[** Mỗi năm Ngày lễ Cha, chị em nhà tôi 'bên nầy' làm giỗ ba.
Chia xẻ lại cùng thầy cô và các bạn.]
“Nếu hỏi rằng là em yêu ai?
Rằng em là em yêu ba nè,
Rằng em là em yêu má nè.
Yêu hết cả nhà...
Yêu nhất là ...Ba cơ... !”
Lời hát của bé con ở nhà đưa tôi về tuổi thơ của mình. Những lời kể của má văng vẵng bên tai cho khi lật từng trang album của gia đình.
Má vẫn thường nhắc “ Đã có hai chị con, khi má mang thai con, cái thai mạnh quá, đạp quá, ba con tưởng là con trai nên chăm sóc má kỹ lắm. Ngờ đâu lại thêm một thị Mẹt nữa.” Chú Hai nhà kế bên thường chọc ba được một cái hĩm nữa, ba nói thua keo này thì bày keo khác, nên hai năm sau tôi có thêm được một em trai.
“ Còn đây là tấm hình chụp lúc con được ba tháng ú nù, hai má phúng phính với một chỏm tóc dầy trên đầu đen thui ” nằm sấp trên bàn.
Khi lên còn bé tí, tôi đã đeo theo ba suốt ngày trừ những khi ba đi làm. Có những tối ba sang nhà bạn chơi,chưa về. Tôi không cho má đóng cửa, ngủ ngồi đợi cho đến khi ba về. Mỗi tối, tôi và em trai được uống sữa và ba bồng đi tè trước khi ngủ. Có một lần hai chị em đánh lộn trong khi uống sữa, má phải “đét” mỗi đứa vài roi mây. Từ đó, hai đứa bỏ uống sữa luôn. Để chuẩn bị đi học, ngày ngày ba dạy chị em tôi đánh vần từ chữ i tờ, ba cầm tay dạy viết chữ, những mẩu tự đầu tiên. Ba dạy đếm số, cho làm những bài toán cộng trừ. Từ thuở lên ba, lên năm ngày xưa, tôi cũng như mọi đứa trẻ nằm lòng bài học thuộc lòng:
« Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Mà tôi thường ngêu ngao khi đong đưa chiếc võng ru em ngủ. Ở tuổi nhỏ lúc đó tôi chưa hiểu rõ công cha, nghĩa mẹ sâu rộng là dường nào, nên cứ hát hò vô tư lự!
Năm lên 6, (thời 60’s) tôi nhớ rõ ngày đầu tiên đi học ba cầm tay đưa tôi đi trên con đường đất đỏ. Tháng chín ngày tựu trường vào mùa mưa, đường sình lầy loang lổ những vủng nước, tôi được ba nắm tay bước qua. Ôi, thật hạnh phúc! Tôi ngước lên nhìn ba mĩm cười, trong lòng sung sướng. Hình ảnh đầu đời ngày đi học vẫn mãi trong tôi, có kém gì nỗi lòng cậu bé trong bài “Tôi đi học của Thanh Tịnh” năm xưa.
Khi nói về giới tính, Ba là người đàn ông đầu tiên, hầu như mọi đứa con gái mới lớn đều muốn có hình tượng về người đàn ông sẽ giống như ba mình. Con trai cũng thương mẹ như vậy, tôi cũng không ngoại lệ! Tôi thật thương ba tôi . Ba tôi là người đàn ông, cao ráo đẹp trai, nghiêm nghị, hiền lành ít nói, nên tôi thật vui và hạnh phúc khi nhìn ba tôi cười nói. Càng lớn tôi càng biết rõ ba tôi rất đào hoa, nhiều cô thích ba, má kể hoài không dứt và khi có dịp là bà hát lại bài ca “Ba mầy…”.
Tôi còn nhớ, vào những buổi trưa khi còn học tiểu học, tôi hay chạy lên văn phòng hiệu trưởng để xin thêm tiền ăn quà vặt. Văn phòng lúc hai giờ trưa thường vắng người, thỉnh thoảng tôi có thấy mấy cô mặc đồng phục Thanh Nữ Bán Quân Sự lao nhao trong ấy như cô T, cô H mà má tôi thường nhắc. Nên không thể quên cô Đ dạy tôi lớp Tư, trong một lần gọi tôi lên trả bài, đã hỏi tôi một câu chẳng dính dấp vào bài học gì cả: “Ba em có bà con với cô T không?”. Tình thật tôi bảo “Không” cô cũng hết hỏi.
Mỗi chiều dạy xong, ba và các bạn của ba gồm các thầy và công chức trong quận cùng đánh tennis, tôi thật thích thú khi chạy tới chạy lui lượm banh cho ba và các chú. Nhìn ba thật đẹp trong chiếc áo trắng, quần short trắng, thật hay, thật đẹp khi giao banh. Lúc đó, tôi ao ước lớn lên sẽ tập đánh banh như ba. Với tôi, ba tôi lúc ấy là nhất!
Tôi cũng không quên, trong thập niên 60’s, có những lần hội họp thảo luận của toàn dân quân cán chính của quận tại đình thần ở chợ, sát bên nhà, rất đông người dự. Sau khi thuyết trình viên dứt lời là phần đặt câu hỏi, tôi thật hồi hộp, chờ đợi và hảnh diện khi ba tôi lên đặt câu hỏi thảo luận đầu tiên…Với bé con như tôi, ba tôi lúc ấy là nhất!
Mỗi lần trước mùa tựu trường, ba lo sửa soạn dụng cụ thính thị như làm bản đồ Việt Nam thật lớn hai thước rưởi cho chiều dài và một thước rưởi cho chiều ngang bằng giấy xúc ngâm nước cho nát, rồi trộn với hồ đắp thành, để cho khô rồi sơn màu và viết chữ lên. Hoặc ba làm những bộ phận, các cơ quan của cơ thể để cho thầy cô dạy học. Năm vừa rồi về thăm nhà, tôi được người anh họ nhắc nhớ về ba. Anh ấy có mượn ba dụng cụ thính thị là tấm bản đồ cho buổi thuyết trình của anh. Xong buổi dạy, nhà trường lấy luôn vì đẹp, anh chỉ còn biết về xin lỗi ba tôi thôi.
Có một mùa hè khác ba họa hình cho má, cho ba, cho chị Hai thật khéo tay, thật giống! Tôi không quên được tập thơ của các thi sĩ thời bấy giờ như Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH, Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính, Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng những dòng chữ bay bướm của ba gom góp lại, với những cuốn Thế Giới Tự Do năm xưa bóng lộng màu sắc rất đẹp đối với trẻ thơ như tôi. Với những quyển truyện của Tự Lực Văn Đoàn, với Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, nhát ma tôi thời bấy giờ.
Khi nhắc đến ba, chị em tôi luôn nhắc về sách vở, nhắc đến cơm nếp. Ba bị đau bao tử nên má cơm nếp cho ba khi bụng ba không êm... Ba tôi không uống rượu vì vậy, tôi nhớ có một lần lâu lắm rồi, ba bị say rượu sau khi gặp lại các chú dạy cùng trường sau ngày tựu trường. Về nhà ba nôn thốc nôn tháo, chị em tôi sợ ba chết vì ba ói ra máu, bao tử ba tái phát nặng sau đó. Ba lại phải ăn cơm nếp, uống thuốc quanh năm cho đến khi khỏi hẵn.
Ở nhà khi đó có chiếc xe đạp đòn gánh, dựng sát tường. Những khi rãnh rỗi tôi hay lòn chân qua, ẹo mình dưới thanh đòn ngang đạp tới đụng cây cột trước, giữa hai cây cột cách nhau chừng ba thước. Đạp lui, đụng cây cột sau. Cứ thế, tay cầm bên phải quẹt vào vách tường làm thành một đường dài, ba rầy, tôi đòi ba tập chạy xe đạp. Đòi mãi ba cũng tập cho.
Sau khi cơm nước chiều tối xong, ba đem xe ra. Dạy cho tôi cầm tay lái, nhìn thẳng, đạp tới. Ba kiềm giữ, chạy theo phía sau vòng quanh phố chợ mỗi tối. Ba tập mãi cho đến cho tôi có thể giữ thẳng không còn lạng quạng, ba buông ra để tôi lái một mình.
Sáng ngày sau, tài lanh! Xí xọn! Tôi mang xe đạp ra chạy, trên đường nhiều người qua lại. Bên lề đường có chiếc xe đò của ông Tư Ấn, ông đang lom kom sửa chửa, tôi ngó thấy, không biết quẹo tránh người, tự nhiên lái đâm sầm vào xe của ông...để cho sướt da tay, trầy đầu gối.
Cũng như mùa hè đệ tứ, tôi và chị được ba dạy lái xe Honda. Tôi và bà chị đều leo lên xe, rồ ga, xe vọt lên chân tường nhà chị Chặng, đối diện, té xuống một cái "Rầm", chị bỏ cuộc không học nữa. Tôi vẫn kiên nhẫn, leo lên học tiếp, ba vẫn kiên nhẫn chạy theo sau cho đến khi tôi điều chỉnh được chiếc xe...
Có những khoảng thời gian khi tôi vào đại học, ở xa nhà. Để rồi năm 77, ba nghỉ dạy về quê làm ruộng, tôi thật cảm thấy hụt hẫng lẫn ngạc nhiên! Ba lo toan như một nhà nông sớm hôm lo cày sâu cuốc bẩm, gieo mạ cấy lúa như nhà nông chính hiệu với sự giúp sức của các em tôi. Ba bị đau bao tử kinh niên nên má phải cấy nếp thêm riêng cho ba có ăn suốt năm. Vậy mà tôi không hiểu sau khi ba tôi mất, chị tôi luôn cúng giổ bằng thức ăn chay hay làm bánh xèo vào ngày giổ ba.!!!
Mãi cho đến đầu năm 90, ba mới dứt khoát quyết định qua đoàn tựu với chị em tôi, để mở đường cho đám em, sau ngần ấy năm ba băn khoăn bứt rứt bỏ lại đàn con đàn cháu, bỏ quê hương ra đi.
Năm 91, tôi cùng ông xã về thăm nhà, đúng lúc ba được hẹn gọi phỏng vấn nên ba đi khám sức khỏe với chị Hai. Lúc tối ba về, ba trao cho tôi nửa con khô mực lớn dày, mềm và ngọt. Ba bảo "Ba ăn một nửa, còn một nửa để dành lại cho con". Tôi thật sự cảm động khi nhận lấy từ ba. Từ đó, về sau tôi không còn cảm nhận được một con khô mực nào ngọt và mềm như con mực của ba cho.
Năm 92, ba qua được đất nước tự do sung túc này. Ba thật chăm chỉ học tiếng Anh ở trong phòng, học mỗi tối ở trường kế bên nhà và tập nói với ông xã tôi. Ba buồn khi nói "Qua đây chưa được đi chơi xa, trừ một lần ở Réno, sau đó lại phải ra vào bệnh viện luôn". Ba không thỏa mãn được ước mong lành bệnh để được học lái xe, ba lại ra đi mãi mãi trước ngày lễ Cha năm 94. Chẳng hiểu chậu Lan tôi mang đến biếu ba ngày lễ Cha trước ngày Ba mất lại rũ xuống thảm thương. Ba cũng không thỏa mãn được ước vọng xây mười một căn nhà cho đàn con ở kế bên nhau như ngày nào ba mong muốn, trong khi má tôi lại bảo "Thà mỏi chân hơn mỏi miệng, ông ơi !"
Đối với gia đình, ba tôi đi làm mang tiền lương về giao cho má lo toan đủ thiếu mọi điều cho đàn con. Má là nội tướng trong nhà, ba dạy dỗ chúng tôi lúc thiếu thời, thật sát sao với hai chị lớn. Ba là sườn là mái che chở. Ba là người đàn ông cột trụ trong gia đình, giữ cho gia đình được vững chắc, là chổ dựa tinh thần cho con cái. Nên không may chúng con không còn ba nữa, thật là bất hạnh! Ví như "con không cha như nhà không nóc", cho dù con cái của ba đã lớn, phải không ba?
Nhớ thương Ba ngày lễ Cha.
Hồ Yến Thu-74KNN
05/2010
Chia xẻ lại cùng thầy cô và các bạn.]
Hình Bóng Ba, Người Đàn Ông Đầu Tiên.
Hồ Yến Thu
Hồ Yến Thu
“Nếu hỏi rằng là em yêu ai?
Rằng em là em yêu ba nè,
Rằng em là em yêu má nè.
Yêu hết cả nhà...
Yêu nhất là ...Ba cơ... !”
Lời hát của bé con ở nhà đưa tôi về tuổi thơ của mình. Những lời kể của má văng vẵng bên tai cho khi lật từng trang album của gia đình.
Má vẫn thường nhắc “ Đã có hai chị con, khi má mang thai con, cái thai mạnh quá, đạp quá, ba con tưởng là con trai nên chăm sóc má kỹ lắm. Ngờ đâu lại thêm một thị Mẹt nữa.” Chú Hai nhà kế bên thường chọc ba được một cái hĩm nữa, ba nói thua keo này thì bày keo khác, nên hai năm sau tôi có thêm được một em trai.
“ Còn đây là tấm hình chụp lúc con được ba tháng ú nù, hai má phúng phính với một chỏm tóc dầy trên đầu đen thui ” nằm sấp trên bàn.
Khi lên còn bé tí, tôi đã đeo theo ba suốt ngày trừ những khi ba đi làm. Có những tối ba sang nhà bạn chơi,chưa về. Tôi không cho má đóng cửa, ngủ ngồi đợi cho đến khi ba về. Mỗi tối, tôi và em trai được uống sữa và ba bồng đi tè trước khi ngủ. Có một lần hai chị em đánh lộn trong khi uống sữa, má phải “đét” mỗi đứa vài roi mây. Từ đó, hai đứa bỏ uống sữa luôn. Để chuẩn bị đi học, ngày ngày ba dạy chị em tôi đánh vần từ chữ i tờ, ba cầm tay dạy viết chữ, những mẩu tự đầu tiên. Ba dạy đếm số, cho làm những bài toán cộng trừ. Từ thuở lên ba, lên năm ngày xưa, tôi cũng như mọi đứa trẻ nằm lòng bài học thuộc lòng:
« Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Mà tôi thường ngêu ngao khi đong đưa chiếc võng ru em ngủ. Ở tuổi nhỏ lúc đó tôi chưa hiểu rõ công cha, nghĩa mẹ sâu rộng là dường nào, nên cứ hát hò vô tư lự!
Năm lên 6, (thời 60’s) tôi nhớ rõ ngày đầu tiên đi học ba cầm tay đưa tôi đi trên con đường đất đỏ. Tháng chín ngày tựu trường vào mùa mưa, đường sình lầy loang lổ những vủng nước, tôi được ba nắm tay bước qua. Ôi, thật hạnh phúc! Tôi ngước lên nhìn ba mĩm cười, trong lòng sung sướng. Hình ảnh đầu đời ngày đi học vẫn mãi trong tôi, có kém gì nỗi lòng cậu bé trong bài “Tôi đi học của Thanh Tịnh” năm xưa.
Khi nói về giới tính, Ba là người đàn ông đầu tiên, hầu như mọi đứa con gái mới lớn đều muốn có hình tượng về người đàn ông sẽ giống như ba mình. Con trai cũng thương mẹ như vậy, tôi cũng không ngoại lệ! Tôi thật thương ba tôi . Ba tôi là người đàn ông, cao ráo đẹp trai, nghiêm nghị, hiền lành ít nói, nên tôi thật vui và hạnh phúc khi nhìn ba tôi cười nói. Càng lớn tôi càng biết rõ ba tôi rất đào hoa, nhiều cô thích ba, má kể hoài không dứt và khi có dịp là bà hát lại bài ca “Ba mầy…”.
Tôi còn nhớ, vào những buổi trưa khi còn học tiểu học, tôi hay chạy lên văn phòng hiệu trưởng để xin thêm tiền ăn quà vặt. Văn phòng lúc hai giờ trưa thường vắng người, thỉnh thoảng tôi có thấy mấy cô mặc đồng phục Thanh Nữ Bán Quân Sự lao nhao trong ấy như cô T, cô H mà má tôi thường nhắc. Nên không thể quên cô Đ dạy tôi lớp Tư, trong một lần gọi tôi lên trả bài, đã hỏi tôi một câu chẳng dính dấp vào bài học gì cả: “Ba em có bà con với cô T không?”. Tình thật tôi bảo “Không” cô cũng hết hỏi.
Mỗi chiều dạy xong, ba và các bạn của ba gồm các thầy và công chức trong quận cùng đánh tennis, tôi thật thích thú khi chạy tới chạy lui lượm banh cho ba và các chú. Nhìn ba thật đẹp trong chiếc áo trắng, quần short trắng, thật hay, thật đẹp khi giao banh. Lúc đó, tôi ao ước lớn lên sẽ tập đánh banh như ba. Với tôi, ba tôi lúc ấy là nhất!
Tôi cũng không quên, trong thập niên 60’s, có những lần hội họp thảo luận của toàn dân quân cán chính của quận tại đình thần ở chợ, sát bên nhà, rất đông người dự. Sau khi thuyết trình viên dứt lời là phần đặt câu hỏi, tôi thật hồi hộp, chờ đợi và hảnh diện khi ba tôi lên đặt câu hỏi thảo luận đầu tiên…Với bé con như tôi, ba tôi lúc ấy là nhất!
Mỗi lần trước mùa tựu trường, ba lo sửa soạn dụng cụ thính thị như làm bản đồ Việt Nam thật lớn hai thước rưởi cho chiều dài và một thước rưởi cho chiều ngang bằng giấy xúc ngâm nước cho nát, rồi trộn với hồ đắp thành, để cho khô rồi sơn màu và viết chữ lên. Hoặc ba làm những bộ phận, các cơ quan của cơ thể để cho thầy cô dạy học. Năm vừa rồi về thăm nhà, tôi được người anh họ nhắc nhớ về ba. Anh ấy có mượn ba dụng cụ thính thị là tấm bản đồ cho buổi thuyết trình của anh. Xong buổi dạy, nhà trường lấy luôn vì đẹp, anh chỉ còn biết về xin lỗi ba tôi thôi.
Có một mùa hè khác ba họa hình cho má, cho ba, cho chị Hai thật khéo tay, thật giống! Tôi không quên được tập thơ của các thi sĩ thời bấy giờ như Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH, Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính, Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng những dòng chữ bay bướm của ba gom góp lại, với những cuốn Thế Giới Tự Do năm xưa bóng lộng màu sắc rất đẹp đối với trẻ thơ như tôi. Với những quyển truyện của Tự Lực Văn Đoàn, với Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, nhát ma tôi thời bấy giờ.
Khi nhắc đến ba, chị em tôi luôn nhắc về sách vở, nhắc đến cơm nếp. Ba bị đau bao tử nên má cơm nếp cho ba khi bụng ba không êm... Ba tôi không uống rượu vì vậy, tôi nhớ có một lần lâu lắm rồi, ba bị say rượu sau khi gặp lại các chú dạy cùng trường sau ngày tựu trường. Về nhà ba nôn thốc nôn tháo, chị em tôi sợ ba chết vì ba ói ra máu, bao tử ba tái phát nặng sau đó. Ba lại phải ăn cơm nếp, uống thuốc quanh năm cho đến khi khỏi hẵn.
Ở nhà khi đó có chiếc xe đạp đòn gánh, dựng sát tường. Những khi rãnh rỗi tôi hay lòn chân qua, ẹo mình dưới thanh đòn ngang đạp tới đụng cây cột trước, giữa hai cây cột cách nhau chừng ba thước. Đạp lui, đụng cây cột sau. Cứ thế, tay cầm bên phải quẹt vào vách tường làm thành một đường dài, ba rầy, tôi đòi ba tập chạy xe đạp. Đòi mãi ba cũng tập cho.
Sau khi cơm nước chiều tối xong, ba đem xe ra. Dạy cho tôi cầm tay lái, nhìn thẳng, đạp tới. Ba kiềm giữ, chạy theo phía sau vòng quanh phố chợ mỗi tối. Ba tập mãi cho đến cho tôi có thể giữ thẳng không còn lạng quạng, ba buông ra để tôi lái một mình.
Sáng ngày sau, tài lanh! Xí xọn! Tôi mang xe đạp ra chạy, trên đường nhiều người qua lại. Bên lề đường có chiếc xe đò của ông Tư Ấn, ông đang lom kom sửa chửa, tôi ngó thấy, không biết quẹo tránh người, tự nhiên lái đâm sầm vào xe của ông...để cho sướt da tay, trầy đầu gối.
Cũng như mùa hè đệ tứ, tôi và chị được ba dạy lái xe Honda. Tôi và bà chị đều leo lên xe, rồ ga, xe vọt lên chân tường nhà chị Chặng, đối diện, té xuống một cái "Rầm", chị bỏ cuộc không học nữa. Tôi vẫn kiên nhẫn, leo lên học tiếp, ba vẫn kiên nhẫn chạy theo sau cho đến khi tôi điều chỉnh được chiếc xe...
Có những khoảng thời gian khi tôi vào đại học, ở xa nhà. Để rồi năm 77, ba nghỉ dạy về quê làm ruộng, tôi thật cảm thấy hụt hẫng lẫn ngạc nhiên! Ba lo toan như một nhà nông sớm hôm lo cày sâu cuốc bẩm, gieo mạ cấy lúa như nhà nông chính hiệu với sự giúp sức của các em tôi. Ba bị đau bao tử kinh niên nên má phải cấy nếp thêm riêng cho ba có ăn suốt năm. Vậy mà tôi không hiểu sau khi ba tôi mất, chị tôi luôn cúng giổ bằng thức ăn chay hay làm bánh xèo vào ngày giổ ba.!!!
Mãi cho đến đầu năm 90, ba mới dứt khoát quyết định qua đoàn tựu với chị em tôi, để mở đường cho đám em, sau ngần ấy năm ba băn khoăn bứt rứt bỏ lại đàn con đàn cháu, bỏ quê hương ra đi.
Năm 91, tôi cùng ông xã về thăm nhà, đúng lúc ba được hẹn gọi phỏng vấn nên ba đi khám sức khỏe với chị Hai. Lúc tối ba về, ba trao cho tôi nửa con khô mực lớn dày, mềm và ngọt. Ba bảo "Ba ăn một nửa, còn một nửa để dành lại cho con". Tôi thật sự cảm động khi nhận lấy từ ba. Từ đó, về sau tôi không còn cảm nhận được một con khô mực nào ngọt và mềm như con mực của ba cho.
Năm 92, ba qua được đất nước tự do sung túc này. Ba thật chăm chỉ học tiếng Anh ở trong phòng, học mỗi tối ở trường kế bên nhà và tập nói với ông xã tôi. Ba buồn khi nói "Qua đây chưa được đi chơi xa, trừ một lần ở Réno, sau đó lại phải ra vào bệnh viện luôn". Ba không thỏa mãn được ước mong lành bệnh để được học lái xe, ba lại ra đi mãi mãi trước ngày lễ Cha năm 94. Chẳng hiểu chậu Lan tôi mang đến biếu ba ngày lễ Cha trước ngày Ba mất lại rũ xuống thảm thương. Ba cũng không thỏa mãn được ước vọng xây mười một căn nhà cho đàn con ở kế bên nhau như ngày nào ba mong muốn, trong khi má tôi lại bảo "Thà mỏi chân hơn mỏi miệng, ông ơi !"
Đối với gia đình, ba tôi đi làm mang tiền lương về giao cho má lo toan đủ thiếu mọi điều cho đàn con. Má là nội tướng trong nhà, ba dạy dỗ chúng tôi lúc thiếu thời, thật sát sao với hai chị lớn. Ba là sườn là mái che chở. Ba là người đàn ông cột trụ trong gia đình, giữ cho gia đình được vững chắc, là chổ dựa tinh thần cho con cái. Nên không may chúng con không còn ba nữa, thật là bất hạnh! Ví như "con không cha như nhà không nóc", cho dù con cái của ba đã lớn, phải không ba?
Nhớ thương Ba ngày lễ Cha.
Hồ Yến Thu-74KNN
05/2010