Gạo Thơm Việt
(Tổng Hợp)
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.
Em như cây lúa đồng quê,
Mượt mà trĩu hạt nghiêng về bên anh.
Lụt bão xin chớ vây quanh,
Cho em yên bình, tròn hạt lúa thơm.
--
Tình yêu lúa trổ khắp miền,
Bắc, Trung, Nam khắp mọi miền yên vui.
Cánh đồng bát ngát tình người,
Mùi hương lúa mới mọi nơi thơm lòng.
--
Mượt mà cây lúa trổ bông,
Ân tình hạt lúa, yên thân mọi nhà.
Nắng hồng trải khắp gần xa,
Cánh cò trắng lượn quê ta yên bình !
Mượt mà trĩu hạt nghiêng về bên anh.
Lụt bão xin chớ vây quanh,
Cho em yên bình, tròn hạt lúa thơm.
--
Tình yêu lúa trổ khắp miền,
Bắc, Trung, Nam khắp mọi miền yên vui.
Cánh đồng bát ngát tình người,
Mùi hương lúa mới mọi nơi thơm lòng.
--
Mượt mà cây lúa trổ bông,
Ân tình hạt lúa, yên thân mọi nhà.
Nắng hồng trải khắp gần xa,
Cánh cò trắng lượn quê ta yên bình !
Sản xuất
Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.
Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.
Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Các loại gạo
• Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
• Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần
• Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
• Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần
• Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
Gạo - lương thực
Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo.
Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Gạo - hàng hóa
Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (Food and Agriculture Organisation, hay FAO) của Liên Hiệp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.
Khủng hoảng thiếu gạo
Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diến ra hết sức nhanh chóng. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra “cơn đói” mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vần liên tục tăng.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau:
• Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước.
• Vấn đề qui hoạch không hợp lý.
• Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo.
• Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
• Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp.
• Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp.
Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.
• Nước sản xuất & xuất khẩu:
◦ Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hàng năm bán từ 7 triệu đến 8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của gạo thơm Jasmine.
◦ Việt Nam: hàng năm xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn.
◦ Mỹ
◦ Pakistan
◦ Ấn Độ: xuất khẩu năm 2005 ước khoảng 4 triệu tấn.
◦ Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo OREC (Organization of Rice Exporting Countries)
◦ Nước tiêu thụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania.
Việt Nam có không ít những loại gạo thơm ngon, gạo đặc sản được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng đến mức “thoải mái lựa chọn”. Gạo ngon trong nước phải kể đến Tài Nguyên, Nàng Hương các loại, Thơm Lài, Thơm Mỹ, Thơm Thái Lan, Nàng Hương Chợ Đào, Bụi Long An (Bụi 64), Tám Thơm, Thơm Bắc, Bụi Sữa, đặc sản ST3, ST5, ST10…
Nhưng để cạnh tranh với các nước trong xuất khẩu gạo, rõ ràng VN chưa phát huy được thế mạnh trong quảng bá gạo ngon của mình, do chưa xây dựng, thành lập được thương hiệu gạo chính thức của mình. Đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam về xuất khẩu gạo là Thái Lan... Vậy việc xây dựng thương hiệu gạo VN phải bắt đầu từ đâu?
Bắt đầu từ kho bãi, thu hoạch
Theo nhận định, hệ thống sản xuất giống và công tác quản lý chất lượng giống lúa của VN chưa đảm bảo, chưa tương xứng với vị trí của nhiều vùng trồng lúa chủ lực, đặc biệt là ĐBSCL. Riêng trong một bao gạo xuất khẩu của miền Nam đã có chục giống lúa trộn lẫn nhau. Đáng nói là tỉ lệ gạo nguyên xay xát của riêng Thái Lan là trên 50%, trong khi gạo xuất khẩu của VN đa phần là từ 20- 25%; gạo có 5% tấm thì rất, rất ít. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng gạo VN phải được triển khai đồng bộ các giải pháp tạm thời: Trước mắt, phải khẩn trương xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại trong dự trữ để giảm tổn thất sau mỗi vụ mùa, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế hầu có chất lượng nông sản tốt nhất có thể; hệ thống vận, lưu chuyển nông sản phải được khẩn trương bổ sung trang, thiết bị để bảo đảm chất lượng gạo. Hội Khuyến nông các cấp dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ thiết thực của các sở Nông nghiệp phải vào cuộc cấp bách và cụ thể với các chương trình tuyên truyền cho nông dân tầm quan trọng của việc giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo; tập huấn cho nông dân phương pháp, cách thức tốt nhất trong việc giảm tổn thất lúa gạo trong sản xuất. Bên cạnh, nông dân cần được hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu họach nhằm giảm cả tổn thất trước và trong thu hoạch.
Theo đánh giá của FAO (Tổ chức Lương Nông LHQ) tại VN, hàng năm nông dân bị mất khoảng từ 4 - 5 triệu tấn thóc (trên 13%) do khâu bảo quản quá kém cỏi. Có những tin vui chưa kịp vui đã thấy lo, nói riêng về gạo xuất khẩu. Chẳng hạn, thị trường lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL đã và đang sôi động từ tháng từ khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu mua 500.000 tấn gạo vụ hè thu tạm trữ. Thế nhưng, các DN thuộc Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cố gắng lắm cũng chỉ đạt 57,8% trong kế hoạch mua gạo. Nguyên nhân vẫn là do giá lúa biến động, thời gian gần đây lại tăng nhanh trong khi lượng bán ra của nông dân lại quá ít. VFA vẫn cố gắng tìm mọi cách để giữ giá lúa cho nông dân, giữ giá gạo xuất khẩu. Việc triển khai mua hàng trăm ngàn tấn gạo là giải pháp khiến các DN muốn bán phá giá cũng không có lúa để mua, và nước ngòai cũng không thể ép giá lúa, gạo VN. Tóm lại, trong việc bảo vệ, giảm thiểu tổn thất nguồn lúa, gạo, bảo vệ nông dân trong thu mua, thu họach; đối phó với các biến động về giá cả trong xuất, nhập khẩu gạo… là các biện pháp nền tảng phải có trong hướng xây dựng thương hiệu gạo VN.
Thương hiệu là những hiệu được … thương
Việt Nam tự hào với những loại gạo tuyệt vời. Vẫn có những câu hỏi thật thà khiến những người bán gạo lẻ ở các sạp hay các đại lý bán gạo sỉ, lẻ lúng túng: -“Ủa, sao loại gạo này trồng ở VN mà để bảng là Thơm Thái, Thơm Mỹ hả chị?”, hoặc “Nàng Hương là Nàng Hương, còn đề là Nàng Hương Chợ Đào là sao ta?”. Rõ ràng, nếu thương hiệu gạo VN đã đặt được một nền tảng đồng nhất cho các loại gạo đặc sản thì trả lời câu hỏi trên dễ dàng thôi. VN thua kém Thái Lan trong cạnh tranh vì thương hiệu chứ không đơn thuần vì chất lượng gạo. (Ta vẫn có những loại gạo 5% tấm kia mà!). Bên cạnh, VN vốn đã có những thương hiệu gạo nổi tiếng, nhưng mà là thương hiệu gạo của vài… tỉnh thôi. Nhưng nếu từ những thành công của các thương hiệu gạo cấp tỉnh kia, chúng ta nghiên cứu và quyết tâm xây dựng thì thương hiệu gạo VN chắc chắn sẽ vươn vai với bên ngòai.
Bạc Liêu có thương hiệu gạo Một bụi đỏ Hồng Dân, một loại ngon cực kỳ, đầy đủ thành phần dinh dưỡng hiếm thấy; được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Khi giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL sụt giảm mạnh nhưng gạo bụi đỏ Hồng Dân vẫn ký được hợp đồng cung cấp trên 25.000 tấn gạo sạch chất lượng cao cho thị trường châu Âu, với tổng trị giá hàng trăm tỉ đồng. An Giang có loại gạo Nàng Nhen Bảy Núi, gạo thơm Châu Phú, nếp Châu Phú; đã và đang triển khai đầu tư 3,4 tỉ đồng để thực hiện việc xây dựng chất lượng thương hiệu gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP- thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Tiền Giang có HTX Mỹ Thành thực hiện sản xuất gạo theo tiêu chuẩn Global GAP cho xã viên chuyên “sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn”; được công nhận Global GAP. Đặc biệt là tỉnh Sóc Trăng với những dòng lúa gạo đặc sản ST3, ST5, ST10 được tỉnh ưu tiên qui hoạch vùng lúa đặc sản xuất khẩu với diện tích 30.000 hecta. Dự kiến lên 50.000 ha vào năm 2010 và 100.000 ha vào năm 2020. Do tình hình tài chính thế giới khó khăn nên các nước nhập khẩu gạo không mua gạo để dự trữ như trước mà họ sử dụng đến đâu thì mua đến đó. Tất nhiên chọn lọc, ưu tiên cho các dòng gạo đặc sản có thương hiệu. Do vậy, áp lực dự trữ đang dồn về phía các nước bán gạo, trong đó có VN.
Thương hiệu gạo Việt Nam truân chuyên trong xây dựng nhưng không phải là bất khả thi. Theo các chuyên gia, từ học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu các nước xuất khẩu gạo, đặc biệt là đối thủ Thái Lan, hướng đi cho việc xây dựng thương hiệu gạo VN nhất thiết phải bắt đầu từ việc tổ chức lại sản xuất theo hướng cánh đồng một giống ở những tổ hợp tác, HTX, các trang trại... Theo đó, có được sự thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế được dịch bệnh và thực hiện qui trình cơ giới hóa đồng bộ, nhất là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân và DN trong việc bao tiêu sản phẩm.
Gạo thơm là nhờ hương liệu?
Gạo, món ăn không thể được của nhiều gia đình Việt Nam, cũng bắt đầu trở thành loại thực phẩm đáng lo ngại trước thông tin một số loại gạo đã được tẩm hóa chất, từ thuốc bảo quản, chống mốc đến hương liệu làm cho... thơm.
Theo nguồn tin của báo chi online, một người làm nghề buôn gạo tại chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện nay rất nhiều đại lý, cửa hàng gạo dùng “chiêu” ướp hương liệu vào gạo thường để đánh lừa khách hàng và bán với giá gạo Thái, gạo Tám, gạo Bắc Hương…
Chị này cho biết thêm, loại gạo bị ướp hương liệu chỉ thơm lúc chưa nấu hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mới mua về, khi đã để lâu thì mùi hương gần như bay hết. Loại gạo này khi cho vào nấu chín cũng không còn mùi thơm như gạo thơm thật nữa mà mùi như các loại gạo thường.
Theo nguồn tin của báo Đời sống & Pháp luật, bà Hương, một người chuyên bán gạo quê trên phố Bạch Mai cho biết, thóc phơi không đủ nắng (1 nắng), làm ra hạt gạo óng đẹp nhưng khó bảo quản, dễ bị mối mọt vì độ ẩm trong gạo cao. Chính vì thế, để giữ được mùi hương và bảo quản gạo (nhất là khi trời nồm, độ ẩm cao gạo dễ lên mốc) nhiều đại lý thường dùng "độc chiêu" ướp hương liệu tạo mùi.
Người tiêu dùng “săn” gạo quê
Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra ngỡ ngàng và lo ngại. Bạn đọc libra82 chia sẻ trên diễn đàn lamchame.com: “Đến gạo cũng độc hại thì còn biết ăn gì nữa? Thảo nào bây giờ gạo hạt nào cũng nõn nà, tròn trịa, nhìn rất đẹp nhưng khi nấu thì chỉ thơm 1 tí lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa”.
Bạn đọc có nickname Ka cũng chia sẻ trên webtretho: “Kiểu này thì cuối tuần về quê mua gạo dự trữ lên ăn dần cho an tâm vậy”. Nhiều người tiêu dùng khác cũng tỏ ra lo lắng trước những thông tin về loại gạo thơm “rởm” này. Chị Minh một người nội trợ ở Cầu Giấy (Hà Nội) nói: “Quả thật, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì chúng tôi cũng chẳng thể phân biệt đâu là gạo không tẩm và đâu là gạo đã được tẩm hương liệu tạo mùi thơm…”.
Bên cạnh đó, các loại hóa chất bảo quản cũng như hương liệu tạo mùi hiện bán trên thị trường đều không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng cũng như tỷ lệ pha trộn... Bởi vậy, người tiêu dùng đã chọn giải pháp an toàn nhất là mua gạo ở các đại lý gạo lớn, có uy tín hoặc về quê mua gạo quê của người quen với số lượng lớn để ăn dần.
Chọn gạo nào cho bữa cơm gia đình
Chia sẻ trên báo TN, ông NVT, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm nồng nàn để thu hút khách hàng hiện nay rất phổ biến. Thơm Lài, Thơm Thái, Nàng thơm Chợ Đào… là những loại đang được ưa chuộng nên nguy cơ người tiêu dùng mua phải gạo bị ướp hương liệu rất cao, nhất là đối với gạo Nàng thơm chợ Đào. Bởi vì loại gạo này chỉ trồng được số lượng rất ít tại vùng đất Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ông cũng cho biết thêm về cách nhận biết gạo bị ướp hương đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, đến vài ngày sau không còn nghe mùi thơm khi mở hũ gạo. Nếu đúng là gạo Nàng thơm Chợ Đào thật, sau khi nấu xong, nồi cơm sẽ bốc lên mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt và mềm, lâu bị ôi thiu.
Nhiều bà nội trợ cũng rỉ tai nhau lúc đầu nên mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ “tẩy chay” cửa hàng. Đa số họ đều nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn.
Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình, người tiêu dùng cần chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở những đại lý uy tín.[/size]
(Nguồn INTERNET)
Comment