Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mình…? - Bs Đỗ Hồng Ngọc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Mình…? - Bs Đỗ Hồng Ngọc


    Tôi có việc phải đến liên hệ ở một Công ty. Cô tiếp tân trẻ, chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói tôi có hẹn với cô T sáng nay. Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T và đột ngột quay qua hỏi tôi: “Mình tên gì ạ?”.

    Tôi chưng hửng. Trời! Lâu lắm rồi chưa được ai gọi mình là… mình cả! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình”. Sướng ghê nơi! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng: “Ngũ thập niên tiền…”.

    Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó, dám cô kêu : “Mình ơi, mình tên gì ạ?” thì càng nguy! Nguy, bởi vì chữ “mình” tiếng Việt mình phức tạp lắm!

    Bùi Giáng: “Mình ơi tôi gọi là nhà/ Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…”. Lại nhớ xưa Cô Diệu Huyền có mục “Minh ơi!” trên Bán nguyệt san Phổ Thông. Cái ông Nguyễn Vỹ giỏi thiệt. Người ta có thể quên nhiều thứ trên Phổ Thông của ông chớ khó mà quên “Mình ơi…!” của Cô Diệu Huyền do chính ông sắm vai!

    Trên TV (truyền hình) ở Việt Nam ngày nay cách gọi “mình” để chỉ đối tượng (khách mời) khá là phổ biến. Cô MC hỏi khách mời: Nhà mình có mấy người con ạ? Nhà mình có ai mắc bệnh này không ạ? Nhà mình ở có xa đây không? Hóa ra “nhà mình” không phải là nhà mình mà là nhà người ta! Thậm chí vào quán café, lúc tính tiền, cô thâu ngân nói “Của mình bốn chục ngàn ạ!”.

    Vậy “Mình” không phải là mình mà là người đối diện, là đối tượng, ngôi thứ hai trong xưng hô. Bấy giờ ngôi thứ hai đã trở thành ngôi thứ nhất. Thú vị quá! Mình với ta tuy hai mà một/ Ta với mình tuy một mà hai. Hình như cách xưng hô này để bày tỏ tình thân ái?

    Có điều một cô gái trẻ đẹp, nhỏ hơn mình nửa thế kỷ mà hỏi “ Mình tên gì ạ?” thì ngẩn ngơ cũng phải!

    Tiếng Việt phong phú lắm. Vợ chồng thường gọi nhau là “mình”. Mình lấy giùm anh cái cặp… Mình đưa cho em cây dù. Nhưng khi có ai hỏi: Chị nhà có khỏe không? Thì trả lời “Nhà tôi” cũng khỏe. Anh nhà có khỏe không? Nhà tôi cũng ổn. “Nhà tôi” là vợ hay chồng mình. Cho nên Bùi Giáng mới viết: Mình ơi tôi gọi là nhà/ Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…!

    Như vậy, ngày nay “Mình” đã thay cho chú bác ông bà anh chị cô dì … ! Từ lúc nào vậy nhỉ? Từ lúc nào mà người người sống với nhau thân thiết thương yêu đậm đà đến vậy?

    Xưng hô trong tiếng Việt không phải là “chuyện nhỏ”. Cho nên ca dao thời đại có câu: “Xin đừng gọi chú bằng anh/ Để cho chú phải hy sanh cuộc đời!”.

    Tự điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988): Mình: 1) Từ dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng với người đối thoại một cách thân mật, có tính chất bạn bè. “Cậu giúp mình một tay”. 2. Từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm: “Mình mong em lắm phải không?” (trg 658).

    Tự điển cũng ghi thêm “Mình là từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè trẻ tuổi”. Thí dụ: “Mình đi trước, tớ còn bận!”. Vậy điều kiện ở đây phải là giữa bạn bè thân mật, và trẻ tuổi, chớ không dùng để xưng hô giữa hai người xa lạ hay giữa một người trẻ với một người già. Ngay cả trường hợp trên, nếu nói: “Bạn đi trước, tớ còn bận” hoặc “Bạn đi trước, mình còn bận” có lẽ hay hơn chăng?

    Không biết các nhà ngôn ngữ học bảo sao nhỉ?


  • #2
    Các bạn mến,

    H nghĩ cô tiếp tân trẻ, cô MC trên truyền hình ở VN, hay cô thâu ngân quán cà phê đó cần được nghe bà Năm chỉnh 2 cô nhân viên gốc Hồng Kông của bà trong câu chuyện sau đây thôi:

    Bà Năm sang lại một cửa tiệm bán cà phê từ một người Hoa, mỗi ngày mở cửa từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, khách hàng của bà toàn thuộc dân da trắng. Hai cô nhân viên của chủ cũ, là sinh viên du học người Hồng Kông, cũng được giữ lại làm việc vì nghĩ rằng họ đã quen việc.

    Cách giao tế với 1 người khách hàng mà 2 cô nói với bà Năm là khách thường xuyên khiến bà Năm cau mày, vì nhân viên của bà Năm mang cà phê ra cho bà khách này xong thì lại ngồi xuống bàn để nói chuyện với khách nữa chứ, cho đến khi khách rời.

    Khách đi rồi, bà Năm nói: “mang cà phê ra xong thì phải vào làm việc khác, sao lại ngồi đó với khách.”, thì được trả lời là :” Từ lần đầu tiên đến uống cà phê ở đây, bà khách đó đã nói là bà ấy đã bỏ không uống ở tiệm đối diện nữa vì người bán hàng ở tiệm đó không làm như tôi.”

    Bà Năm: “Mình không cần khách hàng loại đó. Bởi vì bà đó thấy 2 em là dân Á Châu, lại du học, nên ngu ngơ. Hai em cứ tưởng người da trắng nói gì cũng đúng, nên bị phỉnh như thế, cũng vì hai em không hiểu rõ vai trò của một nhân viên bán hàng. Người phục vụ khách hàng cần có thái độ niềm nở thân thiện khi tiếp khách, chứ không phải thái độ thân mật với khách hàng đâu. Thân thiện thì với khách hàng, thân mật thì với người thân, chắc hai em hiểu rồi phải không”

    Hiền


    Comment


    • #3
      Originally posted by 'HienTran'

      ...

      Bà Năm: “Mình không cần khách hàng loại đó. Bởi vì bà đó thấy 2 em là dân Á Châu, lại du học, nên ngu ngơ. Hai em cứ tưởng người da trắng nói gì cũng đúng, nên bị phỉnh như thế, cũng vì hai em không hiểu rõ vai trò của một nhân viên bán hàng. Người phục vụ khách hàng cần có thái độ niềm nở thân thiện khi tiếp khách, chứ không phải thái độ thân mật với khách hàng đâu. Thân thiện thì với khách hàng, thân mật thì với người thân, chắc hai em hiểu rồi phải không”

      Hiền


      Các bạn thân mến ,

      Năm ngoái có dịp nói chuyện với một bà chủ quán khá thành công tại quận 13 Paris ,tôi nghe được quan niệm của bà ta khá hay hôm nay viết lại để các bạn đọc cho vui :

      Mục đích cuối cùng làm 'commerse' (buôn bán) là lấy lại đủ vốn và có lời . Thế nhưng cái nguồn vốn lẩn lời nầy đều xuất phát từ khách hàng . Cho nên muốn đạt được mục đích cuối cùng thì khách hàng phải luôn luôn là thượng đế bất kể họ là Tây hay Tàu .

      Vì quan niêm như vậy nên bà chủ quán nầy (đã) gặp trường hợp tương tự như câu chuyện kể trên của bạn Hiền Trần , bà ta sẽ không trách 2 em phục vụ ngu ngơ , cũng không phân biệt ranh giới giữa thân thiện hay thân mật... Bà ta sẽ thách thức người khách đó ứng xử đúng với vị trí thượng đế mà quán đang dành cho khách hàng . Dĩ nhiên bà ta cũng sẽ cho vị khách đó biết như thế nào là " thượng đế " của những người làm 'business' : có khả năng trả đủ vốn và có lời cho những gì mình đòi hỏi người khác phục vụ .

      Mua 1 ly cà phê , muốn có người tiếp chuyện nguyên ngày ? Được ! nhưng cái bill phải tương xứng để có sự tiếp đài đặc biệt đó ...

      Cuối cùng thì quán vẩn niềm nở với mọi khách hàng và nhừng "thượng đế " bà ta không thích đã tự động từ chối vị trí thượng đế của họ .

      Thân ái



      NTT

      Comment


      • #4
        "Mua 1 ly cà phê , muốn có người tiếp chuyện nguyên ngày ? Được ! nhưng cái bill phải tương xứng để có sự tiếp đài đặc biệt đó ... "

        Quá đúng, Thượng đế cần sự đặc biệt cho mình thì Thượng đế cũng phải chấp nhận trả giá tương xứng. Cách giải quyết vấn đề của bà bạn của NTT vừa cứng, vừa khéo, chắc chắn phải đưa Bà Năm đến để học hỏi thêm rồi.

        Comment


        • #5

          Các bạn mến,

          Mới đọc qua bài viết trên KD tưởng chuyện xảy ra tại Cabramatta hay Bankstown nơi có nhiều người Việt Nam tại NSW, đọc kỹ mới thấy chuyện ở VN, thật đáng lo.

          Sở dĩ Dung tưởng chuyện ở Úc vì hồi đầu năm Joey chở mẹ đi chợ Cabramatta, chợ rất đông người Á Châu, quán xá, bưu điện, ngân hàng, hầu như chỉ nói tiếng Việt và tiếng Tàu. Hôm đó chợ rất đông, người ta chen lấn nhau dữ quá, Joey không theo D được nên đòi về. KD bảo Joey chờ mẹ ở chỗ bán trái cây chờ KD đi mua sắm, cậu không dám đi đâu vì mẹ không có Mob. Một lúc sau từ xa thấy Joey đang cự với anh bán hàng, cả chợ ai đi qua cũng nhìn Joey rồi cười, cậu tức lắm. Khi KD tới gần cũng nực cười, thấy cậu tức tối, mặt mày đỏ ké, phân bua với mẹ rồi nói với anh bán hàng:

          - Mình mua thùng vải $30, mình cho mình lại $20, mình cho tiền mình sai rồi. Mình phải cho mình $70 mới đúng, mình nói tao mầy mình không hiểu, mình cho mình $100.

          Ông đi qua bà đi lại bảo:

          - Con nói tiếng Úc đi.

          Thế mới biết cậu đưa cho anh bán hàng $100, anh bán hàng tưởng Joey đưa $50. Coi lại ví tiền thấy có đồng $100 thẳng băng (thường tiền của người đi chợ thì hay vo tròn hay xếp lại nhiều lần). Người bán hàng sorry rồi trả thêm cho cậu $50. Mọi người bảo trời ơi cãi nhau mà cứ mình với mình thì Trời mới hiểu ai là mình thật ai là mình giả.

          Trên đường về Dung phài giải thích cho Joey nghe MÌNH là tiếng "ái ngữ ", chỉ dùng cho những người thân, người con yêu mến và thường dùng cho những người ngang hàng với con và tự nó không có ngôi thứ rõ ràng. Văn hóa Việt với những người thân mà ở cấp lớn hơn con như ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, con phải nói câu có chủ từ, có ngôi thứ rõ ràng, không nên dùng chữ mình với bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào.

          Bây giờ thì Joey hiểu rồi cậu chỉ nói: "Hôm nay con đem cả nhà mình ra ngoài .... ", chứ không nói: "Hôm nay mình đem nhà cả mình ra ngoài....".

          Khi KD hỏi: "Hôm nay Joey có đi làm không?". Joey trả lời: "Con có đi làm", chứ không nói: "Mình có đi làm".

          Joey nói tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nhưng luôn muốn nói đúng nên kể từ hôm ấy Joey cố gắng để ý nói tiếng mình cho đúng chỗ vì cậu sợ bị cười, chê là không hiểu tiếng Việt. Đó là tình trạng chung của trẻ Úc gốc Việt.

          Ở Việt Nam ngôn ngữ mẹ đẻ mà dùng như vậy thì câu hỏi của BS Hồng Ngọc là "Không biết các nhà ngôn ngữ bảo sao nhỉ ?" cũng đáng quan tâm lắm.

          KD tự hỏi họ có hiểu thấu đáo ca dao Việt không nhỉ.

          "Mình ơi!.. Ai nhớ mình xa thương đứt ruột".

          "Mình về có nhớ ta chăng

          Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

          Năm quan mua lấy miệng cười

          Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

          Răng đen ai nhuộm cho mình

          Để răng mình đẹp, để lòng ta mơ"

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #6
            Mình về ta chẳng cho về

            Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.

            Comment


            • #7
              Mình về nuôi Cái cùng Con ,

              Để anh đi chẩy nước non Cao Bằng.

              ThânÁi

              KimDung

              Comment


              • #8
                Hai anh NTT và KLM ơi, khi được đọc cách đuổi khéo thượng đế đi một cách niềm nở của 2 anh, bà Năm cứ chặc lưỡi hoài:

                “ Tiếc quá, nếu biết sớm hơn, thì giờ đã giàu to rồi!” Hihi.

                ****************************

                "Mình ơi!.. Ai nhớ mình xa thương đứt ruột".

                "Mình về có nhớ ta chăng

                Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

                Năm quan mua lấy miệng cười

                Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

                Răng đen ai nhuộm cho mình

                Để răng mình đẹp, để lòng ta mơ"

                Mình về ta chẳng cho về

                Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.”

                Các bạn mến,

                H thấy ” mình “ trong mấy câu trên đều là ngôi thứ hai hết.

                H hay dùng chữ “mình” để thay cho ngôi thứ nhất thôi, nên H đã không bị đứt ruột, không bị nhuộm răng đen, không bị vẽ nguệch ngoạc lên áo.

                Thật may cho mình quá các bạn ơi!

                Hiền.


                Comment


                • #9
                  Các bạn mến,

                  D muốn Hiền nhắn lại bà Năm đừng tiếc rẻ vì lỡ gặp người đang buồn đến uống ly cà phê mà ngồi xị mặt như trời trồng, từ sáng sớm nhìn người ra vô một cách kỹ lưỡng thì chắc bà Năm phải huy động cả một giàn các cô tiếp tân để làm việc. Lại còn phải móc thêm tiền túi để mời họ đi nơi khác thì giàu làm sao được mà tiếc hả bà Năm.:cuoilan:

                  Văn thơ mà Hiền, các cụ than mình phải ca thán với ta như vậy mới đạt đến tột đỉnh của tâm hồn con người chứ. Hiền đừng sợ bị đứt ruột, nhuộm răng đen hay sợ bị bỏ mất cái áo. Trong bài hát cũng vậy, chị Nguyệt hát tha thiết "Đừng nhìn em nữa, đừng nhìn em nữa", D thấy đâu có sao. Như vậy Mình trong tiếng Việt, Hiền muốn xí ngôi nào thì cũng dễ thương dễ mến hết.

                  Tiếng Mình đứng vào ngôi thứ nhất của Joey nói trong khi đang tức tối thì nghe không khác gì múc gáo nước lạnh đổ vào lò than hồng vậy. Rất hay !!!

                  Còn ở đây, Mình trong ngôi thứ nhất của câu này, chắc là mình của Hiền đọc nghe cũng dễ thương và có vẻ rủ rê lắm.

                  Trên đất giồng mình trồng dưa gang

                  Hỡi cô gánh nước trên đàng

                  Còn bao gánh nữa, để qwua gánh giùm.

                  Trên đất vồng mình trồng khoai lang

                  Hỡi cô tát nước bên đường

                  Tát không lo tát, lo dòm người ta.:blush:

                  Thân Ái

                  KimDung

                  Comment

                  Working...
                  X