Announcement

Collapse
No announcement yet.

Remote Control

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Remote Control

    Mấy lời nói đầu: Mặc dầu Electrical & Electronics là nghề của chàng ở Úc và có giấy tờ hẳn hoi, tuy nhiên viết một nội dung như vậy trên website AH ĐHSPKT TĐ nhất là đối với quý vị ở ban Điện và ĐT thì rỏ ràng người viết chỉ cố gắng vác rìu ( mới mài lại ) để mọi người xem cho vui chứ chưa có múa!

    Các Ái Hữu thân mến,

    Năm xưa khi tôi đến Australia TV ở đây đi trước VN nửa bước, lúc đó truyền hình VN chỉ có vài giờ mỗi ngày, Chủ nhật người ta bắt đầu phát thử hình màu thì ở đây TV có 24 giờ, lại có rất nhiều đài. Kỹ thuật cũng tối tân hơn một chút, tỉ dụ đổi đài số 0 qua số 10 thì chỉ nhấn một nút nghe “cạch một cái “ là xong, không còn phải vặn “tạch tạch” từ đài nầy qua đài khác như trước . TV lại có nhiều quảng cáo để tập cho khán giả có thói quen đổi qua đài khác, chừng nào hết quảng cáo thì đổi về coi tiếp.



    Dài dòng văn tự chỉ để giải thích sự xuất hiện cái remote control là rất hơp với lẽ tự nhiên, đang ngồi coi mà phải đứng dậy đi đến TV bấm vài ba cái là chuyện khó làm nhiều lần.

    Cái remote control (R/C) đầu tiên của tôi ở Úc khá đơn giản, nó chỉ là một cây gỗ nhẹ và đủ dài để ngồi tại chỗ mà bấm được đài TV. So với R/C ngày nay, R/C này hơn hẳn về nhiều mặt như giá thành rẻ, dễ chế tạo, không tốn pin, không bao giờ hư, tín hiệu ổn định, tuy nhiên hơi kém mỹ thuật và tầm hoạt động kể thêm chiều dài cánh tay chỉ khoảng 2.5m, dài hơn thì hơi nặng và phải nheo mắt bấm 2-3 lần mới trúng được đài muốn đổi. Đang coi mà thấy có con gián trong TV bò ra thì cái R/C nầy hết xẩy cũng như muốn remote con nhện bu trên trần nhà hoặc chiếc giày kẹt dưới giường. Quý vị nào cùng thế hệ với tôi có lẽ khó tránh khỏi loại R/C có gắng lông gà treo đầu tủ. Thỉnh thoàng ông bà lấy nó ra để dạy dỗ chúng ta theo phương pháp cổ truyền. Theo đó, cha mẹ nào ghét con cái thì cho ngọt cho bùi , còn ngược lại thì nhất định phải cho càng nhiều R/C lông gà càng tốt . Biết đâu hồi nhỏ nhờ cái R/C loại nầy mà lớn lên nhiều người mới học giỏi thành tài, thi đậu vào trường ĐHSPKT-TĐ !

    Từ đó đến nay cái gì cũng R/C. Ở ngoài trời như khóa cửa xe hơi, cửa garage , cổng thì R/C bằng tần số (RF), trong nhà thì bằng tia sáng cực tím (infrared) mắt thường không thấy được và dùng khoảng vài năm thì chúng có vấn đề.

    Trong phạm vi bài nầy chúng ta chỉ đề cập đến cách sửa chữa các infrared remote control phần lớn dùng cho máy móc trong phòng khách, đặc biệt là khi chúng không còn nhạy hoặc có vài nút không có tác dụng nữa.

    Làm sao để biết 1 cái R/C hư hay chưa?

    Đây là câu hỏi mà ai cũng muốn biết khi có trở ngại. Câu trả lời lại rất dễ, trước tiên nên thay pin mới để loại trừ trường hợp hết điện sau đó dùng 1 trong 2 cách như sau :

    Cách 1: Đem cái R/C đến gần một radio AM vặn đến chỗ không có đài rồi lần lượt bấm các nút trên R/C. Nút nào còn tốt bạn sẽ nghe những tiếng “cạch cạch, rè rè” rất dể biết .

    Cách 2: Dùng điên thoại di động có chụp hình , bạn có thể thấy được tia cực tím trước đầu của R/C có chớp sáng hay không khi bấm các nút trên remote nầy.



    Tháo một cái R/C ra các bạn sẽ thấy có 3 phần: phần vỏ nhựa, phần mạch điện và một tấm cao su tương tự như hình dưới đây .



    Phần vỏ nhựa : Tháo ra lần đầu đôi khi khá vất vả tại phần lớn chúng được ráp lại với nhau theo kiểu ăn khớp (snap mode) nghĩa là đè vô với nhau khi nào nghe “tách một cái” kể như dính chặt.

    Trước tiên phải tìm và vặn ra hết các con vít nhỏ, có thể chúng nằm dưới một tấm nhãn hiệu , dưới những đế cao su, hoặc trong chỗ để pin . Sau đó dùng một con dao cùn (không nguy hiểm) để vừa đè vừa nạy ra...



    Phần mạch điện: mặt trên (tiếp xúc với tấm cao su) chỉ cần chùi sạch bụi bằng một tấm vải mềm. Các lò xo tiếp xúc với pin phải sạch sẽ vì người ta hay dùng những loại pin rẻ tiền (không phải alkaline), lâu ngày acid thấm ra làm rỉ sét dẫn điện không tốt. Đối với những R/C hay bị rớt lên rớt xuống, các mối hàn cũng cần để mắt đến, đặc biệt ở 2 chân LED thường bị hở, danh từ chuyên môn gọi là dry joint.



    Ngày nay chi phí sửa đồ điên tử so với giá mua mới không hấp dẫn nữa cho nên nếu bị acid phá hư mạch điện, bị ai ngồi lên gãy hai,bị hư những phần còn lại như LED, transistor, resonator, IC ... trường hợp này tuy rất ít nhưng thông thường thì không đáng để sửa.

    Phần cao su : Các bạn dùng tay, nước, xà bông rửa chén để rửa sạch sau đó sấy khô bằng máy sấy tóc . Đối với R/C có vài nút không còn nhạy, hoặc không làm việc, các bạn chỉ cần làm phần nầy .



    Rửa xong phần cao su, nếu nút bấm vẫn không phục hồi chức năng thì chúng đã bị quá mòn, thay vì phải sơn lại một lớp sơn dẫn điện đắt tiền, các bạn có thể dùng giấy nhôm (Aluminium foil), super glue dán vào.



    Ngày nay máy móc trong nhà càng ngày càng nhiều và cái nào cũng có R/C. Thế nhưng chuyện hư R/C lại là chuyện nhỏ vì người ta dể dàng mua cái khác để thay thế. Người trẻ thì chọn cái nào cho phép họ lập chương trình ( programmable) chỉ cần bấm một cái thay vì phải bấm nhiều lần trên 2-3 cái R/C khác nhau. Người lớn tuổi thì chọn cái nào đơn giản ít nút và càng to càng tốt vì lâu lâu lại bỏ quên đâu đó tìm hoài không ra.

    Chúc các bạn vui và có dịp thử tài của mình trên những cái R/C ở phòng khách, hy vọng thành công để khỏi mua cái khác, khỏi phải bận tâm suy nghĩ nên chọn cái nào, cho người già hay trẻ.

    Thân ái,

    NTT 74KCN
Working...
X