Lời tác giả: Bài này XD viết năm 22 tuổi, nộp cho báo tường khi bắt đầu vào làm ở công ty Thủy sản (vì Ba XD không cho đi dạy, nói rằng: Giáo chức là.. “Dứt cháo”). Nay gửi đến trang web nhà, xin kính tặng thầy Tuấn, thầy Đễ và các anh chị, bạn bè yêu nghề giáo.
Cô giáo... một ngày.
Năm mười tám con thi vào đại học,
Nét đăm chiêu, Ba hỏi giọng ân cần:
- “Chọn ngành gì hỡi con yêu dấu?
Nhì Dược, nhất Y con có biết hay không?”
Ấp úng cúi đầu khẽ thưa: “ Con biết!.
Nhưng xin Ba con chọn cái bỏ qua(1),
Sư phạm ngành nhà là một bài ca(2) ,
Cao quý nhất trong các nghề cao quý!”
“Con nghĩ đúng, như Ba từng đã nghĩ.
Như các anh, các chị của con.
Cả nhà ta đều chọn ngành sư phạm,
Có thêm con có lẽ quá… đơn thuần.
Con hãy chọn trong ba dòng thác(3) ,
Dòng thác nào là chủ yếu hở con?”
***
Bốn năm sau con trở về quê mẹ.
Gặp lại Ba vẫn kính trắng hiền từ:
- “Vâng lời ba con chọn ngành kỹ thuật,
Có trách Ba không? hỡi cô giáo… hụt kia?
- “ Không thưa Ba, con thích ngành kỹ thuật,
Nhưng vừa rồi con kiêm “chức” giáo viên,
Áo trắng học trò, con vẫn giữ trinh nguyên.
- Bước lên bục với bảng đen và phấn trắng.
Xí nghiệp là trường, lớp là phân xưởng.
Bàn chế biến tôm là dãy ghế học trò.
Chiếc bảng đen là bức vách nhà kho,
Với tuổi học trò có người hơn… 49.”
Mở đầu bài con thưa: - “Các chị!
Hôm nay em giảng bài: “ Cách sử dụng Chlorine”
- Ba thấy không? Con vẫn giữ vẹn lòng,
Chữ hiếu lo tròn, niềm riêng con vẫn… trọn.
Con vẫn biết khoa học là then chốt.
Là nấc thang đến xã hội phồn vinh,
Chọn kỹ thuật rồi, con chẵng còn suy tính,
Chỉ còn thương những đôi mắt học trò.
Tuy không được gọi “trò”, với mắt nhìn âu yếm,
Tuy không được xưng “thầy”, với giọng chứa yêu thương.
Nhưng con vẫn “gọi”, vẫn “xưng” với tất cả tấm lòng:
- “ Thưa các chị , em xin giảng tiếp bài: “Quy trình sản xuất”
LXD
(Ngày dạy nâng bậc công nhân- năm 1982)
Ghi chú:
(1): Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm.
(2): Tác phẩm “Bài ca sư phạm” của nhà văn Nga Anton Semyonovich Makarenko.
(3): Ba dòng thác cách mạng: (quên mất rồi!)
Comments (14)
Nov 10, 2011 at 15:43:28 From: Nguyễn Ngọc Điệp (77KNN)
Dung mến,
Càng lúc Điệp càng thấy Dung có nhiều biệt tài đến như vậy, giỏi việt văn, giỏi làm thơ. Điệp nghĩ văn và thơ Dung viết đều có xen vào một chút sense of humor trong đó nên khi đọc thấy thích làm sao mà không bị nhàm chán. Đó là cái giỏi của Dung.
Đối với Điệp muốn viết một cái gì đó thật là khó khăn, và mất rất nhiều thời giờ để hoàn thành, Điệp hết sức cảm phục Dung.
Điệp.
________________________________________
From: YThu
Cám ơn Dung đã chia xẻ bài thơ của tuổi trẻ, thời mới lớn, được cất giữ rất lâu, (phải gọi là Cổ thơ ha Dung, hihi!)
Làm chị nhớ lại tâm trạng thật bối rối khi từ trường về nhà thăm ba chị trong dịp lễ Hiến Chương Nhà Giáo năm 1977. Lúc đó mới biết tin ba chị vừa nghỉ dạy về quê làm nông dân, sau hơn 30 năm làm Nhà Giáo...Lúc đó thật buồn!!!
________________________________________
Nov 12, 2011 at 08:48:14 From: LXD (77KNN)
Chị Yến Thu ơi! Ba chị cũng là thầy giáo hả? Vậy mình là "con nhà nòi" rồi!
Đúng là bài thơ cũ mèm, vì ngày xưa XD mới có “thơ”, chứ bây giờ thì chắc chỉ còn “thẩn” thôi ! (nói theo kiểu của bạn L T Tuyết. Hi hi!). “Thẩn” là “lẩn thẩn” chứ không phải “thơ thẩn” vì già rồi mà còn bị “cơm áo gạo tiền” làm cho “xì trét” nên hay quên.
Đọc bài này XD nhớ Ba lắm! nhớ ngày XD đưa Điệp về nhà ở Biên Hòa chơi, khi lên trường, ba tiễn hai đứa mình ra đến cổng. Sau này, nhiều lần Ba nhắc đến cô bé mặc áo đỏ, nhưng lúc đó Điệp đã đi xa nửa vòng trái đất rồi!.
________________________________________
Nov 12, 2011 at 06:16:22 From: Đinh Tiến Ân (74D-DT)
Chào XD, mạnh giỏi không? Thưởng thức bài thơ Cô giáo...một ngày của em anh cảm thấy mình như được sống lại từ đầu ..năm 18 con thi vào Đại học, đọc lên nghe vần điệu...như con gái ấy, vì bọn anh không biết tí gì về Thơ, nên "Thưởng thức" nó qua nội dung như một câu chuyện hay thôi.
Ngày trước anh thi vào trường không phải vì yêu nghề giáo như Dung, nhưng sau vì hoàn cảnh phải dạy thêm kiếm cơm nên mới thấy làm ông Thầy, bà Cô cũng khó lắm XD à, chẳng phải chỉ "dạy nghề đổi gạo" không thôi, anh đang tính viết một bài "Nhớ Thầy Khai" của anh mà chưa đủ ý. Phục tài các cô quá. Nghĩ được nhiều, làm được nhiều, viết được nhiều mà hay nữa,lần đầu anh biết chép thơ đó.
Cám ơn tác giả trước nha,
Chúc như ý.
________________________________________
Nov 13, 2011 at 04:15:32 LXD
Chào anh Đ.T.Ân,
Thấy tên anh Ân trên web này đã lâu, nay XD mới được “gặp” anh qua comment này. Sinh hoạt web mình sôi động là nhờ các anh đó!
Anh Ân ráng viết đi! Nếu anh viết, XD hứa sẽ comment “đáp lễ”, chịu không? Hi hi!
________________________________________
Mon, November 14, 2011 6:55:48 AM From: Ngoclan Nguyen
Hi Xuân Dung em,
Đọc bài Cô giaó một ngày của em thấy cùng tâm trạng với chị nên chị cũng muốn chia xẻ với em chút kỷ niệm ngày xưa .
Đúng ra hồi nhỏ chị cũng rất thích đi dạy làm cô giáo , vì rất mê cô giáo của chị , mổi ngaỳ diện một màu áo daì, và được tiếp xúc với học trò như sống lại với những kỷ niệm thơì học trò tuơi đẹp và vô tư của mình , chị cũng rất thích trẻ con , nhất là lớp mẩu giáo. Nhưng khi tốt nghiệp lớp 12 , nếu vào học Sư phạm Mẫu giáo thì chỉ có 2 năm , ra trường "chưa đủ lớn", nên chọn Sư phạm 4 năm , có thể mức lương cũng cao hơn một chút , và lúc đó chắc mình cũng già dặn hơn một chút May mắn đậu vào ĐHSPKT . Ngày đi ra thực tập Sư phạm ở trưòng cấp 3 , thấy học trò cũng lớn quá , nên chỉ dám nhận dạy sinh vật lớp 10 , ấy vậy mà mỗi buổi tan học ra , học trò bu quanh cô giáo trẻ làm chị cũng run. Ra trường cũng có xin đi dạy ở trường Trung Học Thủ Đức , nhưng "nghề không chọn người", thế là chị xin đi làm . Cũng may là trường mình đaò tạo SV ra vừa đi làm đươc mà cũng vừa đi dạy được "Kỹ sư tâm hồn" Nhưng chị cũng rất vui khi đi làm , vì thấy mình được thoải mái hơn , ra đường không phải gặp học trò và đi đâu muốn ngồi ăn hàng cũng không sợ học trò bắt gặp (ngượng chết). Đi làm thì cũng phải mở các lớp dạy bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, rồi cũng kiễm tra bài , nhưng mình cũng phải dễ dải với họ , vì họ vừa lao động chân tay mà bắt họ vào lớp ngồi học , họ bực mình và chán lắm , nên chỉ nói vắn tắt , dễ hiểu phù hợp với trình độ của họ , nên họ cũng cố gắng học hỏi và trả lời đúng để được thêm quyền lợi. Củng như học trò của em vậy đó . Cám ơn em đã chia xẻ tâm sự của em qua bài thơ "Cô Giáo Một Ngày".
Thân mến,
NL.
________________________________________
Nov 15, 2011 at 08:28:37 From: LXD
Chị Ngọc Lan mến,
Em nói là thích đi dạy chứ thật ra không biết có dạy nổi không! Khó nhất là quản lý lớp. Vì em thuộc loại… hiền, không biết “quản” lớp nổi không! Thôi thì lâu lâu dạy nâng bậc cho công nhân lên lương cũng đỡ nhớ nghề đã được thầy Châu Kim Lang đào tạo bài bản. (Chết cha! quên đề tặng bài thơ này cho thầy rồi!).
Nhìn hình chụp chị NL hồi xưa, đứng trước Viện kiểm định, đeo kính cận, mặt sữa ơi là sữa, dễ thương quá chừng! Chị vẫn giữ được hình hồi xưa hả? Ngọc Điệp thì bị mất hết rồi, cô nàng tiếc quá chừng!.
________________________________________
From: YThu
XDung ơi, NLan có gủi cho chị tấm hình "Luận Văn" Tốt Nghiệp của nàng, và tấm bằng tốt nghiệp của nàng, chị chưa kịp đưa lên để trình làng cho mọi người thưởng thức ...chuyện ngày xưa nhé.
Chờ xem!
________________________________________
Nov 16, 2011 at 10:58:45 From: NgocLan (74KNN)
Yến Thu ơi,
Đó là tất cả gia tài và sự nghiệp của mình còn lại sau 5 năm học ở trường (1974-1979) và 2 năm đi làm ăn lương 85% của $60 thời đó nghĩa là ra trường mình chỉ lãnh có $51, đúng 18 tháng đó Yến Thu ạ. Cầm được mảnh bằng năm 1982 , nhỏ bằng cuốn tập, không biết khóc hay cươì. Như YT nói ngày ra trường tụi mình cũng không có được buỗi Lễ Tốt Nghiệp với aó choàng đen, không có 1 tấm hình kỷ niệm như bọn trẻ bây giờ . Nghĩ thấy khóa tụi mình tội nghiệp quá, phải không các bạn?
Thần mến,
NL.
________________________________________
From: YThu Tại lúc đó "đất nước còn nghèo" nên không làm lễ ra trường cho sinh viên, chỉ tập họp ở nhà ăn rồi đọc tên sv lên nhận một phong bì vàng 8x11 được niêm xi kín lại. Tụi mình phải trình nhiệm sở với phong bì đó...Không rõ những năm sau đó có làm lễ ra trường không XD hở???
________________________________________
Nov 17, 2011 at 22:08:09 From: Pham van Khang (72KNN)
Hi XDung,
Nhan doc bai nay, anh thay buon vui lan lon ! Thay co giao la mot nghe dang quy, nhung lai rat dam bac nen nhiet thay co giao o VN da phai bo nghe. Du sao chung ta cung la nhung thay co giao, du co phai lam nghe khac di nuoc. Bai ca DHSPKT do Hong Nhung ca rat hay va co y nghia. Co y kien them , neu YThu de bai hat nay troi len moi khi ai vao trang nha DHSPKT-TD thi hay lam. Gia dinh anh 4 the he di day hoc. Nay con gai anh cung lam co giao tre o Toronto, Canada.
Than,
________________________________________
Nov 19, 2011 at 10:05:28 From: LXD (77KNN)
Chào anh Khang,
Xin chúc mừng Đại gia đình Nhà giáo của anh Khang.
Gia đình XD có 2 đời làm nhà giáo và đến đời của XD thì… “thất truyền”. Híc! híc!
Nhìn bản luận án tốt nghiệp của anh Khang, XD lại nhớ đến những ngày làm luận án của mình. Anh Khang nói quyển luận án này có nhiều kỷ niệm, vậy có gì vui buồn anh Khang kể cho tụi em nghe với. Anh Khang và XD sẽ viết về những ngày làm luận án, xem ai nộp bài đến chị Yến Thu trước, chịu hông?
Cô giáo... một ngày.
Năm mười tám con thi vào đại học,
Nét đăm chiêu, Ba hỏi giọng ân cần:
- “Chọn ngành gì hỡi con yêu dấu?
Nhì Dược, nhất Y con có biết hay không?”
Ấp úng cúi đầu khẽ thưa: “ Con biết!.
Nhưng xin Ba con chọn cái bỏ qua(1),
Sư phạm ngành nhà là một bài ca(2) ,
Cao quý nhất trong các nghề cao quý!”
“Con nghĩ đúng, như Ba từng đã nghĩ.
Như các anh, các chị của con.
Cả nhà ta đều chọn ngành sư phạm,
Có thêm con có lẽ quá… đơn thuần.
Con hãy chọn trong ba dòng thác(3) ,
Dòng thác nào là chủ yếu hở con?”
***
Bốn năm sau con trở về quê mẹ.
Gặp lại Ba vẫn kính trắng hiền từ:
- “Vâng lời ba con chọn ngành kỹ thuật,
Có trách Ba không? hỡi cô giáo… hụt kia?
- “ Không thưa Ba, con thích ngành kỹ thuật,
Nhưng vừa rồi con kiêm “chức” giáo viên,
Áo trắng học trò, con vẫn giữ trinh nguyên.
- Bước lên bục với bảng đen và phấn trắng.
Xí nghiệp là trường, lớp là phân xưởng.
Bàn chế biến tôm là dãy ghế học trò.
Chiếc bảng đen là bức vách nhà kho,
Với tuổi học trò có người hơn… 49.”
Mở đầu bài con thưa: - “Các chị!
Hôm nay em giảng bài: “ Cách sử dụng Chlorine”
- Ba thấy không? Con vẫn giữ vẹn lòng,
Chữ hiếu lo tròn, niềm riêng con vẫn… trọn.
Con vẫn biết khoa học là then chốt.
Là nấc thang đến xã hội phồn vinh,
Chọn kỹ thuật rồi, con chẵng còn suy tính,
Chỉ còn thương những đôi mắt học trò.
Tuy không được gọi “trò”, với mắt nhìn âu yếm,
Tuy không được xưng “thầy”, với giọng chứa yêu thương.
Nhưng con vẫn “gọi”, vẫn “xưng” với tất cả tấm lòng:
- “ Thưa các chị , em xin giảng tiếp bài: “Quy trình sản xuất”
LXD
(Ngày dạy nâng bậc công nhân- năm 1982)
Ghi chú:
(1): Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm.
(2): Tác phẩm “Bài ca sư phạm” của nhà văn Nga Anton Semyonovich Makarenko.
(3): Ba dòng thác cách mạng: (quên mất rồi!)
Comments (14)
Nov 10, 2011 at 15:43:28 From: Nguyễn Ngọc Điệp (77KNN)
Dung mến,
Càng lúc Điệp càng thấy Dung có nhiều biệt tài đến như vậy, giỏi việt văn, giỏi làm thơ. Điệp nghĩ văn và thơ Dung viết đều có xen vào một chút sense of humor trong đó nên khi đọc thấy thích làm sao mà không bị nhàm chán. Đó là cái giỏi của Dung.
Đối với Điệp muốn viết một cái gì đó thật là khó khăn, và mất rất nhiều thời giờ để hoàn thành, Điệp hết sức cảm phục Dung.
Điệp.
________________________________________
From: YThu
Cám ơn Dung đã chia xẻ bài thơ của tuổi trẻ, thời mới lớn, được cất giữ rất lâu, (phải gọi là Cổ thơ ha Dung, hihi!)
Làm chị nhớ lại tâm trạng thật bối rối khi từ trường về nhà thăm ba chị trong dịp lễ Hiến Chương Nhà Giáo năm 1977. Lúc đó mới biết tin ba chị vừa nghỉ dạy về quê làm nông dân, sau hơn 30 năm làm Nhà Giáo...Lúc đó thật buồn!!!
________________________________________
Nov 12, 2011 at 08:48:14 From: LXD (77KNN)
Chị Yến Thu ơi! Ba chị cũng là thầy giáo hả? Vậy mình là "con nhà nòi" rồi!
Đúng là bài thơ cũ mèm, vì ngày xưa XD mới có “thơ”, chứ bây giờ thì chắc chỉ còn “thẩn” thôi ! (nói theo kiểu của bạn L T Tuyết. Hi hi!). “Thẩn” là “lẩn thẩn” chứ không phải “thơ thẩn” vì già rồi mà còn bị “cơm áo gạo tiền” làm cho “xì trét” nên hay quên.
Đọc bài này XD nhớ Ba lắm! nhớ ngày XD đưa Điệp về nhà ở Biên Hòa chơi, khi lên trường, ba tiễn hai đứa mình ra đến cổng. Sau này, nhiều lần Ba nhắc đến cô bé mặc áo đỏ, nhưng lúc đó Điệp đã đi xa nửa vòng trái đất rồi!.
________________________________________
Nov 12, 2011 at 06:16:22 From: Đinh Tiến Ân (74D-DT)
Chào XD, mạnh giỏi không? Thưởng thức bài thơ Cô giáo...một ngày của em anh cảm thấy mình như được sống lại từ đầu ..năm 18 con thi vào Đại học, đọc lên nghe vần điệu...như con gái ấy, vì bọn anh không biết tí gì về Thơ, nên "Thưởng thức" nó qua nội dung như một câu chuyện hay thôi.
Ngày trước anh thi vào trường không phải vì yêu nghề giáo như Dung, nhưng sau vì hoàn cảnh phải dạy thêm kiếm cơm nên mới thấy làm ông Thầy, bà Cô cũng khó lắm XD à, chẳng phải chỉ "dạy nghề đổi gạo" không thôi, anh đang tính viết một bài "Nhớ Thầy Khai" của anh mà chưa đủ ý. Phục tài các cô quá. Nghĩ được nhiều, làm được nhiều, viết được nhiều mà hay nữa,lần đầu anh biết chép thơ đó.
Cám ơn tác giả trước nha,
Chúc như ý.
________________________________________
Nov 13, 2011 at 04:15:32 LXD
Chào anh Đ.T.Ân,
Thấy tên anh Ân trên web này đã lâu, nay XD mới được “gặp” anh qua comment này. Sinh hoạt web mình sôi động là nhờ các anh đó!
Anh Ân ráng viết đi! Nếu anh viết, XD hứa sẽ comment “đáp lễ”, chịu không? Hi hi!
________________________________________
Mon, November 14, 2011 6:55:48 AM From: Ngoclan Nguyen
Hi Xuân Dung em,
Đọc bài Cô giaó một ngày của em thấy cùng tâm trạng với chị nên chị cũng muốn chia xẻ với em chút kỷ niệm ngày xưa .
Đúng ra hồi nhỏ chị cũng rất thích đi dạy làm cô giáo , vì rất mê cô giáo của chị , mổi ngaỳ diện một màu áo daì, và được tiếp xúc với học trò như sống lại với những kỷ niệm thơì học trò tuơi đẹp và vô tư của mình , chị cũng rất thích trẻ con , nhất là lớp mẩu giáo. Nhưng khi tốt nghiệp lớp 12 , nếu vào học Sư phạm Mẫu giáo thì chỉ có 2 năm , ra trường "chưa đủ lớn", nên chọn Sư phạm 4 năm , có thể mức lương cũng cao hơn một chút , và lúc đó chắc mình cũng già dặn hơn một chút May mắn đậu vào ĐHSPKT . Ngày đi ra thực tập Sư phạm ở trưòng cấp 3 , thấy học trò cũng lớn quá , nên chỉ dám nhận dạy sinh vật lớp 10 , ấy vậy mà mỗi buổi tan học ra , học trò bu quanh cô giáo trẻ làm chị cũng run. Ra trường cũng có xin đi dạy ở trường Trung Học Thủ Đức , nhưng "nghề không chọn người", thế là chị xin đi làm . Cũng may là trường mình đaò tạo SV ra vừa đi làm đươc mà cũng vừa đi dạy được "Kỹ sư tâm hồn" Nhưng chị cũng rất vui khi đi làm , vì thấy mình được thoải mái hơn , ra đường không phải gặp học trò và đi đâu muốn ngồi ăn hàng cũng không sợ học trò bắt gặp (ngượng chết). Đi làm thì cũng phải mở các lớp dạy bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, rồi cũng kiễm tra bài , nhưng mình cũng phải dễ dải với họ , vì họ vừa lao động chân tay mà bắt họ vào lớp ngồi học , họ bực mình và chán lắm , nên chỉ nói vắn tắt , dễ hiểu phù hợp với trình độ của họ , nên họ cũng cố gắng học hỏi và trả lời đúng để được thêm quyền lợi. Củng như học trò của em vậy đó . Cám ơn em đã chia xẻ tâm sự của em qua bài thơ "Cô Giáo Một Ngày".
Thân mến,
NL.
________________________________________
Nov 15, 2011 at 08:28:37 From: LXD
Chị Ngọc Lan mến,
Em nói là thích đi dạy chứ thật ra không biết có dạy nổi không! Khó nhất là quản lý lớp. Vì em thuộc loại… hiền, không biết “quản” lớp nổi không! Thôi thì lâu lâu dạy nâng bậc cho công nhân lên lương cũng đỡ nhớ nghề đã được thầy Châu Kim Lang đào tạo bài bản. (Chết cha! quên đề tặng bài thơ này cho thầy rồi!).
Nhìn hình chụp chị NL hồi xưa, đứng trước Viện kiểm định, đeo kính cận, mặt sữa ơi là sữa, dễ thương quá chừng! Chị vẫn giữ được hình hồi xưa hả? Ngọc Điệp thì bị mất hết rồi, cô nàng tiếc quá chừng!.
________________________________________
From: YThu
XDung ơi, NLan có gủi cho chị tấm hình "Luận Văn" Tốt Nghiệp của nàng, và tấm bằng tốt nghiệp của nàng, chị chưa kịp đưa lên để trình làng cho mọi người thưởng thức ...chuyện ngày xưa nhé.
Chờ xem!
________________________________________
Nov 16, 2011 at 10:58:45 From: NgocLan (74KNN)
Yến Thu ơi,
Đó là tất cả gia tài và sự nghiệp của mình còn lại sau 5 năm học ở trường (1974-1979) và 2 năm đi làm ăn lương 85% của $60 thời đó nghĩa là ra trường mình chỉ lãnh có $51, đúng 18 tháng đó Yến Thu ạ. Cầm được mảnh bằng năm 1982 , nhỏ bằng cuốn tập, không biết khóc hay cươì. Như YT nói ngày ra trường tụi mình cũng không có được buỗi Lễ Tốt Nghiệp với aó choàng đen, không có 1 tấm hình kỷ niệm như bọn trẻ bây giờ . Nghĩ thấy khóa tụi mình tội nghiệp quá, phải không các bạn?
Thần mến,
NL.
________________________________________
From: YThu Tại lúc đó "đất nước còn nghèo" nên không làm lễ ra trường cho sinh viên, chỉ tập họp ở nhà ăn rồi đọc tên sv lên nhận một phong bì vàng 8x11 được niêm xi kín lại. Tụi mình phải trình nhiệm sở với phong bì đó...Không rõ những năm sau đó có làm lễ ra trường không XD hở???
________________________________________
Nov 17, 2011 at 22:08:09 From: Pham van Khang (72KNN)
Hi XDung,
Nhan doc bai nay, anh thay buon vui lan lon ! Thay co giao la mot nghe dang quy, nhung lai rat dam bac nen nhiet thay co giao o VN da phai bo nghe. Du sao chung ta cung la nhung thay co giao, du co phai lam nghe khac di nuoc. Bai ca DHSPKT do Hong Nhung ca rat hay va co y nghia. Co y kien them , neu YThu de bai hat nay troi len moi khi ai vao trang nha DHSPKT-TD thi hay lam. Gia dinh anh 4 the he di day hoc. Nay con gai anh cung lam co giao tre o Toronto, Canada.
Than,
________________________________________
Nov 19, 2011 at 10:05:28 From: LXD (77KNN)
Chào anh Khang,
Xin chúc mừng Đại gia đình Nhà giáo của anh Khang.
Gia đình XD có 2 đời làm nhà giáo và đến đời của XD thì… “thất truyền”. Híc! híc!
Nhìn bản luận án tốt nghiệp của anh Khang, XD lại nhớ đến những ngày làm luận án của mình. Anh Khang nói quyển luận án này có nhiều kỷ niệm, vậy có gì vui buồn anh Khang kể cho tụi em nghe với. Anh Khang và XD sẽ viết về những ngày làm luận án, xem ai nộp bài đến chị Yến Thu trước, chịu hông?
Comment