Announcement

Collapse
No announcement yet.

Con ngựa trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Con ngựa trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam

    Con ngựa trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam



    Ngựa là con vật thứ bẩy trong 12 con giáp; Còn trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, ngựa cũng là con vật rất quen thuộc được sử dụng nhiều để so sánh, ẩn dụ, ví như:

    1. Ngựa hay có tật: Câu này muốn nói những người có tài thường có những tật xấu, đồng nghĩa với “ lắm tài nhiều tật”

    2. Ngựa nào gác được hai yên: Chỉ việc người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn. Câu này tương đương với “ Một gáo, hai chĩnh”.

    3. Ngựa non háu đá hay Ông non ngứa nọc: Chỉ những người trẻ tuổi thường có tính cách hung hăng, thiếu chín chắn.

    4. Ngựa quen đường cũ hay Chứng nào tật ấy: Câu này muốn nói người ta không dễ dàng bỏ được một thói quen xấu.

    5. Ngựa xe như nước: Câu này dùng để chỉ việc có nhiều người qua lại tạ một điểm nào đó.

    6. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã: Chỉ việc những người giống nhau thường tập hợp lại với nhay, tìm đến nhau.

    7. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Câu này nói về tình đoàn kết giữa những người trong cùng một nhóm hay cộng đồng có chung tình cảm hay lợi ích.

    8. Thẳng ruột ngựa: Nói về việc không úp mở, thẳng thắn vào đề luôn.

    9. Chạy như ngựa vía: ý nói chạy rất nhanh.

    10. Da ngựa bọc thây: Câu này thời xưa dùng để nói về một người lính đã ngã xuống trên chiến trường (Xác họ thường được bọc trong da ngựa thay cho quan tài), còn ngày nay người ta dùng để chỉ sự hi sinh.

    11. Đầu trâu mặt ngựa: Câu này dùng để chỉ những kẻ vô lại, kẻ đại bất lương.

    12. Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.

    13. Đường dài hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên. Câu này đồng nghĩa với “Đi lâu mới biết đường dài, ở lâu mới biết con người phải chăng” hay “ thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người phải chăng”.

    14. Lên xe, xuống ngựa: Câu này nói về một người có cuộc sống xa hoa, phú quý, đồng nghĩa với “ ra hán vào giày” hay “ chân giày, chân dép”.

    ` 15. Mặt dài như ngựa hay Mặt ngay cán tàn: Nói về việc một người đứng lặng trước cấp trên khi bị bắt quả tang.

    16. Thay ngựa đổi chủ: Câu ngày dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.

    17. Được đầu voi đòi đầu ngựa: Nói về người có lòng tham không đáy hay không biết dừng lại đúng mức, tương đương với “được voi đòi tiên” “được đàng chân lân đàng đầu” “được con em thèm con chị” “có thịt đòi xôi”…

    18. Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhứt ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.

    19. Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may. Cây này có nguồn gốc từ một câu chuyện một người đánh mất con ngựa tưởng là vận đên, nhưng sau một thời igan con ngựa trở về dắt thêm một con ngựa nữa.

    20. Cầm cương nảy mực thay Cầm cân nảy mực, đứng mũi chịu sào: Câu này chỉ người lãnh đạo gương mẫu và không ngoan.

    21. Muốn đi xa phải giữ gìn sức ngựa (Tục ngữ Pháp): Câu này dùng để khuyên người ta muốn trụ vững hay kéo dài một công việc gì, cần phải biết dè sẻn sức lực cũng như tiền bạc.

    Qua những câu tục ngữ trên cho thấy cha ông ta đã rất tài tình khi dùng một con vật gắn bó với con người từ ngàn đời nay ( là ngựa kéo, thồ, đua và chiến đấu ) để phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống hàng ngày của người dân. Nó còn cho thấy một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng giữ gìn và phát triển cho muôn đời sau.

    Hi vọng,mỗi năm Ngọ lại tiếp tục mang đến cho đất nước Việt Nam một sức mạnh mới, sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt vượt qua bất cứ một trở lực nào để giành lấy chiến thắng.

    (theo Caonguachuviet)
Working...
X