Announcement

Collapse
No announcement yet.

Câu Chuyện Về ”Kỷ Vật Cho Em“ và “Để Trả Lời Một Câu Hỏi" - Tuan Ton

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu Chuyện Về ”Kỷ Vật Cho Em“ và “Để Trả Lời Một Câu Hỏi" - Tuan Ton

    “ Vào năm 70 của thế kỷ trước, nhà thơ Linh Phương (lúc ấy đã đăng lính) có viết bài thơ tặng cho bạn gái của mình với tựa đề “Để trả lời một câu hỏi “ và đăng trên nhật báo Độc lập Nhạc sĩ Phạm Duy đã đọc bài thơ và trong sự đồng cảm với góc nhìn của nhà thơ về thân phận tuổi trẻ Việt nam trong cuộc nội chiến Bắc Nam này, ông đã chọn phổ nhạc và có sửa ít từ rồi đặt lại tên cho bài hát là “ Kỷ vật cho em ”. Bản nhạc được hầu hết tuổi trẻ miền Nam vào thời đó biết đến và thường xem như một bản nhạc “phản chiến” nhưng có thể nói đây là bản nhạc “bi hùng ca” hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy khi viết về người lính VNCH thời ấy… chỉ bằng vài từ trong bài thơ được ông thay đổi.”

    Người con gái tên Hương (bạn gái của nhà thơ Linh Phương) đã đi vào thi ca và âm nhạc của miền Nam thật tình cờ sau khi nhà báo Ấu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nữ văn sĩ Nhã Ca) cho đăng bài thơ này trên báo Độc lập và số phận của bài thơ tiếp tục dong ruỗi theo thời cuộc khi bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy “nhặt” lấy mang phổ nhạc thành bản nhạc “Kỷ vật cho em” và “quên mất “việc phải đưa tên của nhà thơ khi công bố bản nhạc với công chúng..

    Mặc dầu nhà thơ không muốn nhận mình là nhà thơ nhưng với các bút hiệu ông thường dùng như Linh Phương – Vương Thị Ái Khanh và Phạm Thị Âu Cơ,thơ của ông gần như xuất hiện đều trên các nhật báo thời đó. Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên mình, không đề tên tác giả bài thơ, Linh Phương không có phản ứng gì. Nhưng ông có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý “Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa”.

    Tiếp theo là tờ tuần báo Sân Khấu Truyền Hình, tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em. Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san… Và chuyện tác quyền giữa nhà thơ Linh Phương với nhạc sĩ Phạm Duy về bản nhạc Kỷ vật cho em…(do bản nhạc này lúc đó đã quá nổi tiếng trong giới trẻ và nhất là giới lính tráng VNCH thời đó…)

    Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp nhà thơ Linh Phương và đưa ông đến phòng trà ca nhạc Đêm Mầu Hồng nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn. Ở đó, Linh Phương và Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em.

    Tại phòng trà Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu Linh Phương trước công chúng về tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Sau cái bắt tay giữa Linh Phương với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch, ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.

    Sau đó thỏa thuận tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả cho Linh Phương đến 50.000 đồng (30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng và 20.000 đồng tiền mặt).

    Nhà thơ Linh Phương cũng đã chia sẻ tâm tình của mình khi viết bài thơ này: “Những người yêu cùng thế hê đã có một thời tuổi trẻ yêu nhưng không dám yêu và đã lỡ yêu thì yêu vội vàng,sợ không kịp cho nhau tình yêu khi mà cuộc chiến tranh vẫn hiện diện trong từng ngóc ngách quê hương…”

    Trong hồi ký của mình,nhạc sĩ Phạm Duy đã dành chương 22 viết về bản nhạc" Kỷ vật cho em " có đoạn :

    “…Tôi hát bài trước tiên tại phòng trà Rizt của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng vừa phải. Nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà, và khi trong đám khán thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị…”.

    Lúc bản Kỷ Vật Cho Em được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng và cũng vì thế bản nhac này nghiễm nhiên trở thành bất hủ trong lòng giới trẻ Việt nam thời đó với những suy nghĩ ngổn ngang khác nhau.

    Trong một số sáng tác của PD, những suy gẫm của ông luôn tăng tiến,ông luôn nhìn nhận sự vật và hiện tượng qua sự tiến triển hoăc thay đổi theo dòng chảy của thời cuộc .Để viết về hình ảnh của “ người thương binh “ thì vào năm 47 ông đã có bản nhạc “Nhớ người thương binh”, và cũng với hình ảnh người thương binh năm 49 ông viết “ Ngày trở về ” để rồi đến năm 70 với bài thơ “ Để trả lời một câu hỏi “ này, Phạm Duy đã hoàn thành một cái three type ( trilogie) về nhân vật thương binh.Điều đáng nói là người thương binh trong những ngày đầu của cuộc chiến Việt nam được người dân mang quà đến tặng quà và chúc tụng,khi bộ mặt thật của chiến tranh được phơi bày thì người thương binh chỉ còn dựa vào bà mẹ mù lòa và con trâu (người bạn trung thành của nhà nông)luôn đợi chờ và khi chiến cuộc càng leo thang thì người thương binh sẵn sàng chấp nhận mang “viên đạn đồng đen” làm kỷ vật để người yêu của mình sang sông hay là “hòm gỗ cài hoa” như là một sự thật hiển nhiên của “cuôc chơi nghiệt ngã ”,đây thực sự là cái “bi tráng” của hình ảnh người trai thời loạn và không hề có tính chất “phản chiến” của bài thơ nếu xét từ góc độ sâu xa hơn của lịch sử.

    Ở góc nhìn khác khi viết về thôn quê Việt nam thì ông có Bà mẹ quê,Em bé quê ,Vợ chồng quê .hay với trường ca thì ông có: trường ca Con đường cái quan, trường ca mẹ Việt nam, trường ca trường sơn…

    Có thể nói khi bài thơ vào tay của nhạc sĩ Phạm Duy,nó mang một ý nghĩa “hiện thực “ hơn chớ không mang tính phản chiến hay định mệnh.Đây là điểm rất nhân bản của bài thơ với câu “ Mai mốt anh về “ luôn được lập lại sau mỗi trương đoạn như một sự khẳng định lạc quan dù là trở về trong thân phận bại tướng cụt chân,hay tật nguyền chai đá…như một lẽ thường tình của tuổi trẻ khi đã dấn thân vào đường binh nghiệp…

    Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà nhà thơ Linh Phương còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ “Bài cho chiến trường Đông Dương” nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào… và bài “Từ giã bọn mày” nói về thân phận của những Lao công đào binh. Một vài khổ thơ của bài này như sau:

    “Từ giã bọn mày mai tao lên núi
    Mặc áo lao công đập đá xây thành
    Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi
    Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh
    Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

    Vỏ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương
    Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
    Dưới ruộng – dưới đồng – những máu – những xương…
    Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn
    Dù một lần tao làm gã tội nhân
    Từ giã bọn mày mai tao xuống biển
    Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam

    Sau hơn năm mươi năm,bài thơ lẫn nhạc phẩm này như một dấu lặng buồn thắc nghẹn trên ngực mỗi khi được nghe lại. Khi những thanh âm của bản nhạc này được cất lên xin quý vị hãy cúi đầu cho những con người đã gửi lại một phần thân thể của mình cho đất mẹ nở hoa …


    Last edited by Hung Nguyen; 09-28-2021, 11:44 PM.
Working...
X