Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhật thực ở châu Âu trùng hợp hiếm có với xuân phân

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhật thực ở châu Âu trùng hợp hiếm có với xuân phân

    Nhật thực ở châu Âu trùng hợp hiếm có với xuân phân


    Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm hôm nay sẽ che khuất Mặt Trời tại nhiều khu vực của châu Âu. Hiện tượng này trùng với thời điểm xuân phân và điểm gần Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trăng.



    Mùa xuân bắt đầu với xuân phân ở bắc bán cầu ngày 20/3. Ảnh minh họa: Wikimedia Commons

    Xuân phân, hay điểm xuân phân, đánh dấu sự xuất hiện của mùa xuân tại bắc bán cầu vào ngày 20/3. Dù không có tác động đến hai hiện tượng trên, việc chúng xuất hiện trong cùng một ngày là điều rất hiếm.

    Vì Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời theo quỹ đạo, vị trí bắc nam của Mặt Trời thay đổi tùy theo hướng trục xoay nghiêng của Trái Đất. Điểm phân xuất hiện hai lần trong năm (khoảng 20/3 và 22/9), khi mặt phẳng xích đạo của Trái Đất đi qua tâm Mặt Trời. Vào thời điểm này, trục Trái Đất không nghiêng ra xa cũng như hướng tới Mặt Trời. Những ngày có độ nghiêng 0 của xích đạo Trái Đất tương ứng với xuân phân và thu phân. Ở nam bán cầu, thời điểm này gọi là thu phân.

    Khi xuất hiện điểm phân, tại mọi điểm trên bề mặt Trái Đất, thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau (12 tiếng). Mặt Trời sau đó di chuyển cao hơn hoặc thấp hơn so với xích đạo, lúc này độ dài của ngày và đêm sẽ thay đổi.

    Từ "điểm phân" xuất phát từ tiếng Latinh, ghép bằng hai từ "aequus" nghĩa là bằng nhau và "nox" nghĩa là ban đêm. Chúng bắt nguồn từ một trong những hiểu biết lâu đời nhất của loài người về hiện tượng này, cho rằng đó là ngày mà ban ngày và ban đêm có khoảng thời gian bằng nhau.

    Anh Hoàng (Theo IB Times/Vnexpress)



  • #2
    Thực tế và thần thoại về nhật thực


    Một phần của thế giới sẽ chứng kiến nhật thực toàn phần lớn nhất trong 16 năm. Hiện tượng thiên nhiên mà loài người hiện hiểu rõ này từng là chủ đề của vô số chuyện mang màu sắc thần bí.



    Mặt Trăng di chuyển vào vị trí che khuất hoàn toàn năm 2012. Ảnh: NASA

    Nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm sẽ diễn ra vào 20/3, chặn tới 90% ánh sáng Mặt Trời tại nhiều khu vực ở châu Âu. Tại phía bắc Scotland, Mặt Trăng sẽ che khuất 95% Mặt Trời. London và vùng đông nam của Anh sẽ trải nghiệm cảm giác "chìm trong bóng tối" đến 85%.

    Trong lịch sử, hiện tượng này gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết của người xưa, hoặc ở một số khu vực hẻo lánh trên thế giới ngày nay. Một số nền văn hóa coi đây là điềm xấu.

    Nhật thực là gì?

    Nhật thực là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện khi Mặt Trăng di chuyển vào quỹ đạo giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.

    Nhật thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất cắt ngang phần trung tâm tối sẫm của bóng Mặt Trăng. Trong khi đó, nếu phần này không vươn tới được bề mặt hành tinh của chúng ta, Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần hay còn gọi là nhật thực hình khuyên. Nhật thực một phần xảy ra khi người xem ở trong vùng nửa tối.

    Ngày 11/8/1999, nhật thực khiến Mặt Trời bị bao phủ 100% được nhìn từ Cornwall, Anh. Theo các nhà khoa học, hiện tượng che khuất hoàn toàn có thể kéo dài lâu nhất 7,5 phút. Hiện tượng che khuất có thể xuất hiện 2-5 lần mỗi năm. Chu kỳ nhật thực giống nhau kéo dài 18 năm 11 tháng.

    Khi Mặt Trăng còn ở vị trí rất gần Trái Đất, nó chặn hoàn toàn đĩa Mặt Trời. Tuy nhiên theo thời gian, khi quỹ đạo Mặt Trăng thay đổi với tốc độ 2cm/năm, sự sắp xếp thẳng hàng của ba thiên thể gần như hoàn hảo chỉ thi thoảng xuất hiện. Giới chuyên gia dự đoán trong vài triệu năm tới, khi quỹ đạo này tiếp tục mở rộng, nhật thực toàn phần sẽ không còn xảy ra. Trong tương lai, người quan sát sẽ chỉ nhìn thấy nhật thực hình khuyên.



    Nhật thực toàn phần tại Pháp năm 1999. Ảnh: Wikipedia

    Các câu chuyện thần thoại

    Nhật thực năm 1133 trước Công nguyên từng được gọi là nhật thực vua Henry của Anh. Khi Henry I qua đời không lâu sau hiện tượng này, nó càng khẳng định niềm tin rằng đây là một dấu hiệu xấu đối với các vị vua.

    Người Trung Quốc từng cho rằng việc dự đoán nhật thực rất quan trọng, vì chúng có thể là mối đe dọa đối với các hoàng đế. Năm 2134 trước Công nguyên, vì không thể dự đoán, hai nhà chiêm tinh học đã bị chặt đầu.

    Trong thần thoại của Ấn Độ giáo, những con quỷ rắn Rahu và Ketu được cho là nuốt Mặt Trời, hút ánh sáng và và là nguyên nhân làm xuất hiện nhật thực. Trong khi đó đối với người Hy Lạp cổ đại, đây là dấu hiệu của một thảm họa. Chúng xảy ra do sự tức giận và phẫn nộ của các vị thần.

    Theo sách Phúc Âm, vào ngày chúa Giêsu bị đóng đinh, bầu trời trở nên tối sầm và đen kịt. Nhiều người giả định rằng đây là một phép màu hoặc dấu hiệu của một thời kỳ đen tối. Các sử gia cho rằng nó có liên quan đến hiện tượng nhật thực năm 29 hoặc 33 trước Công nguyên.

    Nhật thực xuất hiện ngày 27/1 năm 632 trước công nguyên trùng với ngày con trai của nhà tiên tri Mohammed qua đời. Theo các học giả Hồi giáo, điều này dẫn đến suy đoán rằng đây là điều kỳ lạ để đánh dấu cái chết.

    Trong văn học dân gian của Hàn Quốc, Mặt Trời bị những con chó đánh cắp. Còn tại một số khu vực hẻo lánh của Ấn Độ, ăn chay được áp dụng ở các cộng đồng người nơi mà người dân lo sợ nhật thực sẽ làm nhiễm độc thức ăn.

    Anh Hoàng (vnexpress)

    Comment

    Working...
    X