Cô Gái “Nẫu” Bình Định
Tết sắp đến, tôi lại nhớ đến những kỷ niệm xưa, nhất là miệt xứ "Nẫu". Bên cạnh những cửa hàng bán bông hoa, thường có các võ sĩ múa quyền binh khí cổ võ vui Xuân. Ngày mồng 5 Tết, chúng tôi thi nhau đi về đền thờ Đống Đa Vua Quang Trung, tại đây họ thi thố tài năng võ nghệ roi quyền cung cước rất nhôn nhịp. Mặc dầu tôi không phải dân Nẫu, nhưng lớn lên vùng trong xứ này, nên cũng trở thành dân Nẫu. Nói đến "Nẫu" là mọi người liên tưởng đến cái gì "cù lần", "chất phát quê mùa", bảo thủ, khắc khồ, là cục bộ đến độ hơi cố chấp. Nghe đến giọng nói "Nẫu" thì mọi người cũng liên tưởng tới cái giọng gì quái lạ, không thanh tao, khó nghe khó hiểu, biến âm nặng cùng tiếng đệm rất lạ như "quả", "bãi tạt", "quải", v.v... . Nói tới dân tình "Nẫu" là nói dân nghèo, chất phát, hiếu khách, tới xứ bánh tráng đủ loại (mè, mì, dừa, giây, v.v...). Nói đến võ thuật dân "Nẫu" như võ Sa Long Cương, võ An Khê, võ An Thái, võ thuật Bình Định, v.v... nhất là con gái nẫu Bình Định vang danh "mua roi đi quyền". Ai nghe danh “con gái Bình Định” cũng sợ vì đàn bà con gái gì mà roi quyền cung cước. Tiếng đồn về cô gái Bình Định tưởng chừng như mâu thuẫn với nét đẹp nữ tính dịu dàng, đằm thắm, chịu khó, "nẫu" thương”. Thực ra chỉ có số nhỏ biết võ do gia truyền hay sở thích, chứ con gái Bình Định cùng nổi danh đẹp và giỏi giang.
Bình Định là miền đồng bằng giữa An Nhơn và Đập Đá, vị thế dưới đường đèo đất võ An Khê và xứ Phú Phong anh hùng Tây Sơn. Đặc biệt tinh thần thượng võ hào hùng của người phụ nữ Bình Định bất khuất... “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Hình ảnh về cô gái Bình Định đã ghi lại trong ca dao:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền
Tinh thần ấy được gắn liền với mảnh đất Tây Sơn, với nữ tướng Bùi Thị Xuân:
Ai về Bình Định mà coi
Coi bà nữ tướng cưỡi voi đánh cồng
Âm vang hào hùng đầy dũng khí ấy trong cuộc kháng chiến diệt Tây “Về xem con gái Định Quang/ Tay bồng tay bế ra đàng đánh Tây”. Truyền thống “ con gái Bình Định múa roi đi quyền” như mạch nguồn không bao giờ vơi cạn. Các thế hệ con gái Bình Định đã thay nhau thắp sáng ngọn lửa đam mê võ cổ truyền, tạo nên hình ảnh “con gái đất Võ” mạnh mẽ.
Họ rất chất phát và đằm thắm như vị ngọt của sông Hà Thanh, của đầm Thị Nại, sống chắt chiu chịu đựng hy sinh . Là người Bình Định, chắc ai cũng đã từng một lần nghe ru... như một lời hoài niệm, nhớ về, ước mong:
Chiều chiều ai đứng ngõ ta
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng
Không hiếm và rất được đề cao “những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”. Người Bình Định cũng nói cái duyên dáng dịu dàng ấy:
Khuất bóng đèn lan, anh nhìn nàng không rõ
Thấy dạng em ngồi, còn nhỏ anh thương.
Cô gái Bình Định xưa có sức hấp dẫn kỳ lạ
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm đã mấy năm nay
Bên cạnh vùng đất của nguồn khăn trầu đất võ “dân An Thái”, muốn cưới nàng không thể thiếu “đôi nón Gò Găng”. Nón Bình Định hay nón Gò Găng với cô gái Bình Định xưa là biểu tượng của sự thuỷ chung:
Gò Găng có nón chung tình
Ở đây có thiếp một dạ với mình, mình ơi”.
Người con gái Bình Định chịu nhiều thiệt thòi trong tình yêu vì bao lẽ... Nhưng căn bản họ sống hết mực ân tình, ngay cả những khi bị bạc đãi:
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Để em kéo sợi đêm trăng một mình
Và trong cuộc sống gian lao, họ luôn giành phần thiệt, âm thầm hy sinh đến tội nghiệp.
Trời mưa ướt núi ướt rừng
Ướt em, em chịu, xin đừng ướt anh
Cô gái Bình Định cũng không kém sự mãnh liệt sắc sảo:
Tam Quan ngọt nước dừa xiêm
Cha từ, mẹ bỏ vẫn tìm theo anh
Quả là cô gái Bình Định có duyên ngầm, có vẻ “nẫu hay củ mì” đấy, nhưng coi chừng ! Chọc vào họ không kém “đanh đá”:
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng tôi chẳng có lo
Sợ anh mất vợ nằm co một mình
Họ ý tứ, nhưng ai đáo để vô cùng
Chuột kêu chút chít sau rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay.
_____
(Trích dẫn trong bài "Cô Gái Bình Định Trong Ca Dao" của Lê Từ Hiển,
"Nẫu Cả Người Nẫu của Vũ Thế Thanh)
Tết sắp đến, tôi lại nhớ đến những kỷ niệm xưa, nhất là miệt xứ "Nẫu". Bên cạnh những cửa hàng bán bông hoa, thường có các võ sĩ múa quyền binh khí cổ võ vui Xuân. Ngày mồng 5 Tết, chúng tôi thi nhau đi về đền thờ Đống Đa Vua Quang Trung, tại đây họ thi thố tài năng võ nghệ roi quyền cung cước rất nhôn nhịp. Mặc dầu tôi không phải dân Nẫu, nhưng lớn lên vùng trong xứ này, nên cũng trở thành dân Nẫu. Nói đến "Nẫu" là mọi người liên tưởng đến cái gì "cù lần", "chất phát quê mùa", bảo thủ, khắc khồ, là cục bộ đến độ hơi cố chấp. Nghe đến giọng nói "Nẫu" thì mọi người cũng liên tưởng tới cái giọng gì quái lạ, không thanh tao, khó nghe khó hiểu, biến âm nặng cùng tiếng đệm rất lạ như "quả", "bãi tạt", "quải", v.v... . Nói tới dân tình "Nẫu" là nói dân nghèo, chất phát, hiếu khách, tới xứ bánh tráng đủ loại (mè, mì, dừa, giây, v.v...). Nói đến võ thuật dân "Nẫu" như võ Sa Long Cương, võ An Khê, võ An Thái, võ thuật Bình Định, v.v... nhất là con gái nẫu Bình Định vang danh "mua roi đi quyền". Ai nghe danh “con gái Bình Định” cũng sợ vì đàn bà con gái gì mà roi quyền cung cước. Tiếng đồn về cô gái Bình Định tưởng chừng như mâu thuẫn với nét đẹp nữ tính dịu dàng, đằm thắm, chịu khó, "nẫu" thương”. Thực ra chỉ có số nhỏ biết võ do gia truyền hay sở thích, chứ con gái Bình Định cùng nổi danh đẹp và giỏi giang.
Bình Định là miền đồng bằng giữa An Nhơn và Đập Đá, vị thế dưới đường đèo đất võ An Khê và xứ Phú Phong anh hùng Tây Sơn. Đặc biệt tinh thần thượng võ hào hùng của người phụ nữ Bình Định bất khuất... “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Hình ảnh về cô gái Bình Định đã ghi lại trong ca dao:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền
Tinh thần ấy được gắn liền với mảnh đất Tây Sơn, với nữ tướng Bùi Thị Xuân:
Ai về Bình Định mà coi
Coi bà nữ tướng cưỡi voi đánh cồng
Âm vang hào hùng đầy dũng khí ấy trong cuộc kháng chiến diệt Tây “Về xem con gái Định Quang/ Tay bồng tay bế ra đàng đánh Tây”. Truyền thống “ con gái Bình Định múa roi đi quyền” như mạch nguồn không bao giờ vơi cạn. Các thế hệ con gái Bình Định đã thay nhau thắp sáng ngọn lửa đam mê võ cổ truyền, tạo nên hình ảnh “con gái đất Võ” mạnh mẽ.
Họ rất chất phát và đằm thắm như vị ngọt của sông Hà Thanh, của đầm Thị Nại, sống chắt chiu chịu đựng hy sinh . Là người Bình Định, chắc ai cũng đã từng một lần nghe ru... như một lời hoài niệm, nhớ về, ước mong:
Chiều chiều ai đứng ngõ ta
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng
Không hiếm và rất được đề cao “những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”. Người Bình Định cũng nói cái duyên dáng dịu dàng ấy:
Khuất bóng đèn lan, anh nhìn nàng không rõ
Thấy dạng em ngồi, còn nhỏ anh thương.
Cô gái Bình Định xưa có sức hấp dẫn kỳ lạ
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm đã mấy năm nay
Bên cạnh vùng đất của nguồn khăn trầu đất võ “dân An Thái”, muốn cưới nàng không thể thiếu “đôi nón Gò Găng”. Nón Bình Định hay nón Gò Găng với cô gái Bình Định xưa là biểu tượng của sự thuỷ chung:
Gò Găng có nón chung tình
Ở đây có thiếp một dạ với mình, mình ơi”.
Người con gái Bình Định chịu nhiều thiệt thòi trong tình yêu vì bao lẽ... Nhưng căn bản họ sống hết mực ân tình, ngay cả những khi bị bạc đãi:
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Để em kéo sợi đêm trăng một mình
Và trong cuộc sống gian lao, họ luôn giành phần thiệt, âm thầm hy sinh đến tội nghiệp.
Trời mưa ướt núi ướt rừng
Ướt em, em chịu, xin đừng ướt anh
Cô gái Bình Định cũng không kém sự mãnh liệt sắc sảo:
Tam Quan ngọt nước dừa xiêm
Cha từ, mẹ bỏ vẫn tìm theo anh
Quả là cô gái Bình Định có duyên ngầm, có vẻ “nẫu hay củ mì” đấy, nhưng coi chừng ! Chọc vào họ không kém “đanh đá”:
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng tôi chẳng có lo
Sợ anh mất vợ nằm co một mình
Họ ý tứ, nhưng ai đáo để vô cùng
Chuột kêu chút chít sau rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay.
_____
(Trích dẫn trong bài "Cô Gái Bình Định Trong Ca Dao" của Lê Từ Hiển,
"Nẫu Cả Người Nẫu của Vũ Thế Thanh)
Comment