Mùa giáng sinh yêu thương
Kim Dung 74 KNC
Trong thập niên 80 đời sống người dân Việt Nam rất ngặt nghèo, chị em Dung cũng không ra khỏi vòng quay đó. Nhớ lại những ngày tháng của mùa Noel năm xưa, chị em D tung cánh ra khỏi tổ, mang theo lời nhắn của bố. Ngay từ lúc còn bé mỗi khi gặp những chuyện lớn nhỏ không thuận ý bố nói "không được khóc, không được khóc, con của bố không được khóc, cố lên, phải cố lên" .
Ngày đó bố mẹ gom góp mua cho tụi D một căn nhà ở Phú Nhuận để làm nơi trú ngụ. Lao vào cuộc sống mới, mùa nào việc nấy, Trung Thu thì làm bánh bán, Noel thì làm đèn, hang đá, Tết thì đến các cơ quan nhận gói quà, từ đó chị em D quen được chú Tư xích Lô.
Qua hai mùa chở hàng cho chị em D, năm đó vì sức yếu chú đã nghỉ đạp xe, đã hơn ba tháng chú ở nhà dán hàng Noel. Đã hai năm rồi chị em D xin một chỗ ngồi ở sân bên trong khuôn viên nhà thờ Chúa Cứu Thế nằm trên đường Kỳ Đồng. Trải cái bạt rộng bằng chiếc chiếu 1,4 m bày ngổn ngang nào là hang đá, tượng, đồ trang trí cây Noel. Để thu hút khách hàng KD nhớ tới cây Bông Đá, cây này là một lọai cỏ mọc hoang trong rừng, chúng mọc ở khe đá gần thác, mọc từng bụi, cây có hình dạng giống như cây kim gút dài cỡ từ 15 cm đến 20 cm, khi bị khô chúng vẫn giữ được hình dáng cũ, chỉ đổi sang màu sám của đá. KD biết chúng từ khi KD chơi trò chơi tìm mật thư trong rừng KD thích nó từ đấy. KD nhờ bố vô rừng hái cho và nhờ bố hái cả cây Dương Sỉ gởi xuống Sài Gòn để tụi D phun xốp làm cây tuyết.
Lúc đó KD ngồi trên tấm bạt mời chào khách mua hàng rất tự tin, khác hẳn với lúc còn là SV ĐHSPKT-TĐ. Nhớ ngày còn trong trường, lớp 74 KNC học nấu ăn, bữa đó học nấu món chè chuối, chúng mình bàn nhau nấu nhiều hơn một ít, nấu xong sẽ bán lấy lại vốn. Trời hỡi !!! KD nhận ngay việc rửa nồi, dọn dẹp trong bếp, không dám lú ra làm cô bán hàng. Ngày đó, múc chè mời khách là những cô bạn nhanh nhẹn, linh hoạt, KD nhớ rõ là có LP còn các bạn khác KD nhớ không rõ nên không dám gọi tên. KD ngồi chờ chán chê vẫn chẳng có chén để rửa, nhàn hạ đến ngủ gục. Bán cả nửa ngày mà cái nồi chè vẫn chẳng thấy vơi, cuối ngày chuối lại trôi tuột vào bụng mấy cô 74KNC. Thế mới vỡ lẽ ra chương trình học còn thiếu môn ''chào hàng'' nên khi nấu ra các cô phải chia nhau ăn, lấy sức mà cười. Cái chuyện chè chuối ế hay ế chè chuối, có kẻ phát cười, có người bực bội, nhưng cuối cùng vẫn là kỷ niệm vui của lớp 74KNC.
Hôm đó là ngày 22, KD nói cô em gái đến trả tiền cho chú Tư, khi trở về nó nói: ''Chú Tư chỉ lấy phân nửa số tiền, chú nói phần còn lại tới ngày 24 chú lấy về nấu nồi cary đãi con cháu''. Em gởi trả nửa số tiền, lấy hàng về cho chị bán nè. Tội nghiệp con bé cứ khoảng ba giờ đồng hồ lại phải leo lên xe đạp chở hàng ra cho chị và cậu em bán.
Ngày hôm đó chiếu hàng của KD bán rất đắt khách vì có kèm theo Bông Đá và cây tuyết. Trong lúc bán hàng KD để ý thấy có ông lão ăn xin, gần cuối ngày cứ qua lại trước chiếu hàng của chị em D, hình như ông đang tìm kiếm cái gì trong đống hàng sứt mẻ mà chị em Dung để ở góc cuối tấm bạt.
Hôm nay đắt hàng quá, cậu em phải moi cả những tượng chiên bò, mục đồng gẫy cẳng sứt tai vì bị chở qua những ổ gà, và cả những thiên thần bị gió thổi rụng cánh đem dán lại mà vẫn bán được với giá rẻ hơn một chút. Hết hàng chị em thu dọn lại, chỉ còn lại duy nhất một tượng Chúa Hài Đồng bị gãy tay, tượng dài khoảng 20 cm. Chính nói: ''Nhà mình hết tượng rồi, em mang về dán lại đặt vô hang đá trong nhà. Khoảng 5 phút sau có cặp vợ chồng ăn mặc lịch sự đến hỏi mua tượng Chúa Hài Đồng. C nói: ''Tụi con chỉ còn một tượng bị gãy tay, muốn đem về nhà. Người khách cứ đòi mua. Cậu dán tay lại, lấy ribon đỏ làm một bông hoa đặt lên bàn tay Chúa rồi kéo cọng ribon quàng quanh chỗ bị dán. Người khách đồng ý trả bằng giá tượng lành và còn thưởng cho cậu một số tiền gấp 10 lần tiền bán tượng. Chị em mừng như mở hội, quên hết cả mệt mỏi.
Đang nhét cái bạt vô giỏ, chợt ông lão ăn mày tới hỏi: ''Thưa cậu, cậu có thể bố thí cho con tượng Chúa Hài Đồng mà con thấy cậu bỏ ở đống hàng vỡ. KD nói: ''Ồ không được rồi, xin lỗi ông vì có người muốn mua, em nó dán lại và bán luôn rồi. Ông lão thở dài nói với giọng thất vọng não nề: ''Chúa cũng chẳng muốn ở với người nghèo, rồi cúi đầu bỏ đi''.
Hai chị em D thượt người ra sau khi nghe "Chúa cũng chẳng muốn ở với người nghèo", nghe chua sót quá, lòng bỗng se thắt lại và niềm vui với mớ tiền thưởng bán tượng Chúa mới đó đã biến mất. Nhìn theo bóng ông lão, bình thường cái đầu cúi xuống nay lại gập sâu hơn, tay xách cái bị rách có trăm mụn vá, bộ quần áo cũng vá chằng vá đụp chồng chéo lên nhau, bước đi thất thểu từ từ khuất dạng. Chợt nghe C gọi: ''Chị, chị, em dọn xong rồi, lên xe em chở về''. KD nói: ''Chị thương ông lão quá. Từ chiều ông cứ đi qua lại chỗ mình là muốn tượng Chúa Hài Đồng''. C nói: ''Hay là mình ...''. KD đáp: ''Ừ đúng rồi''. C vội vã: " Chị lên xe lẹ đi, cầu cho mình tìm gặp được ông lão, sao mình lại chậm tiêu thế". KD đáp: "Cẩn thận nha em, nếu không gặp thì mình chia phần cho những người nghèo khác''.
May quá, tới đầu đường Nguyễn Thông còn thấy bóng ông lão thất thểu lê bước. Nó phóng xe lẹ tới trước mặt ông lão, dúi nửa số tiền bán tượng vào tay ông rồi nói: '' Cháu chia cho bác một phần tiền bán tượng Chúa Hài Đồng gãy tay, Chúa luôn ở với người nghèo, ở với con và bác''. Ông lão sững người nhìn theo hai chị em.
Hai chị em im lặng suốt trên quãng đường dài, về tới nhà KD đem chuyện kể cho cô em, nó nói : ''Hôm nay nhà không nấu cơm, chị đưa tiền em ra mua ba tô hủ tiếu mì và ba ly nước mía thưởng cho chúng mình''. Ra khỏi nhà nó còn nói lại: ''Ở nhà lo chuẩn bi, em về là ăn. Còn phải đem tiền trả cho chú Tư xích lô nữa, em tính sẵn rồi đó".
Niềm vui đầy ắp trong nhà, hai chị em đi tới nhà chú Tư xích lô, trên đường đi lòng thấy hân hoan vui vẻ. Nhà chú Tư xích lô gọi là nhà nhưng không giống cái nhà. Nó chỉ rộng khoảng 2 m, vách là hai vách tường của nhà kế bên, cột nhà được dựng bằng mấy cây tre xiêu vẹo, mái bằng vài tấm tôn rách. Trong nhà để một chiếc xích lô, hai cái giường cũ, đồ dùng, áo quần, gạo thóc, mắm muối đều ở cuối giường, dưới gầm là than củi, trước nhà là ông lò. Chỉ có mấy cái đồ trang trí Noel của chị em D là được ngự trên giường. Cứ như mọi năm khi hàng của D giao hết chú thím mới được ngồi xoải chân trên giường, cười móm mém nhận tiền. Vừa quẹo vào ngõ nhà chú, thấy người đứng xôn xao, KD tự hỏi lại chuyện gì xảy ra nữa? Hỏi người đi đường họ nói: "Ông Tư xích lô đang hấp hối". Nhờ cô vợ thằng Út coi xe giùm, hai chị em chạy vội vào. Chú vừa nhắm mắt ngủ giấc ngàn thu. Tìm gặp thím tư xích lô, trả tiền hàng xong chị em D lấy hết số tiền của tượng Chúa Hài Đồng gãy tay phúng điếu cho thím. Mếu máo thím tham thở: "Ông sống khôn, chết thiêng. Mấy tháng nay ông cứ nói là làm xong mớ hàng của cậu là ông sẽ tụ tập con cháu, đãi cho chúng nồi cari. Bây giờ đã thành sự thật đúng với mong ước của ông".
Chị em D lấy hai cây nhang thắp lên bàn thờ Phật, cầu mong chú được siêu thoát, rồi nắm nhẹ bàn tay xương xẩu của chú đang từ từ trở lạnh để chào chú lần cuối cùng. Gần tới giờ lễ KD mới xin kiếu từ. Trên đường về hai chị em tuy buồn nhưng trong lòng cảm thấy như có niềm niềm vui bình an lắm. Mùa Giáng Sinh năm ấy mọi người trong nhà có đầy ắp những yêu thương. Được nhận vào đã là một niềm hạnh phúc, mà được chia xẻ còn là niềm hạnh phúc lớn lao hơn nữa.
Giáng sinh năm nay đi hát Candle-light về tới nhà KD lại nhớ người hành khất năm xưa và chú tư xích lô khốn cùng, hai người bạn này đang ở một nơi xa thẳm nào đó, không biết có nhớ tới KD như KD đang nhớ tới họ.
Giáng sinh 2014
Kim Dung
Kim Dung 74 KNC
Trong thập niên 80 đời sống người dân Việt Nam rất ngặt nghèo, chị em Dung cũng không ra khỏi vòng quay đó. Nhớ lại những ngày tháng của mùa Noel năm xưa, chị em D tung cánh ra khỏi tổ, mang theo lời nhắn của bố. Ngay từ lúc còn bé mỗi khi gặp những chuyện lớn nhỏ không thuận ý bố nói "không được khóc, không được khóc, con của bố không được khóc, cố lên, phải cố lên" .
Ngày đó bố mẹ gom góp mua cho tụi D một căn nhà ở Phú Nhuận để làm nơi trú ngụ. Lao vào cuộc sống mới, mùa nào việc nấy, Trung Thu thì làm bánh bán, Noel thì làm đèn, hang đá, Tết thì đến các cơ quan nhận gói quà, từ đó chị em D quen được chú Tư xích Lô.
Qua hai mùa chở hàng cho chị em D, năm đó vì sức yếu chú đã nghỉ đạp xe, đã hơn ba tháng chú ở nhà dán hàng Noel. Đã hai năm rồi chị em D xin một chỗ ngồi ở sân bên trong khuôn viên nhà thờ Chúa Cứu Thế nằm trên đường Kỳ Đồng. Trải cái bạt rộng bằng chiếc chiếu 1,4 m bày ngổn ngang nào là hang đá, tượng, đồ trang trí cây Noel. Để thu hút khách hàng KD nhớ tới cây Bông Đá, cây này là một lọai cỏ mọc hoang trong rừng, chúng mọc ở khe đá gần thác, mọc từng bụi, cây có hình dạng giống như cây kim gút dài cỡ từ 15 cm đến 20 cm, khi bị khô chúng vẫn giữ được hình dáng cũ, chỉ đổi sang màu sám của đá. KD biết chúng từ khi KD chơi trò chơi tìm mật thư trong rừng KD thích nó từ đấy. KD nhờ bố vô rừng hái cho và nhờ bố hái cả cây Dương Sỉ gởi xuống Sài Gòn để tụi D phun xốp làm cây tuyết.
Lúc đó KD ngồi trên tấm bạt mời chào khách mua hàng rất tự tin, khác hẳn với lúc còn là SV ĐHSPKT-TĐ. Nhớ ngày còn trong trường, lớp 74 KNC học nấu ăn, bữa đó học nấu món chè chuối, chúng mình bàn nhau nấu nhiều hơn một ít, nấu xong sẽ bán lấy lại vốn. Trời hỡi !!! KD nhận ngay việc rửa nồi, dọn dẹp trong bếp, không dám lú ra làm cô bán hàng. Ngày đó, múc chè mời khách là những cô bạn nhanh nhẹn, linh hoạt, KD nhớ rõ là có LP còn các bạn khác KD nhớ không rõ nên không dám gọi tên. KD ngồi chờ chán chê vẫn chẳng có chén để rửa, nhàn hạ đến ngủ gục. Bán cả nửa ngày mà cái nồi chè vẫn chẳng thấy vơi, cuối ngày chuối lại trôi tuột vào bụng mấy cô 74KNC. Thế mới vỡ lẽ ra chương trình học còn thiếu môn ''chào hàng'' nên khi nấu ra các cô phải chia nhau ăn, lấy sức mà cười. Cái chuyện chè chuối ế hay ế chè chuối, có kẻ phát cười, có người bực bội, nhưng cuối cùng vẫn là kỷ niệm vui của lớp 74KNC.
Hôm đó là ngày 22, KD nói cô em gái đến trả tiền cho chú Tư, khi trở về nó nói: ''Chú Tư chỉ lấy phân nửa số tiền, chú nói phần còn lại tới ngày 24 chú lấy về nấu nồi cary đãi con cháu''. Em gởi trả nửa số tiền, lấy hàng về cho chị bán nè. Tội nghiệp con bé cứ khoảng ba giờ đồng hồ lại phải leo lên xe đạp chở hàng ra cho chị và cậu em bán.
Ngày hôm đó chiếu hàng của KD bán rất đắt khách vì có kèm theo Bông Đá và cây tuyết. Trong lúc bán hàng KD để ý thấy có ông lão ăn xin, gần cuối ngày cứ qua lại trước chiếu hàng của chị em D, hình như ông đang tìm kiếm cái gì trong đống hàng sứt mẻ mà chị em Dung để ở góc cuối tấm bạt.
Hôm nay đắt hàng quá, cậu em phải moi cả những tượng chiên bò, mục đồng gẫy cẳng sứt tai vì bị chở qua những ổ gà, và cả những thiên thần bị gió thổi rụng cánh đem dán lại mà vẫn bán được với giá rẻ hơn một chút. Hết hàng chị em thu dọn lại, chỉ còn lại duy nhất một tượng Chúa Hài Đồng bị gãy tay, tượng dài khoảng 20 cm. Chính nói: ''Nhà mình hết tượng rồi, em mang về dán lại đặt vô hang đá trong nhà. Khoảng 5 phút sau có cặp vợ chồng ăn mặc lịch sự đến hỏi mua tượng Chúa Hài Đồng. C nói: ''Tụi con chỉ còn một tượng bị gãy tay, muốn đem về nhà. Người khách cứ đòi mua. Cậu dán tay lại, lấy ribon đỏ làm một bông hoa đặt lên bàn tay Chúa rồi kéo cọng ribon quàng quanh chỗ bị dán. Người khách đồng ý trả bằng giá tượng lành và còn thưởng cho cậu một số tiền gấp 10 lần tiền bán tượng. Chị em mừng như mở hội, quên hết cả mệt mỏi.
Đang nhét cái bạt vô giỏ, chợt ông lão ăn mày tới hỏi: ''Thưa cậu, cậu có thể bố thí cho con tượng Chúa Hài Đồng mà con thấy cậu bỏ ở đống hàng vỡ. KD nói: ''Ồ không được rồi, xin lỗi ông vì có người muốn mua, em nó dán lại và bán luôn rồi. Ông lão thở dài nói với giọng thất vọng não nề: ''Chúa cũng chẳng muốn ở với người nghèo, rồi cúi đầu bỏ đi''.
Hai chị em D thượt người ra sau khi nghe "Chúa cũng chẳng muốn ở với người nghèo", nghe chua sót quá, lòng bỗng se thắt lại và niềm vui với mớ tiền thưởng bán tượng Chúa mới đó đã biến mất. Nhìn theo bóng ông lão, bình thường cái đầu cúi xuống nay lại gập sâu hơn, tay xách cái bị rách có trăm mụn vá, bộ quần áo cũng vá chằng vá đụp chồng chéo lên nhau, bước đi thất thểu từ từ khuất dạng. Chợt nghe C gọi: ''Chị, chị, em dọn xong rồi, lên xe em chở về''. KD nói: ''Chị thương ông lão quá. Từ chiều ông cứ đi qua lại chỗ mình là muốn tượng Chúa Hài Đồng''. C nói: ''Hay là mình ...''. KD đáp: ''Ừ đúng rồi''. C vội vã: " Chị lên xe lẹ đi, cầu cho mình tìm gặp được ông lão, sao mình lại chậm tiêu thế". KD đáp: "Cẩn thận nha em, nếu không gặp thì mình chia phần cho những người nghèo khác''.
May quá, tới đầu đường Nguyễn Thông còn thấy bóng ông lão thất thểu lê bước. Nó phóng xe lẹ tới trước mặt ông lão, dúi nửa số tiền bán tượng vào tay ông rồi nói: '' Cháu chia cho bác một phần tiền bán tượng Chúa Hài Đồng gãy tay, Chúa luôn ở với người nghèo, ở với con và bác''. Ông lão sững người nhìn theo hai chị em.
Hai chị em im lặng suốt trên quãng đường dài, về tới nhà KD đem chuyện kể cho cô em, nó nói : ''Hôm nay nhà không nấu cơm, chị đưa tiền em ra mua ba tô hủ tiếu mì và ba ly nước mía thưởng cho chúng mình''. Ra khỏi nhà nó còn nói lại: ''Ở nhà lo chuẩn bi, em về là ăn. Còn phải đem tiền trả cho chú Tư xích lô nữa, em tính sẵn rồi đó".
Niềm vui đầy ắp trong nhà, hai chị em đi tới nhà chú Tư xích lô, trên đường đi lòng thấy hân hoan vui vẻ. Nhà chú Tư xích lô gọi là nhà nhưng không giống cái nhà. Nó chỉ rộng khoảng 2 m, vách là hai vách tường của nhà kế bên, cột nhà được dựng bằng mấy cây tre xiêu vẹo, mái bằng vài tấm tôn rách. Trong nhà để một chiếc xích lô, hai cái giường cũ, đồ dùng, áo quần, gạo thóc, mắm muối đều ở cuối giường, dưới gầm là than củi, trước nhà là ông lò. Chỉ có mấy cái đồ trang trí Noel của chị em D là được ngự trên giường. Cứ như mọi năm khi hàng của D giao hết chú thím mới được ngồi xoải chân trên giường, cười móm mém nhận tiền. Vừa quẹo vào ngõ nhà chú, thấy người đứng xôn xao, KD tự hỏi lại chuyện gì xảy ra nữa? Hỏi người đi đường họ nói: "Ông Tư xích lô đang hấp hối". Nhờ cô vợ thằng Út coi xe giùm, hai chị em chạy vội vào. Chú vừa nhắm mắt ngủ giấc ngàn thu. Tìm gặp thím tư xích lô, trả tiền hàng xong chị em D lấy hết số tiền của tượng Chúa Hài Đồng gãy tay phúng điếu cho thím. Mếu máo thím tham thở: "Ông sống khôn, chết thiêng. Mấy tháng nay ông cứ nói là làm xong mớ hàng của cậu là ông sẽ tụ tập con cháu, đãi cho chúng nồi cari. Bây giờ đã thành sự thật đúng với mong ước của ông".
Chị em D lấy hai cây nhang thắp lên bàn thờ Phật, cầu mong chú được siêu thoát, rồi nắm nhẹ bàn tay xương xẩu của chú đang từ từ trở lạnh để chào chú lần cuối cùng. Gần tới giờ lễ KD mới xin kiếu từ. Trên đường về hai chị em tuy buồn nhưng trong lòng cảm thấy như có niềm niềm vui bình an lắm. Mùa Giáng Sinh năm ấy mọi người trong nhà có đầy ắp những yêu thương. Được nhận vào đã là một niềm hạnh phúc, mà được chia xẻ còn là niềm hạnh phúc lớn lao hơn nữa.
Giáng sinh năm nay đi hát Candle-light về tới nhà KD lại nhớ người hành khất năm xưa và chú tư xích lô khốn cùng, hai người bạn này đang ở một nơi xa thẳm nào đó, không biết có nhớ tới KD như KD đang nhớ tới họ.
Giáng sinh 2014
Kim Dung
Comment