Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tango - Nhạc điệu và vũ điệu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tango - Nhạc điệu và vũ điệu

    Tango là một phong cách âm nhạc viết theo nhịp 2/4 hoặc 4/4, nhạc cụ thường được sử dụng để chơi tango rất gọn nhẹ gồm sáo, guitar, violin và bandonéon.

    Mặc dù các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc đã tranh cãi nhiều về nguồn gốc xác thực của Tango, nhưng nhìn chung, người ta thừa nhận điệu nhảy này đã được vay mượn từ nhiều nước - những giai điệu của những nô lệ châu Phi gõ trên trống; điệu milonga của những cánh đồng hoang Nam Mỹ được kết hợp giữa những giai điệu Ấn Độ và điệu nhạc của những người Tây Ban Nha đi khai hoang, ngoài ra, còn có những ảnh hưởng khác trong đó có Latin. Một số người cho rằng từ ‘Tango’ xuất phát từ tiếng Latin ‘tangere’ (có nghĩa là kề sát nhau). Tuy nhiên, thời gian đầu, Tango luôn bị tầng lớp những người da trắng ở châu Mỹ bài xích và coi đó là ‘không lành mạnh’. Mãi đến năm 1880, một nhạc sĩ người Uruguay chính thức sáng tác bản nhạc đầu tiên cho vũ điệu Tango thì sức mạnh của nó mới thực sự bùng cháy, khiến hàng triệu con tim rung động và say mê.



    Những năm cuối thế kỷ 19, Tango Argentine chịu nhiều ảnh hưởng của các điệu nhảy châu Âu du nhập bởi làn sóng di cư từ châu Âu, châu Mỹ. Người Tây Ban Nha, người Ý, người Bồ Đào Nha... đều góp tay đi tìm cái mới, cái lạ ở vùng đất mới. Họ muốn hòa mình vào điệu nhảy giàu cảm xúc và rất mạnh mẽ của người dân bản xứ... Nó trở thành mode thịnh hành của Pháp và sau đó một thời gian ngắn là ở Anh, rồi Mỹ. Mỗi nước lại thay đổi nó theo cách của mình. Một nhạc sĩ Mỹ là Astor Piazzola đã mang những yếu tố của nhạc jazz vào trong Tango.

    Ở Việt Nam ca khúc đầu tiên được viết theo nhịp điệu này là ‘Đêm đông’ (1939) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Nhạc sĩ Hoàng Trọng mà sau này được xưng tụng là ‘vua tango’ cũng viết ‘Bóng trăng xưa’, ‘Phút chia ly’, ‘Tiếng đàn ai’, ‘Mộng Lành’, ‘Tiễn bước sang ngang’. Phạm Duy thì có ‘Tiếng đàn tôi’, ‘Bên cầu biên giới’, ... Các bài tango khá phổ biến hồi đó là ‘Chiều’ (Dương Thiệu Tước), ‘Thu ca’ (Phạm Mạnh Cương), ‘Tango dĩ vãng’ (Anh Bằng).

    Một số ca khúc tango nước ngoài khá nổi tiếng do Phạm Duy đặt lời Việt như ‘L'amour c'est pour rien’ (Tình cho không), ‘La Cumparsita’ (Vũ nữ thân gầy), ‘La Paloma’ (Cánh buồm xa xưa) ... đã góp phần làm phong phú cho giai điệu này.

    Vũ điệu Tango không đơn thuần chỉ là một điệu nhảy, giống như một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật sống và hơn hết một huyền thoại. Cho dù từng trải bao thăng trầm trong suốt hơn một trăm năm lịch sử, Tango vẫn phát triển và toả lan khắp hành tinh.



    References:







    http://songnhac.vn/dien-dan/muc-luc/...ay-me-dam.html


  • #2
    Anh Hùng à, điệu Tango với tiếng đàn guitar + tiếng hát Khánh Ly đều đều KD thấy buồn mà ấm áp. Thật dễ thương.

    Thân ái

    KimDung

    Comment

    Working...
    X