Announcement

Collapse
No announcement yet.

Triển vọng du lịch không gian khựng lại với tai nạn SpaceShipTwo

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Triển vọng du lịch không gian khựng lại với tai nạn SpaceShipTwo

    Triển vọng du lịch không gian khựng lại với tai nạn SpaceShipTwo

    HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt (Tổng Hợp)

    HOA KỲ - Bay cao trên không gian để hưởng cảm giác lạ là ước mong của nhiều du khách cho đến nay chỉ có thể thấy được những gì vốn quen biết ở Trái Đất, và Virgin Galactic là công ty đầu tiên có sáng kiến khai thác ngành kinh doanh mới mẻ này.



    Máy bay không gian VSS Enterprise đeo dưới và giữa máy bay mẹ WK2, hình chụp tại căn cứ không gian thương mại Spaceport America ở New Mexico trước khi xảy ra tai nạn trên sa mạc Mojave, California. (Hình: OTRS/VirginGalactic)

    Tỷ phú, doanh gia và nhà phiêu lưu nổi danh người Anh, ông Richard Branson, sáng lập viên tập đoàn hàng không không gian Virgin Group, là người có sáng kiến phát triển khai thác ngành du lịch này. Spaceship Company, một phân bộ của Virgin Galactic ờ California, từ 2004 đã nghiên cứu chế tạo một loại máy bay không gian có thể bay lên ngoài tầng khí quyển tới biên giới của không gian.

    Nhưng tai nạn vừa xảy ra hôm Thứ Sáu khi chiếc SpaceShipTwo rớt trong cuộc thử nghiệm ở sa mạc Mojave, California, làm phi công phụ tử nạn và phi công chính bị thương nặng, có lẽ sẽ khiến dự án thương mại về du hành không gian chậm lại, chưa thể khởi đầu năm nay hay vài năm sắp tới.

    Ông Branson nhìn nhận “con đường lên không gian là cực kỳ khó khăn và bất cứ phương tiện vận chuyển mới nào cũng có thể gặp trở ngại rủi ro lúc ban đầu.” Ông khẳng định sẽ làm đủ mọi cách để ngăn ngừa tai nạn trong tương lai và chỉ khi nào bảo đảm an toàn công tác du lịch mới có thể đi vào hoạt động.

    SpaceShipTwo (SS2) là phiên bản thứ nhì của SpaceShipOne thành công trong chuyến bay thử đầu tiên năm 2004. Đây không phải là một phi thuyền không gian bay lên tới quỹ đạo và đi ra ngoài Trái Đất như của các phi hành gia vũ trụ hay phi thuyền tự động không người lái. SpaceShipTwo chỉ là một máy bay với động cơ hỏa tiễn có khả năng bay lên rất cao, 110 km (360,000 feet), và đạt tới vận tốc 4,000 km/giờ (2,500 mph). Nếu dùng để đi từ Australia đến Anh, thay vì mất 24 giờ với các máy bay thương mại hiện nay, bằng SS2 chỉ trong vòng hai giờ rưỡi.

    Nhưng mục tiêu đầu tiên của Virgin Galactic không phải vấn đề giao thông, chỉ là nhắm mang du khách hiếu kỳ bay lên … chơi trên không trong vài tiếng đồng hồ rồi trở về. SS2 chở được 6 người, do 2 phi công điều khiển, không có tiếp viên phi hành phục vụ trên chuyến bay, nếu có mang theo đồ ẩm thực thì là loại “self-serve.” Hai chiếc SS2 đã chế tạo cho đến nay, mang tên VSS Enterprise vừa bị hủy hoại trong tai nạn, và VSS Voyager còn chưa hoàn thành trước năm tới. Trị giá mỗi chiếc SS2 vào khoảng $200 triệu.

    Giá vé cho một du khách đi chuyến bay như vậy không phải là rẻ, khoảng $200,000, và tuy mỗi chuyến lâu 2.5 giờ nhưng chỉ có ít phút ngoài không gian nơi nhìn thấy Trái Đất cùng các thiên thể giữa bầu trời hoàn toàn tối đen vì không còn không khí. Hiện nay đã có 65,000 người ghi danh giữ chỗ xin mua 100 vé đầu tiên.

    Virgin Galactic cho biết tới cuối năm 2007, có 200 người đã trả tiền trước để đặt cọc giữ chỗ trong số đó 95% qua thử nghiệm bằng máy ly tâm đủ điều kiện cơ thể chịu đựng được lực 6-8 g. Số du khách chịu trả tiền trước tăng lên 400 đầu năm 2011 và 575 đầu năm 2013 trong khi công ty nói rằng giá vé có thể tăng lên theo thời giá tới $250,000. Chưa biết tai nạn vừa qua có ảnh hưởng thế nào đối với hành khách không gian tương lai vì Virgin Galactic không xác định thời điểm chuyến bay chở khách đầu tiên.

    Hành khách lên không gian theo dự trù sẽ khởi hành từ Spaceport America ở New Mexico, trên vùng.sa mạc Jornada del Muerto, cách El Paso 90 dặm về phía Bắc. Các công ty không gian Virgin Galactic, SpaceX, UP Aerospace và Armadillo Aerospace đã sử dụng căn cứ không gian thương mại đầu tiên trên thế giới này để thử nghiệm các loại hỏa tiễn và phi thuyền của họ kể từ khi Spaceport America được chính thức khai trương ngày 18 tháng 10 năm 2011.

    Máy bay không gian SS2 do máy bay mẹ có tên là WhiteKnightTwo (WK2) đưa lên không trung. WK2 là máy bay đặc biệt dài 24 mét, sải cánh 43 mét, 4 động cơ phản lực, hai thân và SS2 được đeo ở giữa. Bay tới đô cao 15 km (50,000 feet) WK2 thả SS2 ra, và động cơ hỏa tiễn hoạt động trong 70 giây tăng vận tốc của SS2 tới 4,000 km/giờ để lên tới cao độ 110 km.

    SS2 có chiều dài 18 mét, sải cánh 8 mét, cao 5.5 mét, hành khách có thể ngoạn cảnh qua những cửa sổ tròn đường kính từ 33 cm đến 43 cm. Ghế hành khách tự động quay về phía sau để giảm bớt khó chịu của lực g khi giảm tốc.

    Sự thay đổi động cơ hỏa tiễn đã làm cho việc phát triển SS2 chậm mất nhiều thời gian. Thoạt đầu dùng nhiên liệu hỗn hợp hydroxyl/polybutadiene nhưng từ 2012 được đổi ra thành động cơ hybrid dùng một loại nhiên liệu đặc gốc plastic gọi là thermoplastic polyamide với methane và helium là chất dẫn. Mục đích của sự thay đổi động cơ nhằm cho hỏa tiễn có thể cháy lâu hơn 60 giây và tắt như ý muốn. Những cuộc thử nghiệm được tiến hành tích cực từ tháng 5 đến tháng 10 năm nay ở mặt đất cũng như trên không.

    SS2 đã qua hơn 50 lần thử nghiệm, không cũng như có dùng tới động cơ. Tháng 9 năm 2012, Virgin Galactic loan báo những thử nghiệm phi hành không dùng động cơ, bay như máy liệng, được coi như đã hoàn tất. Tháng 10 năm đó, Scale Composite, công ty phụ trách thiết kế phần thân của SS2 bằng vật liệu tổng hợp,thay vì kim loại, bắt đầu gắn các bộ phận của động cơ hỏa tiễn và tới tháng 12, SS2 bay thử nghiệm không cho chạy động cơ lần đầu tiên,

    Ngày 29 tháng 4 năm 2013, SS2 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên với động cơ nhưng chỉ ở vận tốc dưới âm thanh. Lần bay thử nghiệm thứ nhì vào tháng 9 cũng giống như vậy. Chuyến bay thử nghiệm thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2014, sau khi được WK2 thả ra ở cao độ 14 km, SS2 bay lên tới độ cao 22 km và đạt vận tốc Mach 1.4. (1.4 lần tốc độ âm thanh).

    Trong chuyến bay thử nghiệm hôm Thứ Sáu 31 tháng 10, 2014, lần đầu tiên với động cơ hỏa tiễn sử dụng nhiên liệu đăc từ hạt nylon, một biến cố bất bình thường xảy ra, và SS2 rớt trên sa mạc Mojave, California. Phi công phụ tử nạn và phi công chính bị thương nặng khi nhảy dù từ 50,000 feet xuống đất. Những chi tiết và nguyên nhân tai nạn chưa được biết rõ trong khi cuộc điều tra còn đang tiến hành.

    Bình nhiên liệu và động cơ còn nguyên vẹn rớt xuống sa mạc chứng tỏ là đã không có vụ nổ xảy ra trên không. Các chuyên viên cho rằng tai nạn do trục trặc của một cơ phận ở phần đuôi, có chức năng bảo vệ an toàn khi SS2 từ ngoài không gian trở về bầu khí quyển.

    Khác với các phi thuyền không gian khi trở về bầu khí quyển với vận tốc 25,000 km/giờ (16,000 mph) cần có tấm chắn nhiệt để chống nhiệt độ tăng cao do ma sát với không khí, an toàn của SS2 do bộ phận giữ thăng bằng, gợi ý từ chiếc đuôi chim. SS2 giảm tốc dần dần trong bầu khí quyển để khi xuống tới độ cao 25 km bắt đầu bay như một máy liệng không động cơ trong 25 phút về đáp xuống phi đạo. Bộ phận an toàn được dự tính bắt đầu hoạt động khi vận tốc còn Mach 1.4 nhưng trong tai nạn vừa qua đã mở ra khi SS2 còn đang bay lên và vận tốc mới tới Mach 1. (Mach là tỷ lệ giữa vận tốc của vật và của âm thanh trong không khí. Mach không phải là một con số cố định vì vận tốc âm thanh tùy thuộc vào cao độ, nhiệt độ không khí và những yếu tố khác. Ở độ cao ngang mặt biển, Mach 1 = 1,470 km/giờ).

    Burt Rutan, kỹ sư trưởng thiết kế SpaceShip, năm 2008 cho biết máy bay không gian này có thể đáp an toàn ngay cả khi có trục trặc trên không và đi xuống bầu khí quyển với bất cứ góc nào, ở thế thẳng hay nghiêng đều sẽ được điều chỉnh tự động trở lại bình thường. Nhưng ông nói thêm: “SpaceShip ít nhất có mức an toàn so sánh ngang với máy bay chở khách hồi thập niên 1920. Tuy nhiên đừng tin ai nói rằng nó an toàn như máy bay hành khách hiện nay, nghĩa là 70 năm sau.” (HC)

    (Theo NguoiViet)


Working...
X