Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cái đầu lâu - Thế Lữ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cái đầu lâu - Thế Lữ


    Chiều hôm đó, tôi ngồi chơi với Ngô Đàm trong phòng sách của anh ta. Sau một hồi chuyện phiếm, bạn tôi lấy ra một cái hộp gỗ trắng đem khoe tôi:

    - Tôi mới mua được cái này hay lắm.

    - Cái gì?

    - Rồi anh sẽ biết.

    Nắp hộp mở, anh lấy ra một cái đầu lâu lớn, nương nhẹ đặt lên bàn, rồi nhìn tôi mỉm cười. Tôi hỏi:

    - Anh mua vật này làm gì?

    Đàm không trả lời ngay, lim dim mắt, gạt tàn thuốc lá và thong thả nói:

    - Cái đầu lâu là biểu hiện sự chết, là một vật mà các nhà hiền triết hoặc tu hành bên Âu châu thường bày trước mặt, bên những chồng sách đầy bụi bám để suy nghiệm về những lẽ huyền bí của "đời sau". Đối với một nhà thông thái thì đó là một vật khảo cứu cũng như viên đá lạ, một chất hóa học hay một ống cấy vi trùng. Tôi không phải là nhà hiền triết, không phải là nhà tu hành hay nhà thông thái, nên cái đầu lâu đối với tôi là một thứ bài trí ghê gớm, một thứ đồ... "mỹ thuật" của người hiếu kỳ như tôi. Nhưng có lẽ trong những lúc đọc sách ở nơi tĩnh mịch này, trong những khi suy xét về những điều bí hiểm của sự chết, của đời người, thứ đồ "bài trí" kia sẽ là một vật kích thích cho trí tưởng tượng của tôi... Biết đâu bạn anh sẽ chẳng là một nhà tư tưởng trầm mặc như nhà hiền triết, nhà tu hành?

    Câu nói văn hoa, nửa nghiêm trang, nửa đùa cợt của Đàm khiến tôi hơi ngạc nhiên, nhìn bạn.

    Bỗng cửa phòng bật mở, một người thiếu niên mặc âu phục bước vào, chưa kịp nói gì đã trông thấy cái đầu lâu, rồi đứng đực ra đó.

    Đàm hỏi:

    - Kìa, anh Chung, sao hôm nay trông kỳ khôi thế?

    Lúc ấy, Chung mới ngoảnh lại sẽ gật đầu chào tôi, rồi lại trân trân nhìn cái đầu lâu trên bàn, mãi mới nói:

    - ồ anh Đàm! Anh cũng có cái này ư?

    - "Cũng có?" Thế ra tôi không thể có một cái đầu lâu được sao?

    - ồ, thế anh không thấy gì lạ chứ? Anh không thấy gì ư?

    Chung ngồi xuống, đưa tay vuốt tóc, mặt hãy còn vẻ lo lắng, nhìn hết tôi đến Đàm rồi đến cái đầu lâu. Anh nói:

    - Sao lại có sự ngẫu nhiên lạ thường đến thế? Tôi đến đây cũng định thuật cho anh nghe về cái đầu lâu ở nhà tôi... thì lại gặp ngay chính vật này... Chính cái đầu lâu này. Tôi đã tưởng nó đang ở nhà tôi biến lại đây, nên tôi mới sửng sốt đến thế. Để tôi kể đầu đuôi câu chuyện các anh nghe.

    Chung lấy chén nước uống cạn một hơi, lóng cóng châm điếu thuốc lá rồi nói tiếp:

    "Trước kia tôi vẫn ở trên Hàng Bông như anh đã biết. Nhưng cách đây nửa tháng, anh Lịch là người học trường Mỹ thuật mới ra năm nay, tìm được một cái nhà ngói ở ngoại ô để làm phòng vẽ. Nhà ấy một tầng chia làm hai căn rộng. Lịch ở một căn còn một căn gọi anh Thao học năm thứ hai trường thuốc với tôi đến ở cho vui và chịu đỡ Lịch ít tiền thuê nhà.

    Chỗ này ở xa thành phố, chung quanh toàn bãi cỏ, một mặt ngoảnh ra phía đường cái. ở chỗ yên tĩnh như thế để học hành, lại rẻ tiền nhà, mà có hai người bạn cùng nhã nhặn tử tế cả thì còn gì dễ chịu hơn. Tôi không bao giờ phàn nàn nếu trưa hôm kia anh Thao không có cái ý kiến kỳ quặc đem về nhà một cái đầu lâu.

    Đầu lâu thì tôi không lạ gì. Hồi còn học trường Bưởi, tôi đã được trông thấy nhiều lần ở phòng thí nghiệm. Nhưng cái mà anh Thao lấy ở nhà thương về lại là của một tên tù mới chết, trông còn mới, trắng hơn cái này nhiều, mà xương chưa được khô lắm. Thao xem ra quý hóa cái vật quái gở ấy lắm. Tôi thì không. Tôi thoạt trông thấy nó bỗng ghê rợn cả người... Có lẽ vì tôi thoáng nghĩ đến cảnh hiu quạnh chung quanh nhà của chúng tôi, hay có lẽ tôi vừa mới đọc xong những truyện linh hồn hiển hiện anh cho mượn ngày trước... Cái đầu lâu đặt trên bàn học anh Thao kê gần cửa sổ lúc nào cũng như chăm chú nhìn tôi bằng hai con mắt đen và rỗng, mà hai hàm răng thì nhe ra một cách chế giễu độc địa. Tôi có cái cảm giác khó chịu hình như "nó" biết cả những điều tôi nghĩ thầm. Tôi sinh ác cảm với "nó" và chắc hẳn "nó" cũng không ưa gì tôi. Cái vật trơ trơ kia không ngờ lại làm tôi băn khoăn đến thế. Tôi lấy đủ các nhẽ để tự nhủ mình cũng không xong, mà nỗi lo ngại của tôi mỗi lúc một thêm nặng nề như đè nén mãi lòng mình.

    Tối hôm ấy, thấy bứt rứt trong người, để Thao ngồi học một mình, tôi đi nằm trước. Anh Lịch ở phòng bên cạnh vào nói mấy câu chuyện rồi lại ra ngay. Tôi nằm đó chừng đến hơn một giờ đồng hồ mới ngủ đi được. Nhưng cả trong giấc ngủ, tôi vẫn bị cái đầu lâu kia ám ảnh hoài. Tôi nằm mơ toàn thấy những đầu lâu với xương người, hay những cái ghê sợ hơn thế. Một lần tôi hốt hoảng thức dậy thì ngọn đèn cây trên bàn học anh Thao đã tắt, trong nhà tối đen như bưng lấy mắt, bên ngoài cũng vậy, vì tôi cố tìm cái cửa sổ chấn song sắt cũng không trông thấy đâu. Bên cạnh tôi anh Thao chừng đã ngủ say, tiếng thở đều và thong thả. Thỉnh thoảng một tiếng ngáy ở buồng anh Lịch lại đưa sang. Mọi vật quanh nhà đều im lìm. Không một tiếng lá bay, không một hơi gió thoảng. Tôi muốn quên mà không thể quên cái đầu lâu kia được. Tôi thấy hình như nó có tri giác, nó "vẫn còn thức" và trong bóng tối, đang nhăn răng tráo mắt nhìn sự kinh khiếp của tôi.

    Bỗng nhiên tôi thấy lạnh tái người đi. Từ phía bàn giấy anh Thao, tôi chợt nghe thấy những tiếng ken két như hai hàm răng nghiến vào nhau. Tiếng ấy nghe mỗi lúc một rõ dần, mà lâu đến gần một phút. Trước tôi còn muốn tin là tiếng anh Thao nghiến răng trong mơ. Nhưng Thao nằm bên cạnh tôi, mà tiếng kia thì rõ ràng ở bàn giấy đưa lại. Tiếng nghiến răng vẫn không dứt, nghe ra giận dữ và ghê gớm hơn lên... Tôi vội nắm lấy cánh tay anh Thao, hết sức lay. Thao thức dậy hỏi thì tiếng nghiến răng lại ngừng bặt. Tôi ghé tai Thao nói rất nhỏ:

    - Này Thao ạ, tôi vừa thấy một việc lạ quá!

    - ở đâu?

    - ở cái đầu lâu.

    - Có lẽ nào?

    - Cứ để yên mà nghe.

    Rồi chúng tôi không nói gì thêm, lắng tai nghe ngóng một lúc thì lại thấy như trước, tiếng nghiến răng cứ trước nhỏ, sau to dần. Thao liền đứng phắt lên, chạy lại bàn đánh diêm thắp đèn: cái đầu lâu vẫn nguyên chỗ cũ, nhưng lúc ấy ngoảnh mặt nhìn về phía giường tôi nằm.

    Chúng tôi nhìn khắp nhà một lượt. Không có gì lạ. Cửa sang phòng anh Lịch vẫn đóng kín. Của sổ tuy không có cánh, nhưng có chấn song sắt, mà cái bàn giấy của Thao kê xa đó những năm sáu bước, áp vào bức tường đối diện với giường của chúng tôi.

    Thao bảo tôi rằng những tiếng vừa rồi là tiếng chuột gặm, nhưng chính anh cũng biết nhà chúng tôi không có qua một con chuột nào. Và cái tiếng lúc nẫy nghe to, nghe rõ một cách khác thường lắm.

    Thao thấy tôi lo ngại cũng không bình tĩnh được, nhưng anh cố tìm lời an ủi tôi.

    Chúng tôi để đèn rất lâu chờ xem, song không thấy gì. Nhưng khi tắt đèn lên giường nằm chưa đầy nửa giờ, thì cái tiếng nghiến răng lúc nãy lại bắt đầu, mà lần này thêm dữ dội.

    Lúc ấy, cây đèn để ngay cạnh giường ngủ. Tôi chập ba que diêm làm một bật lên thắp. Trông sang bàn giấy thì cái đầu lâu đang lắc lư như thằng phỗng nhựa của trẻ con chơi!

    Ngô Đàm bỗng phì cười lên thì Chung có ý không bằng lòng.

    "Quả thế, cái đầu lâu cứ nhăn nhở, lắc lư đến nửa phút. Mà chả có gì đáng cười hết. Chính anh Thao là người không sợ gì cả, lúc ấy cũng phải kinh ngạc mà nhìn tôi.

    Suốt đêm ấy, chúng tôi không ngủ, cứ để đèn ngồi rình thì lại không thấy xảy ra việc gì nữa.

    Sáng hôm sau (tức là hôm qua) chúng tôi nói chuyện ấy cho anh Lịch nghe thì anh cũng không tin. Sau thấy tôi nhất định nài anh Thao đem cái đầu lâu vứt đi, Lịch mới cho là chuyện có thực. Nhưng anh nói:

    - Đã thế thì để đêm nay tôi cũng rình xem, rồi có thế nào vứt đi cũng không muộn.

    Thì đêm qua cũng lại giống đêm trước. Cứ tắt đèn được một lúc lại thấy cái đầu lâu nghiến răng ken két mà thắp đèn lên lại thôi.

    Tôi nhân đọc các sách anh cho mượn và gần đây lại được đọc một đoạn dật sử về hồi đại cách mệnh Pháp, thấy kể chuyện những thủ cấp sau ba, bốn giờ vẫn còn sống được, nên tôi càng cho việc cái đầu lâu kia nghiến răng là một việc phi thường. Bây giờ thì tôi tò mò hơn là khiếp sợ. Tôi bảo Thao cứ để yên cái đầu đấy và đến rủ anh ngủ ở nhà chúng tôi một tối xem. Tôi vẫn biết anh hay để ý đến những thứ chuyện kỳ dị này lắm.

    Ngô Đàm vui lòng nhận lời. Tôi cũng ngỏ ý muốn đi với anh ta một thể và cùng hẹn đến tối sẽ có mặt ở nhà anh Chung.

    Lúc Chung ra khỏi, Đàm xoa tay mỉm cười một mình. Tôi hỏi ý anh về chuyện vừa rồi ra sao, thì Đàm chỉ nhún vai, nói:

    - Tôi sợ không gặp được cái ly kỳ như anh Chung nói, không khéo lại chỉ là một câu chuyện buồn cười thôi. Nhưng dẫu sao, ta cứ đi xem, không biết đâu mà nói trước được.

    Bẩy giờ rưỡi hôm ấy chúng tôi đến nhà thì các anh Thao, Chung và Lịch đang ăn cơm ở phòng vẽ của Lịch. Đàm đứng xem mấy bức vẽ than của Lịch được chừng năm phút thì các anh ăn xong. Chúng tôi sang cả phòng bên kia nói chuyện.

    Trước hết, Đàm đi lại bên bàn cầm cái đầu lâu ngắm nghía mãi. Mặt anh có vẻ nghiêm trang như nhà thông thái đang khảo cứu, nhưng đôi mắt tươi cười một cách hóm hỉnh. Bỗng anh quay lại hỏi Lịch:

    - Anh có thấy gì lạ ở cái đầu lâu này không?

    - Không.

    - Giá lúc anh cầm nó lên xem, anh chú ý chút nữa, thì thấy bốn chiếc răng trong cùng hà gần một nửa.

    Lịch ngạc nhiên hỏi:

    - Nhưng sao anh lại biết tôi đã cầm lên xem?

    - Có gì là lạ. Anh cầm lên xem cẩn thận lắm, nhưng lúc chực bỏ cái quai hàm dưới ra để xem bộ răng thì trượt tay suýt đánh rơi xuống bàn. Có phải không?

    - Phải. Nhưng sao anh biết?

    - Tôi thường đọc sách của Conan Doyle, nên cũng tập được một đôi chút tỉ mỉ. Những vết đen này là bởi than vẽ ở ngón tay anh ra... Chỉ cần để ý một chút cũng thấy được. Anh đang vẽ ở phòng ngoài chắc chợt nghĩ đến cái đầu lâu, nên vào xem thử chứ gì?

    Rồi Đàm đi khắp gian nhà, cúi nhìn các chân tường một cách cẩn thận như người đi tìm một vật quý đánh rơi. Anh lại nhờ Lịch cầm đèn ở phòng bên sang, còn tự anh cũng cầm cây đèn bên cạnh cái đầu lâu, và bảo dẫn đi xem chung quanh nhà.

    Bên ngoài tối như mực. Trên trời mây ám không có một ánh sao nào. Ngoài một hàng dóc rào mau, xa xa thấy một đám sáng chiếu lên: đó là thành phố Hà Nội. Sau một cuộc tìm xét rất kỹ càng, nhưng rất vô ích, Đàm đạo mạo như một nhà trinh thám, bước vào trong nhà rồi xoa hai tay vào với nhau. Thốt nhiên, như sực nghĩ ra điều gì, anh nói:

    - Tôi khờ quá, không đem cái đèn bấm ở nhà tôi lại.

    Thao nói:

    - Hay để tôi lên phố mượn?

    - Anh chắc có mượn được không. Thôi để tôi về nhà lấy vậy. Phiền thực, nhưng thế chắc chắn hơn.

    Lúc Đàm trở lại thì đã gần mười một giờ: anh đi nửa đường thì xe đạp nổ bánh.

    Chúng tôi để sẵn diêm với đèn gần tầm tay. Cái đèn bấm Đàm trao cho Chung, còn anh ta thì ngồi ở một cái ghế thấp bên cạnh cửa sang phòng anh Lịch. Trước khi tắt đèn, Đàm dặn chúng tôi không ai được làm gì, nếu không có lời anh ấy bảo.

    Đèn tắt. Bóng tối dầy đặc trong nhà. Tôi đưa tay lên tận mắt cũng không trông thấy. Thao với Lịch nằm sát vách, còn Chung và tôi thì ngồi ở mép giường. Không ai nói qua một lời. Tôi nghe hơi thở của Chung thì biết anh ta hồi hộp lắm.

    Cái lo ngại dần dần ám đến. Mà sự yên lặng ở gian phòng có nhiều người này lại càng có vẻ khác thường. Chúng tôi cùng hết sức lắng tai, tiếng đồng hồ đeo ở tay anh Lịch nghe rõ mồn một. Tôi đếm tiếng tích tắc để biết thời giờ, nhưng mãi cũng sinh chán, và trong lòng lúc ấy thấy nôn nao một cách lạ. Tâm linh hình như bị kích thích và hình như báo cho tôi biết trước có một điều ghê gớm sắp xẩy ra ...

    Có lẽ chúng tôi ngồi đó đã ngót một giờ, có lẽ lâu hơn nữa; mà tịnh không thấy một tiếng động nào hết. Hai anh Thao và Lịch chừng như đã ngủ, tôi đưa tay định xem họ còn thức không thì bỗng Chung nắm chặt lấy cánh tay tôi, nói khẽ quá đến nỗi tôi phải đoán ra chứ không nghe rõ:

    "Im! Nghe!"

    Tôi chú ý nghe thì quả nhiên thấy có tiếng ken két nghiến răng thực. Lúc ấy tôi mới hiểu cái khiếp sợ của Chung. Lúc ấy tôi mới thấy rõ ràng cái ghê rợn của người gặp ma quái. Tay Chung vẫn nắm chặt lấy cánh tay tôi, nhưng hơi run run. Còn tôi thì cứ muốn quát to lên, quát rất lớn để phá tan cái yên lặng ghê gớm lúc đó.

    Thấy hơi nóng ở sau gáy, tôi biết hai anh Thao và Lịch đã ngồi dậy. Tôi tráo mắt nhìn bóng tối đen đặc và mỗi lúc tưởng thấy hình thù dị thường hiện lên.

    Tiếng nghiến răng càng lâu càng rõ thêm. Thỉnh thoảng ngừng lại một giây rồi lại nghiến nữa. Đàm ngồi trên chiếc ghế gần đó có lẽ cũng sinh nát đảm: chúng tôi không trông thấy anh, mà đợi mãi cũng không thấy anh bảo sao.

    Hốt nhiên, từ phía đầu lâu, một tiếng quái gở gào lên trong những tiếng cười nghe sởn tóc gáy. Mọi người đều vùng dậy, tôi không đợi anh Đàm nữa, vớ lấy diêm đánh, mà Chung cũng bật đèn bấm lên.

    Cái đầu lâu lắc lư như điên cuồng, và ngay cạnh đấy, một vật đen ngòm đang giẫy giụa. Mắt chúng tôi khi đã đỡ chói thì nhận ra đó là một con mèo đen bị giữ trong tay Đàm.

    Đám lúc ấy, tay thì giữ mèo trên bàn, nhưng người thì ở dưới gầm bàn. Anh cả cười lách chui ra, vừa gặp lúc chúng tôi ồ cả lại. Con mèo giương mắt kinh hãi nhìn chúng tôi. Một con mèo to, đen, mà gầy, lông mọc xờ xạc không đều và không mượt.

    "Đấy (lời Đàm nói) cái quái dị mấy hôm chỉ là ở con vật đói khốn nạn này mà ra cả. Các anh nên nhớ rằng cái đầu lâu vô tri giác kia còn mới, mới luộc xong, vẫn còn hơi thịt... Từ lúc anh Chung mới kể chuyện, tôi đã ngờ thế... Đến lúc xem lại cái đầu lâu với cái cửa sổ không có cánh này, thì tôi đã hơi chắc. Mà bây giờ thì đã nắm được, hì! Đã nắm được "điều huyền bí" ở trong tay".

    Sự lo sợ của chúng tôi bấy giờ lại đổi ra sự kinh ngạc. Vì có ngờ đâu câu chuyện kỳ quái ấy chỉ gây nên bởi một con mèo.


  • #2
    Các bạn thân mến,

    Vào đọc truyện ma sau nửa đêm hôm qua, hơi nổi da gà. Nhưng đã thở phào nhẹ nhõm nhờ vào kết chuyện của tác giả.

    Người ta nói người chết hiện về không bao giờ mình thấy chân của họ, không biết có đúng như vậy không?

    Thân ái

    Hiền74KNC


    Comment


    • #3

      Các bạn mến,

      KD thấy cái đầu nên rập rình mãi mới dám đọc mà chọn đọc trong lúc trời còn sáng chứ không đọc đêm như H. D lại đọc từ dưới lên để tránh nhìn cái đầu, rồi mới đọc từ trên xuống cho hiểu chuyện.

      Mèo mèo mèo, miu miu miu, mun mun mun, con vật thường thế mà lại hớp hồn bốn chàng thanh niên miền đất Thăng Long là sao vậy? Tưởng rằng nó chỉ hớp hồn mấy đứa con nít như D thuở nhỏ thôi chứ. Có lần vì nó mà KD bịnh liệt giường cả 3 tháng mới trỗi dậy được, kể từ đó mắc bệnh nhát gan luôn. Cái gì cũng sợ, mà sợ đủ thứ. Ở Bảo Lộc người ta quí mèo mun lắm nhưng đối với KD nó luôn luôn gây phiền toái.

      KD nhớ lúc nhỏ KD có diễn một vở kịch, trong đoạn kết có con chim hòa bình bay ra. Lúc diễn xong cứ đứng ngẩn ngơ chờ chim bay ra để kéo màn khi thấy mọi người nhốn nháo nơi cánh gà. Bỗng có tiếng kêu "quéc ..quéc" trên cái đà nhà gần sân khấu, cả hội trường nhìn lên thì hỡi ôi chim hòa bình không tự bay ra chào vui vẻ mà lại bị chú mèo mun ngoạm cổ quắp ra. Chim xũ cánh phành phạch chào mọi người, rồi dãy dãy chết thật đáng thương. Sau này mới biết đứa bé coi lồng chim ngủ gật, không biết chú mèo đen móc con chim bồ câu trắng ra khỏi lồng lúc nào không biết. Đúng là cái con mèo đen rách việc.

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #4
        KD ơi,

        Nếu anh Hùng đặt tên truyện là Cái bánh chưng, hình vẽ minh họa là cái bánh chưng, thay các từ “ đầu lâu” trong truyện bằng chữ “ bánh chưng”. Thì KD sẽ đọc truyện này ban đêm vào lúc bụng đói, và sẽ đọc từ trên xuống dưới chứ?:cuoilan:

        Thân ái

        Hiền 74KNC


        Comment


        • #5
          Các bạn mến , đọc chuyện này P không sợ lắm , nhưng khi nhìn HÌNH lại sợ ...vì sợ ngủ mơ thấy ... Ma !!! hichic

          Đêm hôm khuya khoắt tự dưng nghe tiếng động lạ , hoặc nửa đêm giật mình thấy một bóng trắng thấp thoáng bên cửa sổ ai nhát gan mà không muốn rớt tim ra ngoài các bạn nhỉ ? Đúng là thần hồn nát thần tính làm cho quýt làm cam phải chịu , như cái đầu thì vô tội , lỗi tại con mèo mọi đàng nhưng cứ đổ tội cho ... cái đầu ! À mà tự vì mèo hoang đói bụng nên cái gì cũng muốn ăn , chứ đâu phải mèo nào cũng chỉ muốn đi tìm chuột ?

          Nói tới Mèo P thấy mèo ở đây sao ... hiền quá các bạn ạ , vào mùa xuân P thường gieo một ít hạt cải , mồng tơi để kiếm rau xanh cho vui , nhưng mấy con chim mỏ vàng cứ vào mảnh vườn nhỏ của P cuốc đất bới giun tùm lum làm cho mấy cây mầm của P cứ bị ngả nghiêng rồi tróc gốc ra luôn , mà mấy con chim này ma le lắm , nó phá hồi nào mình cũng không hay , tới khi ra thăm vườn thì xem như mọi sự đã rồi chỉ biết than trời ơi đất hởi mà thôi .

          Khi đó P mới chợt nhớ nhà hàng xóm có nuôi một con mèo , nên muốn nhờ nó qua sân nhà mình để thị oai đuổi dùm mấy con chim bèn làm cỗ cho mèo mời nó qua , nào ngờ mấy con chim khi thấy bóng dáng mèo tưởng nó giành giun nên nhào vô mổ tơi bời làm nó co giò bỏ chạy mất tiêu không dám bén mảng trèo qua nhà P nữa , có lẽ chim bồ câu của Dung vừa hiền vừa đói nên bị làm mồi cho mèo , chứ gặp mấy con mỏ vàng ở đây thì mèo nào cũng ... sợ . :cuoilan: hichic

          Lâu lắm P mới đọc lại chuyện của nhà văn Thế Lữ , để rồi lại nhớ về những tác phẩm của ông , nghìn năm chưa dễ mấy ai quên ?

          Thân mến

          PL


          Comment


          • #6
            Hiền ơi

            Theo kinh nghiệm của KD thì ma không có chân thật đấy.

            KD không mong hòng gì được nhìn thấy "bánh chưng " của anh Hùng ở đây đâu vì mình lúc nào cũng chậm chạp, muộn màng.

            "Mỡ treo miệng mèo".

            Cái đầu lâu mới luộc, chỉ còn lại mùi thịt thôi mà nó còn chui vào ngửi, huống hồ chi là "bánh chưng" trong ruột có thịt, mùi thịt mỡ thơm nồng nàn. Vừa thấy "bánh chưng" anh Hùng bỏ lên là con mèo dưới cuối bài nhảy lên cuỗm đi luôn, trước nửa đêm khi KD đói bụng bước vào. Thế thôi là hết.

            LP ơi

            Mèo của KD ngày xưa cũng giống mèo của nhà văn Thế Lữ chăm chỉ bắt chim, bắt chuột. Mèo không vồ được chim trời nó cứ tìm cách móc mấy con chim trong lồng ra ăn nhất là vào ban tối. Vì thế phải che kín mấy cái lồng chim lại, con chim Bồ Câu của KD được nuôi trong lồng nên khờ khạo lắm.

            Mèo xứ Úc rất lười, KD chẳng thấy nó bắt chuột bao giờ. Người ta chỉ nuôi chỉ để chải chuốt làm dáng cho nó rồi ẵm nó cho vui. Chim ở Úc thì khỏi nói rồi, dữ lắm, vừa không bị ai săn bắn lại được mấy đứa nhỏ cho nó ăn nên rất dạn dĩ. Ngày xưa, khi D dẫn 2 đứa con đi chơi có lần nó bay xuống mổ đồ ăn của thằng nhỏ rồi mổ luôn cả tay thằng bé nữa. Ra ngoài rừng chơi lúc nào cũng phải đội mũ trên đầu để tránh nắng, mà còn để đề phòng bị chim mổ trên đầu. Ở đây nhiều chim quá, có lúc D cũng sợ chúng như P.

            Thân ái

            KimDung

            Comment

            Working...
            X