Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cá hồi dựa theo từ trường trở lại nguồn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cá hồi dựa theo từ trường trở lại nguồn

    Cá hồi dựa theo từ trường trở lại nguồn

    WASHINGTON (Science World Report) - Một nghiên cứu do National Science Foundation tài trợ một phần và kết quả vừa được đăng trên tạp chí Current Biology cho biết rằng sau nhiều năm sống ngoài biển, loài cá hồi (salmon) tìm đường trở về nơi chúng đã xuất phát, nhờ ký ức thiên bẩm ghi nhận được từ trường ở khu vực đó.





    Một con gấu bắt cá hồi ở thác Brooks Falls tại công viên Katmai Park, Alaska. (Hình: Education Images/UIG via Getty Images)

    Ông Nathan Putman, nhà nghiên cứu thuộc trường Ðại Học Oregon, giải thích: “Cá hồi ghi nhớ được từ trường ở nơi mà chúng bắt đầu ra biển và khi trưởng thành chúng sẽ tìm từ trường như thế để trở về.” Nhiều động vật khác như rùa biển, hải cẩu hay chim cánh cụt, có lẽ cũng sử dụng hệ thống tương tự như thế. Nhưng làm thế nào để ghi nhớ là điều mà trình độ khoa học hiện nay chưa tìm hiểu được.

    Các con cá hồi được sinh ra trong nước ngọt, từ thượng nguồn các con sông và lớn lên dần dần, rồi theo dòng sông đi ra biển. Sau khi sống trong nước mặn trung bình khoảng từ 1 đến 5 năm, hay lâu hơn nữa tùy theo giống, những con cá trưởng thành tìm đường trở về dòng sông cũ rồi bơi ngược lên tới nơi chúng đã được sinh ra để đẻ trứng, và chu trình này lại tiếp diễn qua những con cá thế hệ kế tục.

    Mỗi năm hàng triệu con cá hồi đi theo vòng lưu chuyển đó và các giới khoa học vẫn thắc mắc bằng cách gì chúng có thể nhớ ra nơi nguồn cội để trở về sau nhiều năm sống ngoài đại dương đầy sóng gió. Nghiên cứu cho biết hành trình trở lại chốn cũ có thể dài đến 4,000 dặm, và cuối cùng những con cá hồi lội ngược dòng sông nước chảy xiết, kể cả vượt qua ghềnh thác để lên tới nguồn ở cao độ hàng ngàn mét trên mặt nước biển. Chẳng hạn như giống cá hồi chinook và sockeye ở tiểu bang Idaho, từ xa 900 dặm trong Thái Bình Dương, trở về và bơi lên tới nơi sinh đẻ ở cao độ 2,100 mét.

    Bình thường sau khi đẻ trứng từ ít ngày đến ít tuần lễ, những con cá hồi chết tự nhiên nếu không phải là bị sát hại bởi chim ưng, hải ly (beaver) hay gấu. Cũng chỉ vào khoảng 10% trứng sẽ trở thành những con cá còn sống sót và lớn lên. Gấu bắt cá hồi nhưng không bao giờ ăn hết, bỏ lại khoảng 50%, trung bình có thể tới 4 tấn trên một hectare và xác cá thối rữa trở thành phân bón thiên nhiên cho cây cối.

    Cá hồi đem lại trên $10 tỷ mỗi năm cho ngành ngư nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng với nhu cầu hải sản, từ 30 năm nay ngành nuôi cá hồi đã gia tăng gấp 10 lần trên thế giới, trong đó Na Uy chiếm 33% sản lượng, Chile 31%, Âu Châu 19%. Nhiều nước Á Châu kể cả Việt Nam cũng đang phát triển việc nuôi cá hồi. Hiện nay sản lượng cá hồi của thế giới trên 3 triệu tấn mỗi năm trong đó chỉ có 1/3 là cá hồi thiên nhiên.

    Nghiên cứu được Current Biology phổ biến, căn cứ trên những dữ kiện ngư nghiệp đánh bắt cá hồi trong 56 năm ở duyên hải Thái Bình Dương phía Tây Mỹ Châu. Lộ trình đi vòng quanh Vancouver Island của những con cá hồi bơi trở về nguồn sông Fraser River ở British Columbia, Canada, phù hợp với cường độ từ trường trong khu vực đó. (HC)
Working...
X