Những khoảnh khắc ở vào đầu năm mới thường được coi là những giây phút thiêng liêng nhất của cả năm, là lúc chúng ta nhen nhúm những hy vọng mới cho những tháng ngày sắp tới và cũng là lúc ôn lại những kỷ niệm đã để lại trong tâm tưởng những ấn tượng sâu đậm. Những ấn tượng đó đối với đa số chúng ta không có gì khác hơn là hành trình xa rời đất nước thân yêu để lên đường 'tìm miền đất hứa'. Một thân hữu của gia đình ĐHSPKT-TĐ đã chia xẻ với chúng ta diễn tiến chuyến đi của chính mình trong bài viết sau đây. Các bạn thử gieo một quẻ để đoán xem đây là chuyện của ai và bạn có sẵn lòng kể lại chuyện của mình cho những bạn khác được nghe.
Năm 1978, ba năm sau khi miền Nam Việt Nam có chính quyền mới, ‘chính sách lý lịch’ đã khiến chúng tôi cảm thấy khó có thể tiếp tục cuộc sống bình thường ở nơi mà chính mình đã được sinh ra và lớn lên. Gia đình chúng tôi đã quyết định gia nhập đoàn người liều lĩnh bỏ lại tất cả và ra đi chỉ với hai bàn tay trắng sau khi chiến tranh vừa chấm dứt.
Từ thành phố nhà ven biển là Rạch Giá, khoảng 300 con người đầy ắp âu lo đã phải chen chúc như cá mòi trong cái hộp là con thuyền đánh cá bé nhỏ có kích thước chỉ vào khoảng 10 ft x 40 ft, nhắm hướng Nam biển Thái Bình Dương để vượt thoát khỏi một nơi gọi là … quê hương. Lênh đênh trên đại dương mênh mông chúng tôi đã bị hải tặc Thái Lan cướp đến hai lần, mất hết vàng bạc và tất cả những thứ có giá trị. Trong suốt năm ngày bị hỏng máy và bị các ghe tàu qua lại chối từ giúp đỡ, một số bạn đồng hành kém may mắn đã phải vĩnh viễn ra đi vì đói khát. Những người khác đã cảm thấy tuyệt vọng và gia đình chúng tôi đã có cảm giác là cái chết đang đến thật gần. Nhưng vài ngày sau chúng tôi đã thấy lại sự sống khi những cơn sóng lớn vô tình đã đẩy ghe của chúng tôi về phía đất liền và tàu tuần duyên Mã Lai đã cho phép chúng tôi cập bến. Chúng tôi được cho lên bờ, sống trong những căn lều trên bãi biển và tạm trú ở đây trong khoảng hai tuần lễ với sự trợ giúp của tổ chức Hồng Thập Tự quốc tế. Không may chính phủ Mã Lai đã không đồng ý cho chúng tôi được ở lại lâu hơn. Họ thúc ép chúng tôi quay trở lại ghe để họ có thể kéo nó đến trại tị nạn ở một nơi khác. Sau khi tất cả bị bắt buộc trở lên chiếc ghe đã hư máy và dơ bẩn này, tàu tuần duyên Mã Lai đã kéo nó ra phía biển khơi rồi bỏ mặc chúng tôi bơ vơ ở đó. Một lần nữa chúng tôi trở lại biển trong nỗi tuyệt vọng phải đối diện với cái chết vì biển đang có sóng lớn mà chúng tôi lại không có nước uống, thực phẩm và ngay cả dầu diesel để chạy máy. Lại có thêm người chết sau đó hai ngày và xác thân họ đã được chôn vùi trong lòng biển. Chúng tôi đã không hề thấy một dấu hiệu nào của đất liền, không thấy gì cả ngoại trừ bầu trời đang nổi những cơn mưa bão, những làn sóng to cỡ căn nhà đập tới tấp vào con thuyền bé nhỏ với tiếng gió giật và tiếng người kêu khóc. Sau cùng chúng tôi thấy một ghe đánh cá nhỏ từ phía Indonesia đang tiến gần đến và đã thương lượng với họ để được cứu giúp. Với những món nữ trang cuối cùng còn giấu lại được sau những lúc bị cướp, chúng tôi đã đổi lấy nước uống, dầu chạy máy và những thông tin cần thiết để có thể tự đi đến một trại tị nạn gần đó trên đất Indonesia.
Tóm lại trong cơn vượt thoát chúng tôi đã mất tất cả những món đồ có giá trị, hai lần phải cận kề với cái chết suốt trong ba tuần lễ trên biển cả trên một chiếc ghe đánh cá nhỏ xíu chết máy. Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được một trại tị nạn trên đảo Galand thuộc Indonesia và gia đình tôi đã sống tạm ở đó trong khoảng hai năm chờ đợi bảo trợ theo luật lệ đòi hỏi để được định cư tại Hoa Kỳ.
Hội thánh First Presbyterian Church ở Bloomington, Indiana đã nhận bảo trợ gia đình gồm 6 người của chúng tôi đến từ trại tị nạn. Không lâu sau đó, một chuyến bay đã đem chúng tôi đến nơi này trong sự đón mừng của rất đông tín hữu thuộc hội thánh, những người mà chúng tôi chưa từng được gặp trước đó. Vào lúc này không một ai trong chúng tôi có đủ khả năng Anh ngữ để có thể giao tiếp với họ. Sau những khó khăn diễn tả bằng tay và nét mặt, chúng tôi được hướng dẫn đến khu vực nhận hành lý của phi trường và họ đã vô cùng xúc động vì hành lý của cả gia đình 6 người chỉ được gói gọn trong một cái bao vải thô.
Cuối cùng chúng tôi đã được đưa đến một căn nhà trệt có 3 phòng ngủ mà hội thánh đã thuê lại để giúp cho chúng bắt đầu lại cuộc sống mới trên đất nước này, đó là học tiếng Anh, làm quen với đất nước và phong tục mới mẻ, làm việc để xây dựng lại từ đầu vì chúng tôi đã không còn gì cả. Tháng Sáu năm 1980 ở Bloomington, Indiana, một gia đình 6 người bắt đầu làm lại cuộc đời với vốn liếng chỉ là một túi hành lý bé nhỏ.
Tóm lại, chúng tôi đã bỏ lại nhà cửa, hai lần đối diện với cái chết khi liều lĩnh ra đi và cuối cùng chúng tôi đã vô cùng biết ơn và hạnh phúc khi có được những gì mơ ước đó là tự do, giá trị gia đình và những cơ may tốt đẹp hơn để tiến thân cho con cháu chúng tôi trên đất nước vĩ đại này, đó là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
(Phỏng dịch từ nguyên tác viết bằng Anh ngữ)
Năm 1978, ba năm sau khi miền Nam Việt Nam có chính quyền mới, ‘chính sách lý lịch’ đã khiến chúng tôi cảm thấy khó có thể tiếp tục cuộc sống bình thường ở nơi mà chính mình đã được sinh ra và lớn lên. Gia đình chúng tôi đã quyết định gia nhập đoàn người liều lĩnh bỏ lại tất cả và ra đi chỉ với hai bàn tay trắng sau khi chiến tranh vừa chấm dứt.
Từ thành phố nhà ven biển là Rạch Giá, khoảng 300 con người đầy ắp âu lo đã phải chen chúc như cá mòi trong cái hộp là con thuyền đánh cá bé nhỏ có kích thước chỉ vào khoảng 10 ft x 40 ft, nhắm hướng Nam biển Thái Bình Dương để vượt thoát khỏi một nơi gọi là … quê hương. Lênh đênh trên đại dương mênh mông chúng tôi đã bị hải tặc Thái Lan cướp đến hai lần, mất hết vàng bạc và tất cả những thứ có giá trị. Trong suốt năm ngày bị hỏng máy và bị các ghe tàu qua lại chối từ giúp đỡ, một số bạn đồng hành kém may mắn đã phải vĩnh viễn ra đi vì đói khát. Những người khác đã cảm thấy tuyệt vọng và gia đình chúng tôi đã có cảm giác là cái chết đang đến thật gần. Nhưng vài ngày sau chúng tôi đã thấy lại sự sống khi những cơn sóng lớn vô tình đã đẩy ghe của chúng tôi về phía đất liền và tàu tuần duyên Mã Lai đã cho phép chúng tôi cập bến. Chúng tôi được cho lên bờ, sống trong những căn lều trên bãi biển và tạm trú ở đây trong khoảng hai tuần lễ với sự trợ giúp của tổ chức Hồng Thập Tự quốc tế. Không may chính phủ Mã Lai đã không đồng ý cho chúng tôi được ở lại lâu hơn. Họ thúc ép chúng tôi quay trở lại ghe để họ có thể kéo nó đến trại tị nạn ở một nơi khác. Sau khi tất cả bị bắt buộc trở lên chiếc ghe đã hư máy và dơ bẩn này, tàu tuần duyên Mã Lai đã kéo nó ra phía biển khơi rồi bỏ mặc chúng tôi bơ vơ ở đó. Một lần nữa chúng tôi trở lại biển trong nỗi tuyệt vọng phải đối diện với cái chết vì biển đang có sóng lớn mà chúng tôi lại không có nước uống, thực phẩm và ngay cả dầu diesel để chạy máy. Lại có thêm người chết sau đó hai ngày và xác thân họ đã được chôn vùi trong lòng biển. Chúng tôi đã không hề thấy một dấu hiệu nào của đất liền, không thấy gì cả ngoại trừ bầu trời đang nổi những cơn mưa bão, những làn sóng to cỡ căn nhà đập tới tấp vào con thuyền bé nhỏ với tiếng gió giật và tiếng người kêu khóc. Sau cùng chúng tôi thấy một ghe đánh cá nhỏ từ phía Indonesia đang tiến gần đến và đã thương lượng với họ để được cứu giúp. Với những món nữ trang cuối cùng còn giấu lại được sau những lúc bị cướp, chúng tôi đã đổi lấy nước uống, dầu chạy máy và những thông tin cần thiết để có thể tự đi đến một trại tị nạn gần đó trên đất Indonesia.
Tóm lại trong cơn vượt thoát chúng tôi đã mất tất cả những món đồ có giá trị, hai lần phải cận kề với cái chết suốt trong ba tuần lễ trên biển cả trên một chiếc ghe đánh cá nhỏ xíu chết máy. Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được một trại tị nạn trên đảo Galand thuộc Indonesia và gia đình tôi đã sống tạm ở đó trong khoảng hai năm chờ đợi bảo trợ theo luật lệ đòi hỏi để được định cư tại Hoa Kỳ.
Hội thánh First Presbyterian Church ở Bloomington, Indiana đã nhận bảo trợ gia đình gồm 6 người của chúng tôi đến từ trại tị nạn. Không lâu sau đó, một chuyến bay đã đem chúng tôi đến nơi này trong sự đón mừng của rất đông tín hữu thuộc hội thánh, những người mà chúng tôi chưa từng được gặp trước đó. Vào lúc này không một ai trong chúng tôi có đủ khả năng Anh ngữ để có thể giao tiếp với họ. Sau những khó khăn diễn tả bằng tay và nét mặt, chúng tôi được hướng dẫn đến khu vực nhận hành lý của phi trường và họ đã vô cùng xúc động vì hành lý của cả gia đình 6 người chỉ được gói gọn trong một cái bao vải thô.
Cuối cùng chúng tôi đã được đưa đến một căn nhà trệt có 3 phòng ngủ mà hội thánh đã thuê lại để giúp cho chúng bắt đầu lại cuộc sống mới trên đất nước này, đó là học tiếng Anh, làm quen với đất nước và phong tục mới mẻ, làm việc để xây dựng lại từ đầu vì chúng tôi đã không còn gì cả. Tháng Sáu năm 1980 ở Bloomington, Indiana, một gia đình 6 người bắt đầu làm lại cuộc đời với vốn liếng chỉ là một túi hành lý bé nhỏ.
Tóm lại, chúng tôi đã bỏ lại nhà cửa, hai lần đối diện với cái chết khi liều lĩnh ra đi và cuối cùng chúng tôi đã vô cùng biết ơn và hạnh phúc khi có được những gì mơ ước đó là tự do, giá trị gia đình và những cơ may tốt đẹp hơn để tiến thân cho con cháu chúng tôi trên đất nước vĩ đại này, đó là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
(Phỏng dịch từ nguyên tác viết bằng Anh ngữ)
Comment