Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xuân Ất Mùi 2015 - Năm Mùi Nói Chuyện Dê.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xuân Ất Mùi 2015 - Năm Mùi Nói Chuyện Dê.

    Xuân Ất Mùi 2015




    Năm Mùi Nói Chuyện Dê.

    Nguồn gốc của Dê


    Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.

    Ðược người ta đêm về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng : dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu.

    Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò. Dê có tên khoa học Capra sp., thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rổng (Bovidae). Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cưả hàm trên. Dê nuôi gốc giống Capra Prisca. Các loại Steinbock/sơn dương Gaemse/ Linh dương. Schneeziege sinh sống ở Rocky Mountains trên cao 4000m ở Hoa Kỳ; Iberissche Steinbocke vùng Bán đảo Tây Ban Nha; schraubenziege dê rùng ở Pakistan và Himalaya...

    Tập tính

    Hiện nay người ta cho rằng dê có nguồn gốc từ các loài dê rừng: nhóm dê châu Âu, châu Á và dê châu Phi. Dê rừng sừng dài cong cả mét, so với dê nuôi sừng nhỏ và yếu hơn, hoặc không có sừng, tai dài hay ngắn hơn tùy giống. Riêng màu sắc và lông dài ngắn thay đổi tùy theo từng vùng, có loại lông dài mịn như lông cừu. Loại dê Angoraziege lông dài biến chế len ở Thổ Nhỉ Kỳ (Turkey). Thủ đô Ankara tên cổ Angora. Nên có tên len Angora (phát xuất từ Angora gốc ở Thổ). Vùng Kaschmir, độc lập năm 1947, có dê Kaschmirziege sống biên giới India và Parkistan có lông tốt, chế biến len vải (cashmere) phẩm chất cao

    Dê ăn cỏ cây, các chồi non đủ loại, không kén ăn nhưng thích thay đổi nón ăn, lá dâu có lẽ hấp dẫn với dê hơn. Ngày xưa các Cung phi hay dùng lá dâu, lá so đũa để mời gọi xe dê của Vua vào phòng.

    Dê trong Sở thú thích thức ăn bán trong máy tự động và cả kẹo bánh. Các loại dê đều thích leo trèo. Có thể nhảy từ mỏm đá nầy sang chổ khác cao xa hơn. Dê có thể nhịn nước lâu ngày trong sa mạc, có sức chịu đựng mưa nắng, tuyết phủ...

    Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực. Mỗi ngày một con đực làm "nhiệm vụ" trên 5 lần, nhưng vẫn khoẻ chạy nhảy! Con dê đực có mùi hôi để quyến rũ phái tính? Có người cho rằng mùi hôi phát ra từ dưới sừng, và có thể từ mồ hôi ?

    Dê trong sinh hoạt xã hội

    Trong Thập Nhị Ðịa Chi 12 con Giáp, dê đứng hàng thứ 8. Tính theo tháng (tháng giêng tính từ Dần), tháng Sáu thuộc tháng Mùi và trong ngày giờ Mùi từ 13 –15 giờ . Con người thuần dưỡng dê và nó trở thành con vật nuôi trong nhà, cung cấp thịt sửa vv... Trong đời sống, chuyện về dê nhiều ý nghiã khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ .

    Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, Triều đại vua Minh Mạng (1791-1840), mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải. Minh Mạng (1840) thứ 21, cho dân chúng miền Trung các dê giống để nuôi, ai nuôi nhiều thì có thưởng.vv.

    Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con.

    Theo sách Tấn thư, Tấn Vũ Đế (thời Chiến quốc) sống xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có dê kéo trong hậu cung, cho dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn được gặp gỡ với “mặt rồng” và đựơc Tấn Vũ Đế ân sủng.

    Chúng ta thường nghe nói dê là dương. Ðàn ông nhiều vợ hoặc hay tán tỉnh thì bị gọi là có "thói dê" ? hay "dê cụ". Ai có chòm râu cằm rậm hơi cong thì gọi là "râu dê" Nghệ sĩ Thanh Việt hài hước trên sân khấu có giọng "cười dê" hay t ánh "be he" nói chuyện không thật, trên trời dưới biển. Trong y học có t ừ "Satyriasis" chỉ thể lực về sinh lý. Nếu xét con dê có đời sống hiền lành như các gia súc khác, nhưng cái gì xấu thì bị gán ghép cho dê thật là tội nghiệp.

    "Máu dê" thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ; các cô nói anh ấy "dê quá". Người Mỹ cũng nói: Let go you randy old goat ! To get someboy’s goat.

    "Bán bò tậu ruộng mua dê về cày " Mỉa mai sinh hoạt hằng ngày, không biết tính.

    "Cà kê dê ngỗng" ám chỉ người ăn không ngồi rồi, kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn.

    "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" Chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi không tốn thực phẩm

    "Máu bò cũng như tiết dê" Dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò. Câu trên ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề.

    "Treo đầu dê bán thịt chó“ Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo, ba xạo, nói và làm không ăn khớp nhau.

    "Dương chất hổ bì " Chất là chất dê, da là da cọp. Dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất xấu xa bên trong.

    "Bịt mắt bắt dê" Trò chơi dân gian trong đó có một người bịt mắt, đuổi theo một con dê, hoặc đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê kêu be be. Nghĩa bóng là làm một việc khó có thể đạt được kết qủa.

    Dê trong ca dao, văn học linh động, hấp dẫn mà thâm thúy.

    Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi

    Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!

    Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn:

    Dung dăng dung dẻ

    Dắt trẻ đi chơi

    Cho Cháu về quê

    Cho dê đi học

    Cho cóc ở nhà

    Cho gà bới bếp

    Ngồi xệp xuống đây

    Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, sinh cuối đời hậu Lê không rõ năm sinh. Sau khi Tổng Cóc từ trần, nữ sĩ lập quán bán nước để mưu sinh và giao thiệp với các bạn văn nhân thi sĩ . Một hôm bọn trẻ dẫn nhau đến yêu cầu Xuân Hương cho tựa bài thơ, bà đọc bốn câu thơ :

    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

    Lại đây cho chị dạy làm thơ

    Ong non ngưá nọc châm hoa rữa

    Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

    Trong điển cố văn học đã có từ “ dương xa” là xe dê các đời vua chúa dùng đi lại trong cung phi mỹ nữ, trong việc đưa đón ái ân. Trong tập Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1789) cũng có câu:

    Phải duyên hương lửa cùng nhau

    Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào

    Nguyễn Ðình chiểu (1822-1888) nhà thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong bài Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ:

    Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.

    M ùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

    Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi, ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn. Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...giới bình dân thì làm lẩu hay Carry dê..

    Theo Ðông Y, sửa dê có vị ngọt tính âm tác dụng bổ hư, bồi dưỡng cơ thể. Người ta vắt sửa dê vào lúc trời sáng, khi dê con chưa ngủ dậy, bế dê con sang chỗ khác vắt sửa dê mẹ

    Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ "Cốc sóc". Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (Kong Qui sinh năm 551-479 trước CN) bảo: "Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ "Cốc sóc" nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc.

    Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cảm nỗi lòng Tô Vũ, và chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952)

    Ðồi tăm tắp chạy về ôm chân núi

    San sát đồi phủ phục quần núi xanh

    Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối

    Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh

    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

    Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe

    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

    Vang vang lên đồi núi giọng be be....

    Ngẩng đầu lên ! dê ơi anh thong thả

    Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh

    Ngẩng đầu lên ! đây lòng anh vàng đá

    Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...

    Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời (Hán Vũ Đế vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr.CN). Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: " Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán".

    Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà,Tô Vũ được tự do về nước).

    Những dược thảo mang tên Dê/Dương

    *Cà Dái dê còn gọi cà tím tên khoa học / Solanum melongena họ cà Solanaceae chứa chất violanin.

    *Dương Ðề / Rumex wallichii họ rau Polygonaceae. Rễ và lá chứa anthraglucosid.

    *Dâm Dương Hoắc/ Herba epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

    *Cây Sừng Dê/Semen Strophanthididivaricati còn gọi là dương giác nữu, đương giác ảo chứa các chất Glucosid.

    *Dương Ðề Thảo/ Emilia Sonchifolra họ cúc Compositae

    *Dương San Hô/ Euphorbia tithymaloides họ thầu dầu Euphorbiaceae

    *Dương Xuân Sa/ Amomun Villosum họ gừng Gingberaceae chứa saponin.

    *Dương Ðào/ Averrhoacarambola.

    Các năm Mùi trong lịch sử

    Quý Mùi (503): Ngày 12/9/503 là ngày sinh của Lý Bôn ( ? - 548), tức Lý Bí, quê ở Long Hưng. Tháng 1- 542, Lý Bí kêu gọi dân chúng khởi nghĩa chồng công quân Lương. Thứ sử Tiên Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Tháng 2-544, Lý Bí xưng Lý Nam Đế. Niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều Tiền Lý khới nghiệp từ đấy.

    Tân Mùi (791): Năm 766, Phùng Hưng (761-802) quê Sơn Tây cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.

    Kỷ Mùi (1019): Năm sinh của Lý Thường Kiệt (1019-1105). Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước.

    Đinh Mùi (1427): quân ta chém tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn 1 vạn quân giặc. Tướng Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng. Ngày 10/12/1927, Lê Lợi(1385-1433) và Nguyễn Trãi (1380-1442) cho Vương Thông đến "Hội thề Đồng Quan" chúng xin hứa không bao giờ xâm lược Đại Việt nữa.

    Năm Ất Mùi (1595): Sau khi đánh bại quân nhà Mạc, Trịnh Tùng (?- 1623) khôi phục cố đô Thăng Long vào năm 1592. Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ mày cai trị theo quy mô của bậc đế Vương. Từ đấy bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh.

    Kỷ Mùi (1859): Pháp đánh chiếm Gia Định, Trương Định (1820-1864) tổ chức khởi nghĩa chống giặc ở Gò Công, Tân An, đựơc triều đình Huế giao chức lãnh binh.

    Đinh Mùi (1907): Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại phố Hàng Đào, do việc vận động của Phan Chu Trinh(1872-1926) với các nhà Nho tiến bộ. Ông Lương Văn Can(1854-1927) làm Hiệu trưởng, giám học là ông Nguyễn Quyền và một số nhà trí thức; học giả nổi tiếng



    Ất Mùi (1955):
    Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20/7/1954, quy định ngày 24/4/1955, quân đội Pháp rút khỏi Quảng Ninh, ngày 13/5/1955 rút khỏi Hải Phòng cho đến ngày 16/5/1955..

    Và các năm Ðinh Mùi(1967); Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003)...

    Lịch sử đổi thay qua các năm Mùi, con người tiến bộ theo văn minh khoa học. Có các sự tích, giai thoại và văn học viết về dê, tùy theo nhận xét của mỗi người. Nhưng dê vẫn một đời nguyên thủy của nó. Dù mùa xuân đến rồi qua nhanh !!

    Nguyễn Quý Ðại sưu tầm



  • #2
    Người Tuổi Mùi Nói Chuyện Dê

    Bs Nguyễn Thượng Chánh

    Có ai mà chưa từng dê hay chưa bao giờ có ý nghĩ dê …thì hãy thề độc đi.

    * * *

    Quả thật dê là loài vật rất hữu dụng.

    Bản chất hiền hậu, mộc mạc và dễ nuôi. Khi vui, khi buồn gì cũng chỉ kêu be he be hé mà thôi.

    Dê hai cẳng

    Bên cạnh loài dê bốn cẳng cũng còn có loài dê hai cẳng nữa.

    Tổ tiên dê hai cẳng thuộc loài Homo Sapiens, cùng nhóm linh trưởng Primate với loài vượn và loài khỉ.

    Có thuyết nói rằng, căn cứ theo lịch sử tiến hóa thì dê hai cẳng từ loài vượn mà ra.

    Dê hai cẳng thuộc về loài ăn tạp (omnivorous). Mặc dù chỉ có một cái bao tử duy nhất nhưng chúng đớp bất cứ loại thức ăn nào cũng được hết.

    Dê hai cẳng có tư duy, lý trí, hỉ nộ ái ố, biết vui, buồn, thương, ghét, giận, thù…

    Loài dê hai cẳng diễn đạt bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và sống hợp đoàn thành xã hội, thành bè phái và phe nhóm.

    Có ba màu da: trắng, vàng và đen. Chúng biết đố kỵ cũng như kỳ thị lẫn nhau. Có khi chúng đánh nhau tơi bời vì ghen ghét, vì thù hằn, vì quyền lợi, vì gái, tranh giành địa vị, đất đai và của cải.

    Dê hai cẳng có thể được sanh vào bất cứ năm nào của 12 con giáp, nhưng nếu được sanh đúng vào năm mùi, mà đặc biệt là quý mùi hay nhâm mùi thì tuyệt cú mèo hay nói theo thầy bói là có Quý cách...

    Dê hai cẳng, khi đến tuổi trổ mã, tuổi choai choai hay tuổi dậy thì mà Tây Mẽo họ gọi là adolescence hay teen age gì đó, thì cũng thấy tính chất dê lần lần xuất hiện ra. Đây là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi.

    Bởi vậy mỗi khi dê hai cẳng đi đâu hễ có thấy dê bốn cẳng chánh hiệu thì nên lột nón xuống, hoặc quỳ xuống, chấp tay xá xá ba cái để tỏ lòng biết ơn và tôn kính Ông Thầy hay Sư Phụ của mình.

    Vào những năm 50, Sài gòn yêu dấu của chúng ta có nạn cờ bạc, xổ đề mỗi ngày. Trong món đỏ đen này, có tất cả là 40 số trong đó số 35 tượng trưng cho con dê. Do đó, hễ ai có máu be he thì bị chế ngạo là đồ dê hay là đồ 35. Đây là điều hết sức vô lý vì 90% đàn ông con trai có ai mà không biết dê gái đâu.

    Thành tích của sư phụ

    Không biết chữ dê xuất phát từ đâu, nhưng người gõ đoán mò có lẽ là nó xuất phát từ hình ảnh của con dê bốn cẳng, dĩ nhiên phải là con đực rồi. Lý do là vì nó quá siêu về ba cái vụ cởi nhau làm bọn nình ông phải gió thán phục quá cỡ, nên tôn vinh loài dê lên hàng sư phụ của mình.

    Theo huyền thoại, mỗi buổi sáng, dê đực thường chực sẵn đứng ngay cửa chuồng để điểm danh dê cái. Hễ thấy nường nào có mùi nóng máy là nó phóng lên liền. Mười con như một khỏi cần mời mọc lôi thôi rắc rối.

    Làm mỗi ngày không biết mệt không biết chán đó là cái ưu điểm của sư phụ.

    Tình trong như đã, mặt ngoài còn e?

    - Bộ anh muốn dê tui hả? Thôi mà, làm bộ hoài cô em. Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

    Hình như tính dê bắt đầu nổi dậy lúc tuổi dậy thì. Nó tiếp tục khi thì âm thầm, khi thì ầm ỉ suốt cuộc đời của người con trai và người con gái…

    Đây là một biểu hiệu tâm sinh lý rất bình thường mà thôi. Chỉ khác nhau là có người dám dê ra mặt còn người khác thì nhút nhát quá trời, hay e thẹn, mắc cỡ nên không dám dê công khai, nhưng chắc họ cũng dê ngầm trong bụng chớ làm gì khỏi được.

    Trong văn chương vỉa hè Cầu Ông Lãnh, hành động dê của con trai được gọi bằng nhiều tên khác nhau chẳng hạn như: tán gái, o mèo, gù đào, cua đào, cưa gái, thả dê, ăn nói trây trúa hoặc kể chuyện tiếu lâm mặn với đàn bà con gái...Trước 75, có cụm từ bắt bò lạc, hổng biết có thể xem như một kiểu dê táo bạo và cấp tốc, đánh nhanh rút lẹ hay không?

    Ngược lại đàn bà và con gái dê trai thì gọi là chày (draguer), là giăng bẫy tình, là bắt xác, là cưa trai, liếc mắt đưa tình, là dụ dỗ trai tơ, là đồ (đ) ngựa, là lẳng lơ, là mê trai, là khoái đủ thứ vv…

    Con gái chưng diện, ăn mặt hết sức sexy, mát mẻ thì hổng biết thực chất để làm chi v,v…Hổng biết xài chử trợ dê được không quý ông anh? Mấy bà có tuổi thì ganh ghét, tức lắm và chửi tụi nó là thứ đồ không nên nết, là đồ muốn chồng, đồ nầy đồ kia…

    Các bà sồn sồn thì dứt khoát nói rằng nếu họ có ăn diện cũng là để làm cho đẹp cuộc đời chớ hổng phải lúc nào cũng để dê, để câu trai tơ hay phi công trẻ đâu. Đúng hay sai tùy người nói.

    Con trai ôm con gái thì người ta gọi là dê, còn con gái ôm con trai thì gọi là tình yêu. Con trai, kể luôn cụ già 75- 80 tuổi lỡ nhìn trộm hay lỡ chạm vào lưng người đẹp thì bị kết tội là có ý dê, là có tà ý, là thế nầy thế nọ… Còn con gái nhìn chằm chằm vào con trai thì nói là quan sát, chớ ai mà thèm dê thằng đó. Ngon hé!

    Khi dính rồi thì dê đực dê cái trở thành nhân tình, thành bồ, thành người yêu, thành mèo của nhau. Đôi khi dê đực gọi con bồ của mình là đào, là phở, là ghệ, có lẽ có nguồn gốc từ chữ con gái mà ra.

    Chừng nào lấy nhau rồi thì con gái trở thành vợ, thành cơm, em, cưng, mình, chérie, honey, má bầy trẻ, bà. Lúc gây lộn thì thành mầy, thành tao, đồ cà chớn, du côn, đồ hổn hào, vũ phu… hoặc không còn thèm nhìn mặt nhau nữa. Xí, thấy chồng, thấy vợ người ta mà phát ham!

    Nếu sau một thời gian, dê đực chán dê cái, quất ngựa chuối truy phong thì bị chửi là đồ sở khanh, còn ngược lại nếu dê cái cho dê đực “de” thì gọi là thằng đó bị “bà đố” cho đáng đời.



    Chào dê...

    Tại sao phải dê?

    Nghĩ cho cùng tính dê tự nó cũng không hoàn toàn xấu xa gì cho lắm. Khi thấy gái dẹp hay có duyên, nình ông con trai thường theo bản năng có khuynh hướng quay đầu nhìn theo, ngoại trừ trường hợp có bà xã bên cạnh thì làm bộ ngó lơ.

    Đây chẳng qua là một sự bộc lộ tình cảm, một sự ham muốn, một sở thích về cái đẹp, một sự ưu ái, ngưỡng mộ, hay hạp nhãn đối với một người khác phái nào đó mà thôi.

    Dê cũng có mục đích là để chinh phục người kia.

    Dê đôi khi cũng có tính toán kỹ lắm.Đó là, dê để đào mõ, vì tư lợi lâu dài. Mấy cô thả dê để mau trở thành bà nầy bà nọ với người ta, để có dịp xuất ngoại đổi đời v,v,…Các ông các bà lớp tuổi 50 trở lên, đều đã được miễn nhiễm, đầu óc đều có sạn hết, kinh nghiệm chiến trường đầy mình. Nếu họ cần phải dê để tìm bạn, tìm ghệ, tìm bồ, để nương tựa lúc tuổi đã quá date, để xoa lấp khoảng trống tâm hồn, để có người cạo gió, để sớm tối có nhau, để nhắm vào tiền hưu pension của dê đực thì chắc chắn là họ có tính kỹ lắm chớ ít khi bộp chộp như bọn trẻ đâu.

    Bởi vậy mới có chuyện trâu già thích ngậm cỏ non và phi công trẻ thích lái máy bay bà già.

    Đăng quảng cáo trong mục tìm bạn bốn phương để rao hàng là một cách tìm bồ, tìm ý trung nhân để xoa lấp nỗi niềm cô đơn: “Nữ ngoài 50, độc thân, cuộc sống ổn định, thích thơ văn và âm nhạc. Cần tìm bạn nam độc thân tuổi từ 60-65 có trình độ ở Toronto. Mong và cám ơn (xin đừng đùa giỡn). Nếu có thể xin gởi cho tấm hình và số Master card kèm luôn cả Nip”.

    Hành động dê sẽ trở nên đê tiện, bất lịch sự, khó coi, nếu nó được biểu lộ bằng cử chỉ hay bằng lời nói khiếm nhã, sàm sỡ không thích hợp, làm chạm tự ái, tổn thương danh dự và làm cho người kia quê xệ trước mặt mọi người khác.

    Ngày xửa ngày xưa con người ta lấy nhau vì mục đích kinh tế, để có người phụ giúp mình trong đời sống,và để sanh con đẻ cái nối dòng nối dõi.

    Cách nay 60-70 năm thì ở xứ mình, con cái, gái cũng như trai hể tới tuổi cặp kê là cha mẹ lo kiếm vợ, gả chồng phức cho rồi để khỏi rắc rối.

    Thuở đó, nghe nói ngoài Bắc, đặc biệt là vùng thượng du đôi khi cũng còn tập tục tảo hôn nghĩa là cha mẹ tìm vợ cho con trai mình còn trong tuổi vị thành niên. Vậy thì chuyện dê chắc là chưa có cơ hội phát triển ra được vì hai đứa nhỏ hỉ mũi chưa sạch và còn trong tuổi giành ăn.

    Mấy năm trước đây, tại Long An có vụ cha mẹ bắt con trai của họ mới có 14 tuổi phải lấy vợ 17 tuổi. Có lẽ là theo lời khuyên của thầy bói. Khổ thân thằng nhỏ hỉ mũi chưa sạch!

    TT - Gần đây, thông tin về các vụ tảo hôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn cô dâu chỉ mới 13-16 tuổi, có trường hợp chú rể mới 14 tuổi. Các đám cưới trẻ con này chỉ được chính quyền phát hiện khi “gạo đã nấu thành cơm”.


    Rồi thì theo thời gian, theo đà phát triển khoa học kỹ thuật cùng sự tiến bộ của xã hội mà tánh dê cũng theo đó mà xuất hiện ào ào ra, biến hóa theo nhiều hình thái tinh túy thêm hơn. Đó là kiểu dê thời @, Internet, Email, Webcam, iPhone…

    «Có nhiều khi gục đầu bên KeyBoard. Anh vô tình Shift viết tên em. Anh yêu em mà em chẳng Open. Mở cửa trái tim và Save anh vào đó» (thơ lượm trên Internet)

    Dê trở thành một nhu cầu tâm sinh lý, một thứ gia vị trong cuộc sống.

    Con trai con gái tới tuổi cặp kê mà hổng biết dê mới là chuyện hổng bình thường đáng lo ngại.Coi chừng họ sẽ là…

    Những nét dê

    - Trước hết là hai ánh mắt phải nhìn nhau hay nôm na là đá lông nheo với nhau, liếc qua liếc lại, như hai xe hơi chiếu đèn tắt cháy phare và code với nhau. Mắt nở to ra, tìm kiếm nhau và lẫn tránh nhau…

    “Sượng sùng giữ ý rụt rè. Kẻ nhìn rõ mặt người e cuối đầu

    Nguời quốc sắc, kẻ thiên tài.Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.(Đoạn Trường Tân Thanh)

    - Dê cái thì phô trương sắc đẹp của họ ra, làm duyên làm dáng, ẹo qua, ẹo lại, liếm môi, chớp mắt, vuốt tóc, bẻ mấy ngón tay rôm rốp, vân vê tà áo hay cái khăn mouchoir, có vẻ thẹn thùng bối rối (hay giả đò?).

    Dê đực lúc tán gái thì tỏ ra mình là người khỏe mạnh, hào hoa phong nhã, giàu sang và biết ga lăng, chịu chơi, chịu chi hết mình, biết cách sống như ai…

    Khi nàng mĩm cười, chơp chớp hai mi, hất tóc ra sau, đó là điềm tốt, có thể là dấu hiệu đã chịu đèn rồi. Chàng có thể tiến tới. Nếu nàng hổng thèm ngó, tỉnh bơ, hay cau mày thì đó là nàng hổng chịu hay chưa chịu gì đó, chàng lo liệu mà de ra, vọt lẹ. Nhưng trong đời có nhiều cậu áp dụng kiểu dê lì, dê kiên nhẫn riết rồi cũng dính mà thôi.

    Sự trao đổi ánh mắt hay đá bóng qua lại là dấu hiệu vô cùng quan trọng trong kỹ thuật dê.

    - Bắt chuyện. Đừng bao giờ vô đề bằng những câu quá khách sáo, quá cải lương, lãng nhách, vô duyên. Nên nói những câu chào hỏi lịch sự thông thường. Các nhà tâm lý học khuyên bạn dê nên xài câu: tui rất hân hạnh được quen biết với cô. Chắc chắn 82% nàng cũng đáp lễ lại y như vậy. Cô có thích nghe nhạc không? 70% là nàng thích. Nên tìm đề tài nào nàng có thể thích mà nói, phải biết chú ý, biết quan sát đối phương. Khi nói, khi nghe, phải chú tâm nhình thẳng vào mặt người ta. Phải để ý đến giọng nói của bạn. Giọng nói là biểu hiệu của sự giáo dục, của môi trường sống và cá tánh của bạn.

    Don Juan và Casanova là tượng trưng hai sư tổ của giới dê nhờ vào cách nói chuyện quá hấp dẫn và có tánh thuyết phục làm mấy em chết mê chết mệt hết biết.

    Dê là một bản năng bẩm sinh và cả một nghệ thuật

    Sau đây là một số bí kíp dê của nhà tâm lý học Yvon Dallaire

    Làm sao chinh phục dê đực?

    - Phải tỏ vẻ (hay làm bộ) mình là con nhà lành, hiền từ còn hơn “ma sơ”(chừng nào vô vòng thì tính lại)

    - Dê cái phải chú trọng đến những điều gì mà mình thích ở dê đực mà nói ra, chớ đùng có bao giờ dại dột nói ra những điểm mình ghét ở dê đực.

    - Tỏ vẻ âu yếm nó, quan tấm đến nó, cứ khen bừa các hành động của dê đực, những gì nó thích thì mình làm bộ cũng thích theo.

    - Cho dê đực sờ mó âu yếm, chấm mút chút đỉnh cũng chã có mất mát gì, nhưng đừng đi quá lố coi chừng má rầy.

    - Hỏi dê đực những câu đại loại như «anh có thích không?» (Veux tu?) chớ đừng bao giờ hỏi câu ngớ ngẫn «có nổi không cha nội?»(Peux tu?). Dê dực sẽ tự ái vì tài nghệ võ lâm của anh ta bị nghi ngờ.

    Hãy nhẫn nhục, kiên nhẫn chờ chừng nào thành vợ chồng thì xỏ mũi dẫn đi mấy hồi!

    Làm sao chinh phục dê cái?

    - Hãy lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe (hay làm bộ lắng nghe) dê cái. Dê đực đừng bao giờ dại dột, ngu xuẩn dưa ra ý kiến, đưa ra giải pháp nầy nọ. Im lặng là vàng, nghe không.

    - Xoay vòng vòng, đừng thèm vào «mục tiêu» ngay. (tournez autour delle et nallez pas directement au « but») để kích thích, tăng sự háo hức của dê cái.

    - Khen tặng bừa, đề cao những nét đẹp ở dê cái, còn những điểm mình hổng thích thì lờ đi hay nói trớ đi.Tóm lại, chỉ nói ra những gì em chờ đợi muốn nghe mà thôi.

    - Ngó thẳng mặt lúc dê cái nói chuyện, tỏ ý quan tâm đến những gì em nói.

    - Nên pha trò, hơi tiếu lâm, hài hước một chút cho dê cái vui vì sách Tây có câu «une femme qui rit est près du lit» (em mà chịu cười là em chịu lên giường nạp mạng).

    Các kiểu Dê

    Dê cũng gắn liền với cá tính của mỗi người. Có người hồi còn trẻ đã dê, lớn lên có vợ con rồi hoặc đã là ông nội ông ngoại rồi mà chẳng chịu chừa bỏ tính be he.

    Có người dê “thiếu văn hóa” (nhái theo lời văn của ca sĩ ĐVH), dê ra mặt, dê bằng cử chỉ, dê bằng lời nói, dê bằng lời viết, dê lộ liễu, dê trắng trợn, dê quá trớn, dê đạo lộ, dê cấp tốc, dê đại, dê càng, dê lì, dê ẩu, dê rẻ tiền, dê hạ cấp, dê ba đá ba gai, dê kiểu xích lô xe kéo, dê không đúng người, dê không đúng chỗ, không đúng cách, trẻ không tha, già không bỏ, dê lúc đang đi, dê lúc đứng, dê lúc ngồi, dê lúc nằm, dê lúc em tan trường, dê lúc đạp xe máy rề rề theo người ta, dê lúc lạn honda qua lại nhà em để bắt le v.v…

    Ngược lại thì cũng có loại dê ngầm, dê kín đáo, dê thầm lặng, dê tế nhị, dê trí thức, dê cao cấp, v.v…

    Tùy theo cá tánh, giai cấp, hoàn cảnh, trình độ hiểu biết và trình độ văn hóa của người đẹp mà sự đáp ứng có thể khác nhau. Nhưng, có lẽ loại dê ngầm, dê cao cấp, dê lì là hiệu quả nhất vì nàng cảm nhận rằng mình được ái mộ, được ưu ái, được người ta nghĩ đến, được tôn trọng, được giúp đỡ và chưa kể là quà cáp được nhận tới tấp mệt nghỉ. Kiểu dê nầy làm nàng rất cảm động, cảm thấy sung sướng quá và sớm muộn gì thì nàng cũng phải xiêu lòng mà thôi...

    Mà thật vậy, có phụ nữ nào mà không thích mình được người đàn ông khác ưu ái và để ý đâu!

    Tính dê là một thứ tình cảm đầy sáng tạo, linh động và thường được biểu thị bằng vô số cách. Có ông thì thường ngày rất keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn, nhưng đối với phái nữ thì ông ta lại tỏ ra rất rộng rãi. Một dê hai cẳng nhiều kinh nghiệm và sành sỏi có thể dùng lời đường mật ngon ngọt gạt nai tơ không mấy khó khăn gì.

    Hiện tượng bên ngoài chưa chắc là một sự phản ảnh trung thực của tình cảm bên trong. Chỉ có đương sự trong cuộc mới biết mình thật sự có dê hay không? Có nhiều dê hai cẳng, hễ gặp đàn bà con gái là xáp vô bô lô bô la cái miệng, tâng bốc và chọc ghẹo chơi cho vui, chỉ có thế thôi chớ họ không có tình ý gì khác hết.

    Tuy vậy, cũng có một số nàng quá chủ quan, mỗi khi thấy có ai chiếu cố đến mình thì tưởng bở và nghĩ rằng “ảnh muốn dê tui đó”, “ ảnh khoái, ảnh mê tui đó”hay độc hơn nửa như “ảnh si tui đó” v.v…

    Dê hổng có tuổi…cũng còn tùy theo người !

    Nếu còn quá nhỏ tuổi mà đã trổ mòi dê rồi thì người ta gọi là dê cám, dê mén, dê ốc tiêu, dê hỉ mũi chưa sạch, dê non hay dê con gì đó. Còn già mà dê thì bị người ta chửi là đồ dê xồm, đồ dê cụ, đồ già dê, già dịch, đồ Yamaham (Già mà ham) hoặc Già không nên nết, đồ già mất nết (thật sự ra có nết hồi nào đâu mà mất!). Đúng là có sự kỳ thị về tuổi tác, đời sao mà bất công quá.

    Dê là chinh phục lẫn nhau, là khen tặng, là ưu ái, là nhớ nhung, là lo lắng cho nhau v.v…

    Tình cảm lâng lâng

    Đây là một loại tình cảm làm lâng lâng tâm hồn của dê hai cẳng. Khi chinh phục được đối tượng, thành bồ hoặc thành vợ rồi thì cái tình cảm trên cũng dần dần phai nhạt đi theo ngày tháng và nhường chỗ cho một thứ tình cảm khác ít ầm ỉ hơn...

    Thời kỳ chinh phục lẫn nhau là thời gian mà mình thấy háo hức nhất, hồi hộp hơn là lúc đã chính thức dính với nhau rồi.

    Tuy vậy bản chất dê lúc nào cũng vẫn còn đó và chờ dịp có đủ nhân hòa thiên thời địa lợi thì dê hai cẳng sẽ trổ mòi…

    Thứ đồ già dịch!

    Hình như một số ông ở vào lớp tuổi sồn sồn thường có khuynh hướng hay dê và thèm dê nếu có dịp. Phải chăng đây là một hiện tượng rất bình thường của tuổi hồi xuân (của ông cũng như của bà lối 40-50). Nói theoTây là khủng hoảng giữa đời hay bị quỷ ám giữa trưa (midle age crisis, démon du midi). Bởi vậy mới có nhan nhãn những trâu già thích về Việt Nam ngậm cỏ non. Tiền trao cháo múc sòng phẳng mọi bề, nhưng cũng có khi tiền thì trao đủ nhưng cháo thì đã có người khác ở bên nhà múc rồi.

    Có một số cụ tuy biết rõ khả năng của mình, làm ăn hay trật vuột, xuân thu nhị kỳ, và thường phải nhờ đến Viagra, Cialis nhưng vẫn cố về bên đó với hy vọng tìm thấy một khung trời mới,và nhứt là mong gặp được một người biết lắng tai nghe mình, để có sự đồng cảm (cho dù là giả tạo) mà cụ hằng khát khao từ bấy lâu nay. Đời là thế.

    Tính Dê cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền giáo dục gia đình, của tôn giáo cũng như kinh nghiệm sống và sinh hoạt bản thân.

    Hiện tượng và bản chất

    Thường thì tính dê sẽ giảm cường độ đi rất nhiều lúc dê hai cẳng đã lấy vợ rồi. Lý do chính yếu là tại áp lực kiểm soát thường xuyên của chị nhà muốn độc quyền chiếm đoạt và quyết định cuộc đời của dê hai cẳng. Bả muốn dê hai cẳng lúc nào cũng phải là của riêng mình và không muốn thấy dê hai cẳng nhảy tọt phóng qua chuồng khác bất tử.

    Bả cũng cấm dê trong tư tưởng nữa. Chỉ còn cách là dê lén mà thôi.

    Thật ra thì các bà chỉ quản lý được hành động dê bên ngoài, nhưng không thể kiểm soát nổi bản chất dê bên trong của các ông xã.

    Càng bị ngăn cấm thì càng hấp dẫn

    Ở đời việc gì càng bị ngăn cấm thì nó càng hấp dẫn phải không các bạn. Càng cấm nó dê thì càng kích thích nó dê dữ tợn hơn nữa. Đó là tâm lý mà.

    Mỗi khi bà xã vắng nhà thì dê hai cẳng không dám nói ra chớ thật sự mừng rở lắm, khoái chí tử, mở cờ trong bụng, cảm thấy nhẹ nhõm trong người hết sức vì được dịp trổ mòi dê một cách tự do, thoải mái mà hổng sợ bị kỳ đà cản mũi.

    Khi nào hết còn dê?

    Tính dê sẽ thật sự giảm đi hay biến mất trong trường hợp dê hai cẳng hết còn ham muốn, xìu xìu ển ển, lúc đã đổi họ ra thành họ Chung, lúc chỉ còn biết húp cháo chớ không có thể ăn cơm được nữa. Đó là lúc dê hai cẳng sắp xuống lỗ, dê hai cẳng không còn xí quách nữa, chẳng còn biết thèm khát ham muốn cái gì hết, lúc bị cúp bình thiếc, lúc bị bệnh hoạn liên miên, lúc bị stress khiến đầu óc quá căng thẳng, hoặc lúc sắc giới bên ngoài không thể ảnh hưởng, «đối cảnh vô tâm» hay nói theo văn chương thiền là cụ đã ngộ rồi. Tuy nói là nói vậy chớ cũng có các cụ «7-8 bó» hết còn xơ muối gì được những nếu có dịp thuận tiện thì cũng trêu nghẹo, ăn nói trây trúa với các bà các chị

    Chỉ có tinh thần thật sự giác ngộ mới gọt bỏ được hoàn toàn tính dê. Đó là trường hợp dê hai cẳng thật sự yêu thương vợ con mình nên rất dửng dưng trước ngoại cảnh cũng như trước mọi sự cám dỗ, nên không màng để ý đến ai khác.

    Thực tế cho biết tính dê chỉ nên dành riêng cho những ai còn độc thân, còn sức, hoàn toàn hổng còn vướng bận gì cả.

    Nếu đã có vợ con đùm đề rồi thì nên chừa bỏ máu be he đi để cho người ta nhờ.

    Tóm lại, dê là một hành động rất ư là phổ biến và tự nhiên ở người đàn ông con trai bình thường.

    Dê thay đổi theo thời gian và không gian

    Ở đời, tất cả mọi việc, tất cả mọi sự vật đều có thể biến đổi theo thời gian và theo không gian. Lúc tác giả bắt đầu mới biết dê, khoảng 18-19 tuổi gì đó, thì hình thức dê và cách dê cũng đều khác xa với kiểu dê của các cháu ngày nay. Hồi đó, ngày nào thấy được mặt người ta được một chút xíu thôi, nói một câu lãng xẹt lãng nhách, đi ngang qua nhà người ta, thì mình cảm thấy vui sướng lâng lâng cả ngày đó, tương tư, mất hồn, quên cả bài vở và không màng chuyện cơm nước. Làm gì có vụ dám bạo gan nắm tay nắm chân như bọn trẻ ngày nay. Sợ nhất là người lớn trong nhà biết được thì bị rầy chết đi và ngoài ra cũng còn phải lo đối phó với đám bạn bè, chúng chờ có dịp để chế ngạo, để chọc quê mình cho bỏ ghét, mệt lắm chớ chẳng phải chơi đâu.

    Ngày nay dê còn có thể thấy xảy ra giữa hai người cùng phái tính. Người ta gọi đó là đồng hệ, là bóng, Homo, Gay, là ô môi, ô mai Lesbian gì đó…

    Dê trong ca dao (truy cập từ Internet)

    “Thưong sao thương quá bất nhơn. Trời cho gặp mặt thương hơn bữa nào.

    Thương nhau tạc một chữ tình. Trăm năm thề quyết bạn, mình có nhau

    Thương em quên đứng quên ngồi. Ngứa đầu quên gãi, ruột lồi quên đau

    Thương chàng lắm lắm chàng ơi. Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than

    Thương cha nhớ mẹ có hồi. Thương anh lúc đứng lúc ngồi cũng thương”

    Thương nhau thương cả tông chi họ hàng

    Thương ai thương cả đường đi lối về

    Dê gọi là dương (tìm thấy trên internet)

    «Dê gọi là dương. Dê to lớn có quốc tịch Pháp gọi là Đại tây Dương.Dê không thích đánh nhau gọi là Thái bình dương. Dê số nghèo không may mắn gọi là dương cực.

    Dê già thích gái trẻ gọi là già dê. Đàn dê gọi là dương cầm. Dê không ngay thẳng gọi là dương gian. Dê mạnh khỏe gọi là cường dương.

    Dê ngồi xe lăng là liệt dương. Cuộc đời của dê gọi là dương thế. Dê không mặc áo gọi là dương trần.

    Đồ chơi của dê gọi là dương vật. Phở nấu thịt dê gọi là phở tái dê (xin đừng nói lái)»…

    Thơ: Người đẹp động lòng «Dê»

    Của quý thì động lòng tham

    Người đẹp thì khó, để kham Dê già

    Năm mới xin nói thật thà

    Sang xuân Ất Mùi, Dê thả tùm lum

    Lẻn lên «gác tía» núp lùm

    Lơ là cảnh giác, dính chùm như chơi

    Đây không phải nói khơi khơi

    Chính lời cảnh báo,tức thời đó nghen

    (Trích-Tác giả Dương Văn Phương» Xuân Ất Mùi 2015 –TTHNLSCT)

    Thú nhổ răng “ôm” ở Sài Gòn: một hình thức dê

    Lọt êm êm giữa bốn gò bồng đảo.

    Mắt nhắm nghiền mà nghe bão trong đầu.

    Răng bị cà mà ta chẳng thấy đau.

    Miệng há hốc cứ tưởng đâu tiên giới.

    Tóc dựng đứng, bù xù hay tóc rối.

    Hơi thở chừng như hấp hối, chao ôi.

    Phòng răng ni đã thu hút ta rồi.

    Mai trở lại nhổ thêm vài cái nữa.

    CTN

    Ai dê ai đây: Nghề cho thuê chồng



    Đàn ông bắt đầu có giá!

    Các cụ ơi còn chờ gì mà không bay về VN làm thêm job mới nầy vài ba tháng trong năm để phụ giúp thêm tiền chợ cho bà nhà.

    Nói giỡn chơi thôi.

    Saigon: Hiện nay ở Việt Nam có một nghề mới là nghề cho thuê mấy ông chồng.(địa chỉ: Công Ty Sao Phương Nam, Q 2, TP HCM)

    Một phụ nữ khoảng 30 tuổi, đến tìm thuê chồng ở công ty Sao Phương Nam ở quận 2, Saigon cho biết là

    “Tôi đã một lần dang dở vì chồng mất sớm, hiện đang sống với cậu con trai 6 tuổi và không có ý định lập gia đình lần nữa. Nhưng nhà cửa thì rộng mà lại thiếu người đàn ông đỡ đần nên bề bộn lắm, nhiều khi hư bóng đèn, ống nước… không có người sửa. Quan trọng nhất là thỉnh thoảng tôi muốn con tôi có “một người cha” dẫn đi chơi công viên, dạo phố, mua đồ chơi cho nó có cảm giác có đầy đủ cha mẹ)

    Một nữ khách hàng khác còn khá trẻ e dè, bối rối khi đưa ra yêu cầu với Công ty Sao Phương Nam: “Tôi không cần “chồng” làm những việc nặng nhọc trong gia đình mà cần chỗ dựa về tình cảm, tinh thần”. Chị này muốn thuê một ông “chồng” để thỉnh thoảng cùng chị đi cà phê, xem phim, trò chuyện, chia sẻ tinh thần lúc căng thẳng, dự tiệc tùng…(Ngưng trích Thoibao online 1/31/2015)

    Nhớ nhìn trước nhìn sau rồi hãy dê

    Cuối cùng, cũng xin nhắc nhở các bạn là luật lệ ở các xứ Tây phương này nó kỳ cục lắm. Mỗi khi nịnh đầm một câu để xã giao lấy lòng hay để dê cũng vậy, nếu nói không đúng người, không đúng cách, không đúng lúc, không đúng chỗ thì người đẹp nổi dóa lên bất tử và thậm chí có thể lôi mình ra tòa về tội xách nhiễu tình dục (sexual harassement).

    Ớt nào là ớt chẳng cay

    Và phải nhớ là tuyệt đối bạn không nên bao giờ dê hay khen ngợi một người đẹp nào khác trước mặt bà xã của mình hết, vì bả sẽ bị dị ứng, nổi máu hoạn thư, cái mặt quạu đeo, đầm đầm cho một đống, ngại lắm các bạn ạ!. Ớt nào là ớt chẳng cay.

    Thôi bye bye Sư Phụ./.

    Tham khảo

    Nguyễn Thế Hoàng. Dở chứng: Già mắc dịch



    Dê trong ca dao



    Yvon Dallaire, Psychologue, Sexologue. La séduction: un art à développer

    La séduction (couple et sexualité): par Yvon Dallaire, psychologue.


    - COMMENT SÉDUIRE: LES 5 RÈGLES FONDAMENTALES (NGHỆ THUẬT DÊ)



    - Vatgia.com-Nghệ thuật cưa gái toàn tập ( ai còn độc thân vào học hỏi,ai có rùi vào chia sẽ giúp đỡ mọi người)?



    - Các tuyệt kỹ tán gái



    Montreal, 2015

    (Thanks, NLan's mail)


    Comment


    • #3
      NGƯỜI TUỔI MÙI




      Trong 12 con giáp, Mùi là con giáp đứng thứ 8, vì vậy, Mùi được coi là con giáp may mắn, bởi số 8 trong quan niệm của người Á Đông là con số của phát lộc, phát tài, tượng trưng cho triển vọng thịnh vượng.

      Ngoài ra, giờ Mùi kéo dài từ 13-15h, là thời gian mở đầu của buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Vì vậy, quan niệm dân gian thường cho rằng người sinh năm Mùi có số hưởng an nhàn.

      Người tuổi Mùi nhìn chung phóng khoáng, rộng rãi, công bằng, tử tế và dễ động lòng trắc ẩn trước những bất hạnh của người khác. Tuổi này cũng luôn vui cười, sống chân thực và thân thiện với mọi người.

      Trong 12 con giáp, Mùi được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu. Trẻ em tuổi Mùi thường hiền lành, ngoan ngoãn, dễ bảo, đôi khi còn có sự nhút nhát, bẽn lẽn đáng yêu, dễ tạo thiện cảm. Những nét tính cách này có thể theo cả tới khi đã trưởng thành bởi đây dường như là đặc trưng bản chất của người tuổi Mùi.

      Nếu đường đời được thuận lợi, người tuổi Mùi dễ có được vẻ phong nhã, thanh nhàn, nhưng nếu cuộc sống không được như ý, gặp nhiều vất vả, gian truân, thất bại, người tuổi Mùi lại trở nên rất bi lụy, ủy mị, chán chường.

      cách hành xử luôn thể hiện sự chân thành, ấm áp, lại thêm vẻ thanh nhã, người tuổi Mùi thường được kính trọng và ngưỡng mộ. Họ luôn sống theo nguyên tắc tự do, phóng khoáng và đối xử với người khác bằng sự nhân hậu, khoan dung.

      Là người giỏi quán xuyến việc lớn nhỏ trong nhà, người tuổi Mùi bản tính lại rất yêu trẻ con và vật nuôi, nên rất phù hợp với đời sống gia đình. Dù tuổi Mùi có tính cách ưa sự nhẹ nhàng, hòa hảo, không thích tranh cãi, xung đột, nhưng họ không bao giờ khuất phục trước bất cứ một sự đè nén, chèn ép nào, không bao giờ có thể ép buộc người tuổi Mùi làm điều họ không muốn.

      Trong sáng và nhân hậu là nét tính cách cao quý của tuổi này, họ thường sẵn sàng giúp đỡ những người đang trong cơn hoạn nạn. Trong cuộc đời, người tuổi Mùi hiếm khi phải lo lắng về 3 điều thiết yếu trong đời sống, gồm cái ăn, cái mặc, nơi ở. Dù đi bất cứ đâu, người tuổi Mùi cũng dễ dàng kết bạn vì họ luôn đối xử với người xung quanh rất chân thành, trung thực.

      Những người sinh năm Mùi được cho là dễ có đời sống hôn nhân mãn nguyện, họ không chỉ được bạn đời yêu thương mà còn được họ hàng quý mến.

      Dân gian cho rằng tuổi Mùi sinh vào các mùa đều tốt, riêng mùa đông là vất vả hơn vì mùa đông ít có cỏ để ăn. Tuy vậy, thực tế là dù hoàn cảnh xung quanh có như thế nào, người tuổi Mùi cũng không cần quá lo bởi vận số tuổi này may mắn, dễ được quý nhân phù trợ, nhận được sự chủ động giúp đỡ từ những người xung quanh.

      Dù trong cảnh khốn cùng, người tuổi Mùi vẫn có thể xoay xở vượt qua nhờ vào sự giúp đỡ từ cha mẹ, họ hàng, bạn bè, xã hội… Nhìn chung, người sinh năm Mùi dễ dàng vượt khó khăn và thất bại bởi xung quanh họ luôn có sự trợ giúp từ những người thân quý.

      Tuổi Mùi chỉ thích làm những việc mà họ thực sự hứng thú, họ nhanh chóng nhận ra điều mình muốn theo đuổi trong cuộc đời một cách rất tự nhiên. Khi phải đối diện với những việc không muốn làm, người tuổi Mùi chẳng ngại ngần từ chối, nhưng họ không phải những con người sỗ sàng, thẳng tuột, mà ngược lại rất lịch sự, kiên nhẫn, dịu dàng để việc diễn ra vừa thuận lợi cho mình, vừa đẹp lòng cho người.

      Khó ai có thể hiểu hết những cảm xúc đang diễn ra trong nội tâm của người tuổi Mùi, họ không muốn để lộ suy nghĩ của mình ra ngoài cho người khác hiểu, chỉ trừ phi họ đang trong cơn tức giận tột cùng. Thực tế tuổi Mùi rất giỏi dàn xếp tranh cãi, bất hòa và dễ tạo được không khí hòa thuận xung quanh. Người tuổi Mùi rất thích giao tiếp, những ai có thiện ý với họ đều được đối đãi tử tế.

      Người tuổi Mùi cũng không thích nói thẳng, vì vậy, đôi khi cách hành xử của họ có phần không thẳng thắn, trực diện, khiến người khác cảm thấy lòng vòng, rắc rối, bực mình. Nhưng đó là bản tính của tuổi này, đừng hy vọng họ xô bồ trong thái độ, cử chỉ và đặc biệt là ngôn từ.

      Những gì họ nói ra chỉ là một phần nhỏ của những gì họ nghĩ. Những ai muốn thực sự hiểu thấu người tuổi Mùi, cần phải kiên trì dành thời gian để hiểu từng chút một. Để khuyến khích người tuổi Mùi nói nhiều hơn nữa, người nghe hãy từ tốn gật đầu trong suốt cuộc trò chuyện để thể hiện sự đồng tình.

      Để biết được hết những suy nghĩ, cảm nhận của người tuổi Mùi có thể mất khá nhiều thời gian. Nhưng sâu xa đằng sau sự “lòng vòng”, không thích thẳng thắn, trực diện này, chính là vì người tuổi Mùi luôn biết chừa cho mình một đường lui.

      Vì tính cách mềm mỏng, hơi thiếu quả quyết nên người tuổi Mùi cần hợp tác với những người có tính cách mạnh mẽ, bởi chỉ có “kỷ luật thép”, người tuổi Mùi mới bớt sự thong dong, nhàn tản để bắt đầu tận dụng hết những khả năng của mình và làm việc thực sự chăm chỉ, hiệu quả.

      Người tuổi Mùi cũng không thích nói thẳng, vì vậy, đôi khi cách hành xử của họ có phần không thẳng thắn, trực diện, khiến người khác cảm thấy lòng vòng, rắc rối, bực mình. Nhưng đó là bản tính của tuổi này, đừng hy vọng họ xô bồ trong thái độ, cử chỉ và đặc biệt là ngôn từ.

      Những gì họ nói ra chỉ là một phần nhỏ của những gì họ nghĩ. Những ai muốn thực sự hiểu thấu người tuổi Mùi, cần phải kiên trì dành thời gian để hiểu từng chút một. Để khuyến khích người tuổi Mùi nói nhiều hơn nữa, người nghe hãy từ tốn gật đầu trong suốt cuộc trò chuyện để thể hiện sự đồng tình.

      Để biết được hết những suy nghĩ, cảm nhận của người tuổi Mùi có thể mất khá nhiều thời gian. Nhưng sâu xa đằng sau sự “lòng vòng”, không thích thẳng thắn, trực diện này, chính là vì người tuổi Mùi luôn biết chừa cho mình một đường lui.

      Vì tính cách mềm mỏng, hơi thiếu quả quyết nên người tuổi Mùi cần hợp tác với những người có tính cách mạnh mẽ, bởi chỉ có “kỷ luật thép”, người tuổi Mùi mới bớt sự thong dong, nhàn tản để bắt đầu tận dụng hết những khả năng của mình và làm việc thực sự chăm chỉ, hiệu quả.

      Tuổi Mùi ưa sống trong môi trường quen thuộc, gắn bó rất mật thiết với gia đình, người tuổi Mùi quan trọng đồ ăn hợp khẩu vị, ngày sinh nhật và những dịp lễ Tết, kỷ niệm… Họ thường kỷ niệm những ngày trọng đại đối với đời sống cá nhân một cách khá rình rang, theo kiểu “thích thể hiện”, bởi thực sự họ rất quan trọng những dịp này. Họ có thể sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng nếu người mà họ coi trọng lại quên mất ngày sinh nhật của họ.

      Dường như người tuổi Mùi mang trong mình nỗi buồn và sự đa cảm từ trong bản chất. Họ luôn nhìn thế giới một cách khá tiêu cực, vì vậy, họ cũng luôn mong những người xung quanh sẽ vực tinh thần họ dậy. Người tuổi này dễ bị lạc đường, dễ buồn bã, dễ đưa ra những lựa chọn sai khi đi mua sắm.

      Phụ nữ trẻ tuổi Mùi đặc biệt thích xuất hiện ấn tượng trong mắt mọi người. Họ có niềm ham thích đặc biệt với thời trang. Mỗi ngày họ sẵn sàng dành nhiều giờ để làm đẹp. Họ luôn hành xử duyên dáng và nền nếp, thích trang trí nhà cửa với hoa tươi. Phụ nữ trung niên tuổi Mùi lại rất quan tâm tới vệ sinh cá nhân, luôn gọn gàng và ăn vận đẹp mắt.

      Phụ nữ trẻ tuổi Mùi cũng thích thể hiện tình yêu một cách không che giấu. Họ rất tin tưởng vào người mình yêu và luôn muốn ở bên người đó từng giây từng phút. Đối với những người theo đuổi mà họ không hề có hứng thú, người tuổi Mùi sẽ chẳng mảy may bận tâm đến.

      Người tuổi Mùi cũng khá mâu thuẫn, đôi khi “nói không là có, nói có là không”. Tuổi này giỏi che đậy điểm yếu bằng sự lanh trí, biết đạt được điều mình muốn đôi khi bằng những “tiểu xảo”. Khi cần thiết, người tuổi Mùi rất giỏi nhõng nhẽo, quấy rầy, cốt để đạt được thứ mình muốn. Với bản tính chân thành và điềm tĩnh, thêm vào đó là vẻ ngoài biết tỏ ra đáng thương khi cần, họ luôn biết cách thuyết phục người khác rất hiệu quả.

      Người tuổi Mùi không bao giờ làm tổn thương bạn bè. Đôi khi họ có thể từ bỏ một mối quan hệ để tránh khỏi những cãi vã, xung đột đang nhen nhúm xảy ra. Người tuổi Mùi nhạy cảm và đôi khi thích tìm niềm vui trong những mơ màng, ảo tưởng hơn là những cuộc vui thực sự.

      Tuổi Mùi cũng thích thu hút sự chú ý của người khác và nhận được sự tán tụng đối với năng lực bản thân. Người tuổi này rất khôn ngoan khi lựa chọn công việc để có thể tận dụng tối đa thế mạnh của họ.

      Nếu không sinh trong những giờ như Thìn, Tị, Dần, người tuổi Mùi sẽ khó lòng phù hợp với những công việc đòi hỏi trách nhiệm và sự nhạy bén cao, thay vào đó, sẽ phù hợp với những công việc cho phép được làm theo ý mình, được tự do tự tại.

      (Không rõ tác giả, bài nhận từ mail của chị Thúy)



      --

      Comment


      • #4
        Dê Ơi Là Dê – Phan Hạnh


        Cứ đến năm thuộc con giáp nào, các tay ngứa ngáy viết lách lại cố đi tìm những chuyện liên quan đến con giáp đó để nói. Nhưng nói riết rồi cũng hết, chẳng lẽ xào đi xào lại hoài những điều đã cũ và hầu như ai cũng đã đều biết. Thiệt khổ ghê. Năm ngoái gặp con ngựa cũng đỡ vì ngựa đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người hơn, gắn bó với tiến trình lịch sử nhân loại hơn nên có nhiều chuyện để viết hơn. Còn năm Ất Mùi này có gì về con dê để nói? Đối với dân Mít ta, nó chỉ nổi tiếng qua khả năng giao phối siêu đẳng của nó. Chính vì vậy mà giới đàn ông dê tôn nó làm sư phụ hay ông thầy, thiếu điều gọi nó là vua Minh Mạng.

        Giáo Sư Tiến Sĩ Tâm Lý học Steve Bearman ở Đại Học California, Santa Cruz giải thích lý do tại sao đàn ông luôn bị tình dục ám ảnh. Ông nói tình dục thực sự là một nguồn tiềm năng của tình yêu và niềm vui, sự thân mật, sự hấp dẫn, và vẻ đẹp. Quan hệ tình dục đáp ứng được những nhu cầu này, mà nhu cầu chỉ được thực hiện bằng cách làm sao cho dương lực của người đàn ông trở nên mạnh mẽ. Đàn ông xem tình dục là con đường dẫn tới sự thân mật thực sự, sự gần gũi hoàn chỉnh để công khai hóa tình yêu, mang lại niềm vui và mong muốn, sức sống và sự phấn khích. Khi họ yêu, họ muốn thể hiện nó qua ngã tình dục. Đây là lý do tại sao những người đàn ông thường bị ám ảnh với tình dục. Nó nhanh chóng trở nên gây nghiện đối với hầu hết nam giới.

        Ông nói dương lực là do lượng hormone và kích thích tố nam testosterone có nhiều trong cơ thể. Mà như chúng ta biết, tất cả thành chất trong cơ thể đều do thực phẩm hoặc dược phẩm chúng ta dùng, đúng với câu ăn gì bổ nấy (you are what you eat). Thịt dê có chứa các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam, đặc biệt trong thực phẩm chế biến từ dái dê. Do đó, chuyện thịt dê tăng khả năng tình dục của nam giới thì cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định có phần đúng. Dùng nhiều thực dược phẩm có chất kích thích thì sung và nghĩ đến chuyện tình dục là phải rồi. Theo Bearman, trung bình người đàn ông nghĩ đến chuyện tình dục khoảng 19 lần mỗi ngày. Để giải tỏa sự đòi hỏi, họ phải tán tỉnh, ve vản đối tượng của họ giống như một con dê đực nên họ bị gọi là dê xồm, bất chấp họ có để râu dê như ông tướng Nguyễn Khánh hay không.

        Chỉ cần nhìn thấy một phụ nữ trẻ đẹp có vài đường nét khiêu gợi như một cặp chân dài, giọng thỏ thẻ ngọt ngào quyến rũ, một mùi nước hoa nồng nàn, mái tóc dài dịu dàng cũng đủ để kích thích họ nghĩ về tình dục. Đối với họ, khả năng tình dục được họ xem là bản lĩnh đàn ông và là một niềm tự hào thầm kín. Bị giảm hay mất năng lực này sẽ giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của họ, ngay cả khi không nói ra thì không ai biết, nhiều quý ông vẫn cảm thấy bị mất mặt. Thế là họ tìm đủ mọi cách để tăng cường khả năng trận mạc giường chiếu. Họ chiếu cố đến dê, nhất là bộ phận chiến lược của nó: pín dê và dái dê. Ngay cả cà tím, chỉ vì hình thù nó trông giống dái dê, cũng được phe đàn ông ưa thích, nếu dái dê nấu lẩu với cà dái dê thì càng tốt.

        Bài “Ăn thịt dê có bổ dương không?” của tác giả Minh Châu có đoạn “Nghe mấy tay nhậu kháo nhau về những món ăn từ dê, chỉ cần ăn thử một lần là trong người sẽ nóng lên rạo rực bừng bừng… Ai mà chẳng khoái. Nhất là quý ông lại thường rất quan tâm đến việc chọn thực phẩm có dính dáng đến chuyện ấy. Để đáp ứng nhu cầu cho quý ông, các quán chuyên thịt dê ở nước ta mọc lên ngày càng nhiều có dấu hiệu ngày càng đắt hàng hơn. Họ chế biến thịt dê thành đủ món hấp dẫn. Nhà hàng nào cũng quảng cáo về công dụng của thịt dê, coi đó như là cứu tinh của đàn ông.”

        Khi nhắc đến món thịt dê, đặc biệt là dái dê, họ nghĩ ngay đến hành quân trên giường vì họ nghĩ món ăn đó có tác dụng bổ dương tráng khí. Chuyện đó đúng hay không, thực sự người viết không biết. Người viết nghe nói đến cả đống những món dê; tuy chưa ăn nhưng người viết nghĩ chắc cũng ngon. Vậy mà chẳng hiểu sao cả nhà người viết kể từ thời ông bà đến cha mẹ đến vợ con cũng chẳng ai nấu các món này cả.

        Những người thuộc trường phái đi Nga (đa nghi) đưa ra nghi vấn việc ăn các món ăn từ dê -đặc biệt là tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê- có thực sự bổ cho cậu nhỏ hay không. Chưa chắc, vì chưa được chứng minh một cách khoa học. Sự cho rằng ăn gì bổ ấy chỉ là sự suy luận theo kiểu người Tàu, báo hại tê giác thiếu điều bị diệt chủng. Cái gì tốt cho con dê chưa chắc đã tốt cho con người. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hormone đó hay không chưa có công trình nghiên cứu nào xác nhận.

        Ấy vậy mà tại Mỹ, một bác sĩ đã từng dám ghép dái dê cho người đó bạn ạ. Bạn không nghe lầm đâu. Đây là một câu chuyện có thật đó, có tài liệu lưu giữ lại rất đầy đủ chi tiết. Nó từng được cho là câu chuyện hấp dẫn nhất trên nước Mỹ trong thế kỷ trước.

        Đó là Bác Sĩ John Richard Brinkley, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1885 tại vùng núi Great Smoky Mountains thuộc quận hạt Jackson, tiểu bang North Carolinatrong một gia đình nghèo. Năm 17 tuổi, Brinkly vào văn phòng Viện Trưởng Trường Đại Học Y Khoa Johns Hopkins và nói chàng muốn học để trở thành bác sĩ. Viện trưởng nhìn cậu thiếu niên, không lấy gì làm tin tưởng, khuyên cậu ta nên quay về quê là hơn.

        Trong suốt 15 năm, Brinkley đeo đuổi mộng bác sĩ, theo học Trường Cao Đẳng Y Khoa Bennett Medical College ở Chicago, Illinois. Năm 1905, Brinkley lại theo học một trường y không chính thống dạy trị liệu bằng phương pháp tự nhiên và dược thảo tên là Eclectic Medical University ở thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Năm 1917, Brinkley tốt nghiệp, tìm việc, và nhận lời về làm bác sĩ cho bệnh xá thị trấn Milford, tiểu bang Kansas, thay thế cho một bác sĩ về hưu. Dù Milford chỉ là một thị trấn nhỏ với độ vài trăm dân cư, nhưng Bác Sĩ Brinkley quyết định chọn nơi này để khởi nghiệp.

        Brinkley giành được cảm tình dân cư địa phương ngay lập tức do ông trả lương nhân viên hậu hỉ, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương và chịu khó đến tận nhà bệnh nhân trong trận đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ. Vết nhơ tai tiếng lang băm trước đó của Brinkley dần dần mờ xóa. Công lao chữa lành các nạn nhân cúm và sự đối xử tận tâm của ông với họ đã gây được tiếng vang tích cực. Nhưng chính vụ cấy tinh hoàn dê cho chàng nông dân Bill Stittsworth mới đưa Bác Sĩ Brinkley lên đài danh vọng và nổi tiếng như cồn.

        Một ngày đẹp trời nọ Stittsworth đến xin khám bệnh, Bác Sĩ Brinkley vui vẻ hỏi “Tôi có thể giúp gì cho ông không?” Stittsworth ngượng ngùng kể “Bác sĩ ơi, tôi bị chứng bịnh thằng lớn nói, thằng nhỏ không nghe” và hỏi có thể nào Bác Sĩ Brinkley chữa giúp cho bệnh bất lực sinh lý này hay không.

        Brinkley giải thích rằng bất chấp mọi tiến bộ y học gần đây vẫn chưa tìm ra phương cách chữa trị chứng bất lực. Stittsworth thất vọng thở dài. Tình cờ khi nhìn ra cửa sổ, chàng nông dân nhìn thấy một con dê đực đang hành sự mạnh mẽ trên một con dê cái. Chàng ta buộc miệng đùa: “Phải chi tôi có một cặp tinh hoàn như con dê kia hả bác sĩ?” Cả hai người, bệnh nhân và bác sĩ, cùng cười lên với ý tưởng ngộ nghĩnh đó. Thế rồi chàng nông dân can đảm gợi ý: “Hay là bác sĩ cứ thử cấy cho tôi cặp hòn của con dê xem sao. Chắc cũng dễ giống như tôi ghép táo ngọt với táo chua vậy thôi mà.”

        Quá đỗi kinh ngạc, Brinkley chống chế, ai lại đi làm chuyện điên rồ ấy bao giờ! Cấy tinh hoàn dê cho người để chữa bệnh bất lực? Phi đạo đức quá!

        Chàng nông dân cố năn nỉ: “Vâng, thưa bác sĩ, tôi biết. Nhưng điều gì cũng không thể tồi tệ hơn cặp ngọc hành vô dụng này. Bác sĩ chỉ thí nghiệm một lần thôi. Nếu nó không hiệu quả, tôi thề là tôi sẽ không tiết lộ với ai.”

        Ông bác sĩ nghe xuôi tai và nghĩ thôi thì cứ giúp cho gã một lần. Sau đó cuộc giải phẫu được thực hiện với giá 150 đô. Rồi vợ Stittsworth có bầu, sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Stittsworth đặt tên con là Billy, trong tiếng Anh có nghĩa là con dê đực. Sau này, Billy kể với phóng viên của tờ báo The Kansas City Star rằng thực ra chính Bác Sĩ Brinkley đã đề nghị cấy tinh hoàn dê miễn phí để thí nghiệm.

        Stittsworth hớn hở đến phòng mạch vừa hát ư ử bài “Và con chim đã vui trở lại”, Bác Sĩ Brinkley mừng vô kể; ông không ngờ chuyện kỳ cục này lại có hiệu quả. Ông không thể che giấu một thành quả y khoa táo bạo như thế này. Ông nhận ra rằng ông phải công bố cho cả thế giới biết về phép lạ chữa bệnh này. Tuy nó chỉ là một phát hiện khá tình cờ nhưng nó đã chứng minh thành công với bệnh nhân bất lực do ông giải phẫu.

        Khi các bác sĩ chính thống thách thức và nhất định cho rằng cách chữa trị đó không thể nào hữu hiệu, Brinkley nói, “Bằng chứng là kết quả sờ sờ đây này! Thật quá đơn giản! Quý vị chỉ cần hỏi bệnh nhân của tôi thì biết ngay!”

        Tiếng lành đồn xa, tại bệnh xá Milford loại “walk-in clinic” không cần lấy hẹn trước, nhiều bệnh nhân đàn ông sồn sồn hơn đến gặp Bác Sĩ Brinkley với hy vọng khôi phục lại dương lực và khả năng truyền giống thông qua việc cấy ghép tuyến tinh hoàn dê. Bấy giờ Bác Sĩ Brinkley đã tăng giá mỗi ca giải phẫu lên thành 750.00 đô la, tương đương với cả chục ngàn đô la theo thời giá bây giờ.

        Brinkley cấy ghép tinh hoàn dê cho tổng cộng 34 thân chủ, trong đó có một thẩm phán, một ông hội đồng thành phố, và một viện trưởng Đại Học Luật Khoa Chicago, tất cả đều có sự theo dõi của báo chí. Sự chú ý của công chúng càng lớn, công việc kinh doanh cấy tuyến dê của ông tại Milford càng tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

        Thật ra trước đó, một số bác sĩ khác cũng đã từng thử nghiệm cấy ghép tuyến rồi, trong đó có Bác Sĩ Serge Voronoff, người đầu tiên trở nên nổi tiếng ghép tinh hoàn khỉ cho người. Năm 1920 Voronoff chứng minh kỹ thuật của ông tại một bệnh viện ở Chicago trước sự chứng kiến của một số đồng nghiệp.

        Năm 1922, Brinkley đã đến Los Angeles theo lời mời của Harry Chandler, chủ nhiệm của tờ Los Angeles Times. Chandler thách thức Brinkley hãy cấy ghép tinh hoàn dê cho một trong những biên tập viên của tờ báo. Chandler tuyên bố nếu cuộc giải phẫu thành công, ông sẽ tuyên dương Brinkley là “bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất ở Mỹ”. Và nếu cuộc giải phẫu thất bại, ông sẽ xem mình như là thứ đồ chết tiệt.

        Tiểu bang California không công nhận giấy phép hành nghề Bác Sĩ của Brinkley (do Trường Đại Học Y Khoa Chiết Trung Kansas chuẩn cấp), nhưng Chandler đã khéo léo chạy chọt được cái giấy phép hành nghề tạm có hiệu lực trong 30 ngày cho Brinkley. Cuộc giải phẫu được đánh giá là một thành công, và Brinkley đã nhận được sự chú ý như đã hứa qua một bài báo của Chandler. Điều này khiến cho Brinkley có thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có một số ngôi sao điện ảnh Hollywood.

        Brinkley rất muốn dời phòng mạch về vùng Los Angeles vì bệnh nhân toàn thuộc hạng giàu có tiếng tăm. Nhưng hy vọng của Brinkley đã tiêu tan khi Ủy Ban Y Tế California thẳng thừng từ chối cấp cho ông giấy phép vĩnh viễn hành nghề y vì tìm thấy sơ yếu lý lịch của ông “đầy dẫy những dối trá và sai biệt”. Brinkley trở lại Kansas không hề nản chí và bắt đầu mở rộng phòng mạch của ông tại Milford.

        Chuyện gì đến sẽ đến. Sau đó, do tham việc – hay đúng hơn là tham tiền và danh vọng-, Brinkley bận rộn hơn, căng thẳng hơn, gấp gáp cẩu thả hơn, phải dựa vào men rượu. May mắn không thể đến mãi cho một bác sĩ không có học khoa giải phẫu đàng hoàng như Brinkley, một số vụ nhiễm trùng và cơ thể con người nhất định từ chối không chịu nhận tuyến sinh dục lạ đã xảy ra đưa đến cái chết của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1941, Brinkley đã bị kiện hơn một chục lần vì giải phẫu sai quấy làm chết bệnh nhân. Brinkley bị tước bằng hành nghề bác sĩ, nhảy qua kinh doanh trong vài lãnh vực khác, trong đó làm đài phát thanh, bị xử thua trong nhiều vụ kiện và thân bại danh liệt.

        Ông tuyên bố phá sản vào năm 1941. Ngày 26 tháng 5 năm 1942, Brinkley ngã ra chết vì biến chứng nghẽn mạch máu trong lúc những vụ kiện còn chờ đưa ra xét xử. Trong gần 57 năm của cuộc đời, Brinkley đã đạt được sự giàu có, quyền lực, và danh vọng. Tuy nhiên, điều mà ông mong mỏi nhất là sự kính trọng lại lảng tránh ông đến cùng. Cho dù ông thực sự tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp chữa trị bệnh bất lực một cách quái gỡ đi ngược lại với quy luật của Hiệp Hội Y Học Hoa Kỳ (AMA), người đời sau thường nghĩ đến ông như là một lang băm điên rồ không hơn không kém.

        Kể từ khi Brinkley chết rồi cho đến nay không còn bác sĩ nào dám cấy dái dê cho người nữa. Những ai muốn tăng cường khả năng tình dục đành trở về với các món ăn lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê hấp cách thủy, gan dê hầm, tiết canh dê, dê con quay, rượu tiết dê, dê nấu rựa mận, xáo măng, sườn dê nướng, ngọc dương hầm thuốc Bắc, chân móng dê hầm thuốc, tái dê, dê tiềm thuốc Bắc… Nếu sợ ăn thịt dê nhiều lâu ngày cũng sẽ hôi như dê thì bạn chịu khó xin toa bác sĩ mua các loại thuốc trợ dương Viagra, Levitra, Cialis, Soma, Propecia, Acomplia, Xenical xài đỡ nhé.

        Chúc bạn một năm Ất Mùi thật sung!

        Phan Hạnh


        Comment


        • #5
          Máu Dê – Trần Văn Giang


          Ai cũng biết rồi. “Dê” là một động vật mà con đực rất mạnh giỏi trong công việc “giao hợp” với Dê cái… Thường thường, một chuồng nuôi Dê có 10 Dê cái chỉ cần một anh Dê đực là đủ phục vụ ngày đêm rất tươm tất; không có Dê cái nào than van thiếu thốn, hay đòi hỏi thêm cái gì cả. Dê chẳng cần dùng đến “Minh Mạng hoàng đế thang”; phải nấu sắc củi lửa rất lỉnh kỉnh. Dê (đực), qua thành tích luôn luôn vượt chỉ tiêu và được công nhận khắp nơi như vậy, trở thành biểu tượng của tình dục. Có lẽ vì thế mà hai chữ “Máu Dê” phát xuất từ đó (!)

          Tính “Dê” (không phải con Dê) không hẳn là chuyện xấu. Dê là bản năng tự nhiên của con người. Không có gì lạ. Nếu không Dê, không đề xướng được, không chuyển đạt được một sự ưa chuộng, ham muốn, tình cảm, lưu luyến của mình đến một người khác giới tính với mình thì sống cũng như chết mà biết thở thôi: Không có hôn nhân, không có sinh sản, nhân loại có lẽ đi đến tuyệt chủng cũng chẳng mấy chốc.

          Các nhà tâm lý học còn cho là Dê là nền tảng của văn minh nhân loại mà chúng ta đang sống. Họ lý luận rằng con người vì có bộ óc lớn (so với trong lượng cơ thể) cho nên sự thông minh, và khả năng linh động uyển chuyển của ngôn ngữ qua mặt tất cả muôn thú vể phương diện “Dê gái (?)” Con Công mặc dù có sẵn cái đuôi đẹp, đầy mầu sắc lộng lẫy thì cũng chỉ biết xòe cho rộng ra rồi kêu “ục ục” vài tiếng nghe rất nản; rồi đi qua đi lại lờn vờn trước mặt con Công cái là hết chiêu! Đứng trước mặt gái đẹp mà chỉ biết dương cờ ra rồi kêu “ục ục” thì dễ bị phạng guốc bể trán.

          Dê không hẳn là xấu nếu biết cách Dê theo “quy trình:” Dê vào lúc nào, Dê ai và Dê trong hoàn cảnh nào! Các anh thường chỉ thả Dê theo bản năng: nói (lạng quạng) và hành động (quờ quạng) chỉ làm mất lòng thay vì được lòng người đẹp mình chiếu cố; đôi khi Dê còn ăn nhằm cỏ độc xùi bọt mép…

          Không phải vì các anh này đần độn hay ngớ ngẩn, chỉ vì quá lệ thuộc vào bản năng, có nghĩa là mỗi khi nhìn người đẹp là thấy có bóng dáng cái giường ở phía sau lưng cô nàng. Đôi khi, nhiều anh chàng còn có thói quen rơi vào hoàn cảnh hiểu nhầm rất đáng tiếc: Người đẹp chỉ có ý thân thiện chứ không (chưa) phải là đã có dấu hiệu yêu mến hay thương yêu gì mình cả. Những anh chàng loại thiếu bản lĩnh này làm cho “Dê” trở thành một động từ có nghĩa xấu; cử chỉ và ngôn ngữ ngờ nghệch làm cho đối tượng gài số de ngay từ phút đầu; làm mất cả các cơ hội để Dê thiệt tình trong các lần gặp sắp tới…. Phải nên biết về vấn đề nhận định hoàn cảnh giao tế xã hội, ngoại trừ vài con nhạn cái là đà còn mơ ngủ, phần lớn phụ nữ tinh tường và mạch lạc hơn đàn ông. Họ chỉ quan sát cử chỉ của các anh là có thể đọc ra ngay các ý định gian ác của các anh… Đừng tưởng bở!

          Hủ tục “tảo hôn” chỉ còn đọc thấy trong sách sử. Ngày nay, “Dê” còn là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn người phối ngẫu. Dê để có ý định xây dựng lâu dài khác với Dê cho vui qua ngày qua tháng. Thành ra có vấn đề phải lựa chọn đối tượng để Dê chứ không bạ đâu Dê đó có ngày mang đầu máu, tiền mất tật mang…

          Muốn Dê cho có kết quả, ngọai trừ vài trường hợp ngoại lệ – không cần phải ra sức Dê nhiều mà vẫn có bồ đẹp/vợ đẹp, giỏi dang – người viết đề nghị phe ta nên chú ý hai việc căn bản:

          – Đối tượng đại khái phải ở cùng tần số với mình:

          Tôn tử đã nói “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” cũng không qua cái quy luật số 1 này… Chưa học hết lớp ba trường làng, đến tuổi cần lấy vợ rồi mà vẫn còn làm lương tối thiểu thì không thể mơ lấy được vợ tốt nghiệp bác sĩ, đoạt giải hoa hậu áo dài áo cụt, làm người mẫu đồ lót… Cứ nhắm cái đám đông phụ nữ cũng làm lương tối thiểu mà Dê thì ăn chắc. Nên biết, có nhiều cô dù làm lương tối thiểu nhưng vẫn có nhan sắc mặn mà, tài quán xuyến gia đình như thường… Ngoài ra, phụ nữ vẫn thường muốn người phối ngẫu dáng dấp cao ráo, học giỏi thông minh, ăn nói hoạt bát hơn mình, thành ra Dê những đối tượng ở tần số thấp hơn mình dù gì cũng “làm việc” đỡ vất vả hơn.

          – Không tiếp tục Dê nếu đối tượng (có ý) tỏ ra không màng gì đến mình:

          Tục ngữ dân gian nói là “nhất lì, nhì đẹp trai.” Thời buổi này, cái gì cũng phải làm cho mau lẹ mới ăn tiền: Drive through, Fast foods, Fast Cars, Fash Check-out, Fast Check-in, Fast lane… bởi vì thời giờ là tiền bạc. Ngoại trừ xấu trai mà có thật nhiều tiền, còn lại, đại đa số lá bài “Lì” chỉ làm phí thời giờ vô ích chẳng đi đến đâu cả. Thấy đối tượng không quan tâm một vài nghĩa cử đẹp của mình thì tốt nhất tìm xem có cái cửa “Exit” ở gần đó để rút êm. Muốn nán lại chút đỉnh để cầu may thì phải thay thế “Lì” bằng “Tự tin” và “có duyên” thì may ra thay được thế cờ. “Tự tin” thì có thể rèn luyện được chứ “có duyên” phải nhờ vào bản chất tự nhiên của mình; không học hay mua món này ở đâu được. Cũng nên để ý là dò thấy đối tượng ở cùng tần số rồi mà không thấy đối tượng tỏ sự thân mật, thì phải xem lại mấy cái “điều kiện ắt có và đủ” mà đương sự đã chính thức hay bán chính liệt kê đâu đó để thi hành, thử lại.

          Dê không phải là tự khoe khoang những cái hay cái tốt mình đang có để gây sự chú ý. Mình phải kín đáo làm thế nào để những cái tốt của mình được đối tượng biết đến một cách gián tiếp; từ cô bạn của đối tượng chẳng hạn. Khi giáp mặt đối tượng, có hai vấn đề gây sự chú ý mau chóng là “Lời nói” và “vóc dáng cử chỉ” – Tôi tạm gọi “vóc dáng cử chỉ” là “phong cách” – “Lời nói” phát ra từ miệng; còn “phong cách” biểu hiện từ thân thể. Các nhà tâm lý cho biết khi hai người gặp nhau lần đầu tiên, phái nữ bị lôi cuốn bởi phong cách đến 55%; chỉ có 38% là từ cách nói chuyện; sau cùng chỉ có 7% để ý đến các trự đang nói cái gì… Nói cách khác, ở giây phút gặp gỡ đầu tiên phái nữ để ý đến phong cách nhiều hơn là lời nói.

          Để Dê cho hữu hiệu, không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng khác nằm trong “tiểu mục” phong cách (Non-verbal / Body language) là con mắt, là cách nhìn. Ánh mắt chất chứa tình cảm và sự diễn đạt. Một cái nhìn đắm đuối (không nên dài hơn một phút đồng hồ) tỏ một tình cảm sâu xa. Có nhiều con dế mèn lạnh cẳng tránh nhìn thẳng vào mắt đối tượng của mình mà chỉ tìm cách nhìn len lén. Uh! “Nhìn” là con dao hai lưỡi bởi vì nhìn lâu hơn hai phút thì lại có vẻ “đầy đe dọa?!” Làm đối tượng sợ! Nếu đối tượng bị Dê tránh cái nhìn của mình – nhìn đi chỗ khác chẳng hạn – thì tạm thời xem đó như dấu hiệu của sự từ chối. Tôi nói “tạm thời” bởi vì có thể đối tượng lúc đầu còn giữ vẻ e dè, thẹn thùng. Mình có thể thử (nhìn) lại trong một cơ hội khác cho rõ hiện trường hơn.

          Oái oăm ở chỗ lần đầu lấy được cảm tình của đối tượng phần lớn nhờ phong cách (còn nhớ 55%?) nhưng muốn cho chuyện Dê hoàn toàn thành công trên đường dài (long run) phải nhờ đến lời nói (good conversation). Ăn nói trôi chảy, mạch lạc và duyên dáng thì ăn chắc như bắp. Người thông minh, có kiến thức, thành công trên trường đời thường không có trở ngại gì trong việc ăn nói. Nếu đối tượng đáp lại lời nói của mình bằng những câu dài, chứ không trả lời cộc lốc nhát gừng, thì mình hiểu là Dê đã có kết quả sơ khởi!

          Với nhiều thành kiến có ý châm biếm, “Máu Dê” còn được dùng để gán cho hình tượng của sự dâm đãng và thô tục; để chỉ những người đàn ông hay gạ gẫm, lường gạt phụ nữ nhẹ dạ loại con nai vàng ngơ ngác; để chỉ những người không kìm hãm được được sự ham muốn chinh phục người khác giới. Các tên gọi trong dân gian như Dê cụ, Dê xồm là những biểu tượng xấu từ con Dê. Kẻ dâm đãng thấy đàn bà là ngồi không yên, nói be be; hay quờ quạng, nắm níu không xin phép trước; Máu Dê loại này còn được dân gian gọi là “Máu 35” (vì số 35 trong số đề sổ số mang hình con Dê). Chữ “Ba mươi lăm” (“35”) là một đặc trù văn hóa thuần túy Việt Nam. Chỉ Việt Nam mới có và dùng con số độc đáo này trong ngôn ngữ giao tế.

          Về phần mấy anh chàng “35” thì họ lại nói ngược lại:

          “Dê” (máu xấu) cũng một phần do chị em phụ nữ khiêu khích chứ bộ! Bây giờ phụ nữ ăn mặc táo bạo, khiêu gợi quá: Những chỗ “nóng” đều phô ra để khoe hàng cho bằng được.

          Mà thiệt! Chẳng riêng gì ca sỡi, người mẫu mới khoe háng (typo?) Mà cả các cô gái choai choai mới lớn hàng họ còn rất khiêm nhường cũng ráng khoe. Rồi đến mấy bà đã có gia đình, thậm chí đứng tuổi xồn xồn sắp đủ điều kiện vào viện dưỡng lão cũng bon chen bày hàng họ ra khoe tứ tung thiên địa. Hàng bé thì đi bơm, thổi, độn, chích to to lên. Hàng “quá đát” thì nâng cấp lại cho mướt hơn. Cứ miễn sao hàng họ đập vào mắt thiên hạ cho thật sexy. Đàn ông có sẵn “Máu Dê” nhìn chịu sao thấu? Mà lỡ có giả vờ không nhìn thì bị nói móc là “có mắt như mù?” hay bị chê là “gay,” “cù lần bỏ mẹ !” mới chết. Miễn được mấy anh “Máu Dê” nhìn thấy sexy, thèm chảy nước miếng là ăn tiền.

          Máu Dê sàm sở chút đỉnh còn có thể được bỏ qua; chớ “Dê quá tải” thì có thể bị phụ nữ bạt tai; tệ hơn là vô phước bị anh kép hay anh chồng nóng tính lụi sảng một vài dao thì có đường húp cháo cũng phải vài tuần… Tôi có một anh bạn đồng nghiệp người Mễ về thăm nhà bên đất Mễ. Anh ta đi dự một “party” nhẩy đầm. Vì có ít đô la trong túi, anh ta được một em Mễ nóng bỏng ôm sát nhẩy rất tình tứ . Anh ta không để ý là em “muchacha” này có anh chồng loại băng đảng cũng tham gia buổi tiệc nhẩy đầm này. Anh bạn bị anh chồng ghen phập cho vài dao trên lưng, cổ phải vào nằm nhà thương trên đất Mễ hết vài tuần lễ. Khi trở lại Mỹ suýt mất việc vì vắng mặt lâu quá.

          Phải cẩn thận. Một khi anh nào đó lỡ bị gắn cho cái nhãn “35” thì kể như con đường tình ái bị chết dí trong ngõ hẹp. Nghe tới tên chàng “35” là phụ nữ chạy dạt như gián bò thục mạng trong bếp tối khi bị bật đèn sáng bất thình lình… Làm sao còn có cơ hội để thả Dê nữa nè trời!!

          Tóm lại, dù có nói tới nói lui, phải công nhận Dê là cả một nghệ thuật và người có máu Dê phải là một “nghệ sỡi ưu tú.” Đã bỏ công ra Dê thì phải Dê gái đẹp; chứ Dê gái xấu (“đẹp xấu còn tùy người đối diện?) mần chi cho uổng đạn… Đàn ông không có máu Dê bị coi là đàn ông bất bình thường; Không có “Máu Dê” thì không có “đêm tân hôn.” Nhưng mà “Dê xồm” thì lại hỏng hết mọi chuyện: không bị đánh bể mặt thì cũng có ngày vô ấp nằm bóc vài cuốn lịch.

          “Khôn cũng chết. Dại thì chết là chuyện dễ hiểu. Chỉ có Biết là sống.”

          Trần Văn Giang

          ---

          TỰ TRUYỆN CỦA MỘT ANH DÊ – Dương Ngọc Mùi


          (Ký Giả Hạng Bét nghe kể và viết lại bảo đảm xạo từ đầu đến cuối)

          Tôi tên là Mùi, tên gọi thân mật (?) là dê. Đời của tôi nói riêng và loài dê nói chung không có được lúc nào vui như nhiều người có thể đã nghĩ rất sai lầm về chúng tôi.

          Thí dụ biết bao nhiêu người cứ mở miệng ra là ước ao sao được như anh ngựa và bọn dê chúng tôi, rồi quay ra “cám cảnh” cho anh khỉ: “Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi, riêng tôi lặng lẽ ngậm ngùi tuổi Thân.”

          Cứ nhìn hai anh ngựa và khỉ rồi nhìn chúng tôi là thấy ngay những ước ao của họ đều chẳng có được mảy may sự thật nào. Anh ngựa, và luôn cả chị ngựa lúc nào cũng tung tăng, nhóng nhảnh, cái đầu cất cao, cái bờm bay tung trong gió, cái đuôi cong lên, bốn vó lộp cộp rộn ràng vui vẻ. Họ được mô tả là đĩ ngựa, vui biết là bao. Nhưng có ai gọi chúng tôi là đĩ dê bao giờ không? Không bao giờ. Còn anh khỉ cũng vậy. Mấy trò của anh khỉ bao giờ cũng được nhắc đến bằng đầy vẻ thương mến. Nào là “Đồ khỉ nà…Sao cứ làm trò khỉ hoài vầy nè…” Trách mà trách yêu chứ có trách thật như nói về chúng tôi đâu. Chúng tôi thì bị chê là… dê. Hết dê cụ rồi lại còn dê xồm nữa chứ. “Đó… lại thả dê rồi nhá… đồ dê… đồ máu dê…” Thực ra thì chúng tôi cũng không… dê bao nhiêu. Thế gian thường tình, chúng tôi cũng chỉ tối đa là mấy chị dê chứ có làm gì khác… người đâu thế mà bị gọi ngay là … dê. Chuyện đèo bòng như thế thì cũng thế gian thường tình, bọn người cũng làm mấy cái chuyện đó đều đều chứ phải đâu chỉ có chúng tôi mới… dê. Giá như anh vua Tề Tuyên Vương công khai thú nhận rằng anh ta mê gái (quả nhân hữu tật, quả nhân đa dâm) thì có gọi anh là người có máu dê đã đành. Đằng này tự nhiên bọn dê chúng tôi mang cái tiếng không đẹp đó vì loài người có cái trò chơi rất xấu là hễ cái gì không đẹp là chúng nó đổ cho chúng tôi liền.

          Cũng như mấy cái phim toàn chuyện (người) chúng nó với nhau, thì chúng nó gọi là phim con heo. Xem kỹ nào có thấy anh heo hay chị heo nào đâu. Chỉ toàn chúng nó… kiểu cọ (?) với nhau không thôi. Hay chúng nó lộn xộn với nhau là bị gọi là ngựa, là ngựa bà, là đĩ ngựa, là ngựa trời…

          Cái (?) của chúng tôi thì cũng bình thường thôi, vậy mà bọn người ví nó với quả cà ông giặc và gọi nó là cà dế dai. Những quả cà ấy có gì độc ác đâu mà gọi nó là cà ông giặc? Bọn dê chúng tôi đã tìm cách vận động để loài người bỏ hẳn cái cách ăn nói đó đi nhưng vẫn chưa ăn thua gì. Loài người dòm ngó cái dụng cụ ấy của chúng tôi rồi làm khổ chúng tôi cũng vì cái ấy.

          Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Quả thực của (?) chúng tôi cũng có “hoành tráng” thật. Về thân xác, chúng tôi thì thua bọn người rất nhiều. Chúng tôi nhiều lắm, to xác lắm thì cũng nặng chỉ khoảng 30 đến 40 kí lô là cùng. Trong khi giống người thì leo lên cân là kim chỉ 70 hay 80 kí lô là chuyện thường. Nhưng đồ nghề của chúng tôi trông ác liệt hơn của bọn người nhiều. Chúng nó thấy của chúng tôi thì thèm phát điên phát khùng lên. Thế là áp dụng lối suy nghĩ ăn gì bổ… nấy, chúng nó cứ lôi … cà ông giặc của chúng tôi lôi ra mà ăn nhậu với nhau. Nhưng chẳng lẽ gọi món đó là món dái chúng tôi, bọn người gọi trại ra thành món dê ông thầy cho lịch sự. Tội nghiệp mấy ông thầy giáo. Tự nhiên mấy ổng bị lôi vào vòng chiến chỉ vì người ta ăn cái… của ấy của chúng tôi rồi giả bộ mắc cở và lịch sự nên gọi nó là món (dê) ông thầy.

          Không phải chỉ ở Việt Nam người ta mới mê món dê ông thầy, mà ở nhiều nước khác trên thế giới cũng vậy. Người ta đớp của mấy anh bò, mấy anh ngựa, mấy anh cừu… Nhưng ngon nhất và được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là… của chúng tôi. Có thể là vì chúng tôi trông lồ lộ quá chăng? Trong khi của mấy anh cừu đâu có thua gì của chúng tôi, nhưng vì các anh giỏi che đậy (bọn cừu luôn luôn cụp đuôi xuống) nên khó trong thấy. Vì thế, các anh không bị dòm ngó và thèm muốn một cách thầm kín và công khai như của chúng tôi. Cả mấy anh ngựa cũng vậy. Của các anh ấy oai hùng hơn của dê nhiều. Sài Gòn có cả trăm cây Dái Ngựa đang bị chặt đi để lấy chỗ xây đường xe điện ngầm. Bọn Ăng lê cũng nhìn ra điều đó nên mới có thành ngữ “to be hung like a horse” chứ có ai nói “hung like a goat” đâu.

          Thời xưa người ta còn dùng những cái roi gọi là roi cặc bò để hành hạ nhau như những tên cặp rằn trong những đồn điền cao su chẳng hạn. Nhưng chỉ có của chúng tôi là bị bọn người cắt ra ăn với nhau mà thôi.

          Bọn người rất kỳ lạ. Khi cáu giận bực tức nhau, lăng mạ nhau, chúng nó mời nhau ăn mấy thứ (?) của chúng nó (?). Nào là con c… của ông này, cái gì gì của bà này… đem về mà xào nấu lên ăn với nhau. Mời nhau ăn những thứ của chúng nó thì chúng nó điên lên giết nhau được. Nghĩa là chúng nó kiêng không ăn của chúng nó, nhưng chúng nó rất thích đi đớp của chúng tôi không à. Thí dụ của mấy anh bò thì ngẩu pín, chúng nó cũng đớp của mấy anh heo, mấy anh ngựa. Và đặc biệt là của chúng tôi mà bọn người gọi tôn lên là ngọc dương. Chúng nó cứ thế mà xào nấu lên, chấm mắm ruốc… Ăn xong thì về nhà làm khổ vợ, rồi chờ (một cách tuyệt vọng) được vợ… khen (?) mới là vớ vẩn. Mà nếu có khen là khen chúng tôi đấy chứ ai khen gì mấy thằng đàn ông ấy. Cho nên cà ông giặc, cà dê thì cũng chẳng ăn thua gì cả. Cắt ra ăn thì cũng có khác gì món đậu hũ chiên đâu. Thế mà chúng nó vẫn rủ nhau đi ăn cái của chúng tôi trong khi bảo chúng nó ăn của chúng nó thì chúng nó dẫy nhẩy lên đùng đùng thì có lạ không cơ chứ. Cha mẹ đẻ ra nuôi cho lớn tưởng ăn cái gì ngon lành cho khôn, cho mở mang thêm chút đầu óc thành đỉnh cao trí tuệ loài người, ai ngờ cứ kiếm cái ấy của chúng tôi mà ăn. Lêu lêu mắc cở hết sức.

          Thực ra không chỉ người Việt Nam mới thích món dê ông thầy của chúng tôi, mà nhiều dân tộc khác cũng rất yêu quí món hàng độc này. Từ các nước Ả Rập cho đến các xứ văn minh ở Bắc Âu, người ta đều chết mê chết mệt với món cà ông giặc của chúng tôi.

          Từ bé tôi đã bị không biết bao nhiêu là tủi nhục mà tôi tin là không một đứa bé nào nên bị bắt gánh chịu. Vừa đến tuổi đi học, được cho đến trường kiếm vài ba chữ thì tôi phải bỏ ngang. Trong những bức tranh dân gian của làng Đông Hồ mà ai cũng yêu quý thì bọn cóc cũng được cho đến trường, có cả thầy đồ cóc ngồi dậy học. Ông thầy không bị mang xào nấu, tiềm thuốc Bắc ăn nhậu cho cải thiện sinh hoạt giường ngủ như những quả cà ông giặc của bọn dê chúng tôi. Luôn cả bọn mèo cũng có đứa làm ông thầy dậy học có sao đâu. Rồi cả bọn cọp cũng có đứa làm thầy dậy học, luôn cả lũ ếch nhái cũng có lớp học như những bức tranh in trên giấy gió mà các nghệ sĩ làng Đông Hồ ghi lại. Nhưng chúng tôi, vừa được dắt đến trường, thay vì hát bài “A, B, C … dắt dê đi học” để khuyến khích việc học của chúng tôi thì bọn trẻ con rượt theo lũ dê con chúng tôi rồi hét vào tai chúng tôi rằng “A, B, C… dắt dê đi ỉa“ thì chúng tôi vãi ra mấy cục … thuốc tễ cho chúng nó nhặt về ăn với nhau cho “trẻ khỏe và… dê” chứ. Chúng tôi bỏ không thèm học nữa. Cần thì mua bằng giả bán đầy đường tại Việt Nam mà xài cũng có sao đâu. Lớ ngớ có khi mả bố táng đúng vào cái cầu tiêu, nơi tụ của, nhờ đó mà leo lên chức thủ tướng như thằng Ba Ếch không chừng. Đến nay, chuyện đi học của chúng tôi chỉ còn chút hoài niệm mơ hồ còn sót lại trong bài đồng dao này:

          Dung dăng dung dẻ

          dắt trẻ đi chơi

          đến ngõ nhà trời

          lạy cậu lạy mợ

          cho cháu về quê

          cho dê đi học

          cho cóc ở nhà

          cho gà bới bếp

          ngồi xệp xuống đây…

          Mà tội chúng tôi thật. Vừa mọc nhú lên tí sừng cho oai một chút là bị chọc “Ê con dê mọc sừng” ngay. Rồi cái bà nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng không tha chúng tôi, làm thơ, làm phú lôi cũng phải luôn cả chúng tôi vào cho đứng cạnh mấy con ong để giễu chúng tôi: Ong non ngứa nọc châm hoa rữa / dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. Mọc bộ sừng cho vui cũng bị giễu. Bị tặng, cắm cặp sừng cho oai như chúng tôi thì ngồi mà khóc. Có mở hai mắt còn chưa ăn thua gì lại bịt mắt đòi bắt dê thì làm ăn thế nào! Có ngọc dương tiềm đủ thứ cũng bằng thừa.

          Tôi có anh dê bạn bị cắt mất ông thầy trông tội nghiệp lắm. Ông thầy của bạn tôi bị cắt xong chúng nó khâu cái túi lại trông quê vô cùng (hàm răng tuy có, hàm răng rụng / túi đạn dẫu còn, túi đạn không). Chúng nó xào nấu ăn uống với nhau hình như vẫn không làm nên cơm cháo gì nên thỉnh thoảng thấy bạn tôi đi qua, mấy thằng đàn ông từng ăn nhậu ông thầy của anh ấy lại cay cú oán trách bạn tôi đến điều. Chắc vì mấy con mụ vợ chê ỏng, chê eo, chúng nó bèn đổ cho anh bạn tôi không ăn cỏ tốt nên ông thầy của anh chẳng giúp được gì. Chúng nó thật vô ơn bạc nghĩa: đã đớp ông thầy của anh ấy lại còn chê trách bạn tôi. Có thể đó chỉ là ông thầy nên không khá. May ra tìm cái… “giáo sư tiến sĩ” ngồi đầy trên tivi mang về xào lăn lộn thì làm được việc chăng.

          Tội nghiệp ông thầy của anh dê bạn tôi. Chỉ vì bỏ học sớm đi theo cách mạng, không chịu tự xưng giáo sư tiến sĩ, nên tiềm thuốc Bắc vẫn như không vậy.

          Một anh bạn khác của tôi thì còn xấu số hơn anh kia nhiều. Anh bị chúng nó làm thịt để nấu cà ri, lẩu và tiết canh. Món ông thầy dĩ nhiên không thể bỏ qua. Nhưng cách chúng nó giết anh bạn tôi mới là hãi hùng. Không biết cái đứa ác ôn nào nghĩ ra cách giết chúng tôi dã man như vậy. Chúng nó tin là cột anh dê bạn này vào gốc cây rồi đánh cho anh chạy vòng vòng ở trong sân cho mệt lè lưỡi, cho kêu be be ầm lên, toát mồ hôi ra thì thịt mới hết mùi dê có ngu không hở Giời! Thịt dê mà không có mùi ngọc dương tức là mùi dế dai thì ăn dê làm gì!

          Bây giờ nói qua một chút về gia đình, dòng họ của tôi. Hồi xưa gia đình tôi cũng từng có một ông cụ làm việc trong cung vua rồi đấy chứ. Cụ được các cung phi yêu quý lắm vì nhờ cụ mà các nàng khỏi phải vò võ một mình “trải vách quế gió vàng hiu hắt” mỏi mòn chờ vua đến ban chút ơn mưa móc (?). Nguyên là cụ chúng tôi tối tối kéo xe cho vua đi thăm các nàng. Muốn được xe do cụ tôi kéo ghé thăm, các nàng rắc lá dâu trước cửa phòng. Cụ chúng tôi thấy cửa phòng nào lá dâu ngon, có dressing Italian hay Blue Xheese, Ranch thì dừng lại ăn, thế là vua ghé vào thăm (?) nàng cung phi ấy. Cụ chúng tôi được các bà quý lắm, cho ăn đủ thứ của ngon vật lạ nên cụ béo tốt phương phi cho đến lúc chết. Chuyện như thế ít khi xẩy ra lắm, thuộc loại “cổ lai hy” đấy. Chứ thường ra thì lại thành lẩu dê từ lâu rồi chứ làm gì có chuyện sống lâu được như thế.

          Mấy cụ khác thì có lần còn giúp cho ông Tô Vũ có bầu có bạn trong suốt mấy năm ông ta bị bọn Hung Nô cầm tù, nói láo với vua nhà Hán của ông rằng ông đã chết. Mãi tới khi một anh ngỗng trời đem bức thư ông Tô Vũ viết cho vua, vua Hán đưa cho vua Hung Nô xem, lúc ấy nó mới nhận là ông (Tô Vũ) còn sống. Thế là ông được thả về nước. Bức tranh “Tô Vũ Mục Dương” Tô Vũ chăn dê đến nay vẫn được coi là một tuyệt tác hội họa. Ông Tô Vũ thoát cảnh lưu đầy, về nhà liền viết bài “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” đến nay vẫn còn được yêu quý, ca sĩ nào cũng lôi ra hát. Các cụ trong đàn dê như thế đã giúp cho âm nhạc một tuyệt tác là như thế. Chỉ phải mỗi tội cụ Tô Vũ sau mấy năm chăn dê đã quên vài ba phép nịnh đầm tối thiểu nên người em bé bỏng đến thăm cụ trong chiều mưa đến lúc về thì cụ Tô Vũ mặc kệ em bé ra về một mình dưới trời mưa buốt giá, chẳng chịu gọi cái taxi đưa em về dưới mưa gì hết trơn hết trọi…

          Một cụ khác của bọn dê chúng tôi thì oai hơn, sang Hy Lạp rồi biến thành thần thoại. Đó là ông Pan đi bằng hai chân sau, có sừng, thổi kèn rất hay.

          Đồng bào thượng của chúng tôi thì có mấy anh sơn dương trông cũng được lắm. Sừng siếc trông đến nơi đến chốn, leo trèo số một, chỉ “toàn chọn lối đoạn trường mà đi”. Bình nguyên không chịu ở, cứ lên núi mà ở với nhau. Không biết có phải ông tổ dê chúng tôi chia tay với cụ dê tổ bà, dẫn 50 anh lên núi, dẫn 50 chúng tôi xuống đồng bằng không mà chọn núi non mà ở chăng?

          Chúng tôi, tuy vậy vẫn có một vài chi tiết còn giống nhau. Đó là các em dê cái nhà chúng tôi cũng có râu như bọn dê đực cho nên bọn dê chúng tôi có “nghì” hơn bọn người nhiều: “dê cái không râu bất nghì, không có cái vú lấy gì cho… vui.” Các em có vú với hai cái đầu tí, không như mấy chị bò có tới 4 cái hay mấy chị heo có cả 8 đầu dzú trông thô tục vô cùng. Các chị dê cho bọn người uống sữa ké, uống không hết chúng nó làm phó mát dê ngon đáo để như ở Hy Lạp.

          Nhưng bọn người vẫn đối xử với chúng tôi rất tệ. Chúng làm gì sai quấy thì đổ hết cho chúng tôi nên mới có thành ngữ dê tế thần là vậy. Bọn Hồi Giáo Ả Rập giết chúng tôi còn dã man hơn nhiều. Chúng nó treo ngược chúng tôi lên rồi cắt cổ cho máu chẩy cho hết ra ngoài rồi chúng nó mới ăn. Đó là cách giết thịt kiểu “Halal” nhà chúng nó.

          Hôm nay viết lại chuyện đời, tôi hết sức thành thật còn thẳng hơn cả ruột ngựa mặc dầu ruột dê của chúng tôi (dương trường) thì quanh co vô cùng.

          Có người hỏi tôi rằng ở bàn nhậu, ai cũng tiết canh dê, cũng thịt dê, lẩu dê, cà ri dê thì làm sao né mấy thứ đó mà không mất lòng bạn ở bàn nhậu. Có một cách né mà không ai nỡ giận mà còn thông cảm ngay. Cứ nói tôi không thích có thêm máu dê trong người và lại càng không thích ăn thịt… đồng loại. Cam đoan không bị bắt làm dê tế thần buộc ăn dê ông thầy và tiết canh dê nữa.

          Chúc quÝ vị một năm thật dê thoải mái.



          --

          Tôi nuôi Dê - Phan Hạnh




          Cái nghiệp nuôi dê đến với tôi chỉ do một sự tình cờ. Sau một cơn mưa bão nọ, đùng một cái bỗng đâu có một con dê đi lạc vào khu nông trại mới mua của vợ chồng tôi ở Breslau gần thành phố Kitchener như thể trên trời rớt xuống. Đúng là của trời cho.

          Vậy là chúng tôi giữ nó nuôi chơi. Trước đó, tôi – một thằng dân tị nạn – có hiểu biết tí gì về chăn nuôi đâu, dù chỉ là một con gà. Cho nên, thấy nó có sừng, tôi cứ tưởng nó là dê đực. Tới chừng quan sát nó kỹ hơn một chút, nhất là nhìn nó từ đàng sau khi nó đi, tôi chẳng thấy có cái gì toòng teng “lắc lư con tàu đi” cả. Cái chỗ hai túi dết súng đạn trống không. “Vậy thì nó đúng là một nàng rồi”, tôi đơn giản nghĩ. Thế là vợ tôi đặt cho nó cái tên là Đẹp, vì trông nó cũng dễ thương.

          Chúng tôi nuôi nó được một năm hoặc lâu hơn chút xíu thì trước lễ Mother’s Day (Ngày Mẹ Hiền) vài bữa, bỗng dưng một ông bạn, người Canada làm chung hãng đã lâu đời trước tôi và sắp về hưu, hỏi tôi có muốn một con dê đực không thì ổng cho như là một món quà.

          (Chẳng là trong lúc giao thiệp giữa bạn đồng nghiệp với nhau, tôi có kể cho ổng nghe chuyện một con dê cái đi lạc vào đất vườn nhà tôi. Tôi còn nhớ ổng gọi đó là một “godsend”).

          Tôi trố mắt ngạc nhiên. Dường như ổng đoán được ý tôi nên nói: “Cho không! Không bán!” Ngon ơ vậy đó! Chu mẹc ơi, có ai ngờ tự dưng tôi có một cặp dê để nuôi mà không tốn một đồng xu cắc bạc nào. Biết đâu nếu tôi khéo léo và trời thương, sau này tôi sẽ có được một tài sản là một đàn dê và tất cả mọi thứ đều miễn phí!

          Thế là tôi hăm hở xách chiếc xe hơi Volkswagen cà tàng loại sang số tay của tôi đi đón nó về. Tôi đặt nó đứng hai chân sau dưới sàn xe, hai chân trước trên nệm ghế hành khách. Tôi phải vừa bẻ lái xe và sang số bằng tay trái và đầu gối, vừa giữ kềm sừng nó bằng tay mặt.

          Như bạn biết, Ngày Mẹ Hiền rơi vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của Tháng Năm lúc thời tiết Canada còn lạnh cho nên tôi đóng kín các cửa kính xe. Đến khi chiếc xe đang chạy trên con đường quê chưa tráng nhựa gập ghềnh bận về, tôi thực sự không rảnh tay để mà quay hé cửa kính xe xuống. Chắc bạn biết mục đích để làm gì rồi. Trong chiếc xe bít bùng kín hơi, mùi của con dê đực tra tấn lỗ mũi tôi muốn nín thở. Mà nó có chịu đứng yên để được tài xế là tôi chở nó đi chơi ngắm cảnh một chuyến đâu. Nó vùng vằng nhích tới nhích lui khiến cho tôi phải cố kềm chặt cái sừng bự thô nhám của nó đến độ năm ngón tay tôi mỏi nhừ. Nó ngứa râu hay sao đó cho nên nó tìm cách cạ cằm nghe sồn sột vào bất cứ chỗ nào mà nó có thể cạ được trong xe. Sau này tôi mới hiểu mấy con thú hay có thói quen làm dấu bằng mùi để xác định lãnh thổ. Nhưng chiếc xe là của tôi chớ nào phải của nó đâu.

          Eo ơi, cái mùi dê của nó mới thật là khủng khiếp, một cái mùi lạ lùng không giống bất cứ thứ mùi nào mà tôi đã từng được hay bị ngửi trước đó. Nó hôi nồng hăng hắc hơn mùi con chồn hôi (skunk) nhiều. May mà những người tuổi Mùi con dê như tôi không bị mùi dê. Cám ơn trời, tôi chỉ chịu đựng gần nửa giờ đồng hồ là đã tới nhà.

          Vợ tôi – một thôn nữ người Canada gốc Đức nhà quê Sorbian – ra đón, tôi dắt con dê xuống xe đưa nó cho nàng và nói:

          “Đây là món quà anh muốn tặng em nhân Ngày Mẹ Hiền.”

          Chắc tôi cũng nên giải thích tổng quát tình hình một chút xíu, vì tôi không muốn bất cứ ai nghĩ rằng tôi là thằng chồng bần tiện dùng một món đồ lượm làm quà cho vợ. Sự thật là vào ngày Thứ Bảy hôm trước đó tôi có tới dự một cuộc bán đấu giá trong thị trấn nhỏ này và mua được một máy cắt cỏ còn mới chạy điện tự khởi động hiệu Sears chỉ có 45 đô, thật quá rẻ! Tưởng sao, khi tôi mang về đưa cho nàng thì nàng bảo:

          “Trời đất quỉ thần ơi! Em chưa thấy ông chồng nào mua máy cắt cỏ làm quà cho vợ bao giờ! Như vậy chẳng khác nào anh gián tiếp giao việc cắt cỏ cho em!”

          Nàng nhất định không chịu nhận món quà máy cắt cỏ cho nên tôi mới tặng nàng con dê, một thứ máy cắt cỏ không gây tiếng động và “thân thiện với môi sinh”. Chỉ phiền một điều là suốt mấy tuần lễ liền, nàng nhất định không chịu leo lên xe đi chung với tôi vì mùi dê đã bám dính vào ghế ngồi dễ gì tan hết sớm vậy.

          Thế rồi tôi dắt con dê đực – mà tôi cũng đặt tên cho nó là “Đực” luôn cho gọn – tới giới thiệu với Đẹp. Thiệt chẳng khác nào tôi làm mai, cái dại nhất trên đời. Tôi ngắm nghía hai con dê đứng cạnh nhau và cảm thấy rất hài lòng. Bây giờ tôi mới thấy hai con dê khác nhau rất nhiều. Đực có cặp sừng to hơn, râu dài hơn và… hôi hơn. Điểm khác biệt nổi bật nhất chính là cặp túi dết to đùng nó mang lòng thòng giữa hai chân sau treo lơ lửng trên mặt đất. Đẹp đứng kế Đực trông dễ thương hơn với cặp sừng ngắn nhỏ xíu và cái đuôi cong xoắn.

          Tôi chưa kịp đóng vai ông mai xe duyên cho đôi trẻ thì Đực đã có hành vi lãng mạn ló mòi dê. Chưa gì chàng ta đã nhún nhảy cà tưng chộn rộn, lăng xăng lít xít nhắng cả lên. Đến khi chàng xoa cằm đầy râu vào mông nàng, nàng không chịu nên xoay người qua hướng khác. Và cứ mỗi lần chàng ta dự định “lên ngựa”, nàng chạy tránh đi.


          Tôi thường tự cho mình là một người kiên nhẫn, và thế là tôi bắt ghế ngồi dưới mái hiên, thưởng thức một vài lon bia sau một ngày làm việc và theo dõi sự thể đã đi tới đâu rồi, cặp dê đã làm ăn gì chưa. Nhưng sau nhiều ngày thấy cô dê vẫn làm khó “em chả”, tôi thấy như vậy là quá đủ rồi và nghĩ tôi cần phải giúp thằng Đực một tay. Dẹp mấy lon bia qua một bên, tôi bước ra nhà chuồng, dùng hai tay kềm chặt sừng con Đẹp cho nàng đứng yên một chỗ. Chỉ chờ có thế, Đực phô bày bản lĩnh giống đực, áp vào làm phận sự liền, nhoáng một cái là xong.

          Tôi tự bào chữa cho hành động tiếp tay của mình rằng bây giờ tôi đã là một nông dân, nhân danh trời đất, tôi phải làm sao cho dê tôi nuôi sinh con đẻ cái chớ. Xong! Bây giờ tôi chỉ việc chờ một bầy dê con ra đời. Ủa mà chu kỳ dê mang thai là bao lâu cà?

          Nhưng tôi đúng là một gã nông dân bất đắc dĩ khờ khạo cù lần chẳng hiểu gì nhiều về loài dê. Số là sau lần được tôi giúp cho việc giao phối, con dê đực của tôi lại tiếp tục có hành vi lãng mạn tìm cách làm chuyện ấy với Đẹp nữa.

          Dù sao nó làm mới có một lần (nhờ có tôi giúp đỡ), coi bộ chưa thấm thía gì. Nó cứ bám theo Đẹp để sẵn sàng tiếp tục “làm” nữa nếu có cơ hội. Nhưng chẳng lẽ tôi theo phụ nó hoài? Tội nghiệp Đẹp phải liên tục né tránh sự tấn công quấy nhiễu tình dục của thằng cha Đực dê xồm. Đẹp chạy khắp nơi trên đồng cỏ đến cái mức thậm chí tôi bắt đầu cũng thấy bị làm phiền! Tôi suy nghĩ, có thể dê là một trong những loài động vật suốt đời chỉ giao phối với một bạn tình như người ta không? Tôi nghĩ biết đâu nàng ta đã có bạn đời ở nơi cư ngụ cũ trước khi nàng đi lạc tới đây? Nàng chung thủy với mối tình xưa? Hay là vào lúc ban đêm nàng đã bị thằng Đực râu xồm hành hạ tơi bời rồi nên ban ngày nàng chạy dài?

          Trong khi đó, vì không có chỗ giải quyết, chàng Đực nhà ta xuất tinh và nước tiểu rồi dùng râu cằm thay cho cây cọ quẹt mùi hôi đánh dấu bất cứ đâu: mỗi cột hàng rào, vách chuồng, cái bơm nước giếng, bể chứa nước và máng ăn. Chẳng bao lâu, toàn bộ trang trại của vợ chồng tôi bắt đầu có mùi tinh dịch và nước tiểu dê đực! Nó tệ đến nỗi khi tôi ngồi nơi bàn ăn một buổi tối nọ với gia đình gồm vợ chồng tôi, đứa con gái 3 tuổi, và má vợ tôi – cũng là người bảo lãnh cho tôi tới Canada -, mọi người nhăn mặt bảo sao tôi hôi dê quá. Hóa ra là tôi hay dựa vách chuồng nhâm nhi lon bia và tự hỏi Đẹp sẽ còn tránh né sự gạ gẫm của chàng Đực dê xồm được bao lâu nữa?

          Đến Ngày Cha Hiền Father’s Day vào khoảng giữa Tháng Sáu, vợ tôi mua cho tôi một món quà. Tối hôm đó, khi chúng tôi đã ngồi vào bàn ăn, nàng trao cho tôi một cái hộp không lớn lắm gói giấy hoa có cột dây ruy băng xung quanh bốn phía tử tế. Nói thật, tôi không kỳ vọng nhiều ở món quà, đúng ra là tôi không mong đợi gì cả. Nhưng khi tôi mở món quà và liếc nhìn vợ yêu của tôi, cặp mắt xanh của nàng ngời sáng lấp lánh và một nụ cười nghiêm trọng nhưng vui tươi trên khuôn mặt. Tôi quay lại nhìn món quà nhỏ của tôi và thử đoán xem nó mang ý nghĩa gì. Và tôi đã hiểu! Tôi cười ngượng ngùng:

          “À… Thì ra Ngày Mẹ Hiền anh tặng em con dê hôi rình nên Ngày Cha Hiền em tặng lại anh chai dầu thơm! Cám ơn em.”

          Thế rồi bạn có biết sao không? Sau bữa ăn, tôi xách lọ nước hoa ra chuồng dê. Tôi xịt tưới xượi vô hạ bộ của con dê đực hôi rình đó. Tôi còn mở luôn nắp chai và rưới nước hoa lên đầu của nó nữa.

          Nếu như có bất cứ thứ chìa khóa nào để mở cho tất cả các quỷ dữ từ địa ngục thoát ra cùng một lúc thì chính tôi vừa thực hiện hành động đó. Khi nước hoa nhỏ giọt chảy từ đầu của Đực xuống hai lỗ mũi, nó thè đôi môi và chìa cằm ngướng cổ ra phía trước như nó từng làm kể từ ngày tôi đưa nó về đây. Nhưng rồi, tôi đoán mùi nước hoa đã thấm vào thân mình nó và thay đổi thực thể của nó, và nó bắt đầu hành động như bị bùa ám, thốt ra tiếng kêu kỳ lạ mà cho đến nay tôi vẫn không thể mô tả chính xác như thế nào. Tôi nghĩ rằng nó có vẻ giống như một sự kết hợp giữa tiếng mụ phù thủy quỷ quyệt rên khi bị “Wizard of Oz” chế nước, và tiếng kêu của một con lợn rừng bị thổ dân người lùn Phi Châu săn giết mà tôi đã xem trên chương trình truyền hình đặc biệt của National Geographic.


          Nó bắt đầu tung vó nhảy bổng cà tưng vừa chạy lung tung và lăn trên mặt đất, đồng thời phun chất nhờn của nó khắp mọi hướng. Tôi chạy khỏi chuồng ra ngoài cánh đồng cỏ với Đực đuổi theo phía sau! Tôi chỉ kịp đóng cái cổng rào vài giây trước khi Đực tông sừng vào, sau đó nó tiếp tục húc sừng vào bất cứ vật gì trong tầm nhìn của nó, cứ như vậy trong suốt ba mươi phút hoặc lâu hơn. Đực chỉ ngừng khi nó đã phun ra đủ mùi dê để tự nhận ra mùi này mới chính là mùi của mình. Sau cái màn đó, vợ tôi đồng ý rằng đã đến lúc phải tống khứ “món quà” đó đi; sự chào đón dành cho nó nơi trang trại của chúng tôi đã mòn nhẵn cạn kiệt hết cả rồi.

          Trong thời gian đó, con chó cái thuộc loại chó chăn cừu có tên gọi theo tiếng Anh là Border Collie của chúng tôi đẻ ra một lứa chó con đầu tiên. Tôi đăng một mẫu quảng cáo trên tờ báo địa phương và một phụ nữ từ thành phố Kitchener đã gọi và hẹn muốn tới xem. Đến khi biết ra bà ta là một bác sĩ thú y chuyên loại thú nhỏ, tôi mới nói với bà ấy về nỗ lực của chúng tôi muốn cho Đẹp sinh con. Bà đề nghị để bà khám xem chúng tôi phải đợi bao lâu nữa cho đến khi Đẹp sinh con.

          Thế là chúng tôi tạm dẹp đám chó con sang một bên và đi trở lại nhà chuồng. Tôi phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy rất tự hào về sự gìn giữ ngăn nắp của nông trại khi chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, được một bác sĩ thú y từ thành phố ngỏ lời khen ngợi nói rằng bà thích những gì bà nhìn thấy. Điều đó bảo đảm với tôi rằng chúng tôi đã quyết định đúng khi mua trang trại này. Có lẽ một số bạn đọc cũng có liên quan đến quyết định tương tự khi còn trẻ và phải chọn lựa một quyết định lớn, chẳng hạn như cưới vợ khác chủng tộc, dời nơi sinh sống, mua một trang trại, hoặc một chiếc xe hơi mới, bạn muốn chắc chắn rằng bạn đang quyết định đúng đắn.


          Nếu ba vợ tôi còn sống thì tôi sẽ hỏi ý kiến của ông về những việc quan trọng cho chắc ăn, nhưng ông chết hai năm nay rồi vì bịnh tim. Không có ông, tôi được một bác sĩ thú y khen trang trại đầu tiên của tôi, tôi cũng vui sướng lắm. Đang còn lâng lâng trong niềm vui sướng về thành đạt của mình, bỗng tôi nghe bà bác sĩ thú y vừa nói cái gì đó, tôi xin bà lặp lại cho. Bà nói: “Con dê này không phải là một con dê cái, mà là một con dê đã thiến.”

          Đột nhiên tôi nghe quặn thắt trong lòng. Tôi đáp lại câu tuyên bố của bà bằng cái nhìn trống rỗng trong khi tâm trí tôi quay ngược nghĩ về lần tôi đã uống bia hơi say và đã tiếp tay giúp cho Đực dê xồm cưỡng hiếp Đẹp. Lúc đó tôi thấy mình đúng là một thằng đần. Cho đến ngày nay, tôi tự hứa sẽ không bao giờ vừa uống bia vừa chăm sóc gia súc nữa.

          Bà bác sĩ thú y ra về, không một lần quay lại và cũng chẳng còn quan tâm đến đàn chó con của tôi. Thậm chí cuối cùng chúng tôi cũng phải mang Đẹp đi cho chủ khác vì nàng / chàng/ nó dê ấy không bao giờ trở lại bình thường như trước nữa. Trước khi tôi mang Đực – con dê xồm quái quỉ – về trang trại, Đẹp là một con dê rất hiền lành ngoan ngoãn, luôn chạy tới mừng chào đón chúng tôi khi chúng tôi mang cho nó một khúc cà rốt hay miếng táo. Và, mặc dù người ta có thể nghĩ rằng một khi con dê đực dâm dục đã vắng bóng, mối đe dọa không còn nữa, Đẹp sẽ trở lại bình thường như trước. Nhưng không. Dường như Đẹp vẫn còn bị kinh nghiệm đáng ghê tởm một lần ám ảnh mãi mãi.

          Giờ đây khi tôi bước vào cánh đồng cỏ, thoạt đầu nó cũng chạy đến tôi như mọi khi, nhưng rồi nó khum đầu xuống và muốn cụng sừng vào người tôi. Tôi đoán con dê đã mang theo một mối hận vì sự đồng lõa của tôi với con dê xồm háo dâm, mặc dù lúc đó tôi đâu có biết Đẹp là một con dê trung tính và tôi chỉ có ý tốt muốn giúp cho chúng giao phối mà thôi.

          Sau đó không lâu, tôi mang Đẹp đi cho người khác vì tôi không thể chịu đựng nổi sự dày vò ân hận và mặc cảm tội lỗi của tôi mỗi khi nhìn thấy nó nữa.

          Phan Hạnh

          --

          Sự Tích 12 Con Giáp – Nguyễn Hữu An


          Ngày xửa ngày xưa, sau nhiều vòng tuyển chọn gắt gao, Trời đã tìm được 12 con vật sẽ đại diện 12 địa chi. Tuy nhiên, Trời còn băn khoăn chưa biết xếp ai đầu bảng. Thế nên, một cuộc họp đã được triệu tập để tìm ra loài xứng đáng nhất.

          Anh Trâu to lớn hăng hái phát pháo đầu tiên: Loài Trâu chúng tôi có công lao động giúp người no ấm. Con người bao giờ cũng coi trọng trâu, “con trâu là đầu cơ nghiệp,” “con trâu đi trước, cái cày theo sau.” Việc lớn phải làm trong đời là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.” Trâu vừa là “đầu,” vừa là “trước,” lại còn hơn cả… vợ nữa nhé. Tôi đứng đầu là phải rồi.

          Bác Hổ nghe nói thế cười khì bảo: Anh trâu ơi, để anh đứng đầu rồi người ta suốt ngày làm quần quật như… trâu à? Anh quan trọng với người thật, nhưng họ chỉ xem anh như cái cày cái cuốc thôi. Còn tôi đây đường đường xưng hiệu “chúa sơn lâm,” ai nhắc đến cũng phải kính nể gọi một tiếng “ông ba mươi.” “Chúa sơn lâm” tất phải đứng đầu rồi, lãnh đạo phải có uy như tôi đây mới được.

          Cô Mèo liền lên tiếng: Bác Hổ nói có lý đấy, nhưng thời nay làm sếp mà không có… “ngoại hình” cũng không được đâu. Hình dáng bác khiếp thế kia, làm sao đi… giao dịch chứ? Phải như em đây, mình nhỏ, eo thon, dễ luồn dễ lách, lại giỏi lấy lòng, ăn vụng còn biết… chùi mép, có lỡ “ị” ra cũng biết cách giấu diếm…. thế mới làm cấp lãnh đạo được chứ? Bác không biết phụ nữ rất yêu loại mèo bọn em à? Mà phụ nữ là ưu tiên một đấy nhé.

          Cậu Chó nhảy vào nói: À không, không thể được, người đứng đầu mà lại lươn lẹo như cô em à? Phải là người trung thành, đáng tin cậy như anh đây. Người ta bảo chó là người bạn tốt nhất của con người, ai mà cầm tinh tuổi anh đều dễ… thương cả đấy.

          Nghe thấy thế, bác Rồng vừa e hèm vừa vuốt râu: Cậu em chó có thể làm bạn với người, nhưng ta cần… sếp, chứ có cần bạn đâu? Như ta đây, linh thiêng, cao quý mạnh mẽ nhất, luôn ở trên trời, sai gió gọi mưa… thế mới xứng là người đứng đầu chứ!

          Cô Rắn liền xì một tiếng rõ to, vừa uốn éo mình xà, vừa phát biểu: Bác Rồng ơi, bác nhìn quanh xem, có ai là con vật tưởng tượng như bác không? Bác mà đứng đầu, thiên hạ lại chẳng bao giờ biết mặt mũi bác là ai, nhưng như mấy ông quan… liêu ấy à? Cử bác làm sếp, em chỉ e việc gì rồi cũng ảo như quỹ đầu tư thì chúng em… chết. Chi bằng cứ chọn em đây, trông cũng giống bác, nhưng được cái sờ tận tay, day tận mặt được. Bác cứ hỏi quý ông xem có ủng hộ rượu tam xà, ngũ xà không nào?

          Anh Ngựa gõ móng ra chiều không thuận: Hình dáng cô rắn mà làm sếp khó coi lắm, làm… Thư ký thì được. Cô cứ uốn éo thế kia, lại mang nọc độc, ai mà dám ngoại giao với cô? Phải chọn tôi, nhanh nhẹn, dáng đẹp này, biết đoàn kết này: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đấy, làm kinh tế giỏi này (không tin các bác cứ đến trường đua… ngựa mà xem nhé).

          Bác Dê be he lên một tràng: Chọn anh để thói … ngựa nó xuất hiện ngày càng nhiều à? Lý do chọn tôi không thể đơn giản hơn các bác ạ. Thử hỏi không bắt chước loài… dê chúng tôi, có duy trì nòi giống con người không? Khối ông quan to vẫn học theo sư phụ này đấy nhá.

          Cậu Khỉ liền góp tiếng: Này, xét ra, tôi mới chính là tổ tiên loài người, trông… người hơn quý vị nhiều đấy. Lại nhớ xưa kia Tề Thiên Đại Thánh oai hùng đại náo thiên cung, danh vang khắp chốn. Tôi đứng đầu mới hợp lẽ.

          Anh Gà vỗ cánh phành phạch: Cậu cứ hay làm trò khỉ, sao đủ nghiêm túc đứng đầu? Phải như tôi đây, gồm đủ Văn–Võ–Nghĩa–Tín–Dũng, lại mỗi sáng đều dậy sớm gọi mặt trời. Có tôi đứng đầu, đời mới tươi sáng chứ.

          Chú Heo đứng mãi cuối hàng, bây giờ mới lên tiếng: Các bác ạ, em chẳng có công trạng to lớn gì, nhưng giúp người no ấm cũng chả kém anh Trâu là mấy, chỉ cần bán… thân em cũng đủ. Con người cũng tôn kính em chả kém bác Hổ, chẳng thế mà người ta luôn đặt đầu em lên bàn thờ những dịp lễ trọng. Còn trò của bác Dê bọn em cũng làm rất tốt. Em chỉ biết, nhìn em là thấy sung túc, no đủ, với lại an nhàn rồi. Con người ai chẳng thích thế hả các bác, dĩ thực vi tiên mà. Chọn em đứng đầu mới phải.

          Các con vật đều đã phát biểu, Trời nhìn đi nhìn lại mới thấy chú Chuột từ đầu cứ tủm tỉm cười mà chẳng nói gì. Trời liền phán hỏi: “Tại sao Chuột không nói gì? Hay ngươi không muốn đứng đầu?”

          Chuột liền cung kính đáp: Bẩm Trời, con nghe các bác này nói mà thấy họ đều lầm cả. Ví như bác Hổ, có sức mạnh đấy nhưng chỉ dọa được vài người là cùng. Anh Trâu, anh Ngựa, anh Chó, cô Mèo… đều chỉ quanh quẩn xó nhà, tác động không thể to lớn. Anh Gà, bác Rồng chỉ có giá trị tinh thần, khó… thuyết phục quần chúng lắm. Còn họ nhà Chuột chúng con, tuy nhỏ bé nhưng cắn phá hết mùa màng làm hư hao kho to đụn lớn đều là chuyện nhỏ. Nhiều ông quan hạ giới đục khoét kho tàng rỗng ruột rồi đều đổ cho Chuột làm, xem thế đủ biết sức mạnh loài Chuột. Lại có câu “cháy nhà mới ra mặt Chuột,” chui sâu, trèo cao, ẩn mình kỹ lưỡng… như thế, nên loài Chuột chúng con hay được ví với những ông quan to, hay nắm giữ chức cao quyền lớn, mà sức ăn thật vô cùng, chẳng từ thứ gì. Những kẻ ấy thật ra là những con chuột lớn đi hai chân mà thôi. Vì thế mà con thiết nghĩ chỉ có chúng con mới xứng đáng, thưa Trời!

          Nghe lập luận đanh thép này của Chuột, chẳng loài vật nào nói được gì nữa. Thế là từ đó, Trời chọn Chuột đứng đầu 12 con giáp, khiến cho mãi đến nay, rất nhiều Chuột hai chân vẫn còn nhan nhản trên đời!

          Nguyễn Hữu An

          Comment


          • #6
            Cây chưng Tết độc, lạ ở Sài Gòn


            Hoa đào Nhật Bản đỏ tươi, cây dâu tằm kiểng, cây dứa phụng lạ mắt là một vài sự lựa chọn chơi Tết lạ mắt năm nay.


            Khóm (dứa) phụng có kiểu dáng và màu sắc lạ hút khách và được xem là hàng độc phục vụ Tết. Các chủ kinh doanh cho biết giá khóm phụng thường 200.000-300.000 đồng một trái và 400.000-500.000 đồng một cây tùy thuộc vào hình dáng của quả và cây. Dứa phụng có thể giữ được đến vài tuần, đặc biệt nếu được trồng trong chậu.


            Dương xỉ Nhật Bản với những tán lá nhỏ li ti mềm mại và màu xanh non mát mắt được bày bán ở chợ hoa công viên 23/9, giá 70.000 đồng một chậu. Ngày Tết, bày một chậu dương xỉ xanh tươi cho phòng khách hoặc ban công xanh mát, dễ chịu.


            Giò lan nắp ấm với hình thù thú vị khiến khách đi chợ hoa tò mò thích thú, giá 250.000 đồng một chậu.


            Cây không khí những ngày Tết được chủ tiệm trang trí cùng đèn lồng đủ màu sắc để khách mua về làm đẹp cho căn nhà. Giá 150.000 đồng một giò hoa. Cây không khí có tác dụng làm sạch không gian, dễ chăm sóc nên được nhiều khách quan tâm.


            Đào Nhật Bản với sắc đỏ hồng tươi tắn, hoa nở tròn trịa, búp màu xanh và được tạo dáng mềm mại công phu. Đây là loại đào khá mới mẻ trên thị trường hoa Tết năm nay. Đào Nhật có thể chưng được gần một tháng, giá 250.000 đồng một chậu nhỏ và 400.000 đồng một chậu dáng đẹp, nhiều hoa.


            Cây bông trang kiểng dáng đẹp, người bán ra giá 25 triệu đồng. Gốc trang này được chủ vườn trồng 12 năm và cắt tỉa công phu.


            Cây dâu tằm dân dã ở những miền quê nay đã xuất hiện ở phố thị với kiểu uốn tỉa bắt mắt, các nhánh tỏa ra tứ phía, quả nhỏ màu đỏ tươi thích hợp chưng trong phòng khách ngày Tết.


            Cây tài lộc và cỏ may mắn được bày trong chậu khá đẹp mắt có giá từ 100.000 đến 200.000 đồng. Cây tài lộc sống trong phòng máy lạnh, tránh để lâu ngoài nắng, có thể tươi xanh từ 6 tháng đến 2 năm.


            Cây kim ngân lượng với những chùm quả đỏ tươi khiến nhiều khách đi chợ hoa tết tò mò. Người người thích chưng chậu cây đỏ tươi này với mong muốn một năm mới phát tài phát lộc.

            Khánh Ly

            (Theo VNexpress)


            Comment


            • #7
              Tờ 2 USD hình dê mạ vàng đang gây sốt


              Tiền 2 USD có in hình con dê mạ vàng được Bộ Tài chính Mỹ phát hành trong dịp Tết Âm lịch của các nước Châu Á đang gây sốt trong giới chơi, sưu tập tiền.

              Tết Nguyên đán là cái Tết quan trong nhất đối với nhiều người dân Châu Á. Một năm làm ăn xa nhà, Tết là ngày được đoàn tụ quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm gia đình.



              Tờ 2USD độc lạ cho năm 2015

              Phong tục đầu năm là hay mừng tuổi con, cháu. Chính vì thế, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một sản phẩm thu hút nhiều khách hàng. Theo quan niệm của nhiều người, đồng 2 đô sẽ mang nhiều may mắn cho chiếc ví của họ.



              Tờ 2USD có hình tổng thống Mỹ Obama cũng thu hút người sưu tầm

              Tờ 2 USD còn được đựng trong một bao thư khá bắt mắt khiến nhiều người thích thú hơn. Chưa hết, bên trong còn có một tấm thiệp của Bộ Tài chính Mỹ. Đó như là giấy chứng nhận giá trị, nguồn gốc xuất xứ đồng tiền một cách hợp pháp.

              Ngoài ra, thị trường còn xuất hiện nhiều tờ 2 đô phiên bản in hình tổng thống Mỹ Obama, phiên bản mạ vàng…

              Theo Nam Ngân (Pháp luật)

              Tin 24H

              Comment


              • #8


                "KIÊNG" Tất Niên



                Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng,

                Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền.

                Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"

                Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng

                Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'

                Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên.

                Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng

                Mua táo: sợ rồi… bón cả niên

                Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa

                Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.

                hahaha! chí lý chí lý!

                Vậy thì bàn cúng sẽ trống không,

                Chỉ cần bình lọ với bó bông.

                Dưa thì cũng sợ dây dưa mãi

                Bánh tét sẽ bị rách cả năm

                Xin xâm lại càng nên kiêng cữ

                Vì ngại năm mới sẽ bị xiêng

                Sầu riêng càng nên không dám rớ

                Măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra

                Ngoài ra cần cử trái thanh long

                Bởi lo vận số sẽ long đong

                Trái tắc lại càng nên kiêng đấy

                Bế tắc mọi điều xui cả năm

                Bánh ít không được ăn ngày Tết

                Cử gì đây nữa hỡi người ơi!!!

                Xuân đến Xuân đi , ba ngày Tết

                Đỡ lo bánh trái, mừng ra phết.

                Thôi thì ta chưng hoa với quả

                Cầu Dừa Đủ Xài khỏi lo xa!

                Cứ hoài kiêng với cử ,

                Còn tui cứ chọn mấy thứ này

                may ra Bà thiếm vui vẻ " Cúng "

                Vui sướng cùng nhau hưởng tuổi gìa...hehehehe!

                (st)

                Năm nay Tết con Dê, thiên hạ sung quá "design" ra mấy mâm ngũ quả xem qua phải phì cười ý " sáng tạo" của ai đó, trong ba ngày Tết.

                Hình được đăng tải trên nét và chuyển đến "by mail.




                (st)

                Comment


                • #9




                  Dê đen và Dê trắng



                  Xuân Ất Mùi đang về, tản mạn ngụ ngôn “Dê đen - Dê trắng” và tính cách người tuổi Mùi.

                  1. Ngụ ngôn Dê đen và Dê trắng

                  Một gia đình nông dân nọ có nuôi một đàn dê, trong đó có một chú Dê đen. Các con Dê trắng rất kiêu ngạo vì bộ lông trắng phau như tuyết, thường tỏ ra coi thường Dê đen, mô tả dê đen “giống như một kẻ nghèo hèn với

                  chiếc áo bẩn thỉu”.Ngay cả ông chủ cũng coi thường Dê đen, ông ta chỉ cho Dê đen ăn những loại cỏ kém chất lượng, thỉnh thoảng còn đánh đập Dê đen vì “tội” tranh ăn với Dê trắng. Dê đen rất đau lòng khi phải sống những ngày tháng cô đơn vì bị mọi người phân biệt đối xử, ghét bỏ và xa lánh.Một ngày đầu Xuân, cả đàn dê cùng ra ngoài ăn cỏ, chúng đi rất xa. Đột nhiên trời đổ một trận mưa tuyết lớn, cả đàn đành nấp vào một bụi cây. Một lúc sau, xung quanh bụi cây đã phủ đầy tuyết trắng. Do tuyết dày nên cả đàn dê không sao ra được, chỉ còn cách ngồi chờ chủ đến cứu.Ông chủ lên núi tìm đàn dê của mình, nhưng vì xung quanh toàn tuyết trắng, nên ông không sao phát hiện ra đàn dê ở đâu. May mắn thay, từ xa ông nhìn thấy có một đốm đen. Khi chạy tới, quả nhiên cả đàn dê đang bị kẹt ở đó, và đốm đen kia chính là Dê đen.Ông chủ ôm lấy Dê đen và thốt lên: “May mà nhờ có mày, nếu không cả đàn đã chết cóng vì tuyết rồi”. Các Dê trắng cũng ôm lấy Dê đen và cảm ơn rối rít., Bản dịch của Trầm Thiên Thu).


                  2. Năm Dê và người tuổi Mùi

                  Ngụ ngôn “Dê đen và Dê trắng” gợi lên ý tưởng sống đẹp. Trong một nhóm, một hội đoàn, một tổ chức…mỗi người một tài năng, mỗi người một tính cách “bá nhân bá tánh”, ai cũng có sở trường và sở đoản, không ai bất tài vô dụng và cũng chẳng ai toàn diện tài giỏi về mọi lĩnh vực. Vì vậy mình không nên thiển cận, đừng thành kiến và không đánh giá người khác theo hình thức bề ngoài. Cuộc sống luôn luôn cần tình yêu thương trong lối nhìn lối nghĩ về tha nhân.

                  Người tuổi Mùi sinh vào năm 1943,1955, 1967, 1979, 1991, 2003. Năm Ất Mùi cầm tinh con Dê là con vật dịu dàng và ôn hòa. Người tuổi Mùi vui vẻ, chân thật, thân thiết, sâu sắc, tốt bụng, dễ động lòng trắc ẩn với nỗi bất hạnh của người khác. Do đó, họ cũng được người khác quan tâm. Cần phát huy hết sở trường, người tuổi Mùi có tâm hồn nghệ sĩ, có năng khiếu thẩm mỹ, có thể trở thành những nghệ nhân có tính sáng tạo cao. Ngược lại, nếu không có những thành công về sự nghiệp, người tuổi Mùi có thể trở thành người bi quan, chán nản, yếm thế, vì họ là dạng người đa sầu đa cảm.Tính cách của người tuổi Mùi là hiền lành, bẽn lẽn, dễ mắc cở, nhưng hòa đồng. Họ hướng nội, sống khép kín, không thích chống đối, không thích đấu tranh, không muốn “đụng chạm”. Tuy nhiên, người tuổi Mùi vẫn gặp may mắn trong sự nghiệp và tài chính.Người tuổi Mùi không thích bị bó buộc, thích cuộc sống phẳng lặng. Thái độ làm việc của người tuổi Mùi có thể khiến người ta khó chịu, nhưng biết sao được vì đó là thuộc tính của họ. Khi gấp, người khác có thể cuống cuồng, nhưng người tuổi Mùi vẫn từ từ, thản nhiên. Với đặc tính ôn hòa, người tuổi Mùi có thể kết bạn với những người mạnh mẽ, biết “khống chế” họ. Họ cần ở những nơi có nội quy nghiêm khắc để phát huy hết sở trường.

                  Con Dê có những đặc tính tốt như vui tươi, lanh lẹ và dễ nuôi. Cầu chúc mỗi người bước vào năm mới Ất Mùi luôn hân hoan, nhanh nhẹn và dễ dàng sống thích nghi hoà hợp với mọi người.

                  (st)

                  ---

                  Comment

                  Working...
                  X