Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bánh chưng đón tết tha hương

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bánh chưng đón tết tha hương

    Phan gia trang chuẩn bị đón tết tha hương.



    Bí truyền của Phan gia, bánh nấu chín lá vẫn màu xanh.



    Xin đố quý vị kinh tế gia đình - KNC làm sao bánh nấu chín lá chuối vẫn còn xanh. ?.

  • #2
    Đây là 'ngâm cứu' của CKO, không phải KTGD, 'Giết gà đâu cần đến dao mổ trâu' phải không các chị !!!

    - Dùng nồi nấu bằng tôle.

    - Cho một ít thuốc tiêu hay baking soda (NaHCO3) vào nồi luộc bánh.

    - Cho một cục pin nhỏ vào nồi luộc bánh để tạo môi trường ‘kiềm’. Phương pháp này không tốt vì trong pin có những hóa chất độc hại.

    - Khi nấu được phân nửa thời gian thì vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp.

    Comment


    • #3
      Cực lực phản đối chuyện " bỏ cục pin nhỏ vào nồi bánh chưng để tạo môi trường kiềm " Chỉ vì màu xanh của lá mà quên mất đoạn trường chemotherapy ( lấy độc trị độc ) của người tiêu dùng .

      Phản đối nầy không nhắm vào các bạn viết câu đố hay trả lời .

      Comment


      • #4
        Phản đối việc này là rất đúng với đạo đức 'vì sức khỏe của người tiêu dùng'. Đây chỉ là một bài sưu tầm nên phải viết ra cho đầy đủ, tuy nhiên đã có khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này. Đáng tiếc là trong thực tế đã có khá nhiều người vẫn cứ vận dụng xảo thuật đó chỉ vì lợi nhuận !!!

        Comment


        • #5
          Màu xanh của bánh chưng đẹp và bánh gói khéo quá anh Ngô ơi!:thumbs:

          Đúng rồi, dĩ nhiên là phản đối vụ bỏ "pin" vào nồi bánh chưng, bánh tét cả hai tay!:shocked2:

          Còn việc giữ màu xanh của lá sau khi nấu, có lẽ bác NTT là rành hơn cả, nhưng chuyện này Thu chỉ mới biết hồi năm rồi khi tham gia buổi gói bánh tét, bánh chưng ở nhà ái hữu SPKT, Thượng, Liên (77KNN) voi bà cụ mẹ của Thượng.

          Ngày hôm sau, Thượng đón mẹ để bà cụ thay lá mới và gói lại để đem biếu cho đẹp.(!!!!)

          Nhưng với Thu nhìn không hay vì lá có màu xanh tươi qua', chứ không phải sau khi nấu mà lá vẫn còn có màu xanh (?)

          Comment


          • #6
            Tôi cũng " cực lưc phản đối " chuyện bỏ cục pin vào nồi, hay bất cứ thứ hóa chất nào vào thức ăn, như hàn the ( acid boric ) hay phèn xanh ( sulfate đồng ), ăn có ngày sờ tay va bóng đèn dám sáng lắm.

            Tất cả cách các bạn nêu đều đúng và hay cả ( trừ chuyện cục pin, rất tiếc ở VN người ta cứ làm ).

            Cách " thay lá " phải luộc sơ lại 10 phút , nhưng như Y Thu nói, màu lá quá tươi, và lớp lá mới không dính sát vào lớp cũ, không được đẹp lắm.

            Cách của Hùng là hay nhất, dân CKO mà dám qua mặt KTGĐ bên " right lane " không cần " signal " .

            Nhưng cách bỏ bicarbonate de soud ( baking soda ) làm bánh có hơi chát vị lá ở phần ngoài rìa nếu bỏ hơi nhiều, bỏ ít thì không xanh lắm. ( cũng là hóa chất nhưng loại này cho thực phẩm nên không độc , hơn nữa sẽ bị phân hủy hết sau 10 giờ nấu cho bánh chín ).

            Cách Hùng nói nấu bằng thùng tole , thay nước mới và nhúng bánh nước lạnh ( sau khi nấu 5 giờ ) rồi nấu tiếp là tự nhiên và hay nhất ( lâu lắm rồi mới nghe/đọc thấy chữ " tole ", đó là loại thùng nấu bánh bằng sắt tráng kẽm ).

            Tiếc là loại thùng/ nồi nầy chỉ có ở VN, ngoại quốc thì vô phương có, ở đây nồi bằng nhôm hay stainless steel, ( tránh nấu bằng nồi nhôm, bánh rất nâu ).

            Cách duy nhất có thể làm là dùng nồi nấu bằng stainless steel, rồi dùng một miếng " tole " ( sắt tráng kẽm ) cuốn chung quanh bên trong thành nồi.

            Miếng này có bán ở Home depot hay các tiệm home hardware , chỗ bán vật liệu làm hệ thống ống heat-air của nhà.(Coi chừng lộn miếng nhôm, miếng kẽm màu trắng xám , có bông ).

            Miếng tôle càng lớn, lá bánh càng xanh, bên trong da bánh cũng xanh tự nhiên như gói bằng lá dong.

            Khi nhúng bánh nước lạnh ( lấy bánh ra coi chừng bể vì bánh rất mềm ), nước càng lạnh càng tốt, ( bỏ nước đá vào nước lạnh ) tuy vậy bánh chỉ xanh vừa vừa.

            Xanh như bánh " Phan gia " thì phải kiểm soát nhiệt độ khi nấu trên 90 độ C nhưng không quá 96 độ, lá phải chuối chát ( chối hột ) ,( rất khó lựa vì ở đây lá frozen ), khi defrost lá phải giữ dưới 16 độ, trên 10 độ, rửa lá xong lau khô ,không để ướt nhưng không được để khô héo ( quấn lá trong khăn vải ( không dùng khăn lông ) hay khăn giấy .

            Nấu 3 giờ, không cần lấy bánh ra , dùng ống hút nước ra ( chớ dại mà hút bằng miệng ?';':!#@#%^&* ), xả nước lạnh vào ngập bánh, bỏ thêm mấy cục nước đá vào, ngâm khoảng 3-4 phút ( không quá 5 phút ) hút nước lạnh ra , đổ NƯỚC SÔI vào nấu tiếp ( nhớ nấu nước sôi sẵn đủ để đổ ngập bánh trở lại, nước phải luôn luôn ngập trên bánh ít nhất 10 cm ).

            Lập lại một lần y hệt sau 4 giờ nấu tiếp ( tức là giờ nấu thứ 7 ), xong nấu tiếp 3 giờ 30 phút, tắt lửa để nguội 30 phút , vớt bánh ra NHÚNG NƯỚC LẠNH 5 phút, bỏ vào khuôn gỗ ép 12 giờ cho bánh ráo nước và nguội, thành hình vuông cho đẹp nhưng không cho bánh khô vì hở với không khí ( hệ thống khuôn ép nằm trong thùng kín, loại thùng giấy cứng carton ).

            Lấy bánh khỏi khuôn , nhúng bánh vào nước muối bảo hòa ( nhiều muối) , rửa sạch , lau khô và gói bằng plastic loại dùng wrap thức ăn, bánh sẽ không bị mốc khi để trong nhà và lá không có mùi chua , bánh không bị thiu. ( để không quá 7 ngày, sau đó phải để tủ lạnh, khi ăn hoặc micro wave hay hấp lại),

            Tôi đã để bánh sau đó trong freezer đúng 1 năm , lấy ra hấp lại ( không nấu ) , ăn như bánh mới nấu.

            Lâu lâu " múa rìu qua mắt thợ " với quý vị KNC, xin đừng giận vì dân Điện tử mà dám khoe làm bánh.

            Comment


            • #7
              Ngày Tết đọc được những dòng giải thích cách nấu bánh chưng của "Phan Gia" mà 'nghe' ấm lòng!!!

              Việc nấu bánh thường thực hiện qua đêm giáp Tết, qua nhiều giai đoạn châm nước, check nhiệt độ, nhiêu khê quá... nếu làm để biếu thi không kể công, còn bán ra bao nhiêu một cái mới cho xứng với công bỏ ra chứ????

              Comment


              • #8
                Đúng vậy, chỉ là làm quà biếu tết cho bà con bạn bè cho ấm lòng cái tết tha hương chứ bán sao nổi. Người làm bánh chưng bán đâu có ai làm như vậy.

                Comment


                • #9
                  ...Nhin những cái bánh chưng của anh Phan Ngô chưng bày ở trong hình thì bắt đã hai con mắt. Cám ơn câu trả lời của anh Ngô. Líu Lo này cũng học hỏi thêm đựoc vài kinh nghiệm.

                  * Chuyện dùng miếng tole để bỏ trong nồi nấu, LíuLo không biết có an toàn cho thực phẩm hay không?

                  * Líu Lo nhớ thời trung học còn ở chung với ba má..Khi má Líu Lo nấu bánh chưng, bánh tét thì cũng chọn lá chuối và phải là lá chuối hột như anh Ngô đã nói. Các loại lá khác thì màu lá hay chuyển màu rêu đen,chứ không xanh.

                  * Trong nồi nước để luộc bánh, thì ở đáy nồi có lót một lớp lá dứa..hoặc lá rau bồ ngót để giúp cho bánh có màu xanh (xanh nếp, xanh lá). Mùi lá dứa thì có lẽ sẽ làm cho bánh có mùi thơm đặc biệt của lá dứa..còn không biết mùi của lá bồ ngót có ảnh hưởng đến mùi vị của bánh hay không thì Líu Lo hổng nhớ rõ..Nhưng mà an toàn...Vì đã quá lâu lâu lắm rồi... thường thì ăn bánh vào những khi thiệt đói bụng nên lúc nào cũng thấy ngon cả.
                  https://www.doquanmusic.net

                  Comment


                  • #10
                    Có lẽ Webnhà may mắn vì có nhiều người tài cộng tác . Bỏ qua cái nghề điện tử của bạn Phan Ngô , bạn ấy viết comment chất lượng , tình yêu thì dạt dào văn thơ bây giờ nấu bánh chưng cũng đầy đủ chi tiết và kinh nghiệm không thua gì người chuyên môn !

                    Cứ mỗi năm vào dịp Tết thì bên nhà vợ của tôi nấu bánh chưng theo yêu cầu . Sản lượng tối đa vào khoãng 1000 cái . Nếu tính trung bình mổi người đặt từ 3-5 cái thì chỉ đủ giao cho 250-300 khách hàng . Cho nên năm nào cũng 'cầu' nhiều hơn 'cung' ! Nhu cầu càng nhiều thì người nhà càng không có bánh ăn !

                    Khác với cách nấu của các bạn ở Mỹ, Canada, chúng tôi (bên nhà vợ) dùng lá chuối tươi cho nên phải rữa lá rất kỷ , lá nầy lại đắt tiền cho nên chỉ gói được một lớp bên trong rồi bọc thêm ở ngoài bằng giấy nhôm ( aluminium foil ).



                    Kỹ thuật làm bánh không có gì đặc biệt để nói . Bánh gói xong xếp vào thùng , đổ nước rồi nấu bằng gas một mạch cở 12 tiếng . Công đoạn nặng nhất là vo nếp ( nhiều thau lớn ), nhẹ nhất là lau bánh cho sạch rồi châm kim khi nấu xong . Dùng kim châm vài lỗ để khi xếp chồng lên nhau thì nước sẽ tự thoát ra các lỗ nầy .Năm nay bánh mặn giá $18, bánh chay $16 cho mỗi cái .

                    Mỗi năm đến gần Tết, một số đồng bào nhớ số điện thoaị để kêu đặt bánh , có lẽ bên nhà vợ tôi đã tạo được uy tín về nấu bánh chưng . Uy tín nầy có thể do bánh ăn ngon , cũng có thể họ thấy được cách nấu không có gì đặc biệt để nói .

                    Mặt khác sự thật phủ phàng , mặc dầu là 'rể quý' của một nhà nấu bánh chưng có tiếng ở Sydney, thế nhưng trong nhà khoãng bánh chưng loại khuyết tật càng ngày càng hiếm. Không đủ ,chủ nhà phải ăn độn với MacDonalds !

                    Comment


                    • #11
                      Miếng kẽm hay thùng/nồi nấu bánh tráng/xi/mạ kẽm ( galvanized ) an toàn cho thực phẫm, vì lon đồ hộp thực phẫm tráng kẽm để chống oxit hóa và rỉ sét, thùng tráng kẽm đã dùng từ lâu không gây độc hay nguy hiểm cho người.

                      Kẽm có điện hóa trị rất lớn nên oxigen không tấn công nổi, không bị oxit hóa hay rỉ sét như sắt, do đó trong nồi bánh sẽ giử cho các phân tử nước bị lệch âm điện, làm cho lớp lá trên bánh có điện trường âm, lá và màu lá không bị oxit hóa làm mất màu, hòa tan màu ra nước ( màu trên lá là màu hữu cơ ), đồng thời đẩy màu trên lá bên trong vào nếp, lại giử màu trên nếp không bị tan ra nước , khi bóc ra lớp da của bánh cũng có màu xanh nhưng nếp bên trong vẫn trắng, khác với khi người ta bỏ màu vào thùng mà nấu, ruột bánh nếp cũng bị nhuộm màu luôn.

                      Lá dứa sẽ làm bánh thơm và màu lá dứa tan trong nước cũng giúp bánh xanh, nhưng ở đây lá dứa đắt, nấu nhiều bánh thì tiền lá dứa nhiều quá.

                      Lại dẫm chân lên nghề khác rồi, thật ra kiến thức này thâu lượm khi làm research 5 năm về hóa kim loại cho công ty tái thu hồi vàng, bạc , bạch kim từ phế thải computer, có nói sai đừng cười.

                      Comment


                      • #12
                        Originally posted by 'NgoPhan'

                        Miếng kẽm hay thùng/nồi nấu bánh tráng/xi/mạ kẽm ( galvanized ) an toàn cho thực phẫm, vì lon đồ hộp thực phẫm tráng kẽm để chống oxit hóa và rỉ sét, thùng tráng kẽm đã dùng từ lâu không gây độc hay nguy hiểm cho người.

                        Kẽm có điện hóa trị rất lớn nên nên oxigen không tấn công nổi, không bị oxit hóa hay rỉ sét như sắt, do đó trong nồi bánh sẽ giử cho các phân tử nước bị lệch âm điện, làm cho lớp lá trên bánh có điện trường âm, lá và màu lá không bị oxit hóa làm mất màu, hòa tan màu ra nước ( màu trên lá là màu hữu cơ ), đồng thời đẩy màu trên lá bên trong vào nếp, lại giử màu trên nếp không bị tan ra nước , khi bóc ra lớp da của bánh cũng có màu xanh nhưng nếp bên trong vẫ trắng, khác với khi người ta bỏ màu vào thùng mà nấu, ruột bánh nếp cũng bị nhuộm màu luôn.

                        Lá dứa sẽ làm bánh thơm và màu lá dứa tan trong nước cũng giúp bánh xanh, nhưng ở đây lá dứa đắt, nấu nhiều bánh thì tiền lá dứa nhiều quá.

                        Lại dẫm chân lên nghề khác rồi, thật ra kiến thức này thâu lượm khi làm research 5 năm về hóa kim loại cho công ty tái thu hồi vàng, bạc , bạch kim từ phế thải computer, có nói sai đừng cười.
                        Hey,

                        Bạn ta khiêm nhường quá, nếu sai thì bạn đã không post lên ...:thumbs:Tuy nhiên nếu là giả thuyết mà chưa có ai chứng minh sai được thì nó vẫn đúng ...cho đến ngày nó sai ...:cuoilan:

                        Ít ai biết được rằng bạn Ngô Phan nhà ta là một tay nấu rượu nếp cừ khôi tại Toronto. Và theo mình biết thì quá trình lên men của bạn ta sẽ thu được rượu nhiều hơn là các nhà làm rượu theo kinh nghiệm vì quá trình lên men theo khoa học và quá trình chuyển hóa đường gluocose từ hạt nếp hài hòa sẽ có năng suất cao. Tuy nhiên có ngon bằng rượu Gò đen hay Bà Điểm thì chưa biết được vì điều này có tùy thuộc vào nếp ngon hay dở :coffee:

                        PS: Hey mình có một số vàng kha khá còn trong dạng mạ các dụng cụ điện tử...Bạn ta có còn nhớ cách điện phân thì xin chỉ dẫn hoặc hợp tác để kiếm chút cháo ăn chơi....Ngày xưa thấy vàng thì lượm chơi vì thấy rẻ ...giờ thì có thể có ăn vì nó mắc quá :thumbs:
                        Have a nice day!!

                        Comment


                        • #13
                          Cám ơn lời khen của bạn mình, phải cám ơn chứ nếu không thì bạn bè sẽ cười Trương Tam khen Lý Tứ.

                          Rượu đế nếp nấu bảo đảm y như đế Gò đen hay Bà Điểm nếu không muốn nói ngon hơn vì 2 lý do :

                          1. Phan gia nấu bằng nếp loại ngon chứ không bằng gạo như bên nhà .

                          2. Men thì mua của chính nhà sản xuất tại Gò đen ( Long an ) hay Bà điểm ( Hóc môn ) ( nhờ người ở Sài gòn mua gởi qua ) chứ bên này đâu có .

                          Khi nào có bạn nào muốn thử sẽ gởi cho nếm chơi, ( hoặc cần loại 60 độ để ngâm thuốc Bắc _ toa Từ hy hay Minh mạng gì đó_ thì cất dùm cho ).

                          Còn việc lấy vàng từ chip, computer, electronic thì dò đúng đài rồi đó, hóa chất và máy móc phân tích mình còn giử đầy đủ , lấy vàng không chỉ đủ ăn cháo thôi đâu, còn dư mua nữ trang cho vợ Bình nữa đó, vì năm 2000 vàng chỉ có $US 235 / orz mà cò có lời 30%, hôm nay $ 1650 thì ngon ăn .

                          Lúc tôi khởi sự research 1999 thì mất 72 giờ để hòa tan vàng ra dung dịch , năm 2005 chỉ cần 30 phút là toàn bộ vàng bạc bạch kim tan hết nhưng vật mạ vẫn còn nguyên, không hư ( ie. lấy hết vàng mạ trên đồng hồ , đồng hồ còn nguyên có thể mạ lại nickel- chrome ).

                          Có bao nhiêu pounds vật liệu, chip mạ vàng ?

                          Sẽ liên lạc và chỉ dẫn, còn nếu số lượng nhiều ( dư tiền vé máy bay ) sẽ bay qua làm giùm.

                          Bạn nào muốn biết xin hỏi , tôi sẽ chỉ và gởi tài liệu cho.

                          Comment


                          • #14
                            Chào các bạn!

                            Đề tài lấy vàng từ IC, computers , electronic boards nghe rất hấp dẩn . Mong anh Phan thượng Ngô viết vài hàng về kinh nghiệm và đồ nghề của anh trong lảnh vực nầy để bạn bè khắp nơi 'ngâm cứu' tham khảo.

                            Riêng Miệt Dưới chưa thấy ai làm kiểu nầy, vì vàng thiệt, vàng dẽo đều nằm từng cục khơi khơi trên mặt đất. Muốn lượm cho đúng thì phải sắm máy dò kim loại và chịu khó đi xa tìm địa điểm . Nếu không thích làm giàu thì chiều chiều đeo kính râm, xách máy ra bãi biển có đông người mặc bikini, tìm bạc kên, nhẩn cưới ... của thiên hạ bị chôn vùi trong cát, tạo nguồn vui qua ngày .

                            Đất rộng người thưa lại có nhiều thứ giống vàng, cho nên nhiều công ty du lich và lớp dạy thiên hạ tìm vàng làm ăn khấm khá . Các bạn có thể đọc thêm tại


                            Comment


                            • #15
                              Vậy tôi sẽ hệ thống hóa lại tài liệu và viết lên ở trang " Khoa học kỹ thuật " một cách chi tiết cho các bạn tham khảo.

                              Đây vừa là lý thuyết vừa là kinh nghiệm thực tế tôi đã làm cho công ty tại Canada từ 1999-2006, có lẽ sẽ giúp ích cho những người làm việc liên quan đến vàng .

                              Comment

                              Working...
                              X