Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hòn Ngọc Viễn Đông

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hòn Ngọc Viễn Đông

    Các bạn thân mến

    Từ trên cao nhìn xuống , mọi thành phố khi vắng bóng mặt trời đều có những nét riêng biệt của nó . Thành phố Saigon cũng không ngoại lệ .Thêm vào đó "tiếng ồn và bụi" của thành phố đã đi vào lòng của nhiều người VN cho nên dù bôn ba khắp nơi khi về lại Saigon ai cũng dành cho nó một cảm tình đặc biệt .

    Mời các bạn xem 3 phút video trên chuyến bay về VN vào cuối năm 2014 mới biết sau bao năm được đồng bào trong nước mài giũa , ngày nay "hòn ngọc Viễn đông" tỏa sáng như thế nào vào ban đêm .


    Các bạn có thể 'Click' vào đây " Approaching Saigon city 2014 " để coi trực tiếp (đẹp hơn) trên Youtube, chất lượng 480p hoặc HD 720p .

    Thân ái

    NTT
    Last edited by ThienToan; 08-09-2021, 09:27 AM.

  • #2
    Anh Tỏan ơi ,

    SG của trước 1975 mới là "Hòn ngọc Viễn Đông" còn bây giờ họ đổi tên khác rồi mà.

    Comment


    • #3
      Wow , hôm nay được xem video trên , P không khỏi bồi hồi nhớ những lần từ Vn về Úc vào ban đêm và được nhìn thấy qua cửa sổ máy bay thảm đèn của thành phố lấp lánh kéo dài tới tận chân trời như thế

      Hòn ngọc ngày xưa nhỏ lắm , không tỏa rộng ra như bây giờ , bây giờ từ trung tâm thành phố đi về phía ngoại thành , nhà cửa san sát liền nhau đến nỗi P không biết đâu là nội đâu là ngoại như ngày xưa , nhờ vậy mà ban đêm thành phố Saigon nhìn từ trên cao đèn đóm chiếu sáng khắp nơi thay đổi rất nhiều so với 20 năm trước , hồi xưa đèn đuốc không mênh mông như bây giờ , chưa kể có chỗ tối chỗ sáng , vì ...cúp điện !

      Cho nên mỗi lần từ Vn trở về Úc vào ban đêm , P đều thích xin ngồi gần cửa sổ máy bay để được nhìn thành phố từ trên cao , nhưng vì P vừa mới chia tay với bạn bè người thân xong nên ngắm ... đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu ...mà không khỏi cảm thấy lưu luyến bùi ngùi ...

      Thân mến

      PL


      Comment


      • #4
        Hi anh NTT,

        Xem qua video này cho thấy hành khách ngồi ghế #... không tuân thủ theo lời nhắc của Pilot là mọi "electric devices" phải được 'turn off' khi máy bay xuống thấp, cho tới khi đáp xuống phi đạo... Đúng không?

        Nhưng nhờ vậy mà chúng ta có được 3 phút giải trí hay, bravo! :giveme5:

        Cám ơn anh Toản đã cho 3 phút thưởng ngoạn ánh đèn đêm của thành phố Sài Gòn hòa lẫn tiếng nhạc rộn ràng như tiếng lòng thổn thức, hồi hộp của người xa xứ về lại nơi chốn cũ...:huh:

        Comment


        • #5
          Originally posted by 'YenThu'

          Hi anh NTT,

          Xem qua video này cho thấy hành khách ngồi ghế #...
          YThu và các bạn thân mến

          Cái nầy thì YThu hoàn toàn đúng rồi cho nên chỉ nên nói nho nhỏ thôi , nói lớn người ta nghe được phải lấy video xuống thì uổng lắm ! Thật ra "anh ta" đã tắt rồi nhưng vì là Saigon nên đến 3 phút cuối thì con tim chiến thắng , camera mới bật lên lại

          Đối với thành phố khác ," anh ta " chỉ có thể góp vui với các bạn 1-2 tấm hình chụp lúc pilot chưa thông báo thủ tục hạ cánh ... để các bạn thấy thế giới muôn màu




          Đây là Abu dhabi, một thành phố nhà giàu và trẻ trung lớn thứ nhì sau Dubai thuộc khối Á rập (United Arab Emirates ) . Theo đó mọi thứ đều ngăn nắp , đèn đóm đồng bộ và sáng trưng , đường xá bố trí thành những ô hình chữ nhật ...

          Chúc các bạn vui . Ai có hình tương tự hãy load lên để bạn hữu ngắm tiếp .

          NTT

          Comment


          • #6
            YenThu Wrote:

            Cám ơn anh Toản đã cho 3 phút thưởng ngoạn ánh đèn đêm của thành phố Sài Gòn hòa lẫn tiếng nhạc rộn ràng như tiếng lòng thổn thức, hồi hộp của người xa xứ về lại nơi chốn cũ...

            .................................................. .................................................. .................................................. ..............................

            Bởi vì bác Từ Thức Thiện Toản xa quê hương trần gian Việt nam lâu quá rồi , hình như 35 năm phải không bác ? Cho nên khi về chốn xưa , trước khi máy bay hạ cánh , Bác cho thấy tim Bác ấy reo vui như thế nào qua nhịp điệu của tiếng nhạc sôi nổi rộn ràng đó các bạn ạ , chờ mai mốt Bác ấy kể tiếp , mình sẽ theo dõi khi Bác ấy băng qua đường thì tim Bác ấy đập như thế nào nha

            Trên video , đường Trường Chinh là đường Lê văn Duyệt cũ , đường Cộng Hòa là đường đi qua Lăng cha Cả ngày xưa đó các bạn

            Thân mến

            PL

            Comment


            • #7
              P nói bác NTT về VN lần đầu tiên mà sao giỏi thế, vì SG ban đêm NTT chỉ nhìn đèn mà biết tên đường. Hay thiệt!:thumbs:

              Comment


              • #8
                Năm 2005 T về VN, máy bay xuống TSN vào buổi trưa, T thấy ít đồng cỏ gần phi đạo, vì mua vé về gấp nên chỉ còn ghế dãy giửa, nhìn qua cưả sổ cuả người ta nên không thấy được nhiều. Lúc 'touch down' T thấy lòng bồn chồn lắm, không phải vì sắp gặp người thân, nhưng là cảm giác nôn nao không biết tả làm sao.

                Không hiểu sao T cứ nhớ đường LVD họ đổi thành 'CM tháng 8', giờ chị P nói mới biết là TC. Thật ra T chỉ nhớ tên đường cũ, những con đường 'đã đi lại lắm lần', những con đường với những hàng cây cao rất đẹp khi rợp bóng chiều rơi.

                Cám ơn anh Toản đã post video cảnh Sài thành ban đêm từ trên cao.

                Thân mến,

                Trúc

                Comment


                • #9
                  Chào các ban,

                  Bài viết nào về VN cũng dễ trở thành hấp dẩn nhờ được nhiều comments của bạn đọc gởi về !

                  Lựa chon tựa bài như vậy vì trước 1975 thành phố Saigon là Hòn ngọc viễn Đông thứ thiệt . Vì là thứ thiệt cho nên sẽ không bị biến chất theo thời gian . Qua bao thăng trầm , Saigon vẩn là hòn ngọc viễn Đông trong lòng người viễn xứ . Với vị trí thuận lợi về nhiều mặt trên bản đồ , thế nào hòn ngọc cũng sẽ tỏa sáng hơn trong tương lai .

                  Khi biết hướng bay của phi cơ ở trên cao , người ta sẽ dể dàng nhận ra đường xá ở dưới đất bằng cách ...coi trên Google map . Theo đó tên đường ,các bạn đều nói đúng tuy nhiên tùy thuộc vào các bạn xa Saigòn năm nào . Tỉ dụ cở 35 năm hoặc lâu hơn thì đường Cộng Hòa chưa có . Ở đó chỉ có đường nhỏ Hoàng văn Thụ chạy ngang qua chợ Lăng cha Cả đến ngã tư Bảy Hiền .





                  Ngã 6 Lê văn Duyệt năm xưa (*)


                  Các bạn cũng đã đoán trúng khi tiếng nhạc đã thay cho tiếng lòng của người xưa quây lại chốn cũ sau bao năm xa cách, mà lát nữa đây tại "chốn cũ" , người xưa bị nhân viên hải quan (trung úy) chào hỏi pha trách móc rất khó quên .

                  - Tại sao lâu quá ... ba mươi mấy năm chú không về VN ?

                  - À.. à.. tại tui không có tiền ! ( dân vượt biên mà về sớm, bị bắt sao cha nội ! )

                  - Tại sao lâu như vậy mà chú lại về có mấy ngày ?

                  - À.. à.. tại tui không còn ai bà con ở VN !

                  Đó là "chánh quyền" còn người dân thì sao ? Tại Saigon , gia đình bên vợ có quen một thương gia người Ý bằng tuổi tôi , anh ta một năm đi VN 2-3 lần và nói được tiếng Việt đủ để thiên hạ đoán anh ta muốn gì . Vì tôi còn bỡ ngỡ nên anh ta trở thành người dẩn đường đi bộ trong các ngỏ hẻm tại vùng radar Phú lâm . Anh ta đi trước tôi đi sau , sau nhiều lần thấy thiên hạ hello , chào ông , how are you rất thân thiện với chỉ một mình anh ta mà thôi , tôi đâm ra liều mạng , vừa cười vừa khiếu nại :

                  - Mấy bà làm tui tủi thân hết sức ! ông tây nầy với tui cũng từ nước ngoài mới về mà đi đâu người ta chỉ hello có một mình ông ta thôi còn tui đi sau chẳng co' ai nói tiếng nào !

                  - Cái ông nầy dzô dziêng !

                  Thân ái

                  NTT

                  (*)

                  1. Bên Phải + bên Trái là đường Lê văn Duyệt nay là Cách Mạng tháng 8

                  2. Phía dưới góc trái : đường Trần quốc Toản nay là đường 3 tháng 2

                  3. Phía dưới góc phải : đường Nguyễn thượng Hiền , không đổi

                  4. Hai bên của trường trung học Lê lợi là đường Hiền Vương nay là Võ thị Sáu ( bên phải ) và đường Yên Đỗ ( bên Trái ), nay là Lý chính Thắng

                  5.Ngã 6 LVDuyệt nay đã trở thành ngã 7 vì có thêm đường Nguyễn phúc Nguyên ( đường rầy xe lửa ngày xưa ?)

                  6. Trường Lê lợi ngày xưa là Lasan gì gì đó Trường Reginal Pasis ở gần đâu đây .

                  Tìm về dĩ vãng thật là khó !

                  Comment


                  • #10
                    Sài Gòn đâu cần nhập tịch - Vũ Thế Thành


                    Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sàigòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạc lon, đánh đáo, giựt cô hồn…Thả diều không được vì ông già Mười, nhà có xe hơi xách baton rượt, sợ vướng dây điện. Tụi tui lấy kẹo cao su gắn dính vô chuông cổng nhà ổng rồi bỏ chạy. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cát tê, xập xám,…

                    Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “…Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tui, em đụng tui, em nói tui đui…”. Tội nghiệp bản “Kiếp nghèo” của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông- tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến gánh nước thuê, cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.

                    Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cũng cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi. Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sàigòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?

                    Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ…chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sàigòn, không khí Sàigòn, cơm gạo Sàigòn, đầu Sàigòn, tim Sàigòn,… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sàigòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sàigòn.

                    Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong lũy tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sàigòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xòa đón nhận.

                    Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xi nê cọp. Dễ giận dễ quên.

                    Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hòa… cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “ Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…”. Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.

                    Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sàigòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sàigòn mà thấy hình như mình vẫn không phải là dân Sàigòn. Vây ai là dân Sàigòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?

                    Sàigòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sàigòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tùy lúc. To nhất có lẽ khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận vùng Biên Hòa. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sàigòn. Ngay trước 1975, Saigòn rộng chừng 70 km2, có 11 quận, từ số 1 đến 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức,.. còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sàigòn rộng tới 2.000 km2.

                    Sàigòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận với văn minh Tây phương sớm. Đất lành chim đậu. Người miền Nam đổ về nhiều. Dân Sàigòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân, khai phá, hành trang không có bờ rào lũy tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.

                    Sàigòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng thiệt mà đãi nhau. Sàigòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa luôn. Đối tượng nói thách của họ là khách hàng, chứ không cứ gặp khách tỉnh mới nói thách. Dân Sàigòn lơ mơ cũng mua hớ như thường. Thuận mua vừa bán mà.

                    Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như ở Sàigòn. Dân tứ xứ về đây lập nghiệp nhiều. Có máu lưu dân trong người, dân Sàigòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sàigòn, chứ Sàigòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sàigòn, chứ dân Sàigòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.

                    Dân Sàigòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sàigòn”. Trời đất! Sàigòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia mới giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Đổi đời, Sàigòn biết sợ. Sàigòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sàigòn đâu đó còn chút máu “ kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sàigòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc trên người tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.

                    Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất Sàigòn này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, 10 tuổi đã lưu lạc lên Sàigòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản “Kiếp nghèo” và khá giả từ đó.

                    Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sàigòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt vào nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sàigòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước vì lợi ích chung. Chợ hoa là một chút văn hóa của Sàigòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.

                    Sàigòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sàigòn vẫn là Sàigòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất Sàigòn này. Sàigòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sàigòn? May ra những người xa Sàigòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “ Sàigòn còn mưa không?”. “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sàigòn chết…mẹ!”. Sàigòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

                    Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài hát “ Kiếp nghèo” vọng ra từ quán cà phê cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly cà phê. Giọng Thanh Thúy sao da diết quá : “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…”. Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “ Thầy hai đọc báo…”. Hai tiếng “thầy hai” nghe quen quen…Tự nhiên tôi thấy lòng ấm lại. Sàigòn từ tâm, Sàigòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sàigòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.

                    Comment


                    • #11
                      ThienToan Wrote:



                      Ngã 6 Lê văn Duyệt năm xưa (*)


                      1. Bên Phải + bên Trái là đường Lê văn Duyệt nay là Cách Mạng tháng 8

                      2. Phía dưới góc trái : đường Trần quốc Toản nay là đường 3 tháng 2

                      3. Phía dưới góc phải : đường Nguyễn thượng Hiền , không đổi

                      4. Hai bên của trường trung học Lê lợi là đường Hiền Vương nay là Võ thị Sáu ( bên phải ) và đường Yên Đỗ ( bên Trái ), nay là Lý chính Thắng

                      5.Ngã 6 LVDuyệt nay đã trở thành ngã 7 vì có thêm đường Nguyễn phúc Nguyên ( đường rầy xe lửa ngày xưa ?)

                      6. Trường Lê lợi ngày xưa là Lasan gì gì đó Trường Reginal Pasis ở gần đâu đây .

                      Tìm về dĩ vãng thật là khó !

                      --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                      Các bạn mến , hôm nay được nghe lại nhịp đập con tim của bác Từ Thức Thiện Toản khi đạp đất xuống Saigon !! Và hình như so với nhịp tim trên máy bay tuy thấy hơi xìu nhưng thấy Bác vẫn còn zui zẻ lắm đó nhen

                      Đi xa lâu ngày như vậy mà Anh Toản còn nhớ được mang máng tên đường như vậy là hay lắm , còn P lần đầu tiên về Vn chỉ cách khoảng 6 năm thôi , vậy mà khi từ phi trường về nhà lúc xe taxi quẹo vô đường TMG ... P hỏi người nhà đây là đường gì vậy , thì bị chọc quê ngay lập tức , bộ wên rồi sao , zậy mà đòi zìa nhà một mình , có ngày bị chở đi luôn mà không biết , nói như thế để các bạn hiểu là P không ngờ Saigon thay đổi nhanh như thế

                      Hình trên không xa lạ gì với P vì trường trung học của P nằm phía sau trường Lê Lợi ( Lasan Hiền vương ) , nếu Anh Toản zời gót ngọc đi bộ bên phía đường Hiền vương khoảng 5 phút sẽ thấy đường Nguyễn Thông cắt ngang , nhìn phía bên phải là góc đường Hiền Vương Nguyễn Thông sẽ thấy cổng trường RP ngày xưa , đối diện là Hội trí thức , nói tới đây P xin giải thích thêm là trường RP tọa lạc trên 4 con đường , Nguyễn Thông , Tú Xương , Bà huyện Thanh Quan và Hiền Vương , đường nào cũng có cổng và học trò ra vào cổng nào cũng được

                      Sau 75 trường RP đổi thành Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật , giống như ... em của Đại học SPKT nhưng học sinh chỉ học 2 , 3 năm chi đó , có nhiều anh chị tốt nghiệp ở trường mình được dạy ở đây ... vào năm học cuối của P , P được cô Đặng thị Anh sắp xếp cho về đây để thực tập phương pháp giảng dạy , ở đây P được gặp chị Trang 73knc , cho nên trong lúc dạy , không gian là trường cũ , giáo viên hướng dẫn là chị nên nhờ vậy P cảm thấy rất tự tin nhưng cũng không khỏi nhớ nhung bồi hồi khi nhìn xuống lớp mà nhớ về Thày cô và bạn bè cũ của mình rất nhiều

                      Bây giờ trường RP lại được đổi thành trường Đại học khoa kinh tế khoa quản trị kinh doanh , ngày xưa mình thấy trường mình lớn nhưng ở đây lâu , thấy building nhà cửa đường xá rộng rãi quen rồi nên khi về Vn thấy đa số cái gì cũng nhỏ hơn , không biết Anh Toản và các bạn có cảm nhận như P không nhỉ

                      Thân mến

                      PL


                      Comment


                      • #12
                        You Can’t Go Home Again - Bùi Bảo Trúc


                        You Can’t Go Home Again là tác phẩm của Thomas Wolfe xuất bản sau khi ông qua đời năm 1940. Cuốn sách tôi đọc đã lâu lắm, có đến ngoài năm chục năm, vì thế nay tôi đã gần như quên hết, không nhớ nổi được cả vài ba chi tiết chính của nó và cũng không muốn tìm đọc lại nó. Nhưng cái tựa của nó thì tôi không thể quên được mặc dù nó không liên quan gì tới cái lý do làm cho tôi nhớ nó mãi.

                        You Can’t Go Home Again, bạn sẽ không bao giờ trở lại căn nhà cũ của bạn được nữa. Tôi cũng vậy. Cái tựa như một nhắc nhớ mãi như hai câu Kiều mà ông cụ tôi đọc cho tôi khi gặp lại tôi cuối năm 1975 ở Canada:

                        …thôi con còn nói chi con

                        sống nhờ đất khách, chết chôn quê người…

                        Tôi không trở lại căn nhà cũ ở cái ngõ nhỏ rất hiền lành ở gần Ngã Sáu Sài Gòn từ hơn 40 năm nay. Và chắc cũng chẳng bao giờ về lại cái thành phố đó nữa. Cứ mỗi lần nhớ đến nó, là bài tứ tuyệt của Hạ Tri Chương lại trở về lẩn quẩn mãi:

                        Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi

                        Hương âm vô cải mấn mao thôi

                        Nhi đồng tương kiến bất tương thức

                        Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai

                        (Hồi Hương Ngẫu Thư)

                        Ông thi sĩ đời Đường đi biệt xứ từ khi còn trẻ, đến lúc già mới trở về. Nơi làng cũ, tiếng nói vẫn như xưa không có gì thay đổi, chỉ có mớ tóc mai là đã thay mầu. Lũ trẻ trông thấy ta mà không biết ta là ai nên chúng nó cười và hỏi ông khách từ đâu tới vậy…

                        Căn nhà ấy chắc có về đứng lại trước cửa tôi cũng không thể nhận ra được nữa. Bức ảnh một người bạn mới chụp trong chuyến về Việt Nam năm ngoái cho thấy như thế. Tôi chỉ nhận ra được cái cửa sắt sơn bong lỗ chỗ. Gốc bông giấy không còn nữa. Những người ở trong nhà dọn vào từ bao giờ và là những người như thế nào tôi sẽ không bao giờ biết mà cũng không muốn tìm hiểu. Không biết trên cái cầu thang lên gác có còn dấu tích của hai đứa con ngày xưa không, cái bể nước bên cạnh, phòng ngủ trên lầu của chúng, phòng làm việc những cái tủ sách của tôi… Nơi lũ con đã sống những năm thơ ấu tuyệt vời của chúng. Thế mà đã hơn 40 năm…

                        Tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu

                        Chiều ra đầu ngõ đứng trông xe

                        Có người quen hỏi: “lâu không gặp”

                        Đáp khẽ: “đi xa mới trở về”

                        Cũng hệt như Hồi Hương Ngẫu Thư

                        Tóc mai giờ đã bạc như tơ

                        Tiếng quê hương cũ nghe không khác

                        Mà vẫn lạ tai câu trẻ thơ

                        Ô hay tiền bối Hạ Tri Chương

                        Tiền bối ra đi thuở thịnh Đường

                        Mà thơ hệt chuyện bây giờ nhỉ

                        Thuở ấy sao thơ cũng não lòng

                        Tôi cũng như ông đời biệt xứ

                        Trẻ ra đi, già vẫn tha hương

                        Mấy chục năm buồn trên xứ lạ

                        Tôi đọc thơ ông nát cả hồn

                        Hơn 40 năm vẫn nghĩ về một chuyến trở về nhưng chuyến trở về ấy chắc sẽ không bao giờ có… Tối hôm qua vừa đổ một trận mưa… Lại nhớ những mùa mưa cũ:

                        Đêm nay mưa xuống Sài Gòn

                        Giọt giăng lối cũ, giọt buồn xuống tôi

                        Áo xưa nhạt mộng lâu rồi

                        Theo con nước cũ đã trôi xuống nguồn

                        Người đi bước có ngại ngùng

                        Chiều ơi đã mất theo từng đốt tay

                        Con đường mất những hàng cây

                        Bước chân xóa nốt thơ ngây ngày nào

                        Trở về không một âm hao

                        Mùi hương cũ đã mất vào hư không…

                        Comment

                        Working...
                        X