Những ca khúc được giới thiệu trong chương trình hôm nay như dòng chảy của con sông quê đã tắm mát cho tâm hồn người nghe và đưa họ quay trở về với quê mẹ. Ở đó ký ức của họ chợt sống dậy cùng đoản văn Tôi đi học của Thanh Tịnh đã được học, được nắm tay mẹ đi qua những con đường làng quanh co khúc khuỷu, qua những cánh đồng phủ đầy sương ma để đến lớp đến trường.
Ký ức lại bùng lên mãnh liệt và trong khoảnh khắc đó người lính chợt gác súng bên trời để cho tâm tưởng của mình lang thang về vùng tuổi thơ trinh nguyên và mơ mộng. Hình ảnh này cũng tựa như hình ảnh của người lính trước lúc phải nằm xuống ở mặt trận (của nhà văn Đức Erich Maria Remarque) trong tiểu thuyết Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh. Đôi lúc tâm hồn của người lính chợt lang thang trong sự xao động của vô thức, của nỗi nhớ nhân
bản lạc loài , mà da diết đó…
Đường quân Đường quân hành chợt gặp nhau trong một đêm vui chung trăng và dựa lưng nhau trong chiến hào, tâm sự cùng nhau rồi ôn nghèo kể khổ; khoảnh khắc đó cũng đã thành tri kỷ của câu chuyện đời lính quân hành gian khổ.
Ca từ đơn giản, hình ảnh chân thật và chuỗi giai điệu (cũng không phải là âm nhạc bác học) chỉ với điệu nhạc Bolero quen thuộc của dòng nhạc lính nhưng khi được nhạc sĩ chọn lọc để lắp ghép lại thì những bản nhạc này trở thành một dòng nham thạch đủ sức làm mềm lòng người, làm tan chảy ký ức của chiến tranh kéo người nghe chợt trở về thuở ấu thơ ở quê ngoại trong hình ảnh chú bé năm xưa với chiếc dép hỏng quai, mo cơm tùng teng bên hông, nắm tay mẹ để đi vào khung trời hoa mộng của ký ức.