Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các trường phái dịch thuật- Noah De Phan sưu tầm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các trường phái dịch thuật- Noah De Phan sưu tầm


    Các trường phái dịch thuật Việt nam

    Có rất nhiều dịch giả đã dịch thuật các tác phẩm ngoại ngữ từ văn chương, khoa học, tôn giáo sang Việt ngữ và đã đóng góp rất lớn vào kho tàng văn chương, khoa học của Việt nam.

    Một vài dịch giả có lối dịch đặc biệt và hình thành một trường phái dịch thuật cho riêng mình.

    Có một vài người dịch thuật văn chương Việt nam sang ngoại ngữ để giới thiệu văn hóa Việt cho người ngoại quốc, như Truyện Kiều sang Pháp ngữ và Anh ngữ.

    Ở đây xin giới thiệu 3 trường phái dịch thuật khá đặc biệt với quý vị.

    1. Trường phái Chicken soup: vào khoảng năm 1972, có một vị dân - biểu quốc hội đi công du Hoa-kỳ, trong một buổi tiếp tân về văn hóa Việt nam do Tòa Đại sứ VN tổ chức, vị này đã đọc câu ca dao « Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương » đã dịch câu thứ nhì là " The Thiên mụ bell ring and Thọ Xương chicken soup" từ đó nền dịch thuật VN xuất hiện "Trường phái dịch thuật " Chicken soup".

    2. Cũng trong thập niên 70 một học giả VN tại Washington đã dịch câu " thương hải biến vi tang điền-cuộc đời dâu bể " là " The strawberry sea's life "

    từ đó xuất hiện "Trường phái dịch thuật Strawberry sea".

    3. Trường phái dịch thuật thứ 3 xuất hiện khoảng năm 2000, do một người rất trẻ thuộc thế hệ thứ hai tại Bắc Mỹ khởi xướng một cách tình cờ.

    Năm đó chúng tôi nhiều người thuộc thế hệ thứ nhất party cuối tuần sinh nhật con của bạn, sau đó bọn trẻ chơi game, người lớn coi phim TV. Tình cờ chúng tôi coi phim " Vua Càn Long" trên TV Canada nên phim chuyển âm thành nói tiếng Anh. Khi nghe nói chữ " concubine", nhiều người không hiểu nên tôi hỏi đứa con đang học lớp 11 " concubine là gì".

    Cậu học trò suy nghĩ rồi trả lời " đó là "đĩ của vua" đó bố", mọi người sựng lại suy nghĩ rồi cười ầm lên, có người còn bảo" hay, dịch vậy mới đúng nghĩa", từ đó văn chương VN hải ngoại có Trường phái dịch thuật " thứ ba" ( xin lỗi không dám đặt tên theo chữ dùng như những trường phái trước).

    Nếu quý vị còn biết trường phái dịch thuật nào khác xin cho biết để mọi người tham khảo.

    Tản mạn cho đở buồn đời tị nạn mà bị dịch vật cách ly.
Working...
X