Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhạc lính miền Nam của Trầm Tử Thiêng và Trần Thiện Thanh - Tuấn Tôn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhạc lính miền Nam của Trầm Tử Thiêng và Trần Thiện Thanh - Tuấn Tôn

    Click image for larger version

Name:	phao-sang2.jpg
Views:	53
Size:	574.4 KB
ID:	26815



    Khi sáng tác ca khúc Tình Thư Của Lính, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đang là trung đội trưởng trung đội biệt kích ở thủ đô. Bài hát rất dễ thương với điệu Beguine Rock này được chính tác giả trình bày đầu tiên với công chúng và nó được “đóng đinh” luôn cho hình ảnh sôi động, nhẹ nhàng và lãng mạn vào hình ảnh của người lính Cộng hòa.

    Vào khoảng sau Mậu Thân 68, bản nhạc này luôn nằm trong Top Ten của dòng nhạc lính và thường xuyên phủ sóng trong các chương trình của quân đội trên mọi phương tiện truyền thông thời đó.

    Dĩ nhiên nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không chỉ có một nhạc phẩm này viết về lính mà phải nói là ông viết rất nhiều và gần như cho tất cả các binh chủng của quân lực VNCH thời đó. Người yêu nhạc chắc hẳn vẫn không quên một loạt các ca khúc nổi tiếng của ông sáng tác hoặc viết chung với các nhạc sĩ khác như : Rừng lá thấp, Biển Mặn,Anh ở lại Charlie,Hoa sóng, Anh không chết đâu em, Chiều trên Phá Tam Giang, Chuyến đi về sáng…

    Tình Thư Của Lính là một sáng tác của ông viết cho người yêu trong một lúc dừng chân trên đường di hành. Nhạc sĩ đã biên thư cho người yêu với lời lẽ thật chân chất và xúc động và rồi ông lấy ý này để viết nên ca khúc nói trên:

    “Em ! Anh đã viết cho em rất nhiều lần: ‘Đời lính không hào hoa như nhiều người vẫn tưởng’. Nhưng, em yêu anh bởi anh là lính, và anh viết cho em cũng bằng… Tình yêu của lính. Thế Thôi !” (Thư Nhật Trường Trần Thiện Thanh gửi cho bạn gái).

    Cũng từng khoát áo lính và cũng sáng tác rất nhiều ca khúc về người lính Cộng hòa nhưng có lẽ sự khác biệt về tính cách cũng như sự chiêm nghiệm về cuộc sống khác nhau nên ca khúc của Trần Thiện Thanh thì hay đi sâu vào cảm xúc Hỉ, Nộ, Ái, Ố của người lính thì ở trong các sáng tác của Trầm Tử Thiêng,ngồn ngộn những hình ảnh của quê hương,đât nước và người lính như một câu hỏi để mở mà người yêu nhạc khi lắng nghe luôn bị chìm đắm trong các hình ảnh đó và tự mình phải đi tìm câu trả lời cho chính những hình ảnh lẩn khuất qua những tác phẩm của Trầm Tử Thiêng đang để mở…

    Những ai yêu những sáng tác của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thì sẽ biết được hai chủ đề lớn mà ông theo đuổi chính là: tình yêu quê hương đất nước và tình cảm lứa đôi. Người hâm mộ biết đến ông không chỉ là một người viết tình ca buồn với những ca từ da diết và giai điệu thì nức nở như oán thán. Mà còn nhớ đến ông – người “cha đẻ” của nhiều tình khúc quê hương nhẹ nhàng và sâu lắng.

    Nghe nhạc phẩm Đưa em vào Hạ của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người nghe như miên man trong suy nghĩ và ký ức của mình được dẫn dắt về vùng tuyến đầu của miền Nam Việt nam thời đó. Ôi, anh muốn dẫn em rời phố chợ vài ngày, để đưa em vào miền xa của những vùng rừng thiên xanh thăm thẳm, nơi những người lính đang làm tròn nghĩa vụ với quê hương đất nước. Đưa em qua những vùng đất lở, sông bồi, để thăm lại những người bạn cũ, vì lời thề ra đi gìn giữ non sông mà mãi vẫn còn biền biệt chưa về. Đưa em đến nhìn dòng sông định mệnh chia đôi sơn hà, còn gì nữa đâu mà đau đớn khi chiều tàn bên bờ sông, ngóng về em mà nhớ mà thương da diết. Những câu chữ nhẹ nhàng và miên man này như nhát dao của vô thức cứa mãi vào cảm xúc và tâm hồn mình vậy.

    Anh cũng thương bước chân em nơi quê nhà đang ngóng chờ anh trong điêu tàn vì cuộc chiến, lặng nhìn em bước đơn côi mà anh chỉ biết bồi hồi trong câm nín. Anh hứa dù mùa hạ này có qua thật mau đi chăng nữa, anh cũng sẽ về thăm em và đưa em đến cuối con đường quê hương của tụi mình, mong em hãy thương những người giết giặc ngày đêm ….

    Riêng về nhạc lính, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng để lại nhiều ca khúc nổi tiếng được nhiều thế hệ yêu thích: Rồi 20 Năm Sau, 7000 Đêm Góp Lại, Vùng Trước Mặt và đặc biệt là Đưa Em Vào Hạ.

    Bài hát không chỉ chứa đựng những nỗi buồn, những tiếng thở lời than, mà nó còn là một lời cầu nguyện chân thành và tha thiết từ một người lính cнιếɴ, cầu mong cho quê hương đang chìm trong lửa đạn, thoát khỏi cảnh tượng tan hoang, mở ra một kỷ nguyên chỉ toàn là lý tưởng tự do và hòa bình cho không chỉ người dân miền Nam mà cho cả dân tộc Việt.

    Những câu ca này chợt làm cho người nghe nhói lòng khi hồi ức của mình quay về lại một thời đau thương của cả hai miền đất nước… , dòng sông ấy sẽ mãi còn ngăn đôi sơn hà trong lòng người Việt dẫu rằng hòa bình đã trở về trên đất nước Việt nam.





Working...
X