Giới yêu nhạc ở miền Nam thời bấy giờ hẳn không xa lạ gì với tên tuổi của hai nhạc sĩ quân đội VNCH này cũng như những bản nhạc nổi đình nổi đám của họ thời đó. Chỉ nói riêng về Xuân ca thì khắp ngang cùng ngõ hẻm nào ở miền Nam ở miền Nam thời trước 1975, mỗi độ Xuân về mà không có nhà mở bản nhạc Xuân này con không về? Của nhạc sĩ Nhật Ngân, nhất là những gia đình có con cái hoặc người thân đang tham gia quân đội và đang phải ăn Tết xa nhà vì bận bịu việc Quân?
Giới lớn tuổi hơn thì bên chén trà Xuân buổi sáng lại nghiền ngẫm với cảm xúc và tâm sự đầy ắp nỗi niềm của người lính xa nhà qua bản nhạc Mùa Xuân trên cao của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hay chơi vơi theo giai điệu của bản nhạc Mùa Xuân của Mẹ (Nhật Ngân) để nhớ về Mẹ hiền.
Mùa Xuân năm bảy ba,khi hiệp định Paris được ký kết (số phận lịch sử của miền Nam Việt nam đã được định đoạt), (dù gì thì về lý thuyết) hòa bình sẽ về với đất nước Việt nam đau thương.Và Nhật Ngân lẫn Trầm Tử Thiêng (hai nhạc sĩ quân đội VNCH đang tại ngũ) đều cùng có một suy nghĩ và mơ ước thật đẹp khi nghĩ về ngày hòa bình sẽ đến và vô tình hay hữu ý trong mùa Xuân đó, cả hai đều sáng tác Xuân ca có tựa đề giống nhau: “Nếu Xuân này hòa bình?”. Dấu chấm hỏi được đặt ra như một sự nghi ngại về hòa bình cho Việt Nam vào lúc đó vì ai ai cũng đã quá mệt mỏi với cuộc nội chiến kéo dài hơn hai mươi năm qua, vì thế hai bản nhạc này đã nói hộ cho tấm lòng và ước mơ của người dân về một tương lai sáng lạn của đất nước Việt Nam khốn khổ lầm than trong cuộc chiến tranh không có lối thoát .
Rốt cuộc thì Hòa bình cũng đến trên đất nước Việt Nam nhưng lòng người giữa hai miền Bắc Nam thì không biết lúc nào mới nguôi ngoai và chữ Nếu ở đầu câu đi theo sau là dấu hỏi lớn đã làm cho người nghe nhạc chơi vơi giữa ý tứ, câu chữ và giai điệu ngay lúc bản nhạc này bắt đầu cất lên và cho đến khi chấm dứt…