Thuật Điệp Ngữ trong Thơ Việt Xưa
Phạm văn Khang (72KNN)
Phạm văn Khang (72KNN)
Trong văn chương Việt Nam điệp ngữ pháp đuoc xử dụng nhiều và được truyền tụng đến bây giờ. Vậy thì tác dụng của điệp ngữ trong câu thơ như thế nào? Sự lặp lại của từ ngữ có ý nghĩa ra sao? Chúng ta thử tìm hiểu thêm về phép điệp ngữ (repeated words) trong Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du.
Điệp ngữ góp phần nhấn mạnh (stress) cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Điệp từ : hoa, nguyệt ->>miêu tả không gian đẹp,thơ mộng, hài hòa, làm nền để miêu tả sự cô đơn lẻ loi trong lòng người chinh phụ. Hoa- nguyệt gắn bó đối lập với nỗi cô đơn ( “trong lòng xiết đâu”). Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về , tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên , thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
“Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu.
Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên:
‘Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”
Chàng biếng nhác cả việc sách đèn , để phòng đọc sách lạnh tanh với tiếng gió quạnh hiu phập phồng qua màn cửa :
Buồng văn hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan
Mành Tương phất phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan
Mành Tương phất phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.
Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích , nhìn qua song cửa thấy cảnh biển chiều hôm , với những cánh buồm xa xa lại tưởng tới thân phận bọt bèo không định hướng của mình :
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Hai câu thơ khác :
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
Sông Tần lấy từ câu “ dao vọng Tần Xuyên, can trường đoạn tuyệt” ý nói ở xa nhìn nước sông Tần như nát gan xé ruột . Dương Quan là tên một cửa ải xa ở phía tây nam tỉnh Cam Túc. Cả hai điển tích trên đều mang ý nghĩa một sự nhớ nhung khi xa cách. Đó là lúc Thúy Kiều tiễn đưa Thúc Sinh trở về thăm vợ cũ là Hoạn Thư.
Đặng trần Côn trong Chinh Phụ Ngâm dưới đây nói lên nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ trong các cuộc chiến tranh phong kiến vốn diễn ra triền miên vào cuối thế kỷ XVIII
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
Người chinh phu trong tác phẩm chính là một kẻ “trung quân” tiêu biểu. Chàng mang đủ “khí phách” của một anh hùng phong kiến. Cứ thế, chàng kiệt quệ dần để rồi cuối cùng chạm trán với cái chết ghê rợn. Điệp ngữ ở đây được dùng để nhấn mạnh khung cảnh chết chóc, mắt nhìn tai nghe, khiến người đọc cảm thấy thương xót nhiều cho người chinh phu:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi…
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi…
Vừa sử dụng tiếng Việt một cách điêu luyện, vừa sử dụng thể thơ thuần túy dân tộc, bản diễn nôm Chinh phụ ngâm là tác phẩm văn chương bác học đạt tới tầm nghệ thuật đỉnh cao. Chính vì vậy mà Chinh phụ ngâm đã trở thành tác phẩm “thuộc nằm lòng”, trở thành máu thịt của người Việt Nam trong suốt mấy thế kỉ qua, giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Bàn về thơ văn Việt Nam như một nguồn cảm hứng, còn nhiều điều cần phải đề cập. Trang nhà cũng giới hạn, thời gian bạn đọc cũng không nhiều ... Tác giả xin tạm ngưng. Ngoài trời tuyết trắng lất phất bắt đầu rơi. Tiếng hát Nana Mouskouri với bài thánh ca Silent Night văng vằng đâu đây. Chúc các bạn một mùa Giáng Sinh an lành, một Năm Mới an khang thịnh vượng.
================================================== ================
Tham Khảo:
- Những Gương Mặt Tiêu Biểu Trong Thi Ca Việt Nam
- Tập San Xuân Thu số đặc biệt nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều do Hội Thi Văn Lạc Việt xuất bản tại San Jose CA năm 2001
Comment