Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giáo sư Phạm Văn Rao

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giáo sư Phạm Văn Rao


    Click image for larger version

Name:	Y-_YHH6UeUQhOXh_vCSULg.1537414764.jpg
Views:	29
Size:	21.4 KB
ID:	24061


    Diễm Châu (1937 - 2006) tên thật là Phạm Văn Rao; tên thánh là Alphonse, sinh quán tại thành phố Hải Phòng. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn – Giáo sư Anh văn. Tu nghiệp tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Bách khoa Sài Gòn, giáo sư Anh Văn tại ĐHSPKT - Thủ Đức và là tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở Sài Gòn trước 1975.

    Là người am hiểu sâu sắc những trào lưu mới của văn học thế giới, Diễm Châu đã chọn dịch sang Việt ngữ những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật: Nhà chung của Ferreira de Castro, Vâng ý cha của Fritz Hochwalder (cùng dịch với Thế Nguyên), Thân phận con người (ấn bản khác: Truyện của một người lãng trí hay Xã hội Kappa) của Akutagawa Ryunosuke, Câu chuyện năm mới của Vladimir Dudintsev, Natasha (Câu chuyện mùa đông) của Abram Tertz, Một cái chết ngoạn mục của Friedrich Duerrenmatt, Con voi của Slawomir Mrozek, Nuôi thù của Oe Kenzaburo… Ông còn là thành viên của Nhóm nghiên cứu văn hoá quốc tế thuộc Nhà xuất bản Trình Bầy, nhóm đã chuyển ngữ Miền đất hung bạo của Jorge Amado, Một vòng hoa cho người cách mạng và Trên đường sấm dậy của Peter Abrahams. Sau thất bại của ê-kíp Trình Bầy, năm 1972 ông khởi xướng thành lập nhà xuất bản Từ Chương với ý định quảng bá những tác phẩm văn học thế giới hiện đại, nhưng do những biến đổi của thời cuộc, dự án đó đã phải dừng lại sau khi ấn hành vài ba dịch phẩm.

    Cùng gia đình định cư ở Strasbourg, Pháp quốc, từ năm 1983 cho đến ngày từ trần (28-12-2006), Diễm Châu dành nhiều thời gian và tâm sức để dịch và giới thiệu thơ nước ngoài ra tiếng Việt. Nhờ ông, bạn đọc Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với thơ và tiểu luận văn học của những tên tuổi như Jorge Louis Borges, Antonin Bartusek, Umberto Saba, Ana Blandiana, Rolf Jacobsen, Ted Hughes, Fernando Pessoa, Johannes Bobrowski, Mahmoud Darwich… Đặc biệt, là người nhạy cảm với cái mới, Diễm Châu đã sớm nhận biết những tài năng lớn của văn học thế giới: ông đã dịch và giới thiệu Oe Kenzaburo 24 năm trước khi nhà văn Nhật này được Giải thưởng Nobel về văn học năm 1994. Gần đây nhất, vào dịp nhà thơ Thuỵ Điển Tomas Transtroemer được Giải thưởng Nobel về văn học năm 2011, chúng ta mới hay rằng trong khi tên tuổi tác giả này còn xa lạ với nhiều độc giả, thì thơ ông đã được Diễm Châu dịch ra tiếng Việt từ những năm 1980. Đến đầu thế kỷ XXI, Diễm Châu lại hoàn thiện bản dịch 17 bài thơ của Tomas Transtroemer.

    Tuy nhiên, sáng tác thơ mới chính là lãnh vực thể hiện rõ nhất con người Diễm Châu. Bạn đọc ngày nay, nếu không sử dụng internet, thì ít biết về thơ ông vì hầu hết chỉ đăng rải rác trên báo chí ở miền Nam trước 1975 và trong các tập thơ đã tuyệt bản hoặc phổ biến hạn chế: Hạnh hoa; Sáng muôn thu; Việt Nam, Tổ quốc và em; Thơ Diễm Châu; Mười bài ở Paris và những mảnh rời. Thơ Diễm Châu là cảm xúc nồng ấm pha nỗi ngậm ngùi của một lương tâm trí thức đau đáu trước thân phận quê hương và tình yêu qua một bút pháp hài hoà giữa truyền thống và cách tân.


    Last edited by Hung Nguyen; 04-04-2021, 12:47 PM.

  • #2
    MỖI NGÀY - thơ Diễm Châu

    m yêu dấu

    mỗi ngày anh viết một tờ thư

    những lá thư chồng chất

    không người nhận

    mỗi ngày anh vẽ một con tem

    mang hình một người bạn

    những người bạn không còn nữa

    mỗi ngày anh trút hơi thở lên trang giấy

    hơi thở đóng băng

    mỗi ngày anh nắn nót từng dòng chữ

    dòng chữ hóa đá

    anh đằm mình trong bụm cỏ

    gặm nhấm ngày qua như một cọng rác

    anh lau mặt bằng tình thương mòn mỏi

    gạt những sợi tóc bạc dần...

    mỗi ngày

    tia nắng đầu tiên nhỏ một giọt lệ

    anh lại viết một tờ thư.

    9. 1984

    Comment


    • #3
      Thời gian được học Anh văn với thầy ở SPKT-TĐ là những tháng ngày đẹp nhất của quãng đời đi học nếu không muốn nói là của cả một đời người. Lúc đó sinh viên trong lớp không hề biết thầy đã là một thi sĩ khá nổi tiếng và thầy cũng không có nỗ lực nào dù nhỏ để 'giới thiệu' chính mình. Nhiều người thích tìm hiểu đời tư của các văn nghệ sĩ mà họ yêu mến. Rồi họ trở nên thất vọng khi biết rằng những riêng tư của các thần tượng này không hề giống như những nhân vật đã được diễn tả. Thầy có một cuộc sống mẫu mực, không hề tương phản với tác phẩm, nhưng mặc dù ăn nói mềm mỏng thầy vẫn không giống thi sĩ theo những định nghĩa thông thường là bay bướm và lãng mạn. Rất nhớ đến những lúc đã đến thăm nhà và được nói chuyện hàng giờ với thầy !!!

      Comment


      • #4
        Mới thoạt đầu đọc bài thơ KD thấy ông thi sĩ này phải đấm ngực thùm thụp mà bảo: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng, ai bảo viết mà không chịu gởi để sau này hai người viết và đọc phải nhức nhối con tim.

        Chợt giật mình. Ủa mình đang ở đâu đây? Đọc lại vài lần, suy nghĩ rồi đọc lại bài giới thiệu về tác giả, KDung thấy đoạn cuối viết "thơ Diễm Châu...................cách tân ".

        Trở lại bài thơ m yêu dấu. KDung nghĩ nếu viết theo kiểu bay bướm, viết bằng tay cho chữ v và n vào một nét, có lẽ là VN yêu dấu. KD hiểu bài thơ như thế này nhá:

        Mỗi ngày anh viết một tờ thư.

        Không gởi được

        Mỗi ngày anh vẽ một người bạn

        Bạn nơi nào

        Anh thở hơi, tô chữ vào tờ thư

        Không cảm xúc

        Anh lau mặt bằng tình thương mòn mo ̉i

        Gạt những sợi tóc bạc dần

        Tia nắng đầu ngày nhỏ một giọt lệ

        Anh lại viết một tờ thư

        Gởi lại cho kẻ lưu vong. (từ khúc này là tư tưởng của KD)

        Kiếp tha hương.

        Đọc được những tờ thư

        Em

        Mở môi thét lời tình yêu

        Việt Nam, Việt Nam, ôi Việt Nam.

        Trái tim em vỡ vụn .

        Anh Hùng à, chắc chỉ khi nào quá đau khổ người ta mới có thể trở thành thi sĩ, không biết KD nghĩ có đúng ? KD không biết thầy vì là con nuôi của trường ĐHSPKT-TĐ, các bạn nào học thầy kể lại kỷ niệm cho KD nghe với.

        Thân ái

        KimDung

        Comment

        Working...
        X