầu tôi hơi sợ vì nó lông lá nhám cào và nóng nhưng một lúc cũng quen và thấy vui vì nó biết xin tôi kẹo (do má chuẩn bị trước). Dù con khỉ không tạo tác động “liến khỉ” nơi tôi nhưng hình như nó ảnh hưởng đến cách tôi nhìn đời và viết văn! Tôi chỉ hiểu rõ ý nghĩa động tác trên khi đến Ôn Lăng hội quán. Hội quán có nhiều gian thờ, trong đó có gian thờ Tề Thiên Đại Thánh và Bao Thanh Thiên. Người dân muốn con cháu được khỏe mạnh họ đến cầu Đại Thánh và Bao Công. Vì Đại thánh là hỉ thần, chắc họ muốn con cháu được lanh lợi, khỏe mạnh (hay để liến khỉ như Đại Thánh), và công minh, chính trực với đầu óc thông minh, phán đoán như thần của Bao Công.
    Click image for larger version  Name:	116975636_2691641937829111_5690546753735191203_n.jpg Views:	0 Size:	48.0 KB ID:	22551


    Click image for larger version  Name:	117238058_646646165961244_769652936729575741_n.jpg Views:	0 Size:	43.7 KB ID:	22552






    Đối diện dãy dài các gian thờ, trong đó có gian thờ Đại Thánh, là một bệ nhỏ đặt sát đất thờ thần Thanh Long và Bạch Hổ, hai thần bảo vệ tránh tai nạn. Nước ta trái thanh long được trồng nhiều thế là thần Thanh Long được thưởng thức trái thanh long, còn thần Bạch Hổ được thịt dâng tới miệng trông khá phản cảm, mặc dù ban quản trị hội quán đã đặt sẵn nhiều dĩa chứa vật cúng tế cạnh đó.

    Tôi phải trở lại thăm Hội quán Ôn Lăng để xem kỹ hơn vì đã bị thu hút bởi nét đẹp của kiến trúc hội quán và sự đa dạng trong tín ngưỡng của người dân từ những chi tiết nhỏ:
    _ Hai thần bảo vệ được vẽ trên hai cánh cửa hội quán. Như thế, ban ngày khi hội quán mở cửa nhị thần có thể quan sát người vào ra, canh chừng kẻ gian trà trộn vào quấy phá. Đêm đến, khi hội quán đóng cửa nhị thần sẽ canh chừng trộm đạo bên ngoài.
    _ Hội quán vốn được xây dựng bởi sự chung tay đóng góp công của của người dân cùng một sắc tộc, một tỉnh, một phủ, hay huyện … khi còn ở quê hương Trung quốc, vì thế nó được xem là trung tâm cộng đồng ấy, và vì thế hai vật không thể thiếu trong mọi hội quán là chuông và trống. Mỗi sáng chuông được gióng, sau đó trống được đánh báo hiệu cho người dân một ngày làm việc mới bắt đầu, buổi chiều trống đánh trước, chuông gióng sau báo hiệu đã hết một ngày làm việc, đã đến lúc nghỉ ngơi.
    Click image for larger version  Name:	115926970_1252941251719286_1934582303050599542_n.jpg Views:	0 Size:	220.0 KB ID:	22555


    Click image for larger version  Name:	117598384_299679554632554_2310975908786605444_n.jpg Views:	0 Size:	47.2 KB ID:	22556







    _ Trên bàn thờ, người Việt cũng như người Hoa dâng lục cúng: hương, đăng, trà, hoa, quả, thực. Hai bên tòa nhà chính của hội quán có xây 2 lò Hóa Bảo. Ống khói của 2 lò ngày càng được nâng cao giúp khói thoát vào khí quyển cao hơn, giảm ô nhiễm phía sát đất. Chốc chốc, nhân viên hội quán lại đến các lư hương, các đảnh bố trí ngoài sân gom hương đang thắp cho vào lò hóa bảo đốt.
    Thắp những nén hương to và thật nhiều nén làm gì khi số phận của chúng là lò hóa bảo?
    Người Tây Tạng không thắp hương. Để bày tỏ ước vọng đến đấng cao cả họ sẽ viết ước vọng của mình lên những mảnh vải nhỏ màu xanh, đỏ, vàng… rồi xỏ, cột chúng lên dây căng trên cây mọc trên đồi, núi cao để gió thổi mang ước vọng của họ đến các đấng cao cả. Ở nhà, chúng ta thắp hương trên bàn thờ nhằm tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Khói hương mang theo tâm tư chúng ta đến người trên trước. Khi thắp hương, những nơi quan trọng chúng ta thường thắp 3 nén. Cũng dễ hiểu khi hành động này xuất phát từ quan niệm Tam Bảo ở người là: Thân-Khí-Thần. Thật ra cổ nhân đã nói:
    “Nhất trụ chân hương thông thiên địa,
    Thượng thánh cao chân giáng phúc lai.”
    Như vậy, chỉ với 1 nén hương nhỏ người có lòng thành cũng sẽ được đấng cao cả ban phúc, được ông bà tổ tiên chứng giám.
    Click image for larger version  Name:	117135942_3157482764304936_2921212733827725130_n.jpg Views:	0 Size:	33.3 KB ID:	22557






    Bình thường, đèn thắp trong các gian thờ, trang thờ mọi cơ sở tôn giáo của đồng bào Hoa chỉ có 2 loại là đèn 7 ngọn theo hình tượng của chòm Thất Tinh Bắc Đẩu, vừa là nguồn sáng vừa dẫn lối chỉ đường (Do Thái giáo cũng sử dụng đèn 7 ngọn menorah, cũng thắp bằng dầu thực vật, nhưng 7 ngọn đèn tạo thành vòng cung và ở trong cùng mặt phẳng.) Bên cạnh đèn 7 ngọn, đồng bào Hoa còn dùng đèn dầu hình cầu làm bằng thủy tinh trong suốt, có dung tích khoảng 4 – 5 lít. Đèn hình cầu biểu tượng vầng dương soi sáng và cũng để thỏa mãn nhu cầu châm dầu (góp phần nuôi dưỡng ước mong cuộc đời được sáng sủa, gia đạo yên ấm) của người dân khi đến hội quán lễ bái. Vì bằng thủy tinh trong suốt nên châm dầu vào sẽ thấy rõ mức dầu dâng cao thêm. Do mực dầu trong đèn dâng cao hay hạ thấp với chênh lệch dung lượng khá lớn nên đèn có họng tim (vật mang tim đèn) được gắn dính với 3 hay 4 phao kim loại và nhờ đó được nâng cao, hay hạ thấp, theo mực dầu trong đèn bởi nguyên tắc: Dầu dâng, phao nổi, tim được nâng. Đèn luôn cháy sáng tạo sự tin tưởng cho người dân. Thật ra người dân cũng có thể thực hiện nghi thức châm dầu với đèn thất tinh vì đèn này thường được đặt trên một khay nhôm cũng có khả năng chứa nhiều dầu, tuy có khó thấy mức dầu vừa châm.
    Click image for larger version  Name:	117113506_632123814348194_4404425977676280363_n.jpg Views:	0 Size:	51.7 KB ID:	22558


    Click image for larger version  Name:	117194742_300496267879354_4478891058473473312_n.jpg Views:	0 Size:	34.0 KB ID:	22559


    Click image for larger version  Name:	117539140_3560557164005252_6098529550151228158_n.jpg Views:	0 Size:	32.8 KB ID:	22560






    _ Ngoài cách cầu an/cầu phúc từ xưa đến nay dân ta vẫn làm mỗi khi đi chùa là thắp hương trước mọi tượng Phật, đồng bào người Hoa dùng giá đèn 7 tầng ( cũng tượng trưng thất tinh) có thể tự xoay để cầu an/cầu phúc. Đến cầu an/cầu phúc, sau khi đóng lệ phí, nhân viên hội quán sẽ ghi tên người cầu an bằng mực tàu trên mảnh giấy nhỏ màu đỏ dán lên giá đèn ngay trước ly đèn cầy (đã thắp do nhân viên hội quán 7cấp.) Những giá đèn 7 tầng nay vẫn còn nhưng hội quán hiện không sử dụng vì nếu người cầu an nhiều sẽ phải thắp rất nhiều ly đèn cầy, sẽ gây ô nhiễm và nung nóng không khí hội quán. Thay vào đó hội quán làm những gía đèn điện (cũng tự xoay) với rất nhiều hình thần, thánh, và mỗi hình thần thánh được soi bằng 1 bóng đèn cực nhỏ. Tên người cầu an cũng sẽ được ghi trên tờ giấy đỏ nhỏ gắn trên giá đèn.
    Còn 3 cách cầu an/cầu phúc khác cho gia đình là ghi tên người đại diện trên tờ giấy đỏ gắn vào đầu cuộn hương tròn, thắp hương rồi mang treo ở giếng trời trước gian thờ thánh thần mà ta gửi gắm. Để cầu an cho gia đình tôi đã chọn khu vực trước gian thờ Phật Bà Quan Âm. Chúng ta cũng có thể cầu an theo cách nhờ người viết tên lên miếng giấy đỏ khá dài để dán lên cái giá nhỏ có đặt tại mỗi gian thờ. Cách cuối cùng là thắp đèn cầy cặp. Từng cặp 2 cây đèn cầy được làm dính liền, người cầu an/cầu phúc chỉ cần mua cặp đèn cầy thắp lên, gắn cặp đèn tại gian thờ thần thánh mà mình muốn gửi gắm, và sau đó cầu nguyện.
    Nói chung, chi phí cho những dịch vụ này rất thấp. Có lẽ các ban quản trị hội quán muốn tạo điều kiện cho người dân tìm đến, và như vậy gắn kết với hội quán, với cộng đồng ban hội.
    Click image for larger version  Name:	115930030_340418210318098_5839766402249339041_n.jpg Views:	0 Size:	213.9 KB ID:	22561
    Click image for larger version  Name:	115931868_300563087686942_5689655806157334287_n.jpg Views:	0 Size:	232.4 KB ID:	22562






    Click image for larger version  Name:	116440710_614943779442626_4275242988435488867_n.jpg Views:	0 Size:	37.1 KB ID:	22563Click image for larger version  Name:	117037693_815229385968963_4416627605008589111_n.jpg Views:	0 Size:	45.8 KB ID:	22564






    Trong lần đến hội quán Ôn Lăng thấy bức đại tự ở chánh điện, tôi hỏi em L. K. Hán “4 chữ đó nghĩa là gì,” em bối rối dù đang là sinh viên năm thứ 2 đại học Thẩm Quyến và được trường đánh giá là giỏi. Em xin đình chiến, “Thầy chờ em chút. Để em chụp ảnh bức đại tự này rồi gửi bằng baidu đến sư huynh của em, sinh viên năm thứ 3 đại học Bắc Kinh-khoa tiếng Hoa, gốc người Phúc Kiến đọc!” Một lúc sau, “Bó tay rồi thầy ơi, sư huynh chỉ đọc được 3 chữ, câu này đại ý chúc bình yên. Đây là chữ viết của người Phúc Kiến cổ, được sử dụng cách đây mấy thế kỷ, gần đây lại bị cấm sử dụng (chỉ sử dụng tiếng phổ thông giản thể) nên giờ ít ai đọc được!” Em phân bua. Tôi hỏi, “Em là người gốc Quảng Đông, em có biết chữ Quảng Đông cổ không?” “Có chứ thầy, nhưng em chỉ biết chút ít chữ Quảng Đông cổ, đâu được tiếp xúc nhiều. Nếu câu viết bằng chữ Quảng Đông cổ, người dân tộc khác kể như khỏi đọc luôn!” em tự hào trả lời. Như vậy, những kiểu chữ viết này phù hợp với cách nói của người địa phương nên nó được sáng tạo thêm và bảo tồn qua thời gian. Giờ tôi đã thấy người Phước Kiến, người Quảng Đông có chữ cổ, còn dân tộc nào có chữ cổ nữa?
    “Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, thống nhất san hà trên cơ sở thuận lợi là người Hoa có chữ viết chung…”
    Vậy là sao?


    Click image for larger version  Name:	115960382_1006073883161541_421359472968901498_n (1).jpg Views:	0 Size:	451.3 KB ID:	22566


    Nguyễn Hoàng Long & Lý Kim Hán.
    Attached Files
Working...
X