Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thông tim hay mổ tim?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thông tim hay mổ tim?

    Thông tim hay mổ tim?

    BS. Hồ Ngọc Minh


    LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

    Gần đây tôi có nghe chuyện về một số người thân quen, một vài cụ tuổi đã 80 ngoài, phải đứng trước sự lựa chọn giữa giải phẫu mổ tim và thông tim.

    Tại sao bác sĩ của bạn lại khuyên bạn cần phải mổ tim, trong khi một người thân hay hàng xóm của bạn lại chỉ cần thông tim? Thông tim và mổ tim khác nhau như thế nào?

    Một số các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch ngày nay được huấn luyện thêm chuyên môn để thông tim, trong khi đó để mổ tim, bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ giải phẫu tim và lồng ngực. Bác sĩ thông tim sẽ dùng những “ống” đặc biệt, gọi là catheters để luồn vào mạch máu của bạn tìm cách soi và thông chỗ nghẽn trong mạch máu tim mà không cần đến giải phẫu. Ngược lại một số trường hợp để vượt qua chỗ nghẽn, bác sĩ giải phẫu tim phải mổ lồng ngực ra và tìm cách bắc cầu nối qua chỗ nghẽn của mạch máu, đại khái như đoạn “detours” khi xa lộ bị nghẽn. Cả hai phương cách đều được sử dụng và có khi hỗ trợ cho nhau để giúp đỡ cho bệnh nhân.

    Tuy nhiên, là bệnh nhân nên hỏi bác sĩ cặn kẽ về sự lựa chọn giữa một trong hai phương pháp.

    Cụ thể, bạn cần hỏi: Bạn có những lưa chọn nào? Bạn có thật sự cần đến các phẫu thuật hay không? Có thể nào chỉ cần thuốc men là đủ?

    Yếu tố đầu tiên quyết định cho việc chữa trị, tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của chỗ nghẽn, và có bao nhiêu động mạch tim bị nghẽn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết là mạch máu tim của bạn bị nghẽn bao nhiêu phần trăm, thí dụ “80%”, hoặc bao nhiêu phần trăm bắp thịt cơ tim của bạn bị ảnh hưởng do chỗ nghẽn gây ra. Thí dụ động mạch chính của trái tim gọi là động mạch trái (left main coronary artery), tuy chỉ dài độ 2.5 cm (1 inch), nhưng nếu bị nghẽn, thì toàn bộ máu cung cấp cho phần trái của trái tim bị ảnh hưởng. “Tim trái” của bạn rất quan trọng vì nó bơm máu ra cho toàn bộ cơ thể. Nếu chỗ nghẽn bao gồm các nhánh phụ của động mạch tim thì không những chỉ có phần tim bên trái mà toàn bộ trái tim có thể bị ảnh hưởng. Sức bơm của trái tim sẽ được đánh giá còn lại bao nhiêu phần trăm, gọi là “ejection fraction”, nếu dưới 50% thì trái tim của bạn chắc chắn không ổn. Như thế, nếu chỉ bị nghẽn một chỗ, có khi thông tim là đủ, trong trường hợp nghẽn nhiều chỗ và sức bơm của tim bị kiệt quệ, có khi, bạn cần đến giải phẫu tim.

    Kế đến để lựa chọn còn tùy vào sức khoẻ tổng quát của bạn có chịu nỗi một cuộc giải phẫu hay không. Thí dụ, nếu bạn bị bệnh tiểu đường có khi giải phẫu tim là lựa chọn tốt, trong khi nếu bạn bị các bệnh về phổi thì thông tim lại an toàn hơn. Ngoài ra quyết định còn tùy vào tình trạng sức khoẻ của chính trái tim, thí dụ, bạn bị hư van (valve) tim, thì giải phẫu tim không được an toàn để tiến hành.

    Thật ra ngày nay, gần như 90% người bị bệnh tim không cần đến giải phẫu mổ tim, gọi là “heart bypass surgery”. Giải phẫu mổ tim có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần phải hỏi về khả năng an toàn, khả năng thành công của mỗi phương pháp mà bệnh viện chữa trị cần phải cho bạn biết.

    Nguy cơ tử vong vì giải phẫu, heart bypass surgery, ở Mỹ có thể từ 0% cho đến 52% tuỳ theo bệnh viện và kinh nghiệm của bác sĩ. Tuy nhiên, nguy cơ trung bình toàn quốc cho mổ tim là 3% tới 5% mà thôi. Nếu bệnh nhân, trên 65 tuổi, tỉ số nguy cơ đó có thể tăng đến 1/3, vì bệnh nhân có thể bị một trong các “sự cố”, accidents, xảy ra trong trong khi giải phẫu, như bị đột quỵ tim, bị hôn mê toàn diện (coma), bị tai biến não (stroke), bị suy hư thận, và dĩ nhiên có khi bị mất mạng.

    Ngay cả việc phẫu thuật thông tim, tuy trên nguyên tắc là an toàn hơn giải phẫu mổ tim, khả năng tử vong cũng vào khoảng 2% đến 4% , và khoảng 5% ca thông tim, cần phải đổi qua mổ tim khẩn cấp.

    Điều cần biết là sau khi thông tim hay giải phẫu tim, tình trạng nghẽn mạch tim có thể tái phát trở lại. Trong số các bệnh nhân đi qua phương pháp thông tim, có 35% sẽ bị nghẽn tim trở lại trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, có 70% bệnh nhân sau khi giải phẫu thông tim, sẽ có triệu chứng tức ngực, đau tim trong vòng 5 năm.

    Như thế, nếu sức co bóp trái tim bạn, ejection fraction, còn trên 50%, hay nếu động mạch chính bên trái của tim chưa nghẽn quá 70%, hay nếu mạch máu tim của bạn không bị nghẽn nhiều chỗ thì có thể bạn chưa cần đến giải phẫu tim, hay thậm chí cần thông tim. Bạn cần phải hỏi bác sĩ của bạn thật kỹ về điều này.

    Cuối cùng, trở lại với nguyên tắc cơ bản để tránh bớt tình trạng bị nghẽn tim là chuyện phòng bệnh. Để cho con tim được vui vẻ, bạn phải chìu chuộng và nâng niu nó. Tôi nói nâng niu trái tim của bạn trước, rồi bạn mới tính đến chuyện nâng niu trái tim người yêu của bạn. Đừng trách là tôi cứ hát đi hát lại bài vọng cổ cũ mèm nhé: ăn uống điều độ, vận động nhiều, không hút thuốc, không rượu, và nhất là, biết yêu đời, yêu người, bạn nhé!

    (Theo NguoiViet)



  • #2
    Ủa tưởng TH về VN , bao giờ về VN?NL

    Comment


    • #3
      .

      .

      .

      .

      .


      Theo thiển ý của tôi thì "... hãy khoan khoan ... chờ chút ... biết đâu lại khỏi phải thông..., click here!..., không phải mổ!..., click here!" Hãy thử dùng giải pháp thứ ba này ... biết đâu lại trở nên là giải pháp tốt nhất mà lại có kết quả dài lâu ..."Và Con Tim Sẽ Vui Trở Lại ... chăng!? ... như ở đây!

      .

      Ngoại trừ khi các BS (chuyên khoa Tim và Mổ Tim) đã quyết định đây là một trường hợp "khẩn cấp có cơ nguy đến tính mạng ... hay đã bị vỡ mạch máu tại não", bệnh nhân nên có quyền yêu cầu được tham khảo với nột chuyên gia về EECP (Enhanced Exterior Counter Pulsation Therapist) "Hoàn Thiện Áp Xuất Ngược Từ Bên Ngoài ... để nông tim lẫn mạch ... từ bên trong hệ thống tim mạch (Cardiovascular System) của chính mình ..." ..., ở đây!. Đây là một phương pháp trị liệu tương đối mới mẽ cho nên ít ai được biết đến. Trước đây người ta gọi là ECP khi họ dùng 4 vòng nén từ tứ chi, gấn đây người ta dùng cả 4 vòng nén ở 2 bắp chuối và 2 bắp đùi của bệnh nhân mà thôi! ..., ở đây!

      .

      "Câu chuyện nói thẳng từ trái tim tôi!" Straight from the heart! ..., ở đây!

      .

      ... theo CNN HLS ..., click here!

      .

      "Viên Thuốc Đắng Cho Nước Mỹ" và... "Tôi đã học được những gì sau lần mổ toang trái tim mình mất tiêu đến 190k đồng đô ..." của Steven Brill, mời nghe xem ở đây!

      .

      Mong vạn an,

      DzuMinh


      ... các bài đã được đăng đâu đấy ... đây!...

      .

      .

      .

      .

      .

      Comment

      Working...
      X