Announcement
Collapse
No announcement yet.
Music of the day
Collapse
X
-
Torna a Surriento - Ernesto & G.B. De Curtis
Bài hát nổi tiếng khắp thế giới và có từ trên 100 năm này, ta vẫn quen với cái tựa đề tiếng Anh là “Come back to Sorrento”. Giai điệu của nó rất gần gụi với lỗ tai của người Việt Nam, thành thử xưa kia khi nhạc sĩ Mạnh Phát soạn lời Việt dưới tựa đề “Trở về mái nhà xưa” thì thính giả VN đã thưởng thức bài hát một cách thoải mái, không coi như đồ ngọai quốc. Thời ấy thì người viết mấy dòng này mới khoảng mười hai mười ba tuổi gì đấy, nhưng tôi yêu thích giai điệu nơi nguyên tác cùng lời hát chân chất, giản dị của NS Mạnh Phát đến nỗi mà hôm nay đây khi viết đến đây tôi còn nhớ nằm lòng: ”Chiều nay lê chân bước về quê xưa. Tìm lại mái nhà êm đềm ấm cúng. Ta e gió mưa phai mái lạnh lùng. Chân bước đi nhưng lòng ngập ngừng ! Nhớ những chiều vui ngóng chờ trăng lên. Tiếng sáo diều lơ lửng trời xanh êm. Lòng du khách tuy xa mà không quên, ngàn muôn tiếng tơ trong nắng tàn ! Nhớ cô nàng bơi chiếc thuyền nan xinh. Mắt nhung huyền mái tóc còn xanh xanh. Và say đắm trong đôi mắt dịu hiền. Như chứa chan bao nhiêu mối tình ! Quay gót về làng quê xưa. Ngày thơ ấu reo vui cười đùa. Trạnh lòng thương nhớ, ngóng trông phía trời xa ..!”
Trong ký ức của tôi còn có cả cái bìa của nhà xuất bản An Phú, Bạch Đằng vẽ, bìa in “typo” màu xanh dương, đậm nhạt tùy theo nét vẽ, cảnh một lữ khách mặc bộ đồ Tây đang bước con trên đuờng quê, dưới con sông nhỏ là một cô thồn nữ đội nón lá đang chèo thuyền bên những khóm sen ! Bấy nhiêu đủ để cho người đọc thấy là tôi yêu thích bài hát ấy đến nhường nào và kỷ niệm cùng những ấn tượng cũ chúng dai dẳng như thế nào trong tôi !
Chừng năm bảy năm sau đó thì Phạm Duy cũng lại soạn lời Việt cho bản nhạc ấy ! Vẫn xử dụng cùng cái tựa ấy ! (Người có thực tài thì người ta có tự tin nên không cần làm những động tác loại “màu mè” như thay đổi cái tựa cho thêm rối ra !) Dưới ngòi bút của người nhạc sĩ này thì phần lời hẳn nhiên là hào hoa và bay bướm hơn !
“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với màu gió mùa lang thang . Về đây với sắc hiu hắt lạnh buồn. Ôi thoáng nghe giây lòng tiếc đờn ! …” v.v..
Lời hát xưa của NS Mạnh Phát đã lắm người quên tên tôi moi ký ức ra nhắc lại. Lời Việt cho bài “Torna a Surriento” của Phạm Duy cận đại và phổ biến hơn nên chỉ cần nhắc qua loa như thế !
Bài “Torna a Surriento” ra đời cách đây 102 năm. Từ bấy đến nay nó đã chu du khắp hoàn cầu. Số người hát nó, số ban nhạc hòa tấu nó thì khỏi cần phải nói; ta miễn đếm ! Thế hệ nay đã lục tuần hẳn còn nhớ dàn nhạc lẫy lừng của Mantovani vào thời thập niên từ cuối 50 cho đến đầu 70 . Ông Mantovani là người gốc Ý, sau định cư bên Anh Quốc và vào quốc tịch Anh. Ông có một đĩa hát loại “33 tours” (trong số cả mấy chục đĩa hát lưu truyền khắp thế giớ) tựa là “Italia mia” , “Đất Ý của tôi” ! Ông ấy sọan hòa âm cũng như điều khiển dàn nhạc cho cả nghìn bài hát, nhưng riêng đối với bài “Torna a Surriento” thì ông có lần nói: ”Cứ mỗi lần nghe lại điệu nhạc này là tôi lại thấy lòng mình xao động”. Ông ấy dùng chữ tiếng Anh “Troubling” để diễn tả nỗi cảm xúc của mình !
Này xưa khi nghe lời Việt của bài này thì tôi cứ xem cái tựa nơi nguyên tác tiếng Ý và giả định rằng ý tình trong lời hát tiếng Ý thì chắc cũng chả có khác gì với ý tình nơi hai bản lời Việt bên ta ! Nhưng đến khi tò mò tìm hiểu về lai lịch của nó thì tôi đã phát hiện ra những điều rất ư là thú vị ! Nó không có “lãng mạn” như tôi mường tượng ! Nó không có “chan chứa tình quê” như tôi hình dung. Nó không gợi nên cảnh tác giả xa quê hương bản quán của mình rồi một ngày đẹp giời trở về quê xưa, hay đang xa quê và mong ngày trở về như tôi tôi hằng nghĩ !
Ngày tôi còn đi du học ở xứ này vào cuối thập niên 60, trong truờng Đại Học thấp thoáng có bóng dáng vài sinh viên từ Âu Châu qua. Có hai cậu người Pháp từ Paris và ôi may mắn, có một cô người Ý từ bên Ý qua ! Cô nàng học Y Khoa. Một ngày đẹp giời tôi tìm cách làm quen. Chuyện cũng dễ thôi ! Quen nhau rồi thì cô ấy mới khám phá ra là tôi cũng biết đánh đàn, mà quan trọng hơn cả là cô ấy thấy tôi thuộc không dưới vài chục bản nhạc của Ý ! Cô ấy tò mò hỏi thì tôi nói là có gì đâu lạ, xứ tôi nằm vùng nhiệt đới, có biển vây quanh suốt một dải trên 2000 km, còn nước Ý thì là một bán đảo, khí hậu ấm áp so với Bắc và Tây Âu cho nên âm nhạc của dân vùng biển thì “chắc đại loại cũng thế !” Tôi giải thích một cách cực kỳ giản dị như vậy ! Cô ấy tò mò muốn nghe nhạc Việt Nam thì tôi lôi bản “Nha Trang” của Minh Kỳ hay “Bên bờ đại dương” của Hoàng Trọng ra đàn cho cô ấy nghe ! Cô nàng gục gặc đầu nói : ”Ờ nhỉ, sao mà giống nhạc Ý như thế !” Chả biết cô ấy nói thật hay chỉ cốt cho tôi yên tâm ! Nhưng cái chính là tôi lôi ra một lô các bản nhạc của Ý mà tôi thích nhất rồi đề nghị cô ấy dịch nghĩa cho phần lời . Cái gì, chứ còn ở Nashville, Tennesse, “Thủ Đô Âm Nhạc “Country Music” của miền Nam Hoa Kỳ” thì có đủ các hiệu sách hiệu đàn để cung cấp mọi thứ nhạc bản phương Tây trên đời này ! Đến cái ngày cô ấy dịch cho tôi xem, bằng tiếng Anh, phần lời của bài “Torna a Sorriento” thì tôi cứ cho là cô ấy đùa ! Khi nhìn lại gương mặt đẹp đẽ, thùy mị và nghiêm trang với mái tóc đen và đôi mắt đen nhánh của cô ấy (chả khác gì một thiếu nữ Việt Nam) thì tôi mới tin chắc là cô ấy không đùa !
Vào Thư Viện của trường Peabody ở bên cạnh truờng tôi học, nơi có chương trình về Âm Nhạc, thì lục lọi một hồi cũng lại có thêm lai lịch của bài hát ấy, kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh với nghĩa y chang như bản dịch của cô bạn người Ý tôi quen !
Lai lịch bài hát :
Vào năm 1902, Thủ Tướng Giuseppe Zenardelli của Ý đi viếng thăm và nghỉ mát ở bờ biển Surriento ! Họ sắp xếp thế nào mà ông này lưu lại ở một khách sạn nơi có một người tên là Ernesto (Có nơi ghi là Giambattista) De Curtis đang trông coi việc trang trí nội thất ở cái khách sạn lớn nhất của thành phố đó ! Ngày nay có ai tò mò lên Internet xem ảnh của bờ biển Surriento thì tất nhiên là sẽ thấy cảnh nên thơ như chốn địa đàng. Thế nhưng ngày ấy thì ở đấy nhà cửa tồi tàn, đuờng xá xuống cấp, cống rãnh tắc tị. Nói chung là tình trạng rất tồi tệ ! Anh De Curtis nọ có tay nghề trang trí nội thất thì tất nhiên là có máu yêu nghệ thuật trong người. Bởi thế mà nếu như anh ta biết đàn hay viết bài hát thì cũng chả có gì lạ cho lắm ! Vậy thì lần đó anh ta theo chủ trương “Nghệ Thuật phục vụ dân sinh” ! Chả lẽ để cho ông Thủ Tướng đến nghỉ mát ít hôm rồi khăn gói ra đi mà tình trạng của Thành Phố vẫn tồi tàn như xưa ? Anh soạn ngay chớp nhoáng một bài hát để gọi là “mua chuộc tình cảm” của ông Thủ Tướng, tặng ông Thủ Tướng để ông còn “nói vào một tiếng” cho thuộc cấp biết đuờng mà để mắt đến việc tái thiết và chỉnh trang Surriento! Bài “Torna a Surriento” ra đời !
Surriento nằm trong vùng biển “Napoli” (ta vẫn quen thấy trên bản đồ dưới địa danh là “Naples”).
Thanh Trang
- Likes 1
Comment
-
-
Lá Thư Mùa Xuân - Phạm Đình Chương
Ca sĩ - Mai Hương
Mai Hương sinh tại Đà Nẵng, thời thơ ấu sống ở nhiều nơi như Huế và Hà Nội. Cô theo học ở các trường công giáo, tiểu học Thánh Linh và trung học Nguyễn Bá Tòng. Đến 1952 Mai Hương cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn.
Trước 1975 Mai Hương đã là một giọng ca nổi tiếng nhưng cô ít xuất hiện trước khán giả. Tên tuổi cô được biết đến nhiều từ các chương trình phát thanh và truyền hình. Ngoài đài phát thanh Pháp Á và Đài Phát Thanh Sài Gòn, Mai Hương còn hát trên những đài Quân đội và Tiếng Nói Tự Do cùng trên đài Truyền hình Việt Nam. Mai Hương đã cộng tác với hầu hết những chương trình ca nhạc nổi tiếng vào thời đó với các trưởng ban như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Quý Lãm, Võ Đức Tuyết, Y Vân, Hoàng Trọng, Vũ Thành... Mai Hương còn đảm nhiệm cả phần đọc truyện và làm phát thanh viên.
Tháng 4 năm 1975, Mai Hương cùng chồng và các con rời Việt Nam. Sau một tuần ở đảo Guam, cả gia đình đến Nam California, tạm trú tại trại Pendleton một thời gian ngắn. Chỉ một năm sau, Mai Hương đã được mời đi trình diễn. Buổi trình diễn đầu tiên của cô trước khán giả Việt Nam tại hải ngoại diễn ra ở thành phố New Orleans.
Vào năm 1980, Mai Hương phát hành băng nhạc đầu tiên của mình tại hải ngoại mang tên Giấc mơ hồi hương. Sau đó Mai Hương tiếp tục thu âm và có nhiều CD thành công như Nhặt cánh sao rơi, Serenade, Vàng phai mấy lá ...
Theo wikipedia
- Likes 1
Comment
-
Điệu Buồn
Đào Duy
Sĩ Phú hát
Ɗòng thời gian, cuốn xoaу trong hồn ... người ơi .
Từng thu chết, lá xanh thaу màu, vàng úa tả tơi .
Từ miền xa xôi, bỗng dưng tơ sầu, gọi thương nhớ .
Lối cũ bơ vơ, tình đã xa xưa, haу còn trong mơ .
Trời còn giăng mưa, bến xưa ai đợi ... chờ ai .
Thuуền xa bến, có mong quaу về, haу đã phôi phai .
Tàn một cơn mê, ái ân chỉ còn ... là tê tái .
Ɲước mắt thôi rơi, tình đã xa xôi, sầu kín khung trời .
Ɛm ơi.
Thời gian xóa mờ, tuổi vàng êm trôi, mà sao hững hờ .
Ɲhìn nhau xa rồi, tình уêu ngàу đó
Ɛm ơi .
Tuổi xuân lỡ làng, men đời caу đắng, tình xưa ngỡ ngàng.
Ɲên đành trọn kiếp ... trọn kiếp sầu đau
Ϲòn gì đâu em, tóc xanh phai màu thời gian
Tìm đâu nữa, giấc mê trong đời, từng bước đi hoang
Và còn gì đâu, dáng xưa êm đềm, mùa xanh đó
Gió cuốn tả tơi, sầu đắng lên môi, mộng vỡ tan rồi .Last edited by Hung Nguyen; 05-14-2020, 03:00 PM.
Comment
-
Tous les garçons et les filles
Françoise Hardy (1962)
Những nụ tình xanh là tựa đề tiếng Việt của ca khúc tiếng Pháp rất ăn khách của Françoise Hardy. Trong nguyên tác, nhạc phẩm Tous les garçons et les filles đã được phát hành cách đây nửa thế kỷ, vào đầu tháng 6 năm 1962. Bài hát đã làm nên tên tuổi của Françoise Hardy và đằng sau ca khúc là nguyên cả một giai thoại của thời kỳ nhạc trẻ.
Tại Pháp, phong trào nhạc trẻ những năm 1960 khởi đầu vào tháng 5 năm 1961, vào lúc mà đài truyền hình quốc gia (chỉ có một kênh duy nhất) cho phát sóng chương trình ca nhạc đầu tiên dành cho đối tượng thanh thiếu niên (chương trình mang tên Âge tendre et tête de bois, hàm ý Tuổi non mà lại ngỗ nghịch cứng đầu). Song song chương trình truyền hình này còn có một tờ báo chuyên thông tin về giới thần tượng nhạc trẻ và một chuyên mục phát thanh hàng ngày (Salut les copains - Thân chào các bạn).
Giới trẻ Pháp thời bấy giờ là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong thời bình, sau cuộc chiến (1939-1945). Kinh tế Pháp đang ở trong giai đoạn phồn thịnh, hầu như không có vấn đề thất nghiệp. Các hộ gia đình tậu nhà mua xe, người dân mua sắm tiêu xài, giải trí thoải mái. Trong cái xã hội tiêu thụ ấy, giới trẻ có đủ tiền túi để mua những sản phẩm mà họ yêu thích. Thời nay, thanh niên muốn mua iPhone 4S và Playstation 3, thời xưa giới trẻ chỉ muốn tổ chức các buổi nhảy đầm, đi xem xinê, sắm quần jean và mua đĩa nhựa.
Không có cái bối cảnh này thì phong trào nhạc trẻ Pháp những năm 60 sẽ chẳng bao giờ trở nên cực thịnh. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của lứa tuổi mới lớn, các nhà sản xuất mới du nhập nhạc rock đến từ Hoa Kỳ cuối thập niên 50. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào nhạc trẻ của Pháp còn được gọi là phong trào yé-yé, phiên âm từ hai chữ yeah yeah của Mỹ. Hầu hết các ca khúc nhạc trẻ của Pháp đầu tiên được chuyển dịch từ các bài hát Anh Mỹ. Richard Anthony là người đi tiên phong trong việc đặt thêm lời Pháp, Johnny Hallyday đi theo sau và truyền thống này được duy trì cho đến cuối những năm 1970 với danh ca Claude François.
Về phần mình, Françoise Hardy là một nữ sinh mới lớn, cô theo học khoa ngọai ngữ (tiếng Đức) tại trường đại học Sorbonne. Cô bắt đầu viết văn, viết nhật ký từ năm 13 tuổi trong suốt thời gian học nội trú bậc trung học. Đậu tú tài vào năm 16 tuổi, cô được gia đình tặng cho một món quà, giữa một chiếc máy nghe nhạc và một cây đàn ghita, cô chọn món thứ nhì. Françoise Hardy băt đầu mò mẫm sáng tác cho dù không hề tinh thông nhạc lý.
Sông có khúc, người có lúc. Ngoài hai chữ thanh và sắc, một ca sĩ còn cần có duyên với nghề nghiệp. Làng nhạc Pháp thời bấy giờ vừa mới lăng xê tên tuổi của nam ca sĩ Johnny Hallyday, điều mà họ đang cần là tuyển lựa một giọng ca nữ, có ngoại hình hơn cỡ trung bình và biết hát. Điều đó có thể giải thích vì sao các nhà sản xuất chịu ký hợp đồng ghi âm một năm với cô với điều kiện là 6 tháng trước đó, Françoise Hardy phải học thêm thanh nhạc và khoa diễn xuất vì cô quá rụt rè nhút nhát mỗi lần xuất hiện trước công chúng.
Françoise Hardy ghi âm album đầu tay vào cuối tháng tư năm 1962, trong đó hầu hết các ca khúc đều do cô sáng tác, ngọai trừ một bài là của Jacques Dutronc, người chồng tương lai của cô. Tập nhạc này ban đầu không có tựa, nhưng sau đó lại mang tên của ca khúc trích đoạn đầu tiên là nhạc phẩm Tous les garçons et les filles. Thật ra, đây không phải là sáng tác ưng ý nhất của Françoise Hardy nhưng lại được hãng đĩa chọn phát hành vào mùa hè năm 1962 như ca khúc đầu tay bởi vì nội dung bài hát hợp với khung cảnh và tâm trạng của lứa tuổi mới biết yêu.
Bực mình do không được quyền chọn lựa và quyết định, Françoise Hardy cùng với gia đình đi nghỉ hè tại Innsbruck, bên Áo để trao dồi thêm tiếng Đức. Mãi đến khi cô trở về Paris, cô mới bất ngờ khám phá là bài hát Tous les garçons et les filles trở thành tình khúc của mùa hè năm 62. Với hơn 2 triệu bản được bán chạy chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nhạc phẩm này giúp cho cô nữ sinh tóc nâu huyền trở thành một trong những thần tượng nhạc trẻ đầu tiên trong phái nữ. Với thành công của nhạc phẩm kế tiếp là bài Le temps de l'Amour - (Một thời để yêu), ghi âm trên cùng một album, tên tuổi của Françoise Hardy vượt trội hơn cả hai cô búp bê tóc vàng là Sylvie Vartan và France Gall.
Cả hai bài hát sau đó được đặt thêm lời tiếng Anh (Find Me A Boy & While We're Young), tiếng Đức, tiếng Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Còn trong tiếng Việt, bài Tous les garçons et les filles có ít nhất là hai lời khác nhau, so với lời trong phiên bản của Trung Hành, thì cách đặt ca từ bài Những nụ tình xanh của tác giả Phạm Duy trong ý cũng như tứ, gần sát hơn với nguyên tác tiếng Pháp.
Từ mùa hè năm 1962 trở đi, sự nghiệp của Françoise Hardy chấp cánh bay cao để rồi kéo dài trong suốt nửa thế kỷ, cho dù trong giai đọan sau này cô không còn ghi âm nhiều như vào những thập niên trước. Nhưng có hai điều mà ít ai được biết mà ta có thể xem như là đóng góp khá lớn cho làng nhạc Pháp. Thứ nhất mãi đến tháng 6 năm 1962, hiệp hội các tác giả Pháp gọi là SACEM không chấp nhận để cho một thành viên đăng ký tác quyền mà lại không tinh thông nhạc lý.
Trường hợp của Françoise Hardy là một ngoại lệ, cô sáng tác hầu hết các ca khúc của mình kể cả nhạc và lời, nhưng lại không biết đọc và ghi chép nốt nhạc trên các bản dàn bè. Sau nhiều tháng thương lượng, hiệp hội SACEM buộc phải thay đổi nội quy và chấp nhận các nhà soạn nhạc cho dù họ có tinh thông nhạc lý hay không.
Thứ nhì, Françoise Hardy nhờ vào sáng tác đều đặn mà nâng phong trào nhạc trẻ những năm 60 lên một tầm cao hơn. Sinh thời tác giả Michel Berger rất ngưỡng mộ cô ở điểm này, bởi vì anh cũng xuất thân từ cùng một trào lưu. Chính Michel Berger đã viết ca khúc Adieu Jolie Candy vào năm 1967 với một nghệ danh khác (bài từng được dịch sang tiếng Việt thành Tiễn em nơi phi trường). Góc vườn âm nhạc đài RFI sẽ giới thiệu bài này trong một kỳ tới.
Vào lúc mà đa số các thần tượng nhạc trẻ hát đi nhái lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Françoise Hardy lại là người đi tiên phong trong việc sáng tác tiếng Pháp, để bộc lộ những suy tư nỗi niềm của lứa tuổi mới vào đời. Nhìn lại 50 năm sau, Tous les garçons et les filles xứng đáng được chọn làm một trong những ca khúc tiêu biểu nhất của những năm 1960, còn Françoise Hardy vẫn là hiện thân của Những nụ tình xanh muôn thuở, của Một thời để yêu rồi để nhớ.
Tuấn Thảo
Comment
-
Những Nụ Tình Xanh
Ah.... "Những Nụ Tình Xanh", những bản nhạc Pháp rất dễ thương của những năm đầu thập niên 70 với giọng hát nhẹ nhàng của Thanh Lan. Cám ơn Mai Hương! T gắn thêm bài này qua tiếng hát TL ghi âm trước 75 với hai lời Pháp Viêt. Nhạc sĩ Phạm Duy dịch bài này thật tuyệt.
Bao nhiêu uyên ương trong cơn yêu đương
Đôi chân miên man hân hoan
Lang thang giữa phố phường.
Bao nhiêu duyên vui xuân xanh
Đôi mươi xuân xanh như tôi,
Ai kia hai mươi cũng biết rồi.
Niềm hạnh phúc trong tay người
Hay trong mắt, trên môi cười
Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai kết duyên đôi
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai đoái hoài tôi.
Nỗi sầu, ôi nỗi u sầu
Những ngày buồn trôi giống nhau.
Cõi đời ôi là những âu sầu
Không có những tiếng nói ấm áp
Của người yêu mến nhau.
Tôi chưa yêu đương, tôi mong yêu, trong cơn đau thương
Ai đưa tôi lên chốn Thiên Đường ?
Tôi chưa duyên vui, xuân tôi hai mươi,
Tôi mong như ai, vui trong duyên đôi sẽ biết đời
Niềm hạnh phúc trong tay người,
Hay trong mắt, trên môi cười
Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới
Khiến cho tôi có ai yêu sẽ quên đi
Những cơn đau, dắt tay nhau
Tới mai sau
Tới nơi yêu nhau dài lâu.Last edited by Hung Nguyen; 04-11-2021, 08:07 AM.
Comment
-
Eternally (Charlie Chaplin's Limelight)
Singer - Sarah Vaughan
Đời ca hát ngày tháng cho người mua vui
Đời son phấn làm mất bao ngày thơ ngây...
Trên đây là hai câu đầu tiên trong bài hát Ánh Đèn Mầu, lời Việt đặt theo nhạc phẩm nổi tiếng của Vua Hề Charlot, Charlie Chaplin.
Vài hàng về Vua Hề Charlot, người nổi danh khắp thế giới về những phim câm hài hước. Charles Spencer Chaplin (1889-1977) sinh trưởng trong nghèo đói tại Anh Quốc, nối nghiệp bố mẹ làm người hát dạo, rồi sau dần trở thành diễn viên hài hước. Nhân qua thăm Hoa Kỳ năm 1913, ông được mời đóng phim và về sau vừa là tài tử chính cũng tự trở thành đạo diễn những tác phẩm điện ảnh, nhất là những phim hài hước và câm. Những phim nổi tiếng của Vua Hề Charlot là A Woman of Paris (1923), The Gold Rush (1925), The Circus (1928), City Lights (1931), Modern Times (1936) và The Great Dictator (1940). Limelight (1952) là phim cuối cùng Charlot thực hiện tại Hoa Kỳ.
Vì có nhiều chuyện lộn xộn trong đời sống riêng tư về ái tình và hôn nhân, ông bị nhiều người ghét. Với chủ trương công bằng xã hội, lại thêm chuyện không chịu nhập quốc tịch Hoa Kỳ, ông bị “chụp mũ” là ... Cộng Sản và không được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ nữa. Vì vậy, từ 1953, Charlie Chaplin sinh sống tại Switzerland.
Đến mãi 20 năm sau, Charlie Chapplin trở về Hoa Kỳ để nhận những vinh quang lớn nhất của sự nghiệp điện ảnh. Năm 1972, ông được trao giải thưởng đặc biệt của Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Năm 1973, phim Limelight đã được trao giải Oscar (Academy Award). Năm 1975, ông được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ (Knight). Vua Hề Charlot qua đời năm 1977.
Vài nét về tác phẩm điện ảnh Limelight.
Đây không phải là phim câm và cũng không phải là phim hài hước hoàn toàn. Limelight là phim có tiếng nói nổi tiếng nhất của Charlie Chaplin. Limelight là một phim rất cảm động và buồn. Trong phim, Charlie Chaplin đóng vai một ca sĩ hài hước về ... chiều, thất bại vì tài năng đã đến lúc tàn tạ. Người nghệ sĩ đã diễu... dở, nghĩa là không còn làm khán giả cười được nữa. Nhưng người ca sĩ già đã cứu sống một nữ diễn viên chuyên vũ ballet. Cô vũ nữ trẻ này cũng vì thất bại đã nản chán và tự tử. Và cũng nhờ ông hướng dẫn, cô gái cuối cùng đã thành công rực rỡ trên sân khấu.
Về Ánh Đèn Mầu.
Có nhiều lầm lẫn cần minh xác.
Thứ nhất limelight không có nghĩa là ánh đèn mầu. Limelight thật ra là ánh sáng của ngọn đèn tròn trắng sáng, tuy có thể nhìn thấy một chút sắc xanh trong rất nhạt, ngày xưa người ta thường hay dùng để chiếu lên sân khấu và ngày nay tuy cũng còn dùng nhưng ít hơn trước.
Nhiều người tưởng tên Anh Văn nguyên thủy của bài hát Ánh Đèn Mầu là Limelight. Thật ra, tuy là bài hát chính trong phim Limelight, nhưng tên nhạc phẩm này, do Chalie Chaplin sáng tác, khởi đầu là Terry's Theme và rồi về sau Charlot đặt là Eternally (dịch sát nghĩa là Vĩnh Viễn hay Mãi Mãi).
Về các nhân vật đặt lời Việt cho bài nhac.
Nhiều người tưởng lời Việt của bài hát do nhạc sĩ Phạm Duy đặt đầu tiên. Tuy Phạm Duy năm 1973 có đặt lời cho bài hát với tựa đề Ánh Đèn Sân Khấu do nhà xuất bản Bút Nhạc ở Saigon ấn hành. Nhưng thật ra Nguyễn Xuân Mỹ, là người đầu tiên đặt lời Việt cho bài hát và có tên Ánh Đèn Mầu, do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1955. Trước Phạm Duy và sau Nguyễn Xuân Mỹ còn có Nguyễn Huy Hiển và Anh Hoa cũng có đặt lời Việt cho bản nhac. Bài của Anh Hoa có tựa là Tình Tôi. Sau 1975, ở Hoa Kỳ, Phạm Duy lại đặt thêm một lời khác lấy đề tựa là Đời Ca Nhi. Chắc chắn còn có ít ra là vài người khác nữa, kể cả ca sĩ Thanh Lan cũng có đặt lời Việt cho bản nhạc.
Phạm Anh Dũng
- Likes 1
Comment
-
Ben - Walter Scharf & Don Black
Ca sỹ: Michael Jackson
Ben là một trong những nhạc phẩm đã đem lại thành công rực rỡ cho Michael Jackson vào lúc Michael chỉ mới 14 tuổi. Ca khúc này được Don Black viết lời, Walter Scharf soạn nhạc và Michael hát năm 1972 trong một bộ phim cùng tên. Ben cũng đã được giải Golden Globe và Oscar cho nhạc phim hay nhất vào năm 1973.Last edited by Hung Nguyen; 05-14-2020, 03:04 PM.
Comment
-
Oh Susanna (Dân ca Mỹ) – Stephen Foster
Bản dân ca nổi tiếng Oh Susanna được Stephen Foster (1826–1864), người được cho là đã khai sinh ra nền âm nhạc Mỹ quốc, viết năm 1848, lúc đó ông mới 21 tuổi. Là người gốc Ái Nhĩ Lan, Foster trưởng thành ở miền Nam, nơi ông đã được nghe âm nhạc của những người nô lệ và xem những gánh hát rong. Những chất liệu đó đã tạo cảm hứng cho một số bài hát hay nhất của Foster mà nhiều người Mỹ vẫn còn nhớ nằm lòng như Oh! Susanna, Camptown Races, Ring the Banjo và Old Folks at Home. Bản nhạc bắt đầu với nhịp Polka, được du nhập từ châu Âu, cùng giai điệu ngũ cung trưởng (major pentatonic scale). Nhạc ngữ đôi khi cũng khó hiểu như trong câu "The sun so hot I froze to death", tuy nhiên đây là một trong những bản hay nhất thuộc thể loại này.
I come from Alabama with
A banjo on my knee
I'm goin'to Louisiana
My true love for to see
Oh Susanna
Oh don't you cry for me
I've come from Alabama with
My banjo on my knee
It rained all night
The day I left
The weather it was dry
The sun so hot I froze to death
Susanna don't you cry
Oh Susanna
Don't you cry for me
I've come from Alabama with
My banjo on my knee
Oh Susanna
Don't you cry for me
Cause I've come from Alabama with
My banjo on my knee
Cause I've come from Alabama with
My banjo on my kne-e-e-e
Comment
-
Cám ơn anh Hùng!
Thu xin báo tin vui là tác giả bài hát Mưa Hạ và các bài khác nữa là một thành viên của SPKT thuộc lớp 77 nhưng Thu chưa được biết là khoa nào.
Thu đang chờ trả lời.
Xin giới thiệu một bài hát khác được Kim Dung post trên FaceBook.
Comment
Comment