Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những Loại Cây Hoa Trong Nhà Có Độc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Loại Cây Hoa Trong Nhà Có Độc

    Trang Nhà Sưu Tầm Kiến Thức Những Loại Cây Hoa Trong Nhà Có Độc



    Những Loại Cây Hoa Trong Nhà Có Độc

    (st)

    Mùa xuân thì phải có hoa để trang hoàng, nhưng nếu bạn yêu hoa thì hãy coi chừng các loại hoa dưới đây.

    Tha hồ ngắm, nhưng chú ý con trẻ không để chúng bỏ vào miệng,

    Muốn chăm sóc nên nhớ mang bao tay.

    Sau đây là danh sách một số cây cảnh có độc

    1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.


    Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

    Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên đường phố, vườn hoa, nơi công cộng.

    2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.


    3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.


    4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.


    Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng đúng liều lượng, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

    5. Ðỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Ðỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.


    6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.


    7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.




    8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.


    9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.


    10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.


    11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả các bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.


    12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.


    13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.


    14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.




    15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.






    16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.




    17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.


    18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.


    19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.


    20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.




    21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...


    22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.




    ( sưu tầm)

  • #2
    Trái của cây Thơm ổi hay còn gọi là Hoa ngũ sắc ( tên tục là hoa cứt lợn) Nga đã ăn rồi. Ngoài cái mùi ngai ngái ra thì vị nó ngọt như trái trâm, miệng cũng tím lịm . Không biết ăn với lượng là bao nhiêu mới "out"?

    Tháng 7 ta vừa rồi Nga theo đoàn từ thiện chùa Giác Ngạn về Tiền Giang được chùa đãi món Đọt lục bình bóp gỏi ăn cũng rất ngon đó. Tiếc là không ai bán đọt lục bình ở SG chứ chắc cũng có nhiều người mua về làm gỏi chay.

    Nói chung cây làm đẹp thì nên để làm đẹp, cây nào để "măm" thì "măm". Ai hy sinh thử nghiệm trước xin chân thành cám ơn!

    Mỹ Dung hổm này có thử nghiệm gì mới cho ACE biết với! :cuoilan:

    Comment


    • #3
      Yến Thu,

      Hình như YT thiếu một loài hoa trong nhà cũng "độc" lắm, nhưng chúng tôi không dám nói ra. Nhớ ủng hộ bài "Sợ Vợ Sống Lâu" của hội tụi tui nghe....Hihihi :dodgy:

      Comment


      • #4
        Á ha! Ý anh Cường muốn nói đến đóa hoa "Chúa Tể" của các loài hoa trong nhà ấy hả?

        Mèn ơi anh lại cho là đóa hoa độc, điệu này sau giờ làm trở về nhà anh C. phải đưa cái mông vào trước nha, hahaha!

        Comment


        • #5
          Originally posted by 'BichNga'

          Trái của cây Thơm ổi hay còn gọi là Hoa ngũ sắc ( tên tục là hoa cứt lợn) Nga đã ăn rồi. Ngoài cái mùi ngai ngái ra thì vị nó ngọt như trái trâm, miệng cũng tím lịm . Không biết ăn với lượng là bao nhiêu mới "out"?

          Tháng 7 ta vừa rồi Nga theo đoàn từ thiện chùa Giác Ngạn về Tiền Giang được chùa đãi món Đọt lục bình bóp gỏi ăn cũng rất ngon đó. Tiếc là không ai bán đọt lục bình ở SG chứ chắc cũng có nhiều người mua về làm gỏi chay.

          Nói chung cây làm đẹp thì nên để làm đẹp, cây nào để "măm" thì "măm". Ai hy sinh thử nghiệm trước xin chân thành cám ơn!

          Mỹ Dung hổm này có thử nghiệm gì mới cho ACE biết với! :cuoilan:
          Nga và các bạn có bị dị ứng (phản ưng) với các loại hoa lá ghi ở trong bài chưa?

          Mùa hè vừa qua, Thu dọn đẹp mấy chậu hoa, cắt gọn các lá xunh quanh chậu (? sẽ đưa hình vào sau) Mặc dầu mình có mang bao tay, chỉ một chút thôi, tự dưng cánh tay mình bị ngứa, cảm giác như kim châm và rát, không chịu nổi, lật đật chạy vào nhà rửa và bôi antihistamine cream vào... Sau đó, từ từ mới hết đau...:shocked2:

          Cũng như trước đó, hai lần Thu bị ngứa và sưng khắp mặt khi cỏ được cắt xung quanh nhà, hai lần liên tục bị như vậy cho nên khi nghe tiếng máy cắt cỏ nổ bên ngoài, mình phải vào nhà... đóng kín các cửa lại....! hihi!:dodgy:

          Còn mấy vụ ăn con Đuông Dừa, ăn Măng Tây nữa, cũng vui lắm, sẽ kể thêm sau...

          Già rồi, sinh tật đủ thứ, hihi!:huh:

          Comment


          • #6
            Vậy là chị YT nhẹ "vía" hơn Nga rồi chăng? Nói vậy thôi chứ Nga nhớ hồi mới vô năm thứ nhất, Nga xuống chợ Thủ Đức uống một ly rau má mà về nổi mề đay từ đầu tới chân, phải nghỉ học 3 ngày. BS nói tại yếu gan! Còn bây giờ chắc là " miễn nhiễm" rồi đa!

            Vậy là tùy cơ địa mỗi người! Mà tùy từng thời điểm !

            Bởi vậy ông bà mình nói " Ai qua cầu đó mới hay!" :cuoilan:

            Comment


            • #7
              Yen Thu oi ,a...nhung Hoa biet noi o trong nha co bi di ung gi khong ho???

              Comment


              • #8
                Tran oi,

                Con phai hoi!?...:dodgy: Khi ma chung ta da so va dung vao, la bi bi di ung ngay. Cang de lau chung benh di ung cang cao, chi co lieu thuoc "am duong hoa hop" lai rai dung hoai thi moi keo dai song tram nam tram tuoi!?... Hahaha :ghet:

                Comment


                • #9
                  Originally posted by 'TranPham'

                  Yen Thu oi ,a...nhung Hoa biet noi o trong nha co bi di ung gi khong ho???
                  Hehe bạn Trân ơi,

                  Khi hoa biết nói mà không thèm nói nữa là dị ứng bạo. Người dị ứng sẽ bị bần thần, biếng ăn và mất ngủ .....còn muốn ăn thì không có đồ ăn để ăn. Nói chung là rất nguy. Muốn đi thì tìm chìa khóa xe không ra luôn ....:dzotle:
                  https://www.doquanmusic.net

                  Comment

                  Working...
                  X