Hai bài thơ ẩn chứa những nỗi buồn mơ hồ sầu vạn cổ này đã được đã đánh thức trái tim của nhạc sĩ Phạm Duy và ông phổ thơ rất thành công thành hai bản nhạc của một thời là Chiều Đông và Bên ni bên nớ.
Bài lục bát có tên là Khoác kín được tác giả viết trong những ngày trọ học trên đất Pháp hoa lệ. Tất cả những hình ảnh trong bài thơ này đều tả về xứ sở Tây với ga tàu,với tuyết, với sự cô đơn cùng cực gói trong cái cảm xúc của một tâm hồn Việt và được bộc bạch qua những câu thơ lục bát trắng xóa một nỗi sầu man mác và thuần Việt:
Tôi về bước bước đăm chiêu,
Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm.
Bài thơ đã làm cho tâm hồn nhạc sĩ Phạm Duy được đánh thức cùng với ký ức về những tháng ngày trọ học ở đó len lén dậy lên. Ông đã mang bài thơ phổ nhạc và đặt lại cái tên cho bản nhạc là Chiều Đông.
Hẳn là từ trong sâu thẳm của tâm hồn nhạc sĩ, một nốt trầm ngái ngủ vừa được đánh thức qua bài thơ phổ nhạc này nên nhạc sĩ Phạm Duy đã nhắc đến nhiều lần về sáng tác này ở trong hồi ký của ông.
Cung trầm Tưởng còn có một bài Thơ tuyệt hay khác được ông viết ở trong nước trước khi đi qua Pháp du học,bài thơ có tên là Tương phản và sau khi được nhạc sĩ Phạm Duy mang phổ nhạc rồi đặt tên là Bên ni bên nớ thì đây cũng là một trong những bài hát đã mạ vàng tên tuổi của thí sĩ Cung trầm Tưởng khi mới quay lại Việt nam để từ đó cái tên Cung Trầm Tưởng nghiễm nhiên lên ngôi trong lòng những người yêu thơ nhạc Việt.
Cho dù nhà Thơ đã rất nhiều lần khẳng định về nhạc tính luôn tiềm ẩn trong thơ của ông thì khi nghe lại những bản nhạc phổ thơ này của Phạm Duy chúng ta không thể không ngã mũ cúi đầu trước những giai điệu mượt mà và khả năng biến hóa, thay đổi các từ ngữ, cấu trúc thơ khi phổ nhạc của phù thủy âm nhạc Phạm Duy và chơi vơi trong cái ẩn hiện chung riêng của cõi Thơ và cõi Nhạc.