YT sưu tập bài viết dưới đây dể chúng ta cùng ôn lại cách tìm những chùm sao.
Từ nhỏ có lẽ ai cũng được ít nhiều hướng dẫn để tìm những ngôi sao trên bầu trời. Hy vọng những ngảy Họp Mặt trại tại Houston, TX không có mưa, trời trong để chúng ta có dịp ngắm sao.
Các chòm sao chính là những đường vẽ tưởng tượng trong trí con người nối các ngôi sao lại với nhau tạo thành một hình thù nhất định như hình một con người, loài thú hay một đồ vật… Thường thì những chòm sao đó được đặt tên theo một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp cổ, nhưng cũng có một số không ít những chòm sao được đặt tên gần đây.
Nếu bạn là một người hoàn toàn không quen với việc quan sát bầu trời đêm, thì tốt nhất bạn nên cố kiếm cho mình một chòm sao sáng nhất và dễ dàng thấy nhấtđể định vị và tìm đến những chòm sao lân cận khác. Nếu bạn đang đứng trên Bán Cầu Bắc (từ đường xích đạo đến cực Bắc của Trái đất) thì chòm sao Bắc Đẩu chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Chòm sao Bắc Đẩu chính là một phần của chòm Đại Hùng (Gấu Lớn – Ursa Major)
Bầu trời Xuân – Chòm Đại Hùng (Ursa Major)
Để tìm được chòm sao Bắc Đẩu thì việc bạn cần làm trước tiên là hãy xác định được hướng Bắc bằng cách quan sát Mặt trời mọc (Đông) và lặn (Tây) hướng nào rồi từ đó xác định được hướng Bắc. Bạn hãy hướng mắt về vùng trời phía Bắc, quan sát trong “đám” ấy bạn sẽ dễ dàng thấy được một nhóm sao có hình dạng đặc biệt giống như một chiếc gàu nước. Sao Bắc Đẩu còn gọi là Bắc Đẩu tinh (北斗星) hay tên tiếng Trung Quốc đầy đủ Bắc Đẩu thất tinh (北斗七星) là một mảng sao gồm bảy ngôi sao. Mảng các ngôi sao này tạo nên hình ảnh giống cái đấu (đẩu) hay cái gàu sòng hoặc cái xoong và nằm ở hướng bắc vì vậy một số nước gọi nó là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu và Sao Bắc cực là hai vấn đề khác nhau: Sao Bắc Đẩu là cách gọi dân gian, nói về một mảng sao bao gồm nhiều ngôi sao, trong khi sao Bắc Cực nói đến một ngôi sao.
Bạn hãy quan sát trong hình dưới đây xem có xác định được chòm sao Bắc Đẩu được hay không.
Hướng của chòm sao Bắc Đẩu khác nhau trong từng 4 mùa trong năm. Ảnh phía dưới đây là vị trí của chu kỳ chòm Bắc Đẩu trong năm vào lúc 22:00.
Ảnh trên đây là chòm sao Bắc Đẩu được chụp vào mùa Thu chính xác là vào ngày 11/8/2007 tại vùng trời phía Bắc công viên Cypress Hills tỉnh Saskatchewan, Canada.
Chòm sao Bắc Đẩu chính là phần đuôi của Chòm Đại Hùng (Gấu Lớn – Ursa Major).
Vấn đề chính ở đây là bạn phải xác định được cho mình được một chòm sao giữa một “rừng” sao trên bầu trời. Một khi bạn đã xác định được một chòm sao nào rồi thì việc tìm kiếm đến một chòm sao khác sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn thấy được chòm sao Bắc Đẩu sẽ rất có lợi, rất hữu ích cho những ai chưa quen với việc quan sát bầu trời đêm. Những ngôi sao sáng trong chòm Bắc Đẩu sẽ vạch ra “con đường” dẫn đến một chòm sao khác. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm ngôi sao mang tên Arcturus (là một ngôi sao trong chòm Mục Phu – Bootes) thì bạn chỉ cần nương theo hướng “cái đuôi” của chòm Đại Hùng (Gấu Lơn) tức là phần tay cầm của cái gàu nước là chòm sao Bắc Đẩu.
Ngôi sao mà mũi tên ở trên trong hình là của hai ngôi sao bên phải hướng lên trên của chòm Bắc Đẩu là ngôi sao Bắc Cực (Polaris) (là ngôi sao nằm cuối cùng bên phải của chòm Tiểu Hùng).
Nhưng đó là hướng lên trên còn hướng xuống dưới là chúng ta bắt gặp được chòm Sư Tử (Leo) và bạn tiếp tục quan sát ngôi sao cuối cùng của chòm Sư Tử là ngôi sao Regulus hướng qua bên trái (theo chiều mũi tên trong hình dưới) bạn sẽ bắt gặp một cụm sao Tóc Bà, chòm sao này sẽ nhìn rất đẹp nếu bạn quan sát bằng ống nhòm.
Bầu trời Đông – Chòm Lạp Hộ (Orion)
Ở bắc bán cầu, chòm Lạp Hộ (Orion) còn gọi là Thợ Săn hay Tráng Sĩ sẽ hiện rõ trên vùng trời phía Nam. Nhưng thật ra chòm Lạp Hộ có thể thể từ nhiều quốc gia (ở nam bán cầu sẽ nhìn thấy chòm sao này trong suốt các tháng hè ở vùng trời phía Bắc). Chòm Lạp Hộ (Thợ Săn – Orion) có dạng như hình dưới đây, là một người đàn ông đang cầm cây dùi ở tay phải và tay trái cầm một lớp da (có một số hình minh hoạ khác như một tráng sĩ; tay phải cầm thanh gươm và tay trái mang một cái khiên giáp.
Chòm Lạp Hộ khá lớn trên bầu trời đêm. “Chìa khoá” đề chúng ta tìm kiếm trên bầu trời mênh mông chính là chiếc thắt lưng – ba ngôi sao ở giữa có cường độ sáng gần như nhau. Khi quan sát bằng mắt thường ở phần thanh gươm trên tay phải thì bạn chỉ thấy có ba ngôi sao nhưng nếu quan sát bằng bằng ống nhòm hay một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ bạn sẽ thấy được mội ngôi sao ấy đều có đôi. Đây là khu vực mà các nhà thiên văn nghiệp dư chúng ta thường quan tâm đến nhiều nhất vì đây là khu vực của tinh vân Orion (M42). Đây chính là một tinh vân phát xạ (emission nebula), là nơi một ngôi sao mới được sinh ra. Bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trong điều kiện bầu trời tối và trong và còn nhìn thấy rõ nếu với một ống nhòm và có thể nhìn rõ chi tiết bàng một chiếc kính thiên văn.
Chòm Lạp Hộ là một “sao chỉ” tốt để giúp bạn tìm kiếm các chòm sao khác trên bầu trời vào mùa đông (mùa hè nếu bạn xem ở bán cầu nam).
Ở ảnh trên, “chiếc chìa khoá” nằm ở thắt lưng Chòm Lạp Hộ chính là ba ngôi sao. Hướng mũi tên ở trên dẫn chúng ta đến với ngôi sao Aldebaren – là một ngôi sao sáng trong chòm sao Kim Ngưu (Tarus). Aldebaren là một ngôi sao khổng lồ đỏ, bạn có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường mà không cần dùng thiết bị gì cả. Ở phía trên ngôi sao Aldebaren là một cụm sao có dạng chữ V, bạn có thể thấy nếu dùng ống nhòm.
Mũi tên hướng xuống dưới là ngôi sao cũng khá sáng trên bầu trời – Sirus. Sirus là một ngôi sao có ánh sáng màu trắng với một sao lùn trắng làm “bầu bạn”, nhưng bạn phải dùng đến một kính viễn vọng loại lớn mới có thể thấy được. Trong tiếng Hy Lạp, Sirus có nghĩa là rất nóng và người Ai Cập cổ sử dụng ngôi sao này để dự đoán khi nào nước lũ sẽ lên ở dòng sông Nile huyền thoại. Điều này là bởi vì thời gian mà khi ngôi sao Sirus sáng nhất trên bầu trời cũng là thời gian mà nước lũ lên ở sông Nile (lúc khi Mặt trời gần mọc). Sirus là ngôi sao chính của chòm Đại Khuyển (Chó Lớn – Canis Major).
Bầu trời Hạ – Chòm Thiên Nga và Tam giác mùa hè
Trong những tháng hè oi bức với những giờ bóng tối của ban đêm ngắn ngủi, thời gian trở nên hạn hẹp để bạn quan sát được bầu trời đêm. Mặc dù bầu trời mùa hè có rất nhiều điều lí thú và kì diệu đối với những nhà thiên văn nghiệp dư như chúng ta. Điều lí thú đầu tiên mà bạn cần biết đó là “Tam giác mùa hè” bất hữu được thể hiện bởi các đường gạch nối ở hình bên dưới. Nó được nối lại bởi ba ngôi sao sáng sáng nhất là: Deneb, Vega & Altair. Thuật ngữ Tam giác mùa hè (Summer Triangle) là cái tên đầu tiên được nhà thiên văn Anh Patrick Moore phổ biến trong những năm của thập niên 1950, mặc dù ông không phát minh ra điều này.
Cygnus như một con thiên nga đang bay lượn trên bầu trời và nhẹ nhàng đáp cánh trên bầu trời thiên đàn từ trung tâm của tam giác. Cùng với nhịp khúc mùa hạ, con rồng bay (Chòm Thiên Long – Draco) cũng như đang khiêu vũ cùng thiên nga. Chúng ta có thể xác định được chòm Thiên Long qua cánh của Thiên Nga như mũi tên hướng dẫn trong hình trên.
Ở cạnh hai con vật trên là một con đại bàng đang rình rập nhằm phá vỡ nhịp khúc. Chòm Thiên Ưng (Aquila) nằm ở đỉnh phía dưới của Tam giác mùa hè và có hình dạng như một con đại bằng. Chòm Thiên Ưng như là một con trỏ để chỉ cho chúng ta đến với con cá heo uốn mình bơi lượn (Chòm Hải Đồn – Delphinus).
Nguyễn Quang – dangquang kdc (Theo www.hubbletelescope.btinternet.co.uk và Wikipedia)
---
Bằng mắt thường bạn chỉ có thể quan sát thấy 5 hành tinh trong hệ Mặt trời là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ. Để nhận biết được đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao các bạn phải dựa vào 3 đặc điểm chính.
1- Về vẻ sáng:
Chú ý kỹ bạn sẽ thấy các ngối sao luôn nhấp nháy, còn các hành tinh thì không, dường như ánh sáng của chúng rất ổn định. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì các ngôi sao ở rất xa. Chúng chỉ là một điểm sáng với các tia sáng yếu ớt. Do sự khúc xạ của khí quyển gây bởi sự thay đổi chiết suất do các luồng không khí có nhiệt độ khác nhau tạo ra và bởi sự di chuyển của các dòng không khí trong khí quyển. Do vậy, những tia sáng yếu ớt của ngôi sao bị khúc xạ, đổi hướng. Do đó mắt của chúng ta nhận được quang thông của ngôi sao không như nhau theo thời gian. Vì nguyên nhân này mà chúng ta cảm thấy ngôi sao nhấp nháy. Trưòng hợp đối với các hành tinh thì khác. Chúng ở gần chúng ta nên thông lượng ánh sáng gửi tới Trái Đất lớn hơn nhiều so với những ngôi sao. Cho dù có bị khúc xạ liên tục nhưng hầu như sự biến thiên thông lượng sáng đễn mặt đất là không lớn. Vì vậy mà mắt chúng ta cảm nhận ánh sánh của các hành tinh dường như rất ổn định, không nhấp nháy.
2- Về chuyển động:
Nếu quan sát kỹ trong nhiều ngày, chúng ta dễ dàng nhận ra có một số ngôi sao sáng thây đổi vị trí liên tục trên nền trời. Đó là những hành tinh. Các hành tinh là những thiên thể ở gần chúng ta nên chuyển động tương đối của chúng với Trái Đất là tương đối lớn. Quan sát từ Trái Đất, sự thay đổi chuyển động tương đối này phản ánh trong sự thay đổi vị trí của các hành tinh trên nền trời. Các vì sao hầu như giữ nguyên vị trí bởi chúng là những thiên thể ở rất xa. Sự thay đổi vị trí tương đối của chúng là rất bé không thể cảm nhận được bằng mắt thường. Thậm chí phải chờ đến hàng chục ngàn năm, thậm chí nhiều hơn nữa, chúng ta mới thấy được.
3- Về tập trung:
Các hành tinh thường phân bố trong một dải hẹp giữa các chòm sao trong cung Hoàng Đạo. Do mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất những góc không lớn lắm. Cho nên, khi quan sát từ Trái Đất, các hành tinh chiếu lên một dải hẹp thuộc các chòm sao Hoàng Đạo.
Kết luận: Từ 3 đặc điểm trên bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao.
Nhưng khi đã phân biệt được giữa hành tinh và các vì sao. Vậy, bây giờ,làm cách nào để nhận biết được từng hành tinh trong 5 hành tinh kể trên. Đừng lo lắng. Bạn cứ căn cứ vào các đặc điểm dưới đây dể nhận biết chúng.
Sao Kim
Rất dễ nhận ra. Bạn cứ tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 48 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Hơn nữa vị trí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.
Sao Thuỷ
Khó tìm hơn Sao Kim. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vẫn có nhiều cơ hội để nhìn thấy hành tinh này trên bầu trời.
Để nhìn thấy Sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Vị trí của nó cao nhất trên bầu trời không bao giờ vượt quá 28 độ tính từ đường chân trời do Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất. Và cũng vì ở gần Mặt Trời nhất nên vị trí của nó thay đổi cũng rất nhanh. Sao Thuỷ kém sáng hơn Sao Kim nhiều lần nhưng cũng đủ sáng như một ngôi sao sáng để có thể tìm thấy dễ dàng. Ánh sáng của Sao Thuỷ có mà vàng đậm.
Chúng ta cần phải tìm ở khu vực ở đó theo đường đi của Mặt Trời sắp mọc hoặc ngay sau khi lặn. Thường thì ở khoảng thời gian này Sao thuỷ sáng lờ mờ trong một dải sáng mờ gọi là ánh sáng hoàng đạo ( do các hạt bụi trong Hệ Mặt Trời tập trung chủ yếu gần mặt phẳng hoàng đạo à phản xạ ánh sáng Mặt Trời tạo ra). Bạn có thể cảm nhận đuợc bằng mắt thường sự thay đổi vị trí Sao Thuỷ từng ngày.
Sao Hoả
Hãy chú ý đến một ngôi sao mọc đỏ rực trên bầu trời, không nhấp nháy và trong vài tuần vị trí của ngôi sao này thay đổi rõ rệt trên nên trời. Đó chính là SaoHoả. Sao Hoả rất nổi bật và rất dễ tìm.
Sao Mộc
Sao Mộc chỉ sáng sau Sao Kim. ánh sáng của Sao Mộc chủ yếu là ánh sáng màu vàng bị phản xạ. ánh sáng ổn định không nhấp nháy. Quan sát sau một thời gian thấy vị trí của nó thay đổi. Sao Mộc rất dễ tìm.
Sao Thổ
Bạn cứ tìm kiếm trên cung Hoàng Đạo, loại trừ Sao Hoả và Sao Mộc, ngôi sao tương đối sáng màu vàng. Chú ý sau một thời gian dài thấy vị trí thay đổi chậm. Khônng phải là ngôi sao nào khác chính là Sao Thổ. Khó tìm hơn Sao Hoả và Sao Mộc nhưng Sao Thổ cũng rất dễ tìm.
Chú ý: Tuỳ theo vị trí tương đối của các hành tinh đối với Trái Đất mà thời gian nào trong năm chúng xuất hiện trên bầu trời. Chúng ta có thể sử các chương trình phần mềm bản đồ sao cài đặt trên máy tính PC để biết rõ vị trí của từng hành tinh.
Khi đã nắm rõ được vị trí và quy luật bạn cũng có thể hình dung ở trong đầu là hành tinh nào hiện giờ đang ở đâu, khu vực chòm sao nào trên bầu trời.
Vinhastro (ĐH SPHN)
Từ nhỏ có lẽ ai cũng được ít nhiều hướng dẫn để tìm những ngôi sao trên bầu trời. Hy vọng những ngảy Họp Mặt trại tại Houston, TX không có mưa, trời trong để chúng ta có dịp ngắm sao.
Hướng dẫn tìm kiếm các chòm sao trên bầu trời đêm
Các chòm sao chính là những đường vẽ tưởng tượng trong trí con người nối các ngôi sao lại với nhau tạo thành một hình thù nhất định như hình một con người, loài thú hay một đồ vật… Thường thì những chòm sao đó được đặt tên theo một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp cổ, nhưng cũng có một số không ít những chòm sao được đặt tên gần đây.
Nếu bạn là một người hoàn toàn không quen với việc quan sát bầu trời đêm, thì tốt nhất bạn nên cố kiếm cho mình một chòm sao sáng nhất và dễ dàng thấy nhấtđể định vị và tìm đến những chòm sao lân cận khác. Nếu bạn đang đứng trên Bán Cầu Bắc (từ đường xích đạo đến cực Bắc của Trái đất) thì chòm sao Bắc Đẩu chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Chòm sao Bắc Đẩu chính là một phần của chòm Đại Hùng (Gấu Lớn – Ursa Major)
Bầu trời Xuân – Chòm Đại Hùng (Ursa Major)
Để tìm được chòm sao Bắc Đẩu thì việc bạn cần làm trước tiên là hãy xác định được hướng Bắc bằng cách quan sát Mặt trời mọc (Đông) và lặn (Tây) hướng nào rồi từ đó xác định được hướng Bắc. Bạn hãy hướng mắt về vùng trời phía Bắc, quan sát trong “đám” ấy bạn sẽ dễ dàng thấy được một nhóm sao có hình dạng đặc biệt giống như một chiếc gàu nước. Sao Bắc Đẩu còn gọi là Bắc Đẩu tinh (北斗星) hay tên tiếng Trung Quốc đầy đủ Bắc Đẩu thất tinh (北斗七星) là một mảng sao gồm bảy ngôi sao. Mảng các ngôi sao này tạo nên hình ảnh giống cái đấu (đẩu) hay cái gàu sòng hoặc cái xoong và nằm ở hướng bắc vì vậy một số nước gọi nó là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu và Sao Bắc cực là hai vấn đề khác nhau: Sao Bắc Đẩu là cách gọi dân gian, nói về một mảng sao bao gồm nhiều ngôi sao, trong khi sao Bắc Cực nói đến một ngôi sao.
Bạn hãy quan sát trong hình dưới đây xem có xác định được chòm sao Bắc Đẩu được hay không.
Hướng của chòm sao Bắc Đẩu khác nhau trong từng 4 mùa trong năm. Ảnh phía dưới đây là vị trí của chu kỳ chòm Bắc Đẩu trong năm vào lúc 22:00.
Ảnh trên đây là chòm sao Bắc Đẩu được chụp vào mùa Thu chính xác là vào ngày 11/8/2007 tại vùng trời phía Bắc công viên Cypress Hills tỉnh Saskatchewan, Canada.
Chòm sao Bắc Đẩu chính là phần đuôi của Chòm Đại Hùng (Gấu Lớn – Ursa Major).
Vấn đề chính ở đây là bạn phải xác định được cho mình được một chòm sao giữa một “rừng” sao trên bầu trời. Một khi bạn đã xác định được một chòm sao nào rồi thì việc tìm kiếm đến một chòm sao khác sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn thấy được chòm sao Bắc Đẩu sẽ rất có lợi, rất hữu ích cho những ai chưa quen với việc quan sát bầu trời đêm. Những ngôi sao sáng trong chòm Bắc Đẩu sẽ vạch ra “con đường” dẫn đến một chòm sao khác. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm ngôi sao mang tên Arcturus (là một ngôi sao trong chòm Mục Phu – Bootes) thì bạn chỉ cần nương theo hướng “cái đuôi” của chòm Đại Hùng (Gấu Lơn) tức là phần tay cầm của cái gàu nước là chòm sao Bắc Đẩu.
Ngôi sao mà mũi tên ở trên trong hình là của hai ngôi sao bên phải hướng lên trên của chòm Bắc Đẩu là ngôi sao Bắc Cực (Polaris) (là ngôi sao nằm cuối cùng bên phải của chòm Tiểu Hùng).
Nhưng đó là hướng lên trên còn hướng xuống dưới là chúng ta bắt gặp được chòm Sư Tử (Leo) và bạn tiếp tục quan sát ngôi sao cuối cùng của chòm Sư Tử là ngôi sao Regulus hướng qua bên trái (theo chiều mũi tên trong hình dưới) bạn sẽ bắt gặp một cụm sao Tóc Bà, chòm sao này sẽ nhìn rất đẹp nếu bạn quan sát bằng ống nhòm.
Bầu trời Đông – Chòm Lạp Hộ (Orion)
Ở bắc bán cầu, chòm Lạp Hộ (Orion) còn gọi là Thợ Săn hay Tráng Sĩ sẽ hiện rõ trên vùng trời phía Nam. Nhưng thật ra chòm Lạp Hộ có thể thể từ nhiều quốc gia (ở nam bán cầu sẽ nhìn thấy chòm sao này trong suốt các tháng hè ở vùng trời phía Bắc). Chòm Lạp Hộ (Thợ Săn – Orion) có dạng như hình dưới đây, là một người đàn ông đang cầm cây dùi ở tay phải và tay trái cầm một lớp da (có một số hình minh hoạ khác như một tráng sĩ; tay phải cầm thanh gươm và tay trái mang một cái khiên giáp.
Chòm Lạp Hộ khá lớn trên bầu trời đêm. “Chìa khoá” đề chúng ta tìm kiếm trên bầu trời mênh mông chính là chiếc thắt lưng – ba ngôi sao ở giữa có cường độ sáng gần như nhau. Khi quan sát bằng mắt thường ở phần thanh gươm trên tay phải thì bạn chỉ thấy có ba ngôi sao nhưng nếu quan sát bằng bằng ống nhòm hay một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ bạn sẽ thấy được mội ngôi sao ấy đều có đôi. Đây là khu vực mà các nhà thiên văn nghiệp dư chúng ta thường quan tâm đến nhiều nhất vì đây là khu vực của tinh vân Orion (M42). Đây chính là một tinh vân phát xạ (emission nebula), là nơi một ngôi sao mới được sinh ra. Bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trong điều kiện bầu trời tối và trong và còn nhìn thấy rõ nếu với một ống nhòm và có thể nhìn rõ chi tiết bàng một chiếc kính thiên văn.
Chòm Lạp Hộ là một “sao chỉ” tốt để giúp bạn tìm kiếm các chòm sao khác trên bầu trời vào mùa đông (mùa hè nếu bạn xem ở bán cầu nam).
Ở ảnh trên, “chiếc chìa khoá” nằm ở thắt lưng Chòm Lạp Hộ chính là ba ngôi sao. Hướng mũi tên ở trên dẫn chúng ta đến với ngôi sao Aldebaren – là một ngôi sao sáng trong chòm sao Kim Ngưu (Tarus). Aldebaren là một ngôi sao khổng lồ đỏ, bạn có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường mà không cần dùng thiết bị gì cả. Ở phía trên ngôi sao Aldebaren là một cụm sao có dạng chữ V, bạn có thể thấy nếu dùng ống nhòm.
Mũi tên hướng xuống dưới là ngôi sao cũng khá sáng trên bầu trời – Sirus. Sirus là một ngôi sao có ánh sáng màu trắng với một sao lùn trắng làm “bầu bạn”, nhưng bạn phải dùng đến một kính viễn vọng loại lớn mới có thể thấy được. Trong tiếng Hy Lạp, Sirus có nghĩa là rất nóng và người Ai Cập cổ sử dụng ngôi sao này để dự đoán khi nào nước lũ sẽ lên ở dòng sông Nile huyền thoại. Điều này là bởi vì thời gian mà khi ngôi sao Sirus sáng nhất trên bầu trời cũng là thời gian mà nước lũ lên ở sông Nile (lúc khi Mặt trời gần mọc). Sirus là ngôi sao chính của chòm Đại Khuyển (Chó Lớn – Canis Major).
Bầu trời Hạ – Chòm Thiên Nga và Tam giác mùa hè
Trong những tháng hè oi bức với những giờ bóng tối của ban đêm ngắn ngủi, thời gian trở nên hạn hẹp để bạn quan sát được bầu trời đêm. Mặc dù bầu trời mùa hè có rất nhiều điều lí thú và kì diệu đối với những nhà thiên văn nghiệp dư như chúng ta. Điều lí thú đầu tiên mà bạn cần biết đó là “Tam giác mùa hè” bất hữu được thể hiện bởi các đường gạch nối ở hình bên dưới. Nó được nối lại bởi ba ngôi sao sáng sáng nhất là: Deneb, Vega & Altair. Thuật ngữ Tam giác mùa hè (Summer Triangle) là cái tên đầu tiên được nhà thiên văn Anh Patrick Moore phổ biến trong những năm của thập niên 1950, mặc dù ông không phát minh ra điều này.
Cygnus như một con thiên nga đang bay lượn trên bầu trời và nhẹ nhàng đáp cánh trên bầu trời thiên đàn từ trung tâm của tam giác. Cùng với nhịp khúc mùa hạ, con rồng bay (Chòm Thiên Long – Draco) cũng như đang khiêu vũ cùng thiên nga. Chúng ta có thể xác định được chòm Thiên Long qua cánh của Thiên Nga như mũi tên hướng dẫn trong hình trên.
Ở cạnh hai con vật trên là một con đại bàng đang rình rập nhằm phá vỡ nhịp khúc. Chòm Thiên Ưng (Aquila) nằm ở đỉnh phía dưới của Tam giác mùa hè và có hình dạng như một con đại bằng. Chòm Thiên Ưng như là một con trỏ để chỉ cho chúng ta đến với con cá heo uốn mình bơi lượn (Chòm Hải Đồn – Delphinus).
Nguyễn Quang – dangquang kdc (Theo www.hubbletelescope.btinternet.co.uk và Wikipedia)
---
Cách nhận biết các hành tinh trên bầu trời bằng mắt thường !!!
Hiếu Nguyễn:
Hiếu Nguyễn:
Bằng mắt thường bạn chỉ có thể quan sát thấy 5 hành tinh trong hệ Mặt trời là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ. Để nhận biết được đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao các bạn phải dựa vào 3 đặc điểm chính.
1- Về vẻ sáng:
Chú ý kỹ bạn sẽ thấy các ngối sao luôn nhấp nháy, còn các hành tinh thì không, dường như ánh sáng của chúng rất ổn định. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì các ngôi sao ở rất xa. Chúng chỉ là một điểm sáng với các tia sáng yếu ớt. Do sự khúc xạ của khí quyển gây bởi sự thay đổi chiết suất do các luồng không khí có nhiệt độ khác nhau tạo ra và bởi sự di chuyển của các dòng không khí trong khí quyển. Do vậy, những tia sáng yếu ớt của ngôi sao bị khúc xạ, đổi hướng. Do đó mắt của chúng ta nhận được quang thông của ngôi sao không như nhau theo thời gian. Vì nguyên nhân này mà chúng ta cảm thấy ngôi sao nhấp nháy. Trưòng hợp đối với các hành tinh thì khác. Chúng ở gần chúng ta nên thông lượng ánh sáng gửi tới Trái Đất lớn hơn nhiều so với những ngôi sao. Cho dù có bị khúc xạ liên tục nhưng hầu như sự biến thiên thông lượng sáng đễn mặt đất là không lớn. Vì vậy mà mắt chúng ta cảm nhận ánh sánh của các hành tinh dường như rất ổn định, không nhấp nháy.
2- Về chuyển động:
Nếu quan sát kỹ trong nhiều ngày, chúng ta dễ dàng nhận ra có một số ngôi sao sáng thây đổi vị trí liên tục trên nền trời. Đó là những hành tinh. Các hành tinh là những thiên thể ở gần chúng ta nên chuyển động tương đối của chúng với Trái Đất là tương đối lớn. Quan sát từ Trái Đất, sự thay đổi chuyển động tương đối này phản ánh trong sự thay đổi vị trí của các hành tinh trên nền trời. Các vì sao hầu như giữ nguyên vị trí bởi chúng là những thiên thể ở rất xa. Sự thay đổi vị trí tương đối của chúng là rất bé không thể cảm nhận được bằng mắt thường. Thậm chí phải chờ đến hàng chục ngàn năm, thậm chí nhiều hơn nữa, chúng ta mới thấy được.
3- Về tập trung:
Các hành tinh thường phân bố trong một dải hẹp giữa các chòm sao trong cung Hoàng Đạo. Do mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất những góc không lớn lắm. Cho nên, khi quan sát từ Trái Đất, các hành tinh chiếu lên một dải hẹp thuộc các chòm sao Hoàng Đạo.
Kết luận: Từ 3 đặc điểm trên bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao.
Nhưng khi đã phân biệt được giữa hành tinh và các vì sao. Vậy, bây giờ,làm cách nào để nhận biết được từng hành tinh trong 5 hành tinh kể trên. Đừng lo lắng. Bạn cứ căn cứ vào các đặc điểm dưới đây dể nhận biết chúng.
Sao Kim
Rất dễ nhận ra. Bạn cứ tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 48 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Hơn nữa vị trí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.
Sao Thuỷ
Khó tìm hơn Sao Kim. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vẫn có nhiều cơ hội để nhìn thấy hành tinh này trên bầu trời.
Để nhìn thấy Sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Vị trí của nó cao nhất trên bầu trời không bao giờ vượt quá 28 độ tính từ đường chân trời do Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất. Và cũng vì ở gần Mặt Trời nhất nên vị trí của nó thay đổi cũng rất nhanh. Sao Thuỷ kém sáng hơn Sao Kim nhiều lần nhưng cũng đủ sáng như một ngôi sao sáng để có thể tìm thấy dễ dàng. Ánh sáng của Sao Thuỷ có mà vàng đậm.
Chúng ta cần phải tìm ở khu vực ở đó theo đường đi của Mặt Trời sắp mọc hoặc ngay sau khi lặn. Thường thì ở khoảng thời gian này Sao thuỷ sáng lờ mờ trong một dải sáng mờ gọi là ánh sáng hoàng đạo ( do các hạt bụi trong Hệ Mặt Trời tập trung chủ yếu gần mặt phẳng hoàng đạo à phản xạ ánh sáng Mặt Trời tạo ra). Bạn có thể cảm nhận đuợc bằng mắt thường sự thay đổi vị trí Sao Thuỷ từng ngày.
Sao Hoả
Hãy chú ý đến một ngôi sao mọc đỏ rực trên bầu trời, không nhấp nháy và trong vài tuần vị trí của ngôi sao này thay đổi rõ rệt trên nên trời. Đó chính là SaoHoả. Sao Hoả rất nổi bật và rất dễ tìm.
Sao Mộc
Sao Mộc chỉ sáng sau Sao Kim. ánh sáng của Sao Mộc chủ yếu là ánh sáng màu vàng bị phản xạ. ánh sáng ổn định không nhấp nháy. Quan sát sau một thời gian thấy vị trí của nó thay đổi. Sao Mộc rất dễ tìm.
Sao Thổ
Bạn cứ tìm kiếm trên cung Hoàng Đạo, loại trừ Sao Hoả và Sao Mộc, ngôi sao tương đối sáng màu vàng. Chú ý sau một thời gian dài thấy vị trí thay đổi chậm. Khônng phải là ngôi sao nào khác chính là Sao Thổ. Khó tìm hơn Sao Hoả và Sao Mộc nhưng Sao Thổ cũng rất dễ tìm.
Chú ý: Tuỳ theo vị trí tương đối của các hành tinh đối với Trái Đất mà thời gian nào trong năm chúng xuất hiện trên bầu trời. Chúng ta có thể sử các chương trình phần mềm bản đồ sao cài đặt trên máy tính PC để biết rõ vị trí của từng hành tinh.
Khi đã nắm rõ được vị trí và quy luật bạn cũng có thể hình dung ở trong đầu là hành tinh nào hiện giờ đang ở đâu, khu vực chòm sao nào trên bầu trời.
Vinhastro (ĐH SPHN)
Comment