Announcement

Collapse
No announcement yet.

Quá Khứ !

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Quá Khứ !

    Quá Khứ !

    Phạm văn Khang (72KNN)

    Trong tất cả những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người, thời gian là món quà quí giá nhất. Đó là món quà kỳ lạ, không những không thêm được mà lại có thể dễ dàng mất đi. Mỗi người chỉ có một sự sinh thành, một tuổi trẻ, một tuổi già, một cái chết. Tiền bạc chia ra những đơn vị giống nhau, thời gian cũng chia ra những đơn vị giống nhau, nhưng điểm khác biệt là, những đơn vị thời gian không bao giờ lặp lại và một khi nó trôi qua thì chúng ta cũng không lấy lại được nó nữa. Bên cạnh đó, quỹ thời gian vẫn luôn luôn hữu hạn cho dù nó khác nhau ở mỗi một con người. Vì thế, nếu chúng ta không có thái độ trân trọng cần thiết, chúng ta sẽ gây ra sự lãng phí thời gian. Mà đánh mất thời gian là đánh mất tất cả.

    Thời gian qua, các buổi họp mặt của những cựu sinh viên, học sinh ở hải ngoại - của thế hệ 1960’s va 1970’s - có khuynh hướng nở rộ ! Thật vậy, khi cuộc sống xứ người đã tương đối ổn định, con cái đã khôn lớn và thành tài thì tìm về quá khứ xưa là quy luật tự nhiên trong mỗi chúng ta!

    Theo Descartes, sự tồn tại của quá khứ thực ra là hiện hữu nhất so với hiện tại và tương lai vì nó tạo ra và để lại cho con người tất cả mọi thứ. Con người, cũng như toàn bộ thế giới, không thể tồn tại bên ngoài thời gian. Nếu như những nhà hiện sinh nhấn mạnh vai trò của hiện tại thì con người, theo bản năng, thường hướng về tương lai. Thế nhưng trên thực tế, tương lai và hiện tại đều do quá khứ chi phối. Hơn nữa, đôi khi thật khó phân biệt một cách rõ ràng đâu là hiện tại, đâu là tương lai.

    Xét theo ý nghĩa thời gian, quá khứ là ngày hôm qua, hiện tại là ngày hôm nay và tương lai là ngày mai. Quá khứ luôn là cái đã qua, tương lai là cái ở trước mắt, hiện tại là ranh giới giữa hai không gian này và nó luôn luôn là một ranh giới động.

    Chính bộ óc của con người đã giúp ta lưu trữ một cách tự động của ngày nầy tháng nọ qua thời gian, và nó đã vô hình chung nằm trong bộ nhớ của mỗi cá nhận chúng ta. Những năm tháng sinh hoạt của thời sinh viên, với thầy cũ bạn xưa trong một không gian và thời gian nào đó đã được lưu trữ trong bộ óc chúng ta như thế nào? Chúng ta hãy thử tìm hiểu.


    Bộ óc con người được nối liền khắp nơi trong cơ thể, tuy nhiên nó được chia làm 3 bộ phần chính yếu: não (cerebrum), tiểu não (cerebellum) và hành tủy (brain stem). Tiểu não giữ một vai trò chính yếu điều hoà sự thăng bằng, điều khiển mọi cử động, ngôn ngữ, cảm xúc, và nó tiến hành các dữ liệu lưu trữ bộ nhớ. Tiểu não được bao phủ bởi một lớp tế bào thần kinh gọi là cerebral cortex, và là vỏ bọc các tuyến khác như thalamus va hypothalamus. Cerebral cortex có bề dày khoảng từ 2 - 4 mm, nó chứa đựng những nếp gấp nếu kéo dãn ra có thể lớn đến 2 m vuông đủ để bọc nguyên bộ óc. 90% tế bào thần kinh nằm ở cerebral cortex được gọi là chất xám. Chính Hippocampus là nơi lưu trữ trí nhớ (long and short memories) bao gồm cả một quá khứ của chúng ta. Vậy quá khứ là gì ?


    Đã qua những ngày của mùa mưa Thu da diết, Toronto bắt đầu lạnh về đêm. Gió đông nhè nhẹ vào mặt gợi bao cảm xúc. Có lẽ, cái giá lanh của tiết trời Đông không khác nào lời ru buồn một nỗi nhớ của những người tha hương. Đôi lúc trên đường đời vội vã, nặng gánh mưu sinh, ai trong chúng ta cũng một vài lần vô tình dừng lại, đơn giản chỉ để ngắm nhìn những cánh hoa vàng rơi, một vạt nắng chiều lướt qua hiên nhà, một con đường từng đi qua, hay đơn giản chỉ là một dáng hình thân thuộc lướt qua trong tâm trí… Tôi chợt thấy mình nhớ lai những năm tháng thời niên thiếu của Sài Gòn năm xưa:

    NỖI BUỒN CHÚ CUỘI !


    Tôi sinh ra giữa ngày chinh chiến,

    Uống nước Sài gòn ăn gạo trắng Đồng Nai,

    Rào rạt trong tim dòng máu giống nòi.

    Mà nguồn cội tại sông Hồng sông Mã.

    Mất nước nhà tan sống nhờ xứ lạ,

    Kiếp lạc loài như chú Cuội lạc cung trắng !

    Nhớ thuở xa xưa mơ bóng chị Hằng,

    Bây giờ đến thấy toàn vùng đất lạnh !

    Nhìn những bin-đỉnh cao ngất chín tầng không.

    Thách thức thiên nhiên thật ngạo nghễ kiêu hùng,

    Sao bỗng nhớ mãi đình xưa làng cũ !

    Ẩn dưới bóng tre xanh, hòa mình trong khói bụi.

    Nhớ dòng sông soi bóng mái nhà tranh.

    Cắn hạt bắp như cắn niềm hạnh phúc.

    Ôi, những giá trị ngày xưa như khuôn vàng thước ngọc.

    Giữa xã hội này không đổi được áo cơm.

    Bên gốc cây đa chú Cuội ngẩn ngơ buồn
    !



    Đây chỉ là tâm trạng nhất thời của kẻ viễn xứ. Giờ đây sống ở xứ người sau hơn 30 năm hội nhập, tôi thật sự cảm thấy biết ơn và yêu quý đất nước mình đang sống. Sáng đi tối về, cuộc sống như một vở kịch với hai vai khác nhau. Ban ngày tôi thật sự là người bản xứ với ngôn ngữ xứ người, đêm đến tôi lại trở về với nguồn côi năm xưa ! Hội nhập và bảo tồn văn hóa có lẽ là một thứ thách cho chúng ta - những kẻ đang sống xứ người.

    Quá khứ là thế đấy - chúng ta không thể ôm lấy quá khứ mà sống, nhưng chúng ta vẫn không thể không nhớ về nguồn cội để biết mình là ai nơi xứ người.





    Những ngày Đông chí 2015

    Toronto, Canada.

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Các bạn mến

    Ta đang sống trong hiện tại

    Trước mắt ta là tương lai

    Sau lưng ta là qúa khứ

    Qúa khứ vui buồn cũng là qúa khứ của ta

    Ai ơi hỡi ai ,

    Nhìn hiện tại dự phóng tương lai

    Ai ơi hỡi ai

    Nhìn qúa khứ đắp xây cho hiện tại

    KD rất thích bài hát này D quên tên tác giả mất tiêu rồi xin lỗi nhé ,KD thuộc nằm lòng nó từ khi còn bé tí teo đi sinh hoạt theo Hướng đạo và Hùng tâm dũng chí . KD thích nhất câu hát cuối, rút tỉa những điều sai trong qúa khứ để xây đắp tương lai cho tươi đẹp hơn. Rất dễ mà cũng rất khó.......Ôi quê hương mến yêu .

    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #3
      Quá khứ là một phạm trù có tính cách nhân văn. Nói về quê hương lại liên tưởng đến quá khứ là mối tương quan hỗ tương ! Đối với những kẻ tha hương, điều này càng tỏ rõ. Thế kỷ thứ XIX đã đuoc Bà Huyện Thanh Quan viết "Thăng Long Hoài Cổ" nói lên nỗi nhớ về quá khứ là một minh chứng:

      Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

      Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

      Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

      Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

      Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

      Nước còn cau mặt với tang thương.

      Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

      Cảnh đấy người đây luống đoạn trường !




      Nỗi buồn hoài cổ mang tính nhân văn: nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt. Bài thơ giúp mỗi chúng ta yêu thêm, gắn bó tâm hồn mình với Thăng Long, Đông Đô, Hà nội, “hồn núi sông ngàn năm”...

      Cảm ơn KD bên kia bán cầu đã chia xẻ và góp ý thêm.
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #4
        Nhớ tiếc thời vàng son của Thăng Long và còn nhớ cả những bậc tiền nhân, nhớ đến "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi (1380-1442).

        Nhớ Phan Thanh Giản (1796 -1867) trong bài thơ "Ký nội trợ".

        Từ thuở vương xe mối chỉ hồng

        Lòng này ghi tạc có non sông

        Đường mây cười tớ ham rong ruổi

        Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng

        Ơn nước nợ trai đành nỗi bận

        Cha già nhà khó cậy nhau cùng

        Mấy lời dặn bảo cơn lâm biệt

        Rằng nhớ rằng quên lòng hỡi lòng

        Và còn nhớ nhiều nữa nữa. KD cám ơn mọi người đã bỏ thời giờ quí báu của mình để lắng nghe KD chia sẻ. KD cám ơn thật nhiều.

        Thân ái

        KimDung

        Comment

        Working...
        X